Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

LÒNG DÂN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.

* GDQP và AN: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book

2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Khởi động, KTBC (3’):

- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Giới thiệu bài (1 phút)

- HS quan sát tranh minh hoạ và GV giới thiệu bài tập đọc

3. Hoạt động thực hành

3.1 Hoạt động 1: Luyện đọc (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

 - Đọc đúng các từ khó trong bài

 

docx 48 trang cuongth97 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
Tập đọc
LÒNG DÂN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
* GDQP và AN: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động, KTBC (3’): 
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Giới thiệu bài (1 phút)
- HS quan sát tranh minh hoạ và GV giới thiệu bài tập đọc 
3. Hoạt động thực hành
3.1 Hoạt động 1: Luyện đọc (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương thức: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc lời mở đầu
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn trích kịch. Chú ý thể hiện giọng của các nhân vật.
- GV chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con
Đoạn 2: ....................tao bắn
Đoạn 3: .................... còn lại.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
- Một học sinh đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- Học sinh theo dõi.
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
Cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- HS nghe
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu các từ ngữ trong bài và ND bài: : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
*Phương thức: HĐ nhóm 4, sử dụng phiếu KWLH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV giao nhiệm vụ: 
+Đọc nội dung bài, thảo luận những điều em đã biết và những điều em muốn biết về bài đọc.
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
* Báo cáo kết quả thảo luận, GV chốt, đánh giá.
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Chi tíêt nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
+ Vở kịch nói lên điều gì ?
- GVKL: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ...
- GV ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện các nhóm báo cáo
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
+ Đưa vội chiếc áo khoác cho chú thay Ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng.
- Tuỳ học sinh lựa chọn.
- Bài văn ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- HS đọc.
3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
*Phương thức: HĐ nhóm 4, trò chơi thi đua
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS nghe đọc vở kịch trên phần mềm AIC Book 
- Em hãy nêu giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật trong vở kịch?
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai vở kịch.
- HS nghe
+ Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào.
+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- HS thi đọc phân vai diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
4 . Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong vở kịch. ( KT 1 phút)
- Qua bài này, em học được điều gì từ dì Năm ?
- Sưu tầm những câu chuyện về những người dân mưu trí, dũng cảm giúp đỡ cán bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mĩ.
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Đọc và chuẩn bị nội dung phần 2 vở kịch theo phiếu KWLH.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù: HS củng cố về:
- Cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Phần mềm AIC book
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Trưởng ban học tập đặt câu hỏi cho cả lớp:
? Bạn hãy chia sẻ cùng cả lớp cách chuyển hỗn số thành phân số?
? Muốn so sánh hay thực hiện các phép tính với các hỗn số ta làm thế nào?
- GV đánh giá và chia sẻ về tiết học.
2. Hoạt động luyện tập (30 phút)
* Mục tiêu: chuyển một hỗn số thành phân số.
- Biết cách so sánh các hỗn số và thực hiện các phép tính với hỗn số.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp; phương pháp thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
- Đổi chéo vở kiểm tra.
*GV: Chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 1: Chuyển các hỗn số thành phân số.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS làm bảng
 2= ; 5= ;
 9= ; 12=
- Gọi hs đọc yêu cầu
? Muốn so sánh các hỗn số trên ta làm thế nào?
- Chữa bài:
? Nhận xét?
? Vì sao em biết 3 > 2 ? 
? Ai có cách so sánh khác?
* GV: Có nhiều cách so sánh 2 hỗn số ta chọn cách nhanh nhất để làm ( So sánh phần nguyên )
Bài 2: So sánh các hỗn số
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS làm bài - 2 HS lên bảng
a. 3 > 2 b.3< 3
c. 5> 2 d.3= 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài có mấy yêu cầu?
- Chữa bài:? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm ý d?
- HS tự đánh giá bài làm.
* GV:? Muốn thực hiện phép tính với các hỗn số ta làm thế nào?
? Khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số ta lưu ý điều gì?
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở - 2 HS làm bảng
a. 1+ 1= + = = 
b. 2- 1= - = = 
c.2 5= = 14
d.3:2= := = 
3. Hoạt động vận dụng (2p)
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
* Cách tiến hành: Em hãy cùng người thân thực hiện viết 2 hỗn số rồi so sánh hoặc thực hiện các phép tính với các hỗn số đó.
4. Củng cố, dặn dò (3p)
? Cách chuyển hỗn số thành phân số?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
- Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực nhận thức khoa học; tìm hiểu khoa học.
* Phẩm chất: 
- Có lòng nhân ái, yêu thương con người, có ý thức giúp đỡ phụ nữ mang thai.
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé; cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: - Phần mềm SGK, bảng tương tác.
2. Học sinh: - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (2 phút) 
- Trò chơi: Chanh chua cua cắp.
2. Hoạt động khám phá:
* Hoạt động 1: (10 phút) Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
- Mục tiêu: Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
- Cách tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hãy nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, ở trang 12 SGK
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm trong từng hình đối với những phụ nữ có thai và giải thích tại sao?
- HS nêu
+ Hình 1: Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
+ Hình 2: Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
+ Hình 3: Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế .
+ Hình 4: Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 
- HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả làm việc. 
 Làm việc cả lớp 
- Phụ nữ có thai nên làm và không nên làm việc gì để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe?
- Gọi hs đọc mục Bạn cần biết
Ÿ KL: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển tốt. Đồng thời, người mẹ cũng khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra. 
- HS nêu
- 2-3 HS đọc
* Hoạt động 2: (7 phút) Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai.
- Mục tiêu: Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Phương pháp: Quan sát; KT đặt câu hỏi
- Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK và nêu nội dung của từng hình 
Trao đổi: + Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- GV kết luận: Chuẩn bị cho bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước và trong thời kỳ mang thai để người mẹ và thai nhi đều được khỏe mạnh, người mẹ giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
- Hình 5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
- Hình 6: Người phụ nữ có thai đang làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước về 
- Hình 7: người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
- HS trả lời 
- Nhận xét, góp ý
3. Hoạt động thực hành: (15 phút)
- Mục tiêu: HS thực hành thể hiện hành vi nhân ái, yêu thương con người, có ý thức giúp đỡ phụ nữ mang thai.
- Phương pháp: Đóng vai
- Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13 
+ Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
- Tổ chức đóng vai tình huống trên
KL: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
HS trả lời
HS thực hành nhóm 6:
- Thảo luận lời thoại
- Phân công vai diễn
- Thực hành đóng vai
- Thể hiện trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
4. HĐ vận dụng: 
- Em đã làm được việc gì giúp đỡ phụ nữa mang thai? 
- HS chia sẻ
5. Củng cố 
- Kể những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ khi có thai? 
- Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì ” 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhaugiữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa khô rõ rệt.
* Học sinh M3,4: 
+ Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán .
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc- Nam( dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ ( lược đồ).Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng cho HS ý thức ham tìm hiểu về thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên : Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
 Bản đồ địa lí tự nhiên và bản đồ khí hậu Việt Nam, Quả địa cầu
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi như sau:
+ Nêu diện tích của nước ta ?
+ Nước ta nằm ở khu vực nào ?
+ Nêu tên một vài dãy núi, đồng bằng chính?
+ Kể tên một số khoáng sản ở nước ta?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi trong SGK.
* Phương pháp: - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 - Kĩ thuật trình bày 1 phút
* Thời gian: 25 phút
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu rồi nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa? 
- Hoàn thành bảng:
Thời gian
giómùa thổi
 Hướng gió chính
Tháng1
 .
Tháng 7
 .
- GV nêu kết luận: nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
* HĐ 2: Khí hậu giữa các miền khác nhau
- GV yêu cầu SGK, xem lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
? Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- GV: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc còn do ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã. Dãy núi này kéo dài ra đến biển, nằm giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng tạo thành một bức tường chắn gió. Khi gió mùa đông bắc thổi tới đây, ít khi vượt qua được dãy núi này. Vì vậy, phía bắc của núi miền Bắc có mùa đông lạnh còn phía nam của dãy Bạch Mã miền Nam lại nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô, rõ rệt . Cũng vì thếdãy núi này được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền Bắc - Nam nước ta.
* HĐ 3: Ảnh hưởng của khí hậu
+ Yêu cầu HS đọc SGK trả lời các câu hỏi:
? Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối ở nước ta
? Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau? (Gợi ý: Mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta lại thay đổi theo mùa, theo vùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến các loại cây?)
? Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường sảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
? Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV kết luận: 
 Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Quan sát quả địa cầu, hình 1 SGK
- Thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bản, lập sơ đồ như đã nêu 
+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa.
+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa.
+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+ Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
+ Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
+ Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất. 
4. HĐ vận dụng: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức bài học để trả lời câu hỏi thực tế.
* Phương pháp: PP vấn đáp.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Khí hậu nước ta có thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển nông nghiệp ? 
- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để khắc phục những hậu quả do thiên tai mang đến ?
- HS nêu 
- HS nêu
3. Củng cố, dặn dò: ( 1’)
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà thực hành: Trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
 ****************************************************
Kĩ thuật
THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
- Biết cách thêu dấu nhân
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đương thêu có thể bị dúm.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: - Yêu thích sản phẩm làm được.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH 
- Giáo viên: + Mẫu thêu dấu nhân.
 + Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 + Bộ khâu thêu lớp 5.
- Học sinh: Bộ khâu thêu lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5’)
- Cho HS hát
- Đánh giá đính khuy hai lỗ
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, quan sát, thực hành luyện tập; Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
* Thời gian: 25 phút
* Cách tiến hành:
a) Quan sát- nhận xét mẫu:
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân.
- Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
b) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Cho Học sinh đọc mục II sgk 20, 21.
- Nêu quy trình thêu dấu nhân ?
- Giáo viên bao quát chốt lại.
- Cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk (23)
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thao tác thêu theo quy trình thêu.
- Gọi học sinh lên làm thử.
- Giáo viên giao việc cho học sinh.
- Học sinh quan sát- nhận xét.
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống nh giống nhân nối nhau liên tiếp.
- Thêu trên các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn, 
- Học sinh đọc.
1. Vạch dấu đường thêu dấu nhân.
2. Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.
a) Bắt đầu thêu.
b) Thêu mũi thứ nhất.
c) Thêu mũi thứ hai.
- 2 đến 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh làm: + vạch dấu đường thêu.
 + căng vải vào khung.
 + thêu.
- Học sinh thực hành theo quy trình.
3. Hoạt động vận dụng: (3’)
- HS vận dụng kiến thức thêu dấu nhân để thực hành ở nhà.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hệ thống nội dung. 
- HS về nhà thực hành thêu dấu nhân.
- HS hệ thống
- Nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Năng lực đặc thù:
HS củng cố về cách chuyển: 
+ Phân số thành phân số thập phân.
+ Hỗn số thành phân số.
+ Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn.
+ Số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: Tích cực, siêng năng, có hứng thú và niềm tin trong toán học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Phần mềm SGK điện tử, bảng tương tác.
- HS: SGK, vở .
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hỏi nhanh - Đáp đúng"
- GV nhận xét,giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi: Quản trò nêu một hỗn số bất kì(dạng đơn giản), chỉ định một bạn bất kì, bạn đó nêu nhanh phân số được chuyển từ hỗn số vừa nêu. Bạn nào không nêu được thì chuyển sang bạn khác.
2. HĐ luyện tập: (30 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuyển: Phân số thành phân số thập phân, hỗn số thành phân số, số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
*Phương pháp: Phương pháp luyện tập thực hành, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm .
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Học sinh nêu yêu cầu bài, chia sẻ yêu cầu của bài:
+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?
+ Nêu cách viết phân số đã cho thành phân số thập phân?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* Kết luận: PSTP là phân số có MS là 10,100,1000,...Muốn chuyển PS thành
 PSTP ta phải ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho.
- Học sinh theo dõi, chia sẻ yêu cầu:
+ Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân .
+ Những phân số có mẫu số là 10, 100... gọi là các phân số thập phân.
+ Trước hết ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 4 HS lần lượt thực hiện trên bảng tương tác.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập?
-HS trả lời câu hỏi: Có thể chuyển 1 hỗn số thành 1 phân số như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng, yêu cầu HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
*Kết luận: Cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển các hỗn số thành phân số:
- Nhân phần nguyên với mẫu số rồi cộng với tử số của phần phân số ta được tử số của phân số. Còn mẫu số là mẫu số của phần phân số.
- Học sinh làm vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Viết phân số thích hợp vào chỗ trống
- 1 HS làm trên bảng tương tác, cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả.
a, 1dm = m b, 1g = kg
 3dm = m 8g = kg
 9dm = m 25g = kg
Bài 4: HĐ nhóm
- Giáo viên ghi bảng 5m7dm = ?m
- Hướng dẫn học sinh chuyển số đo có 2 tên đơn vị thành số đo 1 tên viết dưới dạng hỗn số.
- Học sinh làm bài theo nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS thảo luận nhóm 4 tìm cách làm.
- Học sinh nêu cách làm: 
hoặc
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp
+ 2m 3dm = 2m + m = 2m
+ 4m 37cm = 4m + m = 4m
+ 1m 53cm = 1m + m = 1m 
Bài 5:HĐ cá nhân
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ trước lớp.
-GV quan sát, chia sẻ nếu cần thiết
-GV nhân xét và cốt lời giải đúng.
- Viết số đo độ dài của sợi dây dưới dạng số đo có đơn vị là: xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét.
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải:
+ Ta có: 3m và 27 cm = 3m + 27 cm = 300cm + 27cm = 327cm
Vậy chiều dài sợi dây là 327cm.
+ 327cm = 320cm + 7cm 
= 32dm + 7cm = 32710 cm
Vậy chiều dài sợi dây là:32710 cm
+ 3m và 27 cm = 3m + 27 cm = 327100m
Vậy chiều dài sợi dây là: 327100m 
3. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Củng cố kiến thức về số thập phân.
4. HĐ củng cố: (1 phút)
- Vận dụng cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài vào cuộc sống.
 ***************************************************
Tập đọc
LÒNG DÂN (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. 
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. 
- Học sinh biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
* GDQP và AN: Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động, KTBC (3’): 
- Cho HS tổ chức thi đọc phân vai lại vở kịch “ Lòng dân” ( Phần 1)
- Nêu nội dung vở kịch.
2. Giới thiệu bài (1 phút)
- HS quan sát tranh minh hoạ và GV giới thiệu bài tập đọc 
3. Hoạt động thực hành
3.1 Hoạt động 1: Luyện đọc (12phút)
* Mục tiêu: Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. 
* Phương thức: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm đoạn trích kịch. Chú ý thể hiện giọng của các nhân vật.
- Giáo viên chia đoạn để luyện đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu " lời chú cán bộ.
+ Đoạn 2: Tiếp " lời dì Năm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
- Học sinh theo dõi.
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
tía, mầy, hổng, chỉ, nè 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- HS nghe
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. 
*Phương thức: HĐ nhóm 4, sử dụng phiếu KWLH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV giao nhiệm vụ: 
+Đọc nội dung bài, thảo luận những điều em đã biết và những điều em muốn biết về bài đọc.
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
* Báo cáo kết quả thảo luận, GV chốt, đánh giá.
1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
2. Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
3. Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” .
*GV kết luận: Bằng sự mưu trí, dũng cảm, mẹ con dì Năm đã lừa được bọn giặc, cứu anh cán bộ.
- Nêu nội dung vở kịch.
- GV ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Khi giặc hỏi An: Ông đó phải tía mầy không? An trả lời hổng phía tía làm cai hí hửng cháu kêu bằng ba, chú hổng phải tía.
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.
- Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng trong lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
* Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ đã đứng lên đấu tranh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- HS đọc
- HS đọc.
3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
*Phương thức: HĐ nhóm 4, trò chơi thi đua.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS nghe đọc vở kịch trên phần mềm AIC Book 
- Em hãy nêu giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật trong vở kịch?
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai vở kịch.
- HS nghe
+ Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào.
+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- HS thi đọc phân vai diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
4 . Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Kể một số những câu chuyện về những người dân mưu trí, dũng cảm giúp đỡ cán bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mĩ mà em đã sưu tầm.
5. Củng cố, dặn dò (1 phút)
- Sau bài học, em có cảm nghĩ gì về tình cảm của những người dân dành cho cách mạng ?
- Đọc và chuẩn bị bài Những con sếu bằng giấy theo phiếu KWLH.
 *********************************************
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù:
- Mở rộng và hệ thống hoá một số từ ngữ về nhân dân; Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp .
- Hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được.
- Tích cực hoá vốn từ của HS: tìm từ, sử dụng từ
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: -Tự hào khi được là người dân VN; là con Rồng cháu Tiên.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng tương tác: Kéo thả BT1; Sơ đồ tư duy
- HS: Vở bài tập; Từ điển
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Trò chơi: Ong tìm chữ:
- GV sử dụng bảng tương tác ghi từ đồng nghĩa, HS tìm theo nhóm từ:
bao la
lung linh
vắng vẻ
mênh mông
long lanh
hiu quạnh
bát ngát
lóng lánh
vắng teo
thênh thang
lấp loáng
vắng ngắt
lấp lánh
hiu hắt
2. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá một số từ ngữ về nhân dân; Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp .
- Hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được.
- Tích cực hoá vốn từ của HS: tìm từ, sử dụng từ
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm; KT Sơ đồ tư duy.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
? Em hiểu tiểu thương là ai?
- Tổ chức HS làm BT theo nhóm 2
- Yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng tương tác, kéo thả từ vào nhóm tương ứng:
- GV chữa bài của trên bảng tương tác.
- GV giảng trên sơ đồ tư duy:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
(Người buôn bán nhỏ)
- HS thảo luận nhóm 2
- 1 HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx