Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.

2. Năng lực:

NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ , SGK

- SGK, vở nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Hoạt động Mở đầu.

Khởi động

* Mục tiêu: Kiểm tra xem các em có nhớ kiến thức cũ không

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi

* Cách tiến hành:

-Gọi HS nêu các bước giải toán Tổng - Tỉ và Hiệu - Tỉ ?

-Nhận xét

* Gv giới thiệu bài :

 - Hôm nay sẽ ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.

Bảng đơn vị đo độ dài

* Mục tiêu: Củng cố cho hs bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị.

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

* Cách tiến hành:

Bài 1: Gv treo bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài – Hs điền tiếp vào bảng.

 + Em có nhận xét gì về 2 đơn vị liền nhau? Cho VD?

Đổi các đơn vị đo độ dài

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo độ dài.

* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ

* Cách tiến hành:

Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài toán .

- Hs làm vào bảng con và bảng lớp. Nhận xét .

Bài 3: Gv hướng dẫn hs kẻ bảng đơn vị đo độ dài .

- Hs làm vào vở – 1 hs làm bảng phụ - Hs trình bày bài làm của mình.

 

doc 29 trang cuongth97 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 CHỦ ĐỀ: CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN
NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan. 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ , SGK
- SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra xem các em có nhớ kiến thức cũ không
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi 
* Cách tiến hành:
-Gọi HS nêu các bước giải toán Tổng - Tỉ và Hiệu - Tỉ ? 
-Nhận xét
* Gv giới thiệu bài :
 - Hôm nay sẽ ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài. 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bảng đơn vị đo độ dài 
* Mục tiêu: Củng cố cho hs bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Gv treo bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài – Hs điền tiếp vào bảng.
	+ Em có nhận xét gì về 2 đơn vị liền nhau? Cho VD? 
Đổi các đơn vị đo độ dài 
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo độ dài. 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài toán .
- Hs làm vào bảng con và bảng lớp. Nhận xét . 
Bài 3: Gv hướng dẫn hs kẻ bảng đơn vị đo độ dài . 
- Hs làm vào vở – 1 hs làm bảng phụ - Hs trình bày bài làm của mình. 
Giải toán
* Mục tiêu: Hs biết giải những bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành: 
Bài 4: Hs đọc yêu cầu của đề bài 
- 1 HS tóm tắt bài toán trên bảng lớp bằng sơ đồ 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở. - HS trình bày cách làm - Nhận xét, sửa bài . 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ 
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về làm các bài tập vào vở bài tập. 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 22: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh say mê học Toán. Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK. Bảng phụ .
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: kiểm tra xem các em co về nhà học bài, coi lại bài hay không
* Phương pháp, kĩ thuật:giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành
- 3 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại. 
- GV hỏi: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành. 
Bảng đơn vị đo khối lượng
* Mục tiêu: Củng cố cho hs bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tư duy
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gv treo bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo khối lượng
- Hs điền tiếp vào bảng.
+ Em có nhận xét gì về 2 đơn vị liền nhau? Cho VD? 
Đổi các đơn vị đo khối lượng
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài toán .
- Hs làm vào bảng con và bảng lớp. Nhận xét . 
Bài 3:
- Gv hướng dẫn hs kẻ bảng đơn vị đo độ dài . 
- Hs làm vào vở 
- 1 HS làm bảng phụ - Hs trình bày bài làm của mình. 
- Nhận xét
Giải toán
* Mục tiêu: Hs biết giải những bài toán liên quan đến đơn vị đo khối lượng 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 4: 
- Hs đọc yêu cầu của đề bài
- 1 hs tóm tắt bài toán trên bảng lớp bằng sơ đồ. 
- Gv hướng dẫn: 
 + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
 + Muốn biết được ngày thứ 3 bán được bao nhiêu đường ta phải biết những gì? 
 + Muốn tìm được ngày thứ 2 ta làm như thế nào? 
- 1 Hs làm bài vào bảng phụ 
- Cả lớp làm vào vở - HS trình bày cách làm 
- Nhận xét, sửa bài . 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm..
* Mục tiêu: giúp học sinh cũng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành : 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS về làm các bài tập vào vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 23:	LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích đã học. 
- Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Tính toán trên các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 
- Học sinh biết vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước.
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước. 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ
- Bảng con, SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra
* Mục tiêu: Đọc bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng . 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành: 
- Hai đơn vị đo độ dài, khối lượng liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
- Hs trả lời
- Nhận xét
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Giải toán liên quan đến khối lượng
* Mục tiêu:Giúp Hs giải toán liên quan đến khối lượng
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành 
Giải toán có liên quan đến khối lượng
Bài 1: 1 hs đọc đề bài- 1 hs tóm tắt trên bảng lớp: 
	Tóm tắt 
	2 tấn : 50 000 cuốn vở
	? tấn: ? .cuốn vở
+ Cả hai trường thu được bao nhiêu tấn giấy vụn? Hs điền vào tóm tắt. 
+ 4 tấn so với 2 tấn thì gấp bao nhiêu lần? 
+ Đây là dạng toán nào ? 
+ Khi số tấn giấy tanêg lên thì số quyển vở ntn? Hs làm vào vở- Sửa bài. 
Bài 2: Mục tiêu: Hs biết được đà điểu gấp chim sâu bao nhiêu lần?
1 hs đọc đề bài- cả lớp theo dõi. 
- Em có nhận xét gì về đơn vị đo khối lượng của chim sâu và đà điểu? 
+ Muốn biết được đà điểu nặng gấp bao nhiêu lần chim sâu ta làm ntn? 
- Cả lớp làm vào vở- 1 hs làm bảng phụ. 
- Hs trình bày bài làm – nhận xét. 
Bài toán liên quan tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông
* Mục tiêu : Giúp hs nhớ lại các công thức về hình chữ nhật và hình vuông.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành: 
 Giải toán về S hình chữ nhật và hình vuông
Bài 3 : Hs đọc yêu cầu của đề bài – Gv vẽ hình trên bảng lớp . 
+ Để tính được S mảnh đất như hình vẽ, ta có thể tính S của những hình nào mà ta đã biết cách tính S? 
+ Nêu cách tính S hình chữ nhật, hình vuông? 
- 1 Hs làm bài vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở . 
- HS trình bày cách làm - Nhận xét, sửa bài . 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về làm các bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
	 .. ..	
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 24: ĐỀ - CA – MÉT VUÔNG. HÉC – TÔ – MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức : 
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông. 
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, héc-tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông; biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích(trường hợp đơn giản). 
2. Năng lực :
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất : 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu bài tập, hình vuông có cạnh 1dam và 1hm.
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Hát vui.
Gv kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs.
Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Đơn vị đo diện tích : đề - ca - mét vuông
* Mục tiêu: Hs nắm được một đơn vị đo diện tích mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành : 
 Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông
Hình thành cho hs biểu tượng đề- ca- mét vuông 
- Dựa vào m2 và km2 hãy cho biết thế nào là dam2? 
+ Đọc: đề-ca-mét vuông
+ Viết: dam2( hs viết vào bảng con) . 
b. Phát hiện mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông với mét vuông. 
- Gv treo hình vuông đã kẻ sẵn 1dam2.
+ Hình vuông này có cạnh dài bao nhiêu? 
+ Mỗi hình vuông nhỏ có S bao nhiêu? 
+ Hình vuông 1dam2 bằng bao nhiêu m2? 
Đơn vị đo diện tích : héc – tô - mét vuông
* Mục tiêu: Hs nắm được một đơn vị đo diện tích mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành :
 Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- tô- mét vuông
a. Hình thành cho hs biểu tượng héc- to mét vuông 
- Dựa vào dam2 hãy cho biết thế nào là hm2? 
- Gv hướng dẫn hs cách đọc,viết 
c. Phát hiện mối quan hệ giữa héc- to - mét vuông với đề-ca-mét vuông. 
- Gv treo hình vuông đã kẻ sẵn 1hm2.
+ Hình vuông này có cạnh dài bao nhiêu? 
+ Mỗi hình vuông nhỏ có S bao nhiêu? 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Giúp hs đổi đơn vị mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Thực hành, Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành :
- Bài 1: hs làm miệng. 
- Bài 2: hs làm vào bảng con. 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành : 
+ Mỗi đơn vị đo S ứng với mấy chữ số? 
- GV nhận xét
- Dặn dò HS về làm các bài tập vào vở BT . Chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 25: MI – LI – MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đon vị đo diện tích.
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán. Vận dụng được những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, phấn màu, bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số. Bảng đơn vị đo diện tích - ký hiệu - tên gọi - mối quan hệ. Hình vuông có 100 ô vuông.
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
 Kiểm tra 
* Mục tiêu: kiểm tra các em có nắm được kiến thức cũ của bài trước hay không
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu những đơn vị đo S mà các em đã biết? 
- Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề.
+ Vận dụng làm bài tập
Mục tiêu: Hình thành cho hs biểu tượng mi-li- mét vuông và mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông với xăng-ti-mét vuông
 Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học thêm 1 đơn vị diện tích mới nhỏ nhất là mm2 và lập bảng đơn vị đo diện tích
* Mục tiêu: Hình thành cho hs biểu tượng mi-li- mét vuông và mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông với xăng-ti-mét vuông và lập bảng đơn vị đo diện tích
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
 Đơn vị đo diện tích milimét vuông và xăngtimét vuông:
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được đơn vị đo mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giảng giải – minh họa, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông
a-Giới thiệu đơn vị đo diện tích milimét vuông
- Học sinh nêu lên những đơn vị đo diện tích đã học
 cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
b. Phát hiện mối quan hệ giữa mi-li - mét vuông với xăng-ti-mét vuông. 
- Gv treo hình vuông đã kẻ sẵn 1cm2.
 + Hình vuông này có cạnh dài bao nhiêu? 
 + 1cm= ? mm
 + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu? 
 + Hình vuông 1cm2 bằng bao nhiêu mm2? 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Dán kết quả lên bảng
1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2
Bảng đơn vị đo diện tích:
* Muc tiêu: Giúp hs nắm toàn bộ bảng đơn vị đo diện tích. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải minh họa, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích 
- Học sinh hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 3 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành. 
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được các bài tập liên quan đến đơn vị đo
* Phương pháp, kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1: 1 hs đọc đề
a) Hs làm miệng. 
b) HS làm bảng con. 
Gv chốt ý bài 1: Qua bài tập 1 giúp học sinh biết đọc và viết các số đo diện tích 
Bài 2: Gv chia lớp thành 6 nhóm thi đua điền vào bảng phụ.
- Các nhóm thi đua và nhận xét
- GV Nhận xét.
Gv chốt ý :Qua bài tập giúp hoc sinh bảng đơn vị thành thạo từ đơn vị đo điện tích lớn sang đơn vị đo diện tích nhỏ và ngược lại
Bài 3
- Học sinh đọc đề
- Gv hỏi học sinh 
100mm2 = 1cm2
1mm2 = 1/100 cm2
3mm2 = 3/100 cm2
- Học sinh làm bài vào vở.GV chấm bài 1 số vở
- 1 học sinh làm bảng phụ.HS nhận xét 
- GV nhận xét chốt ý. Qua bài tập 3 giúp học sinh bết viết đơn vị đo diện tích dưới dạng phân số
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được bảng đơn vị đo diện tích
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về làm các bài tập vào vở bài tập . Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC NM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của bài: tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với cơng nhân Việt Nam. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
- Đọc trước bài, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài học mới 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành: 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Bài ca về trái đất” 
- Gọi trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét
* Dạy bài mới: 
 Gv giới thiệu bài : Dùng tranh
2 . Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Luyện đọc 	
* Mục tiêu : Luyện đọc cho Hs đọc trôi chảy, đọc đúng .
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đọc hợp tác, nhóm đôi
* Cách tiến hành :
- Hs khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn .
Lần 1 : Sửa phát âm, ngắt nghỉ & giọng đọc .
Lần 2 : Giải thích từ khó: Gầu: chỉ vào hình vẽ SGK/45
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho Hs. 
- Hs đọc theo nhóm đôi. 
- Gv đọc theo mẫu toàn bài. 
Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- Hs đọc thầm từng đoạn & trả lời câu hỏi
 + Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở đâu? 
 + Dáng vẻ của A-lếch- xây có gì đặc biệt? 
 + Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp diễn ra như thế nào? 
 + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? 
- Nhận xét, chốt ý chính. 
 + Nội dung bài Tập đọc nói lên điều gì? 
- Gv chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu :Học sinh luyện đọc diễn cảm.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi đoạn 4. 
- Hs thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh .
5. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm..
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài học và chuẩn bị cho tiết học sau 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Đọc trước bài “Ê-mi-li, con”
- Gv Nhận xét giờ học . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết)
Tiết 5: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố hiểu biết về quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua và tìm được các tiếng có nguyên âm uô/ua để hoàn thành các câu tục ngữ . 
- Nghe – viết đúng chính tả đoạn Qua khung cửa kính những nét giản dị, thân mật trong bài Một chuyên gia máy xúc.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Nội dung kiểm tra bài cũ, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
- SGK, bảng con , bút dạ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra cấu tạo vần của một số vần
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Viết các tiếng tiến, biển, mía, bìa vào mô hình cấu tạo vần .
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng? 
Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu : HS viết đúng , trình bày sạch đẹp .
* Phương pháp, kĩ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- HS đọc đoạn chính tả sẽ viết . 
	+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt? 
- Nhận xét, gv chốt ý chính. 
Bước 2 : Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.VD: cửa kính, buồng máy, ngoại quốc, mảng nắng, chất phác, giản dị .
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con , bảng lớp . 
Bước 3 : Viết chính tả : Gv đọc chậm rãi cho hs viết . 
- Gv đọc lai - HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: HS nắm được mô hình cấu tạo vần
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành: 
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được. 
- Hs trình bày bài làm 
- Gv nhận xét ,khen ngợi HS làm đúng. 
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm vào vở – 1hs làm vào giấy khổ to . 
- Hs đọc to trước lớp câu thành ngữ vừa tìm được. 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
* Cách tiến hành
- Gọi Hs nêu lại mô hình cấu tạo vần
- Gv nhận xét giờ học .
- Chuẩn bị bài sau .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Dựa vào tranh minh họa đã xem, lời kể của giáo viên và những hình ảnh minh họa. Học sinh tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Biết sáng tạo câu chuyện theo lời nhân vật. 
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc ngợi hoà bình chống chiến tranh. 
- Trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một số sách truyện, bài báo về chủ điểm Hoà bình
- SGK, một số mẫu truyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra 
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước
* Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- 2 HS nối tiếp nhau kề lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của truyện . 
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Tìm hiểu truyện.
* Mục tiêu: HS tìm hiểu truyện được câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài : 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- Gv gạch chân những từ cần chú ý . 
* Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3-4 SGK 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu truyện. 
* Mục tiêu: HS kể được câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm, cặp đôi.
* Cách tiến hành:
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp:
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
+ Bạn thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao ? 
+ Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? 
+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì ? 
+ Câu chuyện có ý nghĩa ntn đối với phong trào yêu hoà bình chống chiến tranh? 
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu : giúp hs cũng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- GV nhận xét tiết học, 
- Về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện về một việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước khác trên thế giới
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình. 
- Hiểu đúng nghĩa của từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình.Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình cùa một miền quê hay thành phố. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục lòng yêu hòa bình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, từ điển Tiếng Việt, bảng phụ.
- SGK, vở bài tập Tiếng Việt, từ điển Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra bài cũ: 
* Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức từ trái nghĩa xem các em có nắm bài hay không và HS nắm được sơ qua về bài học hôm nay, biết được hôm nay học bài gì
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
+ Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa . 
- Thi đọc những câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết LTVC trước. 
- Nhận xét .
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. 
* Giới thiệu bài
- Chủ điểm của tuần này là gì? ( Hoà bình) 
- Tìm hiểu nghĩa của từ hoà bình
- HS trả lời
- GV nhận xét
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: HS biết đặt câu với những từ ngữ nói về Hòa bình
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành :
Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề bài và thảo luận theo nhóm đôi. 
- HS ghi lại kết quả làm việc của vào bảng con 
- Nhận xét . 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 2 :
- 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 
- Hs thảo luận theo nhóm đôi : 
- Hs trình bày kết quả của mình vào bảng con: bình yên, thanh bình, thái bình. 
- Viết đoạn văn về chủ đề hoà bình
Bài 3: 1 hs đọc yêu cầu của bài tập - Hs làm việc theo cá nhân vào vở- 1hs làm vào bảng phụ. 
- Hs trình bày miệng, nhận xét .Sửa những chỗ sai cho hs. - Gv thu bài chấm . 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm..
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	 	Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 10: Ê-MI-LI,CON 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó và dễ lẫn: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. 
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ , nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện xúc động của chú Mo-ri-xơn. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lầu Ngũ Giác, linh hồn, nhân danh, B52, Napan, Oa-sinh tơn. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: GDKNS: 
- Kĩ năng nhận thức chiến tranh gây ra đau khổ cho con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Hs đọc bài “ Một chuyên gia máy xúc” và trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét . 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Luyện đọc.
* Mục tiêu : HS đọc trôi chảy 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đọc hợp tác, hoạt động nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- Hs đọc toàn bài 1 lần .
- Hs đọc nối tiếp từng phần: 
* Lần 1 : Gv sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc .
* Lần 2 : Giải nghĩa từ khó : 
 + Lầu ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B52, Napan, Oa-sinh-tơn: hs đọc SGK/50
 + Linh hồn: Tâm hồn của mỗi con người 
* Lần 3: Gv chỉnh sửa những chỗ sai sót 
- Hs đọc theo nhóm đôi .
- Gv đọc mẫu lại toàn bài .
Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài học 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Hs thảo luận theo nhóm & trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ? 
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? 
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? 
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Đọc diễn cảm
* Mục tiêu : HS luyện đọc diễn cảm 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành: 
- Hs luyện đọc khổ thơ mình thích nhất theo nhóm đôi
- Hs thi đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét. 
Luyện học thuộc lòng 
* Mục tiêu : giúp hs học thuộc lòng tại lớp
* Phương pháp, kĩ thuật: ghi nhớ
* Cách tiến hành:
- Hs học thuộc lòng theo cặp . 
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu : giúp hs cũng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Nêu nội dung của bài
- Gv nhận xét giờ học . 
- Học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	 	Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 9: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Biết trình bày kết quả báo cáo thống kê theo biểu bảng. 
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDKNS: +Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 + Hợp tác, thuyết trình kết quả tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, điểm học tập của học sinh năm trước 
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Kiểm tra : 
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- 3 hs đọc bảng thống kê số liệu 5 gia đình gần nơi em ở về: số người, số con là nam, số con là nữ . 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. 
Bảng báo cáo thống kê:
* Mục tiêu: Hs biết cách lập bảng báo cáo thống kê
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn hs làm bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc