Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Năng lực văn học: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Biết tôn trọng, yêu quý người lao động.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 47 trang cuongth97 08/06/2022 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Năng lực văn học: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Biết tôn trọng, yêu quý người lao động. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi: Đố bạn, trên đời này cái gì quý nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài.
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- Cho HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
+ Lần 1: 3 HS đọc, GV nghe sửa phát âm.
+ Lần 2: 3 HS khác đọc. Đọc thầm chú giải
+ Tranh luận nghĩa là gì?
+ Thế nào là phân giải?
+ Lần 3: 3 học sinh đọc nối tiếp lại. Hướng dẫn câu dài, giáo viên nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi phát âm 
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc, HS cả lớp nghe.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Một hôm... được không ?
+ Đoạn 2: Quý và Nam... phân giải
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 3 + luyện câu khó 
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )	
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất
- Chọn tên khác cho bài văn?
- Nội dung của bài là gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...”
+ HS nghe
- HS nêu: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất....
- Người lao động là đáng quý nhất.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Phân vai và đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm 
* Cách tiến hành:
- Bài này đọc với hình thức như thế nào thì diễn cảm?
- Giáo viên mời 5 học sinh đọc lại bài văn theo cách phân vai. Yêu cầu cả lớp nghe, nêu cách đọc lại bài văn theo cách phân vai. yêu cầu cả lớp nghe, nêu cách đọc
+ Bài này đọc với giọng như thế nào hay?
- HS nghe
- 5 HS đọc theo cách phân vai
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo. 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Các vai thể hiện theo nhóm
- Nhận xét, đánh giá các nhóm đọc.
5. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
+ Chúng ta phải có thái độ và cư xử như thế nào đối với người lao động? Những thành quả của người lao động
- Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí ?
- HS nêu
Biết quý trọng, biết ơn người lao động, trân trọng những sản phẩm của người lao động làm ra, phải biết quý trọng giữ gìn sách vở, sống tiết kiệm
6. Củng cố, dặn dò (1’)
+ Nội dung cuộc tranh luận hôm nay là gì? (Cái gì quý nhất)
+ Vậy cái gì là quý nhất? (Người lao động)
+ Dặn dò: Về nhà luyện đọc, học cách đưa ra lí lẽ chuẩn bị cho tiết tập làm văn tuần tới.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập. Giúp HS củng cố về: 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Phần mềm AIC book
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 1 Học sinh làm bài:
 9km 801m = ...........km 
 7km 95m = ............km
 407m = ...........km
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản; Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
* Phương pháp: Thảo luận, thực hành
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chữa bài: Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách làm
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống:
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài.
- GV viết bảng: 315cm= .m và yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách viết 315cm thành đơn vị đo là mét.
? 315cm bằng bao nhiêu m và bao nhiêu cm? Giải thích?
? 3m15cm viết thành hỗn số nào?
? Hỗn số viết thành số thập phân nào?
? Em nào có cách làm khác?
- Chữa bài: Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
- Đổi chéo vở kiểm tra.
* GV: Cách làm.
? Bài yêu cầu gì?
- Chữa bài: Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách làm.
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống:
- Học sinh đọc đề bài.
315cm = 3m 15cm 
Vì: 315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm
3m 15cm = 
 = 3,15m
- Học sinh làm bài.
234cm = 2,34m 506cm = 5,06m
34dm = 3,4 m
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét:
- Học sinh nêu yêu cầu
- HS làm bài, 1 HS làm bảng.
- Chữa bài: Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* GV: Cách đổi các số đo độ dài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống
- Học sinh đọc yêu cầu.
- HS thảo luận để tìm cách làm.
- Học sinh làm bài.
3. Hoạt động vận dụng ( 5p)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
* Cách tiến hành: Hãy đo chiều cao của các bạn trong nhóm bằng thước dây cm và đổi chiều cao của các bạn ra đơn vị là m.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *******************************************************
Khoa học
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực Nhận thức khoa học tự nhiên: Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ; - Vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung : Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất: Không xa lánh miệt thị những người nhiễm HIV/AIDS.
* GD KĨ NĂNG SỐNG:
- KN xác định giá trị bản thân tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- KN thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
*GV: Hình trang 36, 37 Sgk.
- 7 tấm bìa cho hoạt động 1.
* HS: Giấy, bút màu.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động: Hát tập thể
2. Hoạt động luyện tập: 
*Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
* Mục tiêu: Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- 2 HS làm đội trưởng giơ cao thẻ từ:
Đội 1: “HIV không lây qua ..”
Đội 2: “HIV lây qua ..”
- GV mời 7 HS lên chọn thẻ từ ngẫu nhiên và chọn đội của mình để di chuyển đến bên đội trưởng.
- Các thẻ từ: Đường muỗi đốt. Cầm tay. Ngồi cùng. Uống chung cốc nước. Đường máu. Đường tình dục. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
- Bạn nào nhanh, đúng được khen.
Kết luận: 
- HIV không lây qua đường muỗi đốt.
- HIV không lây qua thơm vào má (trừ khi hai người bị lở loét, trầy da vùng da mặt hay chảy máu chân răng).
- HIV không lây qua tiếp xúc thông thường (cầm tay, ngồi cùng, nói chuyện, uống chung cốc nước ).
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ; 
- Vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
* Phương pháp: Thảo luận
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3 Sgk T 36, 37, đọc lời thoại các nhân vật và trả lời câu hỏi: “Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn như thế nào? vì sao?”
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi những học sinh có cách ứng xử thông minh, biết thông cảm.
? Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?
GD KNS: Cần thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người nhiễm HIV/AIDS.
*KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm, ; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- HS thảo luận nhóm 2
- Nếu là người quen của những bạn trong hình 2. Chúng ta phải hỏi thăm, chăm sóc, không được kì thị. Vì những hành động tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm HIV.
- Trẻ em dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ cần được sống trong tình yêu thương.
- Chúng ta không nên xa lánh, phân biệt đối xử với họ. Vì những tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm HIV. Nếu có thể chúng ta cần hỗ trợ giúp họ sống lạc quan, lành mạnh.
- HS đọc mục Bóng đèn tỏa sáng.
3. Hoạt động vận dụng: Sắm vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
GV: Nếu chẳng may em bị nhiễm HIV, ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
- HS thảo luận, thể hiện đóng vai.
- Nhận xét khen các nhóm có cách ứng xử đúng, hay.
- GD KNS: Giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
4. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS? Làm như vậy có tác dụng gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học HS được bồi dưỡng các năng lực:
- Năng lực giao tiếp: Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam : 
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng 3/ 4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn. 
- Năng lực tư duy: Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư .
- HS(M3,4): Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ bộ phận: Giúp HS hiểu sức ép của dân số đối với môi trường, sự cần thiết phải phân bố lại dân cư giữa các vùng.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- PC: Có thái độ bình đẳng với các dân tộc thiểu số. Có ý thức BVMT, từ việc tuyên truyền về KHHGĐ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các hình minh hoạ trong SGK. Bảng TT
- HS: SGK, vở, Phiếu học KWLH.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Ghép chữ vào hình"
- Cách chơi: GV chuẩn bị một số tấm thẻ tên của một số nước trong khu vực trong đó có cả Việt Nam. Sau đó chia thành 2 đội chơi, khi có hiệu lệnh các thành viên trong nhóm nhanh chóng tìm các thẻ ghi tên các nước để xếp thành hình tháp theo thứ tự dân số từ ít đến nhiều.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
- Chia sẻ ND phiếu học KWLH:
2. Hoạt động khám phá: (15 phút)
* Mục tiêu: - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư .
- HS(M3,4): Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
- Đọc thông tin SGK
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, một số dân tộc ở Tây Nguyên,...)
+ Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?
GV chiếu hình ảnh các dân tộc - chốt.
- HĐ cả lớp:
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru-Vân Kiều, Pa-cô, Chứt,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,...
+ Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
*Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam
- Đọc to thông tin SGK
- Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
- GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
- GV giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
- GV chiếu bảng thống kê mật độ của một số nước châu Á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu Á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
+ Mật độ dân số cao có ảnh hưởng gì đến nền KT và MT thiên nhiên
- Nhóm 2:
Thảo luận và trả lời:
- Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS nghe giảng và tính:
- Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một số nước châu Á.
+ Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Can-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
+ KT chậm PT. MT thiên nhiên bị ô nhiễm cao, bị phá hủy...
* Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam
- GV yêu cầu HS cùng xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau: 
+ Chỉ trên lược đồ và nêu:
- Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2
- Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000người/km2?
- Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2?
- Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
- Đảng và nhà nước có biện pháp gì trong việc phân bố dân cư?
- Vì sao phải có biện pháp phân bố dân cư trên cả nước?
- GV chốt- chiếu 1 số hình ảnh di dân vùng Kt mới, khai phá đất hoang lập làng mới...
- Nhóm 4:
+ Thảo luận nhóm- báo cáo trước lớp:
+ Chỉ và nêu: Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người /km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển.
+ Chỉ và nêu: một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Chỉ và nêu: Vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển Miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung.
+ Chỉ và nêu: Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động ?
- Ở đồng bằng đất chật người đông, ở vùng núi đất rộng người thưa, thếu sức lao động cho nê đời sống kinh tế phát triển không đồng đều.
4. Củng cố dặn dò: 3 phút
- Tìm hiểu về các dân tộc thiểu số vùng núi cao.
- Cần có ý thức giúp đỡ vùng dân cư vùng cao khó khăn.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tự học: Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn
- Năng lực năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ 
2. Học sinh:Sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho 5 hs lên bảng nêu tác dụng 5 nhóm dụng cụ nấu ăn.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của hs.
- GV giới thiệu-ghi đề bài
- HS thực hiện
- HS nghe
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành: (27 phút)
* Mục tiêu: - Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn
 - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn:
- Yêu cầu hs đọc nội dung sgk và nêu tên các công việc cần chuẩn bị nấu ăn.
- GV nhận xét, tóm tắt nội dung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
+ Yêu cầu hs đọc nội dung mục 1; quan sát H.1 sgk để trả lời câu hỏi.
- Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn.
- Cách chọn thực phẩm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn.
+ GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính (như sgk)
+ Hướng dẫn HS cách chọn thực phẩm thông thường như rau, củ, cá, thịt qua tranh.
- Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
+ Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK.
+ Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn mhư rau muống, kho thịt.
- GV nhận xét và chốt lại
? Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm sgk ?
? Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
? Sơ chế rau khác và giống với sơ chế củ, quả? 
? Sơ chế cá như thế nào?
- GV nhận xét và tóm tắt theo như nội dung sgk
- GV hướng dẫn HS sơ chế rau đem lên lớp
+ Tóm tắt nội dung hoạt động 2.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
+ HS trả lời câu hỏi mục 1 sgk
- HS quan sát nhớ để thực hành cách lựa chọn thực phẩm.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi và nêu.
+ Trước khi chế biến ta thường bỏ những phần không ăn được và làm sạch.
+ HS dựa vào sgk để trả lời
+ HS làm việc theo 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi. Đại diện trả lời.
3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Muốn có bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh ta cần phải làm gì?
- Muốn có bữa ăn ngon , đủ lượng , đủ chất , đảm bảo vệ sinh ; cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn , sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu việc chế biến món ăn.
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Về nhà vận dụng kiến thức chuẩn bị nấu ăn cho gia đình bữa ăn đảm bảo các yêu cầu trên.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân dạng đơn giản. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng tương tác 	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng STP
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng và học cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân - Ghi bảng
- HS nhắc lại
- HS nghe và ghi vở
2. Hoạt động ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng:(15 phút)
*Mục tiêu:- Nêu được tên các đơn vị đo khối lượng.
 - Quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
*Cách tiến hành:
*Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng
+ Bảng đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn.
+ Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
- GV yêu cầu : Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki-lô-gam và héc-tô-gam, giữa ki-lô-gam và yến.
- GV viết lên bảng mối quan hệ trên vào cột ki-lô-gam.
- GV hỏi tiếp các đơn vị đo khác, sau đó viết lại vào bảng đơn vị đo để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như phần đồ dùng dạy học.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau.
+ Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa ki-lô-gam với tấn, giữa tạ với ki-lô-gam.
* Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nêu ví dụ : Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm :
 5tấn132kg = .... tấn
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét các cách làm mà HS đưa ra.
- 1 HS kể trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS viết để hoàn thành bảng.
- HS nêu :
- 1kg = 10hg = yến
* Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
* Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- 1 tấn = 10 tạ
- 1 tạ = tấn = 0,1 tấn
- tấn = 1000kg
- 1 kg = tấn = 0,001 tấn
- 1 tạ = 100kg
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- HS thảo luận, sau đó một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp thống nhất cách làm.
5 tấn 132kg = 5tấn = 5,132 tấn
Vậy 5 tấn 132kg = 5,132 tấn
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
*Cách tiến hành:
 Bài 1:HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
* Kết luận : Cách làm
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
* Kết luận: Cách làm.
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài, tóm tắt đề
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
* Kết luận: Cách làm.
- HS đọc yêu cầu
- HS cả lớp làm vở, 1 HS làm trên bảng tương tác.
4tấn 562kg = 4,562tấn
3tấn 14kg = 3,014kg
12tấn 6kg = 12,006kg
500kg = 0,5kg
- HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) 2kg 50g = kg = 2,050kg
45kg23g = 45kg = 45,023kg
10kg3g = 1031000kg = 10,003kg
500g = 5001000kg = 0,5kg.
b, 2tạ 50kg = 2,5 tạ 3tạ 3kg = 3,03tạ
34kg = 0,34tạ 450kg = 4,5 tạ
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi
- HS cả lớp làm vở, 1 HS làm bài trên bảng tương tác.
Bài giải
Lượng thịt để nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là:
9 x 6 = 54 (kg)
Lượng thịt để nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày là:
54 x 30 = 1620 (kg)
1620kg = 1,62 tấn
 Đáp số : 1,62 tấn thịt
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
24kg500g =.......kg
6kg20g = ..........kg
5 tạ 40kg =.....tạ
- HS làm
5. Củng cố, dặn dò
- Cách cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU 
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Yêu quý con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc
*GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: GDHS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau; về con người nơi đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc; từ đó thêm yêu quý con người vùng đất này. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS nghe bài hát"Áo mới Cà Mau"
- Giới thiệu bài: Đất nước Việt nam thân yêu của chúng ta có rất nhiều vùng quê, mỗi vùng quê đều có những đặc điểm riêng về thiên nhiên khí hậu. Với bài học hôm nay, cô trò mình sẽ (Chỉ bản đồ và giới thiệu): theo chiều dài của đất nước, đến thăm Cà Mau- vùng đất nằm ở tận cùng phía Nam của Tổ Quốc , qua bài tập đọc Đất Cà Mau nhé. 
 - HS nghe
- HS nghe
2. Hoạt động luyện đọc: (13 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- 1 học sinh đọc bài
? Bài chia làm mấy đoạn, là những đoạn nào?
+ Lần 1: 3 học sinh đọc. Giáo viên theo dõi phát âm (nếu học sinh sai)
+ Lần 2: 3 học sinh khác đọc. Yêu cầu lớp đọc thầm chú giải. Hỏi
Em hiểu như thế nào là “hằng hà sa số?
“cơn thịnh nộ”, “sấu”
+ Lần 3: 3 học sinh đọc - Nhận xét hướng dẫn đọc câu dài
- HD Học sinh đọc câu- Nêu cách đọc
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Cả lớp theo dõi
+ Đoạn 1: Cà Mau là đất...nổi cơn dông.
+ Đoạn 2: Cà Mau đất xốp... thân cây đước.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Học sinh đọc nối tiếp:
+ Lần 1: 3 học sinh đọc. 
+ Lần 2: 3 học sinh khác đọc, đọc thầm chú giải. 
+ Lần 3: 3 học sinh đọc 
- HS luyện đọc theo cặp
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
* Cách tiến hành:
- HS trao đổi cột K, W đã chuẩn bị trong phiếu
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và Nêu nội dung từng đoạn
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
- Mưa rất phũ là mưa như thế nào?
- Nội dung đoạn 1 nói về điều gì?
- Cây cối ở Cà Mau mọc ra sao?
- Người Cà Mau dựng nhà của như thế nào?
+ Em hiểu “ phập phều” có nghĩa như thế nào?
+ Để tả cây cối trên đất Cà Mau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
(Sử dụng biện pháp nghệ thật đó có tác dụng nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau.)
- Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì?
- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Nêu nội dung đoạn 3 ?
- Nội dung của bài là gì ?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo kết quả:
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Là mưa đến rất nhanh, dữ dội, thô bạo, phũ phàng.
- Mưa ở Cà Mau
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, dễ dài cắm sâu vào lòng đất.
- Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân cây đước.
- phập phều: trôi nổi, phồng lên rồi lại xẹp xuống.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh: Cây đứng lẻ khó chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời, phải quây quần thành chòm thành rặng, cây đước mọc san sát như hằng hà sa số cây dù xanh 
- Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
- Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể, thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và tri thông minh của con người.
- Tính cách người Cà Mau
- Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Đọc nối tiếp toàn bài
- Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc
- Bình chọn HS đọc tốt
- Khuyến khích HS(M3,4) đọc diễn cảm cả bài.
 - 3 HS đọc tiếp nối
- HS đọc tầm và nêu cách đọc
- Học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc
- HS bình chọn
- HS đọc
5. Hoạt động vận dụng: (3phút)
- Em học được tính cách tốt đẹp nào của người dân ở Cà Mau ?
- HS nêu
6. Củng cố, dặn dò (1’)
+ Nêu cảm nhận của em sau khi tìm hiểu bài tập đọc ( KT 1 phút)
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx