Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

TIẾT 1: TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.

- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.

II. Đồ dùng dạy học: máy tính

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

 - HĐTQ tổ chức trò chơi

- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học

 2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)

- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2; làm vào vở bài 4.

* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK

- GV tưong tác với học sinh về cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.

3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Chia sẻ với người thân về cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.

 

doc 22 trang cuongth97 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: máy tính
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
 - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 
 2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2; làm vào vở bài 4.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân về cách tính chu vi, diện tích các hình đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về Trẻ em (BT1, BT2)
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: máy tính
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Nhóm ghi vào bảng nhóm câu có sử dụng dấu hai chấm, treo ở góc học tập nhóm. HĐTQ kiểm tra nhận xét.
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
Bài 1: Nêu nghĩa của từ trẻ em:
- Mỗi bạn tự làm vào vở nghĩa của từ Trẻ em.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt ý đúng: 
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trẻ em. Đặt câu với một từ tìm được.
- Mỗi bạn tự viết vào vở từ đồng nghĩa với từ Trẻ em và đặt câu.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm. GV đến từng nhóm tương tác với HS. Các từ đồng nghĩa với trẻ em: trẻ, trẻ thơ, con trẻ; trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng; con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con 
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.
- Cá nhân ghi những hình ảnh vừa tìm được vào vở bài tập in.	 
- Nối tiếp nhau mỗi bạn nêu một hình ảnh. Cả nhóm lập danh sách các hình ảnh tìm được.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm trò chơi “xì điện” chia sẻ kết quả trước lớp
 GV nhận xét, tuyên dương. GV chia sẻ với cả lớp: 
Trẻ em như tờ giấy trắng.® So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.
Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. ® So sánh để làm nổi bật hình dáng đẹp.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.® So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.® So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ® So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.
Bài 4: Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ cho trước:
- Mỗi bạn tự làm vào vở bài tập in.
- Cá nhân chia sẻ trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai.
- GV đến các nhóm nhận xét, tuyên dương. 
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
Về tìm hiểu quyền trẻ em và tracsg nhiệm của trẻ em
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
NHÀ VÔ ĐỊCH
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học: máy tính
III. Các hoạt động học:
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi.
-. GV nêu bài học và mục tiêu bài học.
2.Khám phá:
- Nghe giáo viên kể mẫu.
- GV kể lần lượt nội dung câu chuyện.
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
3.Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
a) Kể chuyện:
- Cá nhân dựa vào lời kể của thầy cô giáo và tranh minh họa để kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS kể nối tiếp các đoạn cho nhau nghe theo nhóm 2.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn kể nối tiếp đoạn trong nhóm, trước lớp - Các nhóm khác nhận xét.
- BHT tổ chức cho đại diện các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Các nhóm nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 
 - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật Tôm Chíp. Các nhóm nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- BHT báo cáo kết quả với cô giáo.
b/Trao đổi với bạn về các nội dung:
- Về một chi tiết trong truyện mà em thích nhất.
- Về nguyên nhân dẫn đén thành tích bất ngờ của Tôm Chíp.
- Về ý nghĩa của câu chuyện. 
- Cá nhân viết câu trả lời vào vở nháp.
- Hai bạn cùng chia sẻ với nhau.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi về các nội dung. Nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 (Tiết 2) 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học: máy tính
III. Hoạt động học:
1. Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho cả khởi động.
- GV giới thiệu và nêu mục tiêu của bài.
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
+HĐ 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2) 
- Cá nhân HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà em biết. 
- Chia sẻ ý kiến với bạn.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+HĐ 2: Làm BT 4
-GV yêu cầu cá nhân HS đọc yêu cầu bài tập và làm.
-Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên 
 b, c, d là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm
+ HĐ 3: HS làm BT 5
-HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
-Chia sẻ ý kiến trong nhóm.
- GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
Yêu cầu HS chia sẻ ý kiến với những người thân trong gia đình về nội dung bài học. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 2: KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tài phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- GDHS : Ý thức bảo vệ rừng .
KNS*: - Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với môi trường rừng bị hủy hoại. Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 134, 135 SGK.
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá .
III. Hoạt động học.
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi.
2. Khám phá: THĐ: Dùng bảng B-M-H để xây dựng kiến thức cơ bản)
+HĐ 1: Làm việc với SGK.
- Làm việc nhóm
-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
+. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
HĐ 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Làm việc theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ?
H.Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi; thiên tai, ).
- Học sinh thay nhau trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi 2 học sinh đọc mục Bạn cần biết.
3.Thực hành
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm. 
 -Nguyên nhân chính dẫn đến khiến rừng bị tàn phá? Nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
Tuyên truyền bảo vệ rừng, chia sẻ bài học với người thân
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH.
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Kiến thức:huộc công thức tính diện tích, thể tích một số hình đã học và biết vận dụng tính diện tích, thể tích trong thực tế.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Hoạt động học:
1. Khởi động: Trò chơi: 
 - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 
2.Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
-Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 2; làm vào vở bài 3.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 1 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân về cách cách tính diện tích, thể tích một số hình đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
- Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III, Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi xì điện để củng cố cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nêu bài học và mục tiêu bài học.
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
Bài 1: Lập dàn ý chi tiết cho một trong số các đề bài sau:
a. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
b. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, ).
c. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
* Chọn đề bài:
- Cá nhân đọc đề bài gợi ý; chọn một đề bài để viết dàn bài chi tiết cho bài văn.
- Nói cho bạn trong nhóm nghe về đề bài mà mình đã chọn.
* Lập dàn ý:
- Cá nhân đọc gợi ý trong SGK (trang 150 - 151) và chia sẻ những nội dung trong phần gợi ý.
- Cá nhân viết dàn bài chi tiết vào vở.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm để bổ sung cho đầy đủ. 
Nhóm trưởng thu bài, báo cáo kết quả với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
	- Về nhà chọn và viết thêm bài văn theo 1 trong 3 đề gợi ý trên.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
 - Nêu được biện pháp khắc phục tình trạng đất trồng bị thu hẹp và suy thoái
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình vẽ trong SGK trang 136, 137, thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương
III. Hoạt động dạy học.
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi.
2. Khám phá: THĐ: Dùng bảng B-M-H để xây dựng kiến thức cơ bản)
+ HĐ 1: Làm việc với SGK.
- Làm việc nhóm
-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Nêu một số ví dụ về sự thay đổi nhu cầu sử dụng diện tích đất? 
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Làm việc theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? 
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu 
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- Học sinh thay nhau trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Gọi 2 học sinh đọc mục Bạn cần biết.
3.Thực hành
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm. 
 Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp? Nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với cô giáo.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
Gv dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: - PHT cûa HS . Bản đồ thế giới, các thẻ tên.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Lớp hát một bài.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Khám phá: (HĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
* HĐ 1: Thi ghép chữ vào hình.
 - GV treo 2 bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương .
 - Có 2 đội chơi, mỗi đội 10 em xếp thành 2 hàng dọc.
 - Các thành viên trong mỗi đội cầm 1 thẻ từ ghi tên 1 châu lục hoặc 1 đại dương tiếp nối nhau ghép thẻ vào đúng vị trí trên bản đồ.
 - Đội nào ghép nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
 - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương đội thắng.
 * HĐ 2:( Làm việc nhóm) Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
 - Tổ chức cho HS làm vào phiếu theo yêu cầu. 
 a, 
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu Á
Pháp
Châu Âu
.........
...........
 b,
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
............
 - Đại diện các nhóm trình bày . Nhóm khác bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận .
 * HĐ 2 sẽ tiếp tục ôn vào tiết sau.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
 - Ôn tập các nội dung đã 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
 TIẾT 3: LỊCH SỬ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HÒA BÌNH
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vaitrò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, 
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng: - PHT cûa HS . Bản đồ thế giới, các thẻ tên.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Lớp hát một bài.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Khám phá: THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
 HĐ1. Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân đọc sgk và trả lời câu hỏi: 
+ Nhiệm vụ của cách mạng VN sau khi thống nhất đất nước là gì?
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
- Hoạt động nhóm đôi: Hỏi – đáp.
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm và thống nhất câu trả lời.
HĐ2. Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân đọc sgk và đọc SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Hoạt động nhóm lớn: chia sẻ trong nhóm thống nhất kết quả .
- Quan sát hình 1, trả lời câu hỏi.
- Hoạt động cá nhân: Em có nhận xét gì về hình 1?
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm.
HĐ3. Đóng góp lớn lao của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Hoạt động cá nhân: Cá nhân đọc sgk và trả lời câu hỏi: 
- Điện của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
- Hoạt động nhóm đôi: Hỏi – đáp.
- Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ trong nhóm và thống nhất câu trả lời.
+. Ghi nhớ:
 - HS đọc phần chữ đậm cuối bài.
3. Thực hành:
 Trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi và trả lời các câu hỏi.
 - Hoạt động nhóm lớn: Trình bày trong nhóm. 
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
 Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Thứ 4 ngày 13 tháng 4 năm 2022
TIẾT 2:TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính thể tích, diện tích trong một số trường hợp đơn giản. 
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Máy tính
III. Hoạt động học:
1. Khởi động: Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2. Thực hành THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1; làm vào vở bài 2.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách diện tích, thể tích các hình đã học. 
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
 3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích, thể tích các hình đã học. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 3: TẬP ĐỌC
 SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên Trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
- Học sinh khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Tranh ảnh, câu cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
-Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Hộp thư kì diệu .
-Giáo viên giới thiệu bài học: Sang năm con lên bảy
2. Khám phá: ( THĐ: Hoạt động theo cặp giúp học sinh đọc trôi chảy và hiểu bài)
* Luyện đọc.
- 1 HS đọc bài Sang năm con lên bảy.
- Các bạn khác theo dõi, đọc thầm.
- Thảo luận nhóm để chia đoạn bài thơ.
- Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó.
- Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu.
- Tìm và đọc trong bài các câu có các từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt nghĩ.
- Nhấn giọng các từ: lon ton, chạy nhảy, nghe thấy, muôn loài, lớn khôn, chẳng về đây 
- Thảo luận trong nhóm cách đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm:
- 1 nhóm đọc to trước lớp.
3.Thực hành: 
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK .
-Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Với câu hỏi: Từ giả tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?GV đi về các nhóm để gợi ý, giúp đỡ HS 
- GV chia sẻ thêm: Bài thơ là lời của ai nói với ai?
 Qua bài thơ người cha muốn nói gì với con?
+ Luyện đọc lại :
-Cá nhân tự luyện đọc và học thuộc khổ thơ mình thích.
- Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm .
- Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp.
 Bài thơ cho em biết điều gì?
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
Chia sẻ với người thân đoạn thơ em học thuộc trong bài.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào đoạn văn:
- Mỗi bạn tự đọc đoạn văn và làm vào vở bài tập in.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt bài làm đúng:
- Dấu ngoặc kép thứ nhất : đánh dấu ý nghĩ của nhân vật . 
- Dấu ngoặc kép thứ hai : đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật .
Bài 2: Đặt dấu ngoặc kép vào đoạn văn để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt:
- Mỗi bạn tự làm vào vở bài tập in. 
-Chia sẻ trong nhóm. Cả nhóm thống nhất kết quả.
- Tổ chức HS các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhận xét, chốt kết quả:“Người giàu có nhất”, “gia tài”.
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép.
- Mỗi bạn tự làm vào vở bài tập in. GV gợi ý: Viết đoạn văn có nội dung nói về cuộc họp tổ, khi là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt em để trong dấu ngoặc kép.
- Chia sẻ trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, chữa lỗi.
- Tổ chức cho HS trình bày bài viết trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
Về viết câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TOÁN 
ÔN TẬP VỀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU (2t)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Củng cố về cách giải các bài toán chuyển động đều
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học. Máy tính
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2.Thực hành:THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
HĐ 1: Ôn quy tắc tìm s,v,t học thuộc quy tắc và công thức tính.
HĐ 2: Vận dụng làm bài tập 
Bài 1:Hai ô tô ở A và B cách nhau 60 km cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều về phía C. Sau 2,5 giờ thì ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B.
a, Tìm vận tốc mỗi ô tô biết rằng tổng hai vận tốc là 76 km/h
b, Tính quãng đường đi từ A đến lúc xe từ A đuổi kịp xe đi từ B.
-HS tìm hiểu nội dung bài toán,làm bài, chữa bài
Giải:
Hiệu hai vận tốc là:
60 : 2,5 = 24 km/h
Vận tốc của ô tô đi từ A là:
(76 + 24) : 2 = 50 km/h
Vận tốc của ô tô đi từ B là:
50 - 24 = 26 km/h
Quãng đường từ A đến lúc xe đi từ A đuổi kịp xe đi từ B là:
50 . 2,5 = 125 km
Đáp số: 125 km
Bài 2: 
Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
-HS tìm hiểu nội dung bài toán,làm bài, chữa bài
Bài giải:
Sau ba giờ xe đạp đi quãng đường là
12 x 3 = 36 km
Hiệu hai vận tốc là:
36 - 12 = 24 km/h
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36: 24 = 1,5 giờ
Đáp số: 1,5 giờ
Bài 3: Một người đi xe đạp quãng đường 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi cứ đi với vận tốc như vậy thì người đi quãng đường 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?
- Tìm hiểu nội dung bài tập
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
- Chữa bài nhận xét.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
Ôn lại các dạng toán chuyển động cùng chiều, ngược chiều.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 3:CHÍNH TẢ (Nghe viết)
 BẦM ƠI
I. Yêu cầu cần đạt: 
-Nhớ - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2, 3.
- Rèn tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học. BT cần làm trêm máy tính
III. Hoạt động học:
1.Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học.
- Giáo viên giới thiệu bài viết: Bầm ơi.
2. Khám phá: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
HĐ1. Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?Anh nhớ tới hình ảnh nào của mẹ?
- Cá nhân tự đọc thầm bài văn để trả lời.
- Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh.
- Trao đổi trong nhóm để chốt lại kết quả.
HĐ2. Hướng dẫn viết từ khó.
- Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai ở trong bài.
( lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe, )
-Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp.
- Nhóm trưởng hướng dẫn trong nhóm cách trình bày.
Dòng 6 lùi vào 2 ô, dòng 8 lùi vào 1 ô
3.Thực hành:
HĐ 1: - Viết chính tả:
- HS nhớ lại đoạn: Ai về thăm mẹ quê ta tái tê long bầm trong bài Bầm ơi.
- Viết bài vào vở. - Cá nhân dò bài của mình.
- Nhóm 2 đổi vở, dò bài lẫn nhau.
HĐ 2: Làm bài tập:	
Bài 2: HS làm bài theo nhóm..
- Cá nhân đọc yêu cầu của bài.Thảo luận N2 để phân tích tên các cơ quan, đơn vị thành các bộ phân cấu tạo ứng với ô trong bảng.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV chia sẻ thêm: Hãy nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị trên.
Bài 3: HS làm vào vở.
- Cá nhân đọc bài và làm vào vở.
- Nhóm đôi đổi vở kiểm tra.
- Trao đổi kết quả trong nhóm.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị .
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Thứ 5 ngày 14 tháng 4 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính thể tích, diện tích các hình đã học. 
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1; làm vào vở bài 2.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách diện tích của hình chữ nhật, hình hộp chữ nhật, hình tam giác. 
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích các hình đã học. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK
- Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người.
- Giáo dục HS ý thức tự giác
II. Hoạt động học:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi xì điện để củng cố cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nêu bài học và mục tiêu bài học.
2. Thực hành:
- Cá nhân đọc đề bài gợi ý; chọn một đề bài để viết bài văn.
Đề bài gợi ý:
a. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
b. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, ).
c. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Cá nhân viết bài văn vào vở.
- GV nhắc nhở HS khi làm bài chú ý viết chữ rõ ràng, trình bày theo cấu tạo của bài văn tả người. Các em đã viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập; biết viết đoạn mở bài và kết bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp cho bài văn tả người. Khi tả người em cần chú ý tả nhiều đến tả ngoại hình và hoạt động, thói quen của người đó để làm nổi bật người được tả với người khác. Chú ý dùng các từ ngữ, đặt câu đúng .
Từ các kĩ năng đó, em hãy hoàn chỉnh bài văn tả người sao cho hay, hấp dẫn người 
đọc. 
- Nhóm trưởng thu bài, báo cáo kết quả với cô giáo.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Về nhà chọn và viết thêm bài văn theo 1 trong 3 đề gợi ý trên
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 3: TẬP ĐỌC
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- Học sinh khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.(câu hỏi 4)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, câu cần luyện đọc
III. Hoạt động học:
1. Khởi động:
- Ban học tập tổ chức chơi trò chơi : Chiếc hộp kì diệu.
-Giáo viên giới thiệu bài học: Lớp học trên đường.
2. Khám phá: ( THĐ: Hoạt động theo cặp giúp học sinh đọc trôi chảy và hiểu bài)
HĐ1. Luyện đọc.
- 1 HS đọc bài : Lớp học trên đường.
- Các bạn khác theo dõi, đọc thầm.
- Thảo luận nhóm để chia đoạn bài văn.
HĐ 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó.
- Bạn hiểu “đắc chí”,”sao nhãng” là như thế nào? 
- Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu.
- Tìm và đọc trong bài các câu có các từ ngữ cần nhấn giọng. 
VD: Nhấn mạnh các từ ngữ: không bao lâu, sao nhãng, muốn cười, muốn khóc,cảm động, tâm hồn, 
- Thảo luận trong nhóm cách đọc từng đoạn.
- Luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm:
- 1 nhóm đọc to trước lớp.
3. Thực hành:
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK .
- Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
GV chia sẻ thêm: Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?.
- Hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
+ Luyện đọc lại :
-Cá nhân tự luyện đọc đoạn 3 ?
- Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm .
- Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp.
4. Vận dụng, trải nghiệm: 
- HS về tìm hiểu thêm một số quyền học tập của trẻ em. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2022
TIẾT 1+2: KỸ THUẬT ( Tiết 2,3)
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép 
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
- Giới thiệu bài
2. Thực hành: (THĐ: Suy nghĩ -trao đổi nhóm đôi - chia sẻ)
HĐ 1: - Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS thực hành.
- Chọn chi tiết.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp ráp tạo thành sản phẩm
HĐ 2:Đánh giá sản phẩm- Nhận xét, bình chọn.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- GV gọi HS nhắc lại các thao tác thực hiện lắp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
TIẾT 3: TOÁN
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải một số dạng bài toán đã học. Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Luyện kĩ năng tính, 
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc