Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương
TOÁN
Tiết 131: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm về vận tốc.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau, chính xác, khoa học, cẩn thận.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ vẽ hình khăn trải bàn, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút)
* Mục tiêu: ôn lại kiến thức về vận tốc
* Cách tiến hành:
- GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, :
- Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính vận tốc sẽ chiến thắng.
2. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học về tinhd vận tốc làm bài tập
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm)
- Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm và kết quả và trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn.
- Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có.
TUẦN 27 GIẤY RÁCH PHẢI GIỮ LẤY LỀ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 131: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố khái niệm về vận tốc. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau, chính xác, khoa học, cẩn thận. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ vẽ hình khăn trải bàn, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, : - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: ôn lại kiến thức về vận tốc * Cách tiến hành: - GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, : - Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính vận tốc sẽ chiến thắng. 2. Hoạt động luyện tập thực hành * Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học về tinhd vận tốc làm bài tập * Cách tiến hành: Bài tập 1: - Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm) - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm và kết quả và trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có. - Gv đánh giá kết luận. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút Bài tập 2: - Gv treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng như BT2. s 130 km 147km 210km 1014m t 4 giờ 3 giờ 6 giây 13 phút v 32,5 km/giờ - Hs nêu yêu cầu của bài toán. - Hs thực hiện từng trường hợp vào bảng con. Khi chữa bài Gv ghi kết quả vào bảng phụ. - Hs đọc lại toàn bộ kết quả (để nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp). Bài tập 3: - Hs đọc và tìm hiểu đề bài. - Hs chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ôtô. - Hs thảo luận nhóm đôi để tìm hướng giải. - Hs nêu hướng giải, làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Một vài học sinh đọc lời giải và kết quả. - Nhận xét bài làm của HS, chốt lại bài giải đúng. 3. Hoạt đông vận dụng trải nghiệm: *Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học vào cuộc sống * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà ôn lại các kiến thức vừa học. - Cho học sinh làm bài toán vận dụng của bản thân: Em đi từ nhà đến trường hết . phút với quãng đường ..km. Tính vận tốc? - Học sinh tự cho số để làm bài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tính quãng đường. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thực hành tính quãng đường cẩn thận, chính xác, khoa học. 3. Phẩm chất: - Khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ vẽ hình khăn trải bàn, bảng phụ viết nội dung bài tập 2 - Hs: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt đông mở đầu: khởi động:(3 phút) *Mục tiêu: Nhác lai KT đã học và KT việc làm bài của HS * Cách tiến hành: - Hs đọc bài vận dụng về làm ở nhà - Nhận xét- Nhác lại cách tính vận tốc 2. Hoạt đông hình thành kiến thức mới ( 12 phút) * Mục tiêu: Giúp hs nắm được cách tính quãng đường * Cách tiến hành: - Gv nêu bài toán 1 ở trong SGK. - Hs tìm hiểu và phân tích đề bài. - Gv gợi mở để Hs nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô trong 4 giờ. - Hs trình bày lời giải bài toán trên bảng: Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km - Hs quan sát kết quả bài toán trên, Gv gợi ý để Hs nêu nhận xét về cách tính quãng đường ô tô đi được khi biết vận tốc và thời gian ô tô đi. - Hs viết vào bảng con công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian: s = v x t Bài toán 2: - Gv nêu bài toán như bài toán 2. - Hs nêu lại công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. - Hs áp dụng công thức tự giải bài toán. - Lưu ý Hs: Phải đổi số đo thời gian ra cùng đơn vị giờ trước khi tính quãng đường đi được của người đó. - Lớp làm vào vở nháp, 1 Hs làm bảng. - Yêu cầu 1 vài Hs nhắc lại cách tính và công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. - Gv lưu ý Hs: Nếu vận tốc là Km/giờ, thời gian tính bằng giờ thì quãng đường phải tính bằng km. 3. Hoạt đông luyện tập thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Biết giải một số bài tập có liên quan đến quãng đường * Cách tiến hành: Bài tập 1 - Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm) - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm và kết quả và trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có. - Gv đánh giá kết luận. Bài giải Quãng đường ca nô đã đi được là: 15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km Bài tập 2: - Hs đọc và tìm hiểu đề bài. Hs nhắc lại công thức tính quãng đường. - Gv hướng dẫn để Hs nêu phép tính tương ứng để giải bài toán theo 2 cách. - Gv Lưu ý với Hs: Số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo 2 cách, sau đó đổi vở và xem cách làm của bạn. 2 Hs làm trên bảng theo 2 cách. - Lớp + Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cách 1: 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường người đó đi được là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km Cách 2: 1 giờ = 60 phút Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là: 12,6 : 60 = 0,21(km/phút) Quãng đường người đó đi được là: 0,21 x 15 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km 3. Hoạt đông vận dụng trải nghiệm( 5 phút) * Mục tiêu: Nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Trò chơi truyền vật: Học sinh hát 1 bài hát tập thể, truyền tay nhau một đồ vật, kết thúc bài hát, học sinh nào đang giữ đồ vật đó trên tay sẽ nêu lại quy tắc tính quãng đường. - Cho học sinh đặt bài toán vận dụng của bản thân: Em đi từ nhà đến trường hết phút với vận tốc ..m/phút. Tính quãng đường? - Học sinh tự cho số để về làm bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà ôn kĩ lại công thức tính quãng đường để tiết sau luyện tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) __________________________ Ngày dạy: / / TOÁN TIẾT 133: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố về cách tính quãng đường, vận tốc 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Rèn kỹ năng tính toán cẩn thận. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, x. - Hs: Bảng con ,Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt đông mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: ôn lại kiến thức về quãng đường. * Cách tiến hành: - GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, x - Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính quãng đường sẽ chiến thắng. 2. Hoạt đông luyện tập thực hành * Mục tiêu: Giúp hs nắm được cách tính quãng đường * Cách tiến hành: Bài tập 1: - Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng như bài 1 SGK. v 32,5 km/giờ 210m/phút 36km/giờ t 4 giờ 7 phút 40 phút s - Hs nêu yêu cầu của bài toán. - Hs nhắc lại cách tính quãng đường. - Gv nhắc nhớ Hs: Yêu cầu của bài là tính độ dài quãng đường bằng đơn vị ki-lô-mét nên phải đổi kết quả về ki-lô-mét. Cột 4 phải đổi đơn vị trước khi tính. - Hs làm từng trường hợp vào bảng con. - Khi chữa bài Gv ghi toàn bộ kết quả vào bảng phụ để Hs tiện theo dõi. Bài tập 2: - Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm) - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm và kết quả và trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có. - Gv đánh giá kết luận cách làm đúng. Thời gian ô tô đi từ A đến B là: 12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút. Đổi 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ Quãng đường từ A đến B là dài là: 46 x 4,75 = 218,5 (km) Đáp số: 218,5 (km) 3. Hoạt đông vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm khắc sâu lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà làm bài toán vận dụng sau: Bại toán: Để về được nhà, bạn Hà phải đi 170 km bằng tàu hỏa, xe máy, đi bộ. Lúc đầu bạn Hà đi tàu hết 2 giờ 45 phút với vận tốc 35km/giờ, sau đó đi xe máy mất 2 giờ 15 phút với vận tốc 40km/giờ. Hỏi bạn Hà còn phải đi bộ bao nhiêu km nữa thì mới tới nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 134: THỜI GIAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 3. Phẩm chất: - Thực hành cách tính thòi gian của một chuyển động. 3. Thái độ: - Giáo dục tính chính xác, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt đông mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Giúp hs củng cố cách tình quãng đường * Cách tiến hành: HS đọc bài làm ở nhà của mình. Nhắc lại công thức tính quãng đường Nhận xét- Giớ thiệu bại mới: Nêu yêu cầu cần đạt 2. Hoạt động hình thành kiến thúc mới: * Mục tiêu: Giúp hs nắm được cách tính thời gian * Cách tiến hành: Bài toán 1: - Gv nêu bài toán ở trong SGK. - Hs tìm hiểu và phân tích đề bài. - Gv phát vấn để Hs nêu cách tính thời gian ô tô đi quãng đường đó. - Hs trình bày lời giải bài toán trên bảng: Thời gian ô tô đi được là: 170 : 42,5 = 4 (giờ) Đáp số: 4 giờ - Hs quan sát kết quả bài toán trên, Gv gợi ý để Hs nêu nhận xét về cách tính thời gian ô tô đi. - Hs viết vào bảng con công thức tính thời gian của một chuyển động: t = s : v - Vài Hs phát biểu quy tắc tính thời gian của một chuyển động. Bài toán 2: - Gv nêu bài toán như bài toán 2. - Hs nêu lại quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động. - Hs áp dụng công thức tự giải bài toán. - 1Hs trình bày lời giải trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp và đổi vở chữa bài. - Gv giải thích, ở bài này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất, nhưng nên đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thong thường. - Yêu cầu 1 vài Hs nhắc lại quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động. - Hs nhắc lại các công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian. Gv viết sơ sau lên bảng: v = s : t s = v x t t = s : v - Gv hướng dẫn để Hs nêu nhận xét: Khi biết hai trong ba đại lượng: vận tốc, thời gian quãng đường ta có thể tính được đại lượng thứ ba.. 3. Hoạt đông luyện tập thực hành. * Mục tiêu: Nắm được cách thực hành về thời gian * Cách tiến hành: Bài tập 1 - Gv treo bảng phụ có kẽ sẵn bảng như BT1.Hs nêu yêu cầu của bài. s (km) 35 10,35 108,5 81 v(km/giờ) 14 4,6 62 36 t(giờ) - Hs nhắc lại công thức tính thời gian. - Cả lớp thực hiện lần lượt từng trường hợp vào bảng con. - Khi chữa bài Gv ghi kết quả vào bảng phụ để Hs tiện theo dõi bài. Bài tập 2 - Hs đọc và tìm hiểu đề bài. - Gv hướng dẫn Hs nêu phép tính tương ứng để giải bài toán ở từng phần. - Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 làm câu a; Nhóm 2 làm câu b. - Gọi đại diện mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng làm. - Lớp nhận xét. GV kết luận a) Thời gian đi xe đạp của người đó là: 23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút Đáp số: 1 giờ 45 phút b) Thời gian chạy của người đó là: 2,5 : 10 = 0,25 (giờ) 0,25 giờ = 15 phút Đáp số: 15 phút 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: Nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Trò chơi truyền vật: Học sinh hát 1 bài hát tập thể, truyền tay nhau một đồ vật, kết thúc bài hát, học sinh nào đang giữ đồ vật đó trên tay sẽ nêu lại quy tắc tính thời gian. - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà ôn kĩ lại công thức tính quãng đường để tiết sau luyện tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) __________________________ Ngày dạy: / / TOÁN Tiết 135: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố: Tính quãng đường, vận tốc và thời gian. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Rèn kỹ năng tính toán cân thận. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, các mảnh ghép ghi chữ cái t, v, s và dấu =, x, : - HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt đông mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: ôn lại kiến thức về quãng đường. * Cách tiến hành: - GV phát cho các nhóm các mảnh ghép ghi chữ cái t, v ,s và dấu =, x - Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép nhanh công thức và nêu đúng quy tắc tính vận tốc, quãng đường, thời gian sẽ chiến thắng. 2. Hoạt động luyện tập thực hành * Mục tiêu: Giúp hs nắm được cách tính thời gian * Cách tiến hành: Bài tập 1: - Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng như bài 1 SGK. s (km) 261 78 165 96 v (km/giờ) 60 39 27,5 40 t (giờ) - Hs nêu yêu cầu của bài toán. - Hs nhắc lại cách tính thời gian. - Hs làm từng trường hợp vào bảng con. - Khi chữa bài Gv ghi toàn bộ kết quả vào bảng phụ để Hs tiện theo dõi. Bài tập 2: - Hoạt động theo nhóm (6 hs /nhóm) - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu bài toán và làm việc độc lập trong 2 phút, viết kết quả vào ô mang số của mình. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất cách làm và kết quả và trình bày vào giữa tấm khăn trải bàn. - Các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét và sửa bài nếu có. - Gv đánh giá kết luận cách làm đúng. Bài giải: 1,08 = 108 cm Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường đó là: 108 ; 12 = 9 (phút) Đáp số: 9 phút Bài tập 3: - Hs đọc và tìm hiểu đề bài, suy nghĩ và giải bài toán. - Làm việc cá nhân trong 3 phút, sau đó chia sẻ kết quả ở nhóm đôi. - Một học sinh đọc kết quả bài làm - Lớp nhận xét. - Gv đánh giá, kết luận lời giải đúng. Bài giải Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là: 72 : 96 = ¾ (giờ) Đổi ¾ giờ = 45 phút Đáp số: 45 phút. 3. Hoạt đông vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs về nhà làm bài toán vận dụng sau: Một ô tô và một xe máy cùng đi từ bến xe A đến bến xe B cách nhau 135 km. Biết vận tốc của ô tô là 45km/giờ, vận tốc của xe máy bằng 4/5 vận tốc của ôt ô. Tính tỉ số thời gian ô tô đi hết quãng đường và tỉ số xe máy đi hết quãng đường. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC TRANH LÀNG HỒ Theo Nguyễn Tuân I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn. Đọc trôi chạy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh. - Biết đọc với giọng ca ngợi, tự hào. Hiểu được nội dung của bài: ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Hình thành cho học sinh kĩ năng đọc trôi chạy, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn. - Học sinh biết kể tên những nghề truyền thống của dân tộc. 3. Phẩm chất: - Hình thành cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Biết ơn và tự hào về những truyền thống của dân tộc, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Các thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình giảng dạy bằng công nghệ thông tin (máy chiếu, máy tính, màn hình chiếu,...) - SGK, SGV, phiếu học tập và các dụng cụ cần thiết khác. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. - Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở địa phương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: Tạo hứng thứ cho học sinh và dẫn dắt vào bài mới * Cách tiến hành - Chia lớp thành 6 nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bộ mảnh ghép và bảng phụ. - Nhiệm vụ của các nhóm sẽ sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. - Thời gian thảo luận 4 phút, sau đó đại diện mỗi nhóm sẽ lên trưng bày. (Nhóm nào xong và đúng trước thời gian quy định được cộng thêm điểm) - GV phỏng vấn một số nhóm về tên gọi của các bức tranh, nội dung của bức tranh đó. - Nhận xét, kết luận à dẫn dắt giới thiệu bài mới. - Viết tựa. 2. Hoạt đông hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh. * Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác, động não, đặt câu hỏi. * Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài, học sinh lắng nghe để tìm ra giọng đọc cho toàn bài. - Hướng dẫn học sinh nhấn giọng ở một số từ ngữ: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui, tinh tế,... - 1 học sinh đọc lại bài. + Tìm từ khó đọc Hỏi: Qua 2 lượt đọc của cô và bạn các em thấy có những từ ngữ nào khó đọc? + GV gõ những từ khó mà HS phát hiện được lên màn hình và gọi 1-2 em đọc lại từ đó. + GV phát hiện thêm một số từ (nếu có) + Gọi HS đọc lại các từ khó - GV yêu cầu HS quan sát vào bài tập đọc, dựa vào cách chia đoạn mà các em đã học để chia đoạn cho bài văn? - GV nhận xét và kết luận Bài chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến ...tươi vui. Đoạn 2: Tiếp theo đến...gà mái mẹ. Đoạn 3: Còn lại. + Hướng dẫn ngắt giọng - Trình chiếu câu: Cái màu trắng điệp/ cũng là một sự sáng tạo/ góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc lại + Luyện đọc nối tiếp theo đoạn - GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. (2 lượt) - Nhận xét - Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 3, nhóm nào đọc xong báo thẻ. - GV quan sát các nhóm đọc bài để chỉnh sửa nếu có - GV gọi 1 - 2 nhóm đọc nối tiếp trước lớp - GV nhận xét - Đọc chú giải: + Yêu cầu cả lớp đọc chú giải + Hỏi : Em hiểu nghĩa của từ làng Hồ như thế nào? Khoáy âm dương là gì? - GV nhận xét, chiếu tranh để giải thích + Luyện đọc cặp đôi - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp đôi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ và cảm thụ nội dung của bài. * Cách tiến hành: - GV giảng: Để thấy được nét độc đáo và tinh tế trong tranh làng Hồ cô mời cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu bài. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 các câu hỏi cuối bài. 1. Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. 2. Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? 3. Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. 4. Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? - Lớp phó điều khiển các nhóm trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi liên quan. - Gv nhận xét, chiếu một số hình ảnh để kết luận và rút từ “nghệ sĩ tạo hình”, “thuần phác”, ‘tinh tế” + Gọi HS giải thích + Nhận xét, giải thích và trả từ về văn cảnh Hỏi: Qua phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài ? - HS tự rút ra nội dung của bài - HS nhận xét, bổ sung (nếu có) - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy và diễn cảm một đoạn trong bài * Cách tiến hành: - Tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. - GV chiếu đoạn 1 lên màn hình, hướng dẫn HS cách đọc hay. - GV đọc mẫu. - Tổ chức cho cả lớp đọc bài. - Yêu cầu các nhóm chọn ra 1 bạn đọc hay nhất để thi đọc giữa các nhóm. - Tổ chức bình chọn HS đọc hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: Học sinh củng cố lại nội dung bài, kể được một số làng nghề truyền thống ở địa phương, từ đó tự hào về quê hương đất nước. * Cách tiến hành - Liên hệ: Cho HS kể tên những làng nghề truyền thống ở địa phương và thuyết trình về một trong những làng nghề đó. - Cho HS xem một số hình ảnh về các nghề truyền thống khác. - Dặn: về nhà đọc lại bài. - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / CHÍNH TẢ (Nhớ – viết) Tiết 27: CỬA SÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối bài Cửa sông. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Nắm quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn Tiếng Việt. -Yêu quý và bảo vệ các dòng sông không bị ô nhiễm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Gv: Bảng phụ Hs: SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: nhằm kiểm tra bài cũ của Hs * Cách tiến hành: - Trò chơi truyền vật: Học sinh hát 1 bài hát tập thể, truyền tay nhau một đồ vật, kết thúc bài hát, học sinh nào đang giữ đồ vật đó trên tay sẽ nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoà. - 2 học sinh lên bảng viết 2 tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét ghi điểm cộng. 2.Hoạt động hình thành KT mới: * Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả bài Cửa sông. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn Hs nhớ - viết chính tả. - Một Hs đọc yêu cầu của bài. - Một Hs xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét. - Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ cuối trong SGK để ghi nhớ. - Gv nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, những chữ cần viết hoa, các dấu câu (dấu chấm, dấu ba chấm) những chữ dễ viết sai chính tả (tôm rảo, lưỡi song, lấp loá, ). - Hs gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. - Gv chấm chữa 7 – 10 bài. Trong khi đó, từng cặp Hs đổi vở soát lỗi cho nhau. - Gv nêu nhận xét chung. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Hs làm bài tập chính tả: Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt * Cách tiến hành: - Chia lớp thành hai nhóm. Nhóm 1: câu a Nhóm 2: câu b - Mỗi cá nhân cùng đọc yêu cầu của bài và làm việc độc lập trong 2 phút. - Chia sẻ cặp đôi về kết quả bài làm của mình. - Hai học sinh lên trình bày, viết các tên riêng có trong đoạn văn. - Lớp nhận xét và bổ sung nếu có. - Gv đánh giá kết luận . 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - Dặn Hs ghi nhớ cách viết dung quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / KỂ CHUYỆN Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy gio, cơ gio. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. 3. Phẩm chất: - Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK - HS: Tranh ảnh, câu chuyện về tình thầy trò. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu:Kiểm tra bài cũ. * Cách tiến hành: 2HS tiếp nối nhau kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. Cả lớp và GV nhận xét. Hoạt động luyện tập thực hành Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. * Mục tiêu : HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. * Cách tiến hành: - 1HS đọc hai đề bài. HS phân tích đề – GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong 2 đề bài. 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý cho 2 đề bài – Lớp theo dõi trong SGK. Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể. Mỗi HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện. Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện + Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. *Mục tiêu : HS thực hành kể chuyện lời kể rõ ràng, tự nhiên. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện theo nhóm đôi : Từng nhóm 2 HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV theo dõi, uốn nắn thêm cho các em. Kể chuyện trước lớp : Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể chuyện trước lớp. HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. Cả lớp bình chọn nhóm và cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs * Cách tiến hành - Yêu cầu Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Xem trước yêu cầu và tranh minh họa của tiết KC tuần 29 – Lớp trưởng lớp tôi. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ___________________________ Ngày dạy: / / LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. * Điều chỉnh: - HS khá giỏi thuộc hết các câu ca dao bài 1,2 - GV nêu, HS ghi lại ý nghĩa câu tục ngữ số 2/91 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tích cực hoá vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng được chúng để đặt câu. - Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.. 3. Phẩm chất: - Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Từ điển Tiếng Việt - Hs: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt đông mở đầu: khởi động:(5 phút) *Mục tiêu :Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước. Em hiểu nghĩa từ Truyền thống như thế nào ? Nêu một số truyền thống mà em đã học trong các bài Tiếng Việt tuần 25 ; 26. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Mục tiêu : Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn. Bài 1 : Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao. 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS thảo luận nhóm tổ - viết kết quả tìm được vào nháp. Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS giải nghĩa một số câu tục ngữ hoặc ca dao. GDĐĐ : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. GV chốt ý. Yêu nước : + Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Lao động cần cù : + Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. + Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đoàn kết : + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. + Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Nhân ái : + Thương người như thể thương thân. + Lá lánh đùm là rách. 2. Hoạt đông luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Vận dung những hiểu biết của mình hoàn thành bài tập * Cách tiến hành: HĐ 1: Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S. 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS trao đổi nhóm bàn: Đọc thầm từng câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ - Trao đổi, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu, điền chữ còn thiếu vào ô trống. Thi đua 4 tổ : Mỗi tổ trả lời 4 câu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh. Lời giải : Ô chữ đó là : Uống nước nhớ nguồn. Giaỉ thích Uống nước nhớ nguồn: “ Uống nước nhớ nguồn” là một bài học mà ông cha ta đã khéo léo gửi gắm để răn dạy con cháu đời sau phải biết sống nghĩa tình, biết kính trọng, yêu quý và biết ơn những người đã có công giúp đỡ và nuôi dạy mình. 3.Hoạt đông vận dụng trải nghiệm: Em hiểu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” như thế nào ? GDĐĐ : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhận xét tiết học. Dặn dò : + Mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2. + Chuẩn bị bài Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(nếu có) ___________________________ Ngày dạy: / / TẬP ĐỌC TIẾT 54: ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Đọc lưu loát diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn Tiếng việt - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Hs: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động mở đầu: khởi động:(5 phút) * Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs * Cách tiến hành - Trò chơi: Chiếc hộp kì diệu: - 2 Hs lên khám phá chiếc hộp, bên trong chiếc hộp có 3 số từ 1,2,3. Trong đó có 2 số ghi câu hỏi và 1 số cứu trợ. Câu hỏi 1: Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. Câu hỏi 2. Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? - GV nhận xét. - Cho học sinh xem tranh trong bài học, đặt câu hỏi và giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs luyện đọc * Mục tiêu: luyện đọc và tìm hiểu bài * Cách tiến hành: - Hs đọc phần chú giải từ ngữ sau bài thơ. - Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. - Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc các từ được chú giải trong bài, giúp các em
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc