Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Tiết 1 : CHÀO CỜ

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

KÌ DIỆU RỪNG XANH

 I. Mục tiêu: Thời gian : 40 phút )

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (.Trả lời được caùc câu hỏi 1,2,4 )

 II. Phương tiện dạy học:

 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài; vượn bạc má chồn, sóc, hoẵng.

 

doc 31 trang cuongth97 04/06/2022 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 8 (Từ ngày 26/10 đến ngày 30/10/2020)
Thứ/ ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
26/10/2020
Sáng
1
Chào cờ
2
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
3
Toán
Số thập phân bằng nhau
4
Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A
Chiều
1
Tiếng anh
Giáo viên bộ môn dạy
2
Tin học
Giáo viên bộ môn dạy
3
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
Ba
27/10/2020
Sáng
1
Chính tả 
N- V: Kì diệu rừng xanh
2
Toán
So sánh hai số thập phân
3
Luyện từ- câu
MRVT: Thiên nhiên
4
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
1
Lịch sử
Giáo viên bộ môn dạy
2
Địa lý
Giáo viên bộ môn dạy
3
Kĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
Tư
28/10/2020
Sáng
1
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
2
Toán
Luyện tập
3
Tập đọc
Trước cổng trời
4
Ôn Toán
1
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
2
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
3
Tin học
Giáo viên bộ môn dạy
Năm
29/10/2020
Sáng
1
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
2
Toán
Luyện tập chung
3
Tiết T.Viện
Giáo viên bộ môn dạy
 4
Luyện từ- câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Chiều
1
Khoa học
Phòng tránh HIV/AIDS
2
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
3
Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên
Sáu
30/10/2020
Sáng
1
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
2
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
3
Ôn Toán
4
Sinh hoạt
Ngày soạn: 25 tháng 10 năm 2020
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020
Tiết 1 : CHÀO CỜ 
Tiết 2 : TẬP ĐỌC
KÌ DIỆU RỪNG XANH
 I. Mục tiêu: Thời gian : 40 phút )
 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước trước vẻ đẹp của rừng.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (.Trả lời được caùc câu hỏi 1,2,4 )
 II. Phương tiện dạy học:
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài; vượn bạc má chồn, sóc, hoẵng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc thuộc lòng bài thơ: tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- GV nhận xét 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc toàn bài (Đọc giọng tả nhẹ nhàng, vừa đủ nghe, thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng)
- Chia đoạn: bài chia 3 đoạn- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- GV chú ý sửa lỗi phát âm 
- GV cho HS tìm từ khó đọc , GV ghi bảng từ khó đọc, 
- HS đọc từ khó đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HD đọc câu đoạn khó 
- HS đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- 3HS toàn bài
b) Tìm hiểu nội dung bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
-Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
Những cây nấm rừng khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
-Những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
-Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
-Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
-Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?
GV giảng: vàng rợi: là màu vàng ngời sáng, rực rỡ đều khắp 
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
Bài văn cho ta thấy gì 
GV ghi bảng 
c) Đọc diễn cảm
- 3HS đọc nối tiếp bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm (loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân )
- GV hướng dẫn cách đọc 
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc
3. Củng cố dặn dò
* Liên hệ : ...
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc thuộc 
- Một Hs khá đọc toàn bài 
* Đoạn 1: Loanh quanh trong rừng dưới chân
* Đoạn 2: Nắng trưa đã rọi xuống nhìn theo
* Đoạn 3: Sau một hồi thần bí.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS tìm và nêu từ khó đọc: loanh quanh, khổng lồ, rào rào, miếu mạo, giang sơn vàng rợi, 
- HS đọc cá nhân
- 3 HS đọc nối tiếp 
- 2HS đọc chú giải SGK 
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- HS nghe 
- Lớp đọc thầm và 1 HS đọc to câu hỏi 
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp súp dưới chân.
+ Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ truyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: ...
 + Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
* Ý nghĩa: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
- HS đọc 
- HS đọc bài 
- HS theo dõi nêu cách đọc và từ nhấn giọng : Loanh quanh, nấm dại, lúp xúp, ấm tích, sặc sỡ, lâu đài kiến trúc tân kì, khổng lồ, 
- HS luyện đọc theo cặp(3phút) 
- 3HS thi đọc 
- Lớp bình chọn bạn
 - HS nối tiếp nhau nêu.
Tiết 3: TOÁN
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: ( Thời gian : 40 phút )
Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
II. Phương tiện dạy học:
 - Bảng phụ, bảng con, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét 
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
a) Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống : 9dm = ...cm; 9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sauđó nêu tiếp yêu cầu: Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết qủa so sánh của em.
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó kết luận lại :
Ta có : 9dm = 90cm 
Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
Nên 0,9m = 0,90 m
- GV nêu tiếp: Biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
VD 2 : 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được 
- GV viết lên bảng : 
VD3 : 
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1( cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không?
- GV nhận xét 
Bài 2 ( Bảng con)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không?
- GV nhận xét 
Bài 3 (học sinh khá, giỏi)
- GV chữa bài
3. Củng cố – dặn dò
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 2,1m = 21 dm b. 4,5m = 45 dm
 9,75 m = 975 cm 1,01m = 101cm
- HS nghe.
- HS điền và nêu kết quả :
9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 0,9 = 0,90.
- Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bênphải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc trong SGK. HS học thuộc các nhận xét ngay tại lớp.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS khá nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS chuyển số thập phân 0,100 thành các phân số thập phân rồi kiểm tra.
0,01 = = 
0,100 = 0,10 = = 
_________________________________________________
Tiết 4 : KHOA HỌC
BÀI 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. Mục tiêu: (Thời gian: 35 phút )
 -HS biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A
* GD KNS:
-Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bện viêm gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II. Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to, thông tin số liệu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1Kiểm tra bài cũ
- Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào?
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
GV nhận xét
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, cách lây truyền, sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A
- GV chia nhóm, phát câu hỏi thảo luận
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- GV chốt: Bệnh viêm gan A do vi rút viêm gan A gây ra, bệnh lây qua đường tiêu hóa. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng bệnh viêm gan A
* Bước 1 :
-GV
Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A
* Bước 2:
-GV nêu câu hỏi:
+Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A
+Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì 
+Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
-GV kết luận : (SGV Tr 69)
3. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS 
- Nhận xét tiết học 
- Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Cần có thói quen ngũ màn kể cả ban ngày
- Chuồng gia xúc để xa nhà 
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Các nhóm quan sát trang 32 và đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được.
+ Do vi rút viêm gan A
+ Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa 
- Đại diện nhóm báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
-HS trình bày:
+H2: Uống nước đun sôi để nguội
+H3: Ăn thức ăn đã nấu chín
+H4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn
+H5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện
- HS trả lời, lớp nhận xét
+ Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, không uống rượu. 
 _________________________________________________________________________- 
Ngày soạn : 26/10/2020
Ngày dạy : Thứ ba ngày 27/10/2020
 Tiết 1: CHÍNH TẢ ( N-V ) 
 KÌ DIỆU RỪNG XANH 
 ( Thời gian: 40 phút )
I. Mục tiêu 
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được các tiếng chứa yê/ ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần “uyên” thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ hoặc 3 từ phiếu phô tô nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ
- HS viết những tiếng chứa ia/ iê trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy 
 Sớm thăm tối viếng
 Trọng nghĩa khinh tài
 Ở hiền gặp lành
 Làm điều phi pháp việc ác đến ngay
 Một điều nhịn chín điều lành
 Liệu cơm gắp mắm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của bài 
 2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả 
 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
- Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết 
- Yêu cầu đọc và viết các từ khó 
 c) Viết chính tả
 d) Thu bài chấm
 3. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 2 ( cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- HS đọc các tiếng vừa tìm được
- Em nhận xét gì về cách đánh các dấu thanh ở các tiếng trên?
Bài 3 (nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 Bài tập 4(lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. Nếu HS nói chưa rõ GV có thể giới thiệu
 3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS về làm BT, chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng viết theo lời đọc của GV - các tiếng chứa iê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính
- HS nghe
- 1 HS đọc 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy bất ngờ.
- HS tìm và nêu 
- HS viết: ẩm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm...
- HS viết theo lời đọc của GV
- Thu 10 bài chấm
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng viết cả lớp làm vào vở
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
- Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ 2 ở âm chính.
- HS đọc 
- Quan sát hính minh hoạ, điền tiếng còn thiếu, 1 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét bạn làm trên bảng
- HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát tranh 
- HS nối tiếp nêu theo hiểu biết của mình.
 ______________________________________
Tiết 2: TOÁN
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
(Thời gian: 40 phút)
I.Mục tiêu 
- Biết so sánh hai số thập phân 
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
II. Phương tiện dạy học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét 
2. Dạy – học bài mới
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng so sánh hai số thập phânđề trả lời câu hỏi trên.
VD 1 
- GV nêu bài toán: Sợi dây thứ nhất dài 8,1m sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh chiều dài của 2 sợi dây trên.
- GV gọi HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra. Sau đó hướng dẫn HS làm lại theo cách của SGK.
* So sánh 8,1và 81dm
7,9m = 19dm
Ta có 81dm > 79dm
Tức là 8,1m> 7,9m
- Biết 8,1m > 7,9m, em hãy so sánh 8,1 và 7,9.
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9.
- GV nêu lại kết luận.
 VD 2 : cuộn dây thứ nhất dài 35,7m cuộn dây thứ hai dài 35,698m. Hãy so sánh độ dài của hai cuộn dây.
- Nếu sử dụng kết luận vừa tìm được về so sánh hai số thập phân thì có so sánh được 35,7m và 35,689m không? Vì sao?
- Vậy theo em để so sánh được 35,7m và 35,689m ta nên làm theo cách nào?
- GV nhận xét các ý kiến của HS, sau đó yêu cầu HS so sánh phần thập phân của hai số với nhau.
- GV gọi HS trình bày cách so sánh của mình, sau đó nhận xét và giới thiệu cách so sánh như SGK.
* So sánh 35,7m và 35,689m
Ta thấy 35,7 và 35,689m có phần nguyên bằng nhau ta so sánh các phần thập phân
Phần thập phân của 35,7 là
 m = 7dm = 700mm.
Phần thập phân của 35,689m là :
m = 689mm.
Mà 700mm > 689mm
Nên m > m.
- Từ kết quả so sánh 35,7m > 35,689m, em hãy so sánh 35,7 và 35,689.
- Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,689..
Ghi nhớ 
- GV yêu câu HS mở SGK và đọc.
 3.Luyện tập – thực hành
Bài 1( lớp)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV yêu cầu HS giải thích cách so sánh từng cặp số thập phân.
- GV nhận xét câu trả lời của HS 
Bài 2( Nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV thống nhất thứ tự sắp xếp đúng với HS cả lớp, sau đó gọi 1 HS giải thích về cách sắp xếp theo thứ tự trên.
- GV nhận xét 
Bài 3 (Học sinh khá, giỏi)
- GV tổ chức cho HS làm tương tự như bài tập 2.
- GV nhận xét 
3. Củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS học thuộc cách so sánh .
- 2 HS lên bảng nêu VD số thập phân bằng nhau 
- HS nghe.
- HS trao đổi để tìm cách so sánh 8,1 và 7,9m.
- Một số HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét, bổ xung. HS có thể có cách :
+ So sánh luôn 8,1m và 7,9m.
+ Đổi ra đề-xi-mét rồi so sánh :
8,1m = 81dm
7,9m = 79dm
- HS nghe GV giảng bài.
- 8,1 >7,9.
- Phần nguyên 8 > 7
- HS nghe và ghi nhớ yêu cầu bài toán.
- Không so sánh được vì phần nguyên của hai số này bằng nhau.
- HS trao đổi để tìm cách so sánh phần thập phân của hai số với nhau, sau đó so sánh hai số.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
 35,7 > 35,689
- Hàng phần mười 7 > 6.
- HS trao đổi ý kiến và nêu Khi so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh tiếp đến phần thập phân. Số nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Ta so sánh tiếp đến hàng phần trăm, số nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- So sánh tiếp đến hàng phần nghìn.
- Một số HS đọc trước lớp, sau đó thì nêu lại ghi nhớ ngay trên lớp.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai số thập phân.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp. Ví dụ :
a) 48,97 và 51
So sánh phần nguyên của hai số :
48,97 < 51
Vậy 48,97 < 51
- Bài tập yêu cầu chúng ta sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chúng ta cần thực hiện so sánh các số này với nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bạn làm đúng/sai.
- 1HS giải thích trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ýkiến.
* So sánh phần nguyên của các số ta có 
6 < 7 < 8 < 9
* Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
6,375; 6,735; 7,19; 8,72; 9,01.
- HS làm bài 
0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187 .
- 1 HS nhắc lại trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
 ___________________________________
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN
 ( TG: 35 phút )
I. Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của bài tập 3, 4.
II. Phương tiện dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dunh bài tập 2
 - Một số tờ phiếu để HS làm bài tập 3- 4 theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? cho ví dụ
- GV nhận xét 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1(cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- yêu cầu HS tự làm bài và 1 HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét và KL bài đúng
 Bài tập 2(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Gọi HS lên làm
- GV nhận xét kết luận bài đúng
Bài 3(nhóm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc câu mẫu
- HS thảo luận nhóm 4
- Gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét kết luận và ghi nhanh các từ HS bổ xung lên bảng
Bài 4( Thi 3 đội)
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- HS thi tìm từ 
- GV nhận xét
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ
- 1HS đặt câu
- 1 HS đứng tại chỗ phát biểu
- HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài 1 HS lên bảng làm
+ Chọn ý b) tất cả những gì không do con người tạo ra.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- 1HS lên bảng làm 
+ Lên thác xuống ghềnh
+ Góp gió thành bão
+ Qua sông phải luỵ đò
+Khoai đất lạ, mạ đất quen
HS giải nghĩa
- Lên thác xuống ghềnh: gặp nhiều gian lao vất vả
- Góp gió...: tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn
- Qua sông...: gặp khó khăn hoặc có việc cần nên đành cậy nhờ, luỵ đến, cốt sao cho được việc
- Khoai đất lạ...: khoai phải trồng đất lạ, mạ phải trồng đất quen mới tốt
- HS đọc thuộc câu thành ngữ, tục ngữ trên
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm
- HS nêu
- Lớp nhận xét bổ xung
+ Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng
+ Tả chiều dài: xa tít tắp, tít mù khơi, thăm thẳm, ngút ngát, lê thê, dài ngoẵng, 
+ Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút.
+ Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm..
Đặt câu:
+ Cánh đồng lúa rộng bao la
+ Con đường trước cửa nhà em rông thênh thang
+ Cột cờ cao vời vợi
+ Ngọn núi cao chót vót
- HS đọc
- HS thi 
+ Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm
+ Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, trườn lên, bò lên, 
+ Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp..
Đặt câu
- Tiếng sóng vỗ lao xao ngoài sông.
- Sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền
Ngày soạn: 27/10/2020
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 /10/2020
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
( TG: 35 phút )
I.Mục tiêu
- Kể lại được câu chuyện đó nghe , đó đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên 
- Biết trao đổi trách nhiệm của con người với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn 
 II. Đồ dùng dạy học
GV: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, truyện cổ tích ngụ ngôn truyện thiếu nhi ...
HS: Bảng lớp viết đề bài
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kể 1 đến 2 đoạn câu chuyện “Cây cỏ nước Nam”.
3. Bài mới:	
	a) Giới thiệu bài.
	b) Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Giáo viên dán đề lên bảng g gạch chân những từ quan trọng.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe thấy hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Giáo viên nhắc học sinh: những truyện đã nêu gợi ý là những truyện đã học, các em cần kể chuyện ngoài sgk.
- Giáo viên hướng dẫn kể: Kể tự nhiên, theo trình tự gợi ý.
- Giáo viên uốn nắn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc gợi ý sgk.
- Học sinh nêu tên câu chuyện sẽ kể.
- Học sinh kể theo cặp g trao đổi ý nghĩa truyện.
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá và bình chọn bài hay nhất.
Tiết 2 : TOÁN
LUYỆN TẬP
( TG: 40 Phút )
Mục tiêu:
Biết so sánh hai số thập phân.
 Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét 
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng làm một số bài tập về so sánh các số thập phân,sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài trên bảng lớp của bạn.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh trên.
- GV nhận xét 
Bài 2( cá nhân)
- GV yêu cấu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó yêu cầu HS nêu rõ cách sắp xếp của mình.
- GV nhận xét 
Bài 3 ( nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn các HS kém.
- GV gọi 1HS khá nêu cách làm của mình
- GV hướng dẫn lại để HS cả lớp hiểu cách làm bài toán trên.
- GV có thể mở rộng để :
Tìm chữ số biết 9,7x8 < 9,758.
- GV nhận xét 
Bài 4( nhóm )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gọi 1 HS khá lên bảng làm bài, sau đó đi hướng dẫn các HS kém làm bài.
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài và nêu : So sánh các số thập phân rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 4 HS lần lượt giải thích trước lớp. Ví dụ :
* 8,42 > 84,19 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười 2 > 1)
- 1 HS lên bảng làm bài.
Các số : 5,7 ; 6,02 ; 4,23 ; 4,32 ; 5,3 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02
- 1 HS chữa bài.
- 1 HS nêu cách sắp xếp theo thứ tự đúng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS có thể trao đổi với nhau để tìm cách làm.
- 1 HS khá lên bảng làm bài.
9,7x8 < 9,718
* Phần nguyên và hàng phần mười bằng nhau.
* Để 9,78 < 9,718 thì x < 1
Vậy x = 0
Ta có : 9,708 < 9,718
- HS trao đổi và tìm được : 
x = 0, 1, 2, 3, 4.
- HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài.
a) 0,9 < < 1,2
 = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) 64,97 < <65,14
 = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14( Trên chuẩn)
Tiết 3 : TẬP ĐỌC
TRƯỚC CỔNG TRỜI
( Thời gian : 40 phút )
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
 - Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. Phương tiện dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc
 - Tranh ảnh sưu tầm được về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng cao
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Dọc theo chiều dài đất nước ta, mỗi miền quê đề có cảnh sắc nên thơ. Bài thơ Trước cổng tời sẽ đưa các em đến với con người và cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng của một vùng núi cao.
 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài(Giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao)
- GV chia đoạn: Chia 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 1 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó lên bảng
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HD đọc câu, đoạn khó
- Gọi HS đọc chú giải
- Hướng dẫn HS đọc theo nhóm 3(3p)
- Thi đọc trong nhóm 
- GV nhận xét 
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Vì sao địa điểm tả trong bài gọi là cổng trời?
- Từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió. Tạo cảm giác như là 1 chiếc cổng để đi lên trời.
- Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiênnhiên trong bài?
- Thung : Thung lũng
-Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 
- Điều gì khiến cho cảnh rừng sương giá ấy ấm lên?
+ Áo chàm: áo nhuộm bằng lá chàm màu xanh hoặc đen mà đồng bào miền núi hay mặc
+ Nhạc ngựa: tiếng chuông con trong có hạt đeo ở cổ ngựa khi ngựa đi rung kêu thành tiếng 
H: Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi nội dung lên bảng
 c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ
- GV HD đọc diễn cảm : treo bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm (Nhìn ra xa ngút ngát ráng chiều như hơi khói)
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc
- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
* Liện hệ :
- Em có cảm nhận gì khi đọc bài thơ này?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS đọc thầm toàn bài
* Đoạn 1 : Giữa hai bên .. trên mặt đất.
* Đoạn 2: Nhìn ra xa như hơi khói.
* Đoạn 3 : Những vặt nương .. sương giá.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó : Khoảng trời, vạt nương, lòng thung, gặt lúa 
- HS đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp
* Con thác réo / ngân nga 
 Giữa ngút ngàn/ cây trái
 Dọc vùng rừng / nguyên sơ
 Những vạt nương / màu mật 
- 2 HS nêu từ chú giải SGK 
- 3 HS đọc cho nhau nghe (2 vòng)
- 2 nhóm thi đọc
- HS đọc thầm 1 HS đọc câu hỏi
+ Nơi đây gọi là cổng trời vì đó là một đèo
cao giữa 2 vách núi
+ Từ cổng trời nhìn ra xa, qua màn sương
khói huyền ảo, có thể thấy cả một không
gian mênh mông bất tận, những cánh rừng
ngút ngàn cât trái và muôn vàn sắc màu cỏ
cây, những vạt nương màu mật, những
thung lũng lúa chín vàng như mật đọng,
khoảng trời bồng bềnh mây trôI, gió thoảng.
Xa xa kia là thác nước trắng xoá đổ xuống
từ triền núi cao, vang vọng ngân nga như
khúc nhạc của đất trời 
-Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới
chân núi, đàn dê thong dong soi bóng
mình xuống dòng nước. Không gian nơi
đây gợi vẻ hoang sơ, bình yên như thể
hàng ngàn năm nay. Khiến ta có cảm giác
như được bước vào cõi mơ.
+ Em thích nhất cảnh được đứng ở cổng
trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không
có gió thổi mây trôi, tưởng như đó là cổng
đi lên trời đi vào thế giới cổ tích ...
+ Bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật,
rộn ràng với công việc : người tày từ từ
khắp các ngả đi gặt lúa trồng rau; người
Giáy, người Dao đi tìm măng hái nấm; tiếng
xe ngựa vang lên trong suối triền rừng
hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh
cả nắng chiều
* Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của
thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh
bình trong lao động của đồng bào các dân
tộc.
- vài HS đọc
- 3 HS đọc, lớp tìm cách đọc hay. 
* Nhấn giọng: ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, nguyên sơ, thực, mơ
- HS đọc theo nhóm 2
- 3 HS thi đọc 
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn 
- HS nêu
 Tiết 4 (ôn): TOÁN
VIẾT SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
 I Mục tiêu: ( TG: 40 phút )
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)
II. Phương tiện dạy học:
- Kẻ sẵn bảng đơn vị độ dài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Luyện tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài bạn làm trên bảng.
- Gv nhận xét 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_moi_nhat.doc