Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

*Năng lực ngôn ngữ

+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 21.

+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

* Năng lực văn học

+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc,

- Ôn tập về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu.

- rèn kĩ năng đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi.

- Đọc mở rộng bài về chủ đề: Nhớ nguồn.

2. Năng lực chung và Phẩm chất

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

-Yêu thích môn học, biết nêu cảm nhận của bản thân về bài đọc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:

- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.

- HS: SGK, vở

 

docx 33 trang cuongth97 08/06/2022 2262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ
+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 21.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
* Năng lực văn học
+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc,
- Ôn tập về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu.
- rèn kĩ năng đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi.
- Đọc mở rộng bài về chủ đề: Nhớ nguồn.
2. Năng lực chung và Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
-Yêu thích môn học, biết nêu cảm nhận của bản thân về bài đọc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước"
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?
- Có những loại câu ghép nào ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
+ Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) 
- HS nêu.
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng từ nối
 - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp. 
- HS nhận xét, chia sẻ
- Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn
Ví dụ:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Câu ghép
+ Câu ghép không dùng từ nối
Ví dụ:
Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Câu ghép dùng từ nối
Ví dụ:
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.
Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Đọc mở rộng bài về chủ đề: Nhớ nguồn.
- HS làm bài đọc hiểu.
- Trao đổi, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Học sinh củng cố cách tính thời gian, vận tốc, quãng đường của 1 chuyển động. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian 
- Rèn kĩ năng giải toán về tính vận tốc, thời gian, quãng đường. 
-HS hăng hái, tích cực 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: (5p)
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
2. Hoạt động khám phá: (10p)
* Mục tiêu: Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
*Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
- GV đưa đề bài 1a và yêu cầu HS đọc.
- GV đưa sơ đồ và hướng dẫn HS phân tích bài toán:
? Quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?
? Ô tô đi từ đâu đến đâu ?
? Xe máy đi từ đâu đến đâu ?
? Như vậy theo bài toán, trên cùng đoạn đường AB có máy xe đang đi, theo chiều như thế nào ?
? Em hãy nêu vận tốc của hai xe?
? Khi nào thì ô tô và xe máy gặp nhau ?
? Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được là quãng đường là bao nhiêu ki-lô-mét ?
? Sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau?
- GV : Thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau chính là thời gian đi để ô tô gặp xe máy.
? Em hãy nêu lại các bước tính thời gian để ô tô gặp xe máy?
? Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ như nào với vận tốc của hai xe ?
? Nêu ý nghĩa của 180km và 90km trong bài toán?
Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được:
54 + 36 = 90 (km)
Thời gian đi để ô tô gặp xe máy là:
180 : 90 = 2 ( giờ)
+ Tính quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ.
+ Tính thời gian để hai xe gặp nhau.
+ Đó chính là vận tốc của hai xe.
+ 180km là quãng đường AB, 90 là tổng vận tốc của hai xe.
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
* Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Nêu cách tính quãng đường?
* Cách tính quãng đường
Bài 2:
Bài giải
Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là:
11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
12 x 3,75 = 45 (km)
Đáp số : 45 km
- Yêu cầu HS đọc bài 1b.
? Đoạn đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
? Hai ô tô đi như thế nào ?
? Bài toán yêu cầu em tính gì ?
? Làm thế nào để tính được thời gian để hai xe gặp nhau ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động ngược chiều, cùng 1 thời điểm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Vì sao lại phải đổi 15km = 15000m?
* Cách làm.
Bài 1:
Bài giải
Sau mỗi giờ, cả hai xe ô tô đi được là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ô tô gặp nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số : 3giờ
Bài 3:
Bài giải
15km = 15000m
Vận tốc chạy của con ngựa đó là:
15000 : 20 = 750 (m/phút)
 Đáp số : 750 m/phút
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài toán.
? Muốn biết sau 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao xa chúng ta phải làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
* Cách làm
Bài 4:
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đã đi là:
42 x 2,5 = 105 (km)
Sau 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B là:
135 - 105 = 30 (km)
 Đáp số : 30km
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Học sinh củng cố cách tính thời gian, quãng đường của 1 chuyển động. 
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS cùng bàn chia sẻ cho bạn: thời gian đi học, thời gian đến nơi; vận tốc và tính quãng đường từ nhà đến trường với đơn vị lì ki-lô-mét.
5. Củng cố - dặn dò (2p)
? Nêu lại các tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động ngược chiều, cùng 1 thời điểm?
- GV nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ***************************************************
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Hiểu khái niệm về sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biết một số loài động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
2. Năng lực chung và phẩm chất
*Năng lực chung:- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất : Yêu quý và ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật có ích
*GDBVMT: Học sinh hiểu về tự nhiên, vai trò của sinh sản động vật và có ý thức bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Tranh ảnh, video minh họa ở hoạt động sự sinh sản của động vật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi: Tôi là con gì?
2. Hoạt động khám phá 
* Mục tiêu: Hiểu khái niệm về sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả của mình.
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.
- Các câu hỏi:
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống?
+ Đó là những giống nào?
+ Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?
+ Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
+ Hợp tử phát triển thành gì?
+ Cơ thể mới của động vật có đặc điểm nào?
+ Đa số động vất sinh sản bằng cách nào?
- Kết luận: Đa số động vật được chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, conn cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố mẹ. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
- HS đọc thầm trong SGK.
- HS điều khiển thực hiện.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
- Các câu trả lời đúng:
+ Đa số động vật được chia thành hai giống.
+ Đó là giống đực và giống cái.
+ Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt được con đực và con cái. con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Conn cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tựr phân chia nhiều lần và phát triẻn thành cơ thể mới.
+ Cơ thể mới của động vật mang đặc tính của bố mẹ.
+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: CÁC CÁCH SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
- Hỏi: Động vật sinh sản bằng cách nào?
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
+ Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS: phân loại các con vật ( trong tranh, ảnh ) mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình trang 112, 113 SGK và những con vật mà em biết thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
- Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo xem nhóm bạn tìm được bao nhiêu động vật đẻ trứng, bao nhiêu động vật đẻ con.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi nhanh lên bảng.
- Khen ngợi nhóm tìm được nhiều con vật.
- Trả lời câu hỏi: Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS kiểm tra chéo.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình kiểm tra.
- HS viết vào vở các con vật trên nhóm mình tìm được.
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Củng cố sự sinh sản của động vật.
* Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em thích.
- Gợi ý HS có thể vẽ tranh về:
+ Con vật đẻ trứng
+ Con vật đẻ con.
+ Gia đình con vật
+ Sự phát triển của con vật.
- Tổ chức cho HS lên trình bày sản phẩm.
4. Hoạt động vận dụng (4p)
- Nêu cách chăm sóc vật nuôi của em và người thân tại gia đình.
*GDBVMT: Học sinh hiểu về tự nhiên, vai trò của sinh sản động vật và có ý thức bảo vệ động vật
5. Củng cố, dặn dò (2p)
+ Nêu nội dung vừa học
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Chính tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ:
- Kiểm tra đọc
+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 21.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc,
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 - Cho HS chơi trò chơi: Ghép đôi
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài 
- HS ghép từng cặp tạo 2 vế câu ghép.
2. Hoạt động thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:
- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm
- HS nhận xét
* Đáp án:
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không hoạt động được).
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp
- HS nêu, ví dụ:
+ HS1: Nếu hôm nay đẹp trời
+ HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tiếp tục tập đặt câu cho thành thạo
- GV nhận xét tiết học
- Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lí
CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tìm hiểu địa lý tự nhiên: 
+ Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
*Năng lực sử dụng bản đồ: 
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
TKHQ- BVMT: 
- Hiểu ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và nguồn tài nguyên
- Có ý thức giữ gìn và xây dựng cảnh quan chung
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Yêu thích tìm hiểu, khám phá địa lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bản đồ thế giới; các hình minh họa trong SGK
- HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Tìm Châu Mĩ trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động khám phá: (28 phút)
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
 Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:
+ Nêu số dân của châu Mĩ ?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các Châu lục?
+ Ai là chủ nhân xa xưa của Châu Mĩ ?
+ Dân cư Châu Mĩ tập trung ở đâu ?
GV chốt dân cư Mỹ- chiếu bảng dân số các châu lục.
BVMT: Dân cư ít có lợi gì trong việc BVMT chung?
Hoạt động2: Hoạt động kinh tế của Châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ,
Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
GV chiếu một số ngành Kt phát triển- chốt nền Kt châu Mỹ.
 Hoạt động 3: Hoa Kì (HĐ cặp đôi)
- Chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ.
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia nào? Những đại dương nào ?
+ Nêu đặc điểm dân số, kinh tế của Hoa Kì ?
- GV chiếu bản đồ- chốt vị trí Hoa Kỳ, dân số, nền Kt ...
- Dân số Châu Mĩ năm 2004 là: 876 triệu người. 
- Đứng thứ ba thế giới ( sau Châu Á và châu Phi)
- Chủ nhân xa của Châu Mĩ là người Anh Điêng
- Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển
+ Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,...
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: chuối cà phê, mía, chăn nuôi bò, cừu,...
+ Bắc Mĩ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, hàng không, vũ trụ
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: sản xuất và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- HS chỉ Hoa Kì và thủ đô Oa- sinh- tơn.
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia: Ca- na- đa, Mê- hi- cô
+ Những đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
+ Đặc điểm về dân số: Hoa Kì có diện tích đứng thứ tư trên thế giới nhưng dân số đứng thứ ba trên thế giới
+ Kinh tế: Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện, máy móc, thiết bị,... đồng thời còn là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Sau khi học xong bài này, em mong muốn được đén thăm đất nước nào của châu Mĩ ? Vì sao ?
- Em thấy đất nước họ có việc làm nào thể hiện bảo vệ Mt và SDNLTKHQ
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Hãy sưu tầm những tư liệu về đất nước đó và chia sẻ với bạn bè tỏng tiết học sau.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************
 Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
 *Năng lực tư duy và lập luận toán học: Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải được các bài toán về tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Chuyển đổi các đơn vị trong toán chuyển động.
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- AIC book, bảng tương tác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập: (28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a).
*Phương pháp: Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập.- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi:
+ Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ
- Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 1a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài, cho HS chia sẻ yêu cầu:
+ Có mấy chuyển động đồng thời? 
+ Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm tương tự phần a.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết
- Học sinh đọc bài tập, làm bài cặp đôi
- Ta lấy vận tốc nhân với thời gian
- Học sinh làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp sau đó chia sẻ:
Giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 x = 4,8 (km)
	Đáp số: 4,8 km
- Học sinh đọc đề bài .
- Có 2 chuyển động đồng thời.
- Đó là 2 chuyển động cùng chiều 
- Học sinh làm bài, chữa bài rồi chia sẻ cách làm:
Giải 
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km là:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là
 48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Cả lớp làm vở sau đó lên bảng làm bài và chia sẻ kết quả:
Giải 
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km:
36 – 12 = 24 (km)
Sau 3 giờ người đi xe đạp đi được số km là:
3 x 12 = 36 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
	Đáp số: 1,5 giờ 
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài, báo cáo giáo viên
 Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90(km)
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy.
Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:
 54 - 36 =18(km)
Thời gian đi để ô tô kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ =16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Nêu các bước giải của bài toán chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau?
- HS nêu:
+ B1: Tìm hiệu vận tốc (v1 - v2)
+ B2: Tìm thời gian để đuổi kịp nhau
s : (v1 - v2)
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách giải dạng toán trên và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ************************************************
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữNăng lực ngôn ngữ: Kiểm tra đọc:
+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 25 đến tuần 27.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu thích, say mê với môn học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- AIC book, Violet.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện tập: (28 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
*Phương pháp:
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS đọc bài văn
- GV đọc mẫu bài văn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+ Điều gì gắn bó tác giả với quê hương?
+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài?
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
- Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe
- 1 HS đọc phần chú giải sau bài.
- HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả 
+ Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
+ Vì quê hương gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ.
+ Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
+ Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất.
Các từ ngữ được thay thế:
* Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.
* Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn.
* Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4.
- HS nghe
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết.
- HS nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (tiết 4) 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực ngôn ngữ:
- Kiểm tra đọc + nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 21.
+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc, 
+ Kể đúng các bài tập đọc là văn miêu tả.
+ Nêu dàn ý của một bài tập đọc, nêu một chi tiết hoặc câu văn em thích và giải thích vì sao.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS: Bảng tương tác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
2. Nội dung
- GV cho HS bắt thăm và đọc 
hiểu theo yêu cầu.
- GV nhận xét trực tiếp.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu trước lớp tên các bài tập đọc là văn miêu tả. ( Dựa vào mục lục)
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm ; trao đổi với nhau xem bạn thích một chi tiết hoặc câu văn nào nhất và giải thích tạo sao.
- Yêu cầu HS làm bài, đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Một số HS giới thiệu câu văn hay chi tiết mình thích nhất với cả lớp.
=> GV chốt: Miêu tả cảnh cần có thứ tự
1. Kiểm tra đọc
2. Bài tập:
Bài 2: Kể tên các bài tập đọc đã học trong học kì 2 là văn miêu tả.
1. Phong cảnh Đền Hùng.
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
3. Tranh làng Hồ.
Bài 3: Lập dàn ý cho một bài văn trên và cho biết em thích nhất một chi tiết hoặc câu văn nào? Vì sao?
Ví dụ: Bài Phong cảnh Đền Hùng
- Đoạn 1: Giới thiệu Đền Thượng
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền:
Bên trái là đỉnh núi Ba Vì.
Chắn ngang bên phải là dẫy Tam Đảo
Phía xa là Sóc Sơn.
Trước mặt là Ngã Ba Hạc.
- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền.
Cột đá An Dương Vương
Đền Trung.
Đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Giếng
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò : Chuẩn bị bài. 
IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************** 
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2021
KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT
 *************************************************** 
KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN TOÁN
 *************************************************** 
 Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2021
Đạo đức
 BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Giúp HS hiểu:
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
- HS biết quý trọng và ủng hộ những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải yêu chuộng lẽ phải.
* Năng lực nhận thức hành vi:
- Phân biệt được lẽ phải với những điều sai trái.
- Đồng tình, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh phê phán cái sai, thuyết phục bạn bè, người thân cùng bảo vệ lẽ phải bằng hành động và lời nói phù hợp với lứa tuổi trong cuộc sống, nhà trường và gia đình.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
*Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
*GD KNS:
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận.
- Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
2. Học sinh: Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Hoạt động khởi động: (2 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho HS hát bài hát "Em yêu quê hương" 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập: (15 phút)
* Mục tiêu: HS phân biệt được lẽ phải với những điều sai trái.
- Đồng tình, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh phê phán cái sai, thuyết phục bạn bè, người thân cùng bảo vệ lẽ phải bằng hành động
* Phương pháp: Thảo luận cá nhân, cặp đôi, nhóm, hỏi đáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.1. Đóng vai thể hiện tình huống:
- GV đưa ra các tình huống sau, GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống sau và nêu cách xử lí tình huống:
a) Tình huống 1: Trên đường phố nhiề

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx