Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Tiết: 51

BÀI: Nghĩa thầy trò

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; đọc đúng các tiếng từ khó: trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu câu chuyện.

Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 - Cả 3 nhóm HS trả lời được các câu hỏi SGK.

2. Kĩ năng:

 - HS đọc trôi chảy bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm bài giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Giáo viên: Tranh SGK.

 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.

 

doc 37 trang cuongth97 06/06/2022 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 26.
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021
CHÀO CỜ
----------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 51
BÀI: Nghĩa thầy trò
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; đọc đúng các tiếng từ khó: trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 - Cả 3 nhóm HS trả lời được các câu hỏi SGK.
2. Kĩ năng: 
 - HS đọc trôi chảy bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm bài giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Tranh SGK.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời câu hỏi.
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dũng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
+ Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài:
+ Thầy giáo Chu Văn An, một người thầy mẫu mực. Bài học hôm nay, các em sẽ biết thêm được một bài học thắm thía về nghĩa thầy trò ở thầy giáo Chu Văn An.
- Hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu cả bài.
- GV chia bài thành ba đoạn:
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc lại tiếng từ đã đọc sai
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.
- GV cho HS luyện đọc lại câu dài ...
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu
- HS lắng nghe
+ Đoạn 1: từ đầu . . . mang ơn rất nặng.
+ Đoạn 2: tiếp theo . . . đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
+ Đoạn 3: phần còn lại
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc lại từ
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc lại
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo từng đoạn trong SGK.
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ: Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã đã dạy mình vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện điều đó?
+ Gọi HS giải nghĩa các từ : vái , tạ, cụ đồ, vỡ lòng.
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
+ Em hiểu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
+ Em biết các câu thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung như vậy?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?
- GV chốt ý, rút ra nội dung của bài.
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung của bài.
- HS đọc.
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu mừng thọ thầy.
+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ HS giải nghĩa từ
+ Những chi tiết: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mùng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”. “đồng thanh dạ ran” cùng theo sau thầy.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó:Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy mang ơn rất nặng. Thầy cung kính thưa với cụ: “ Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.”
+ HS nêu SGK
+ Các câu thành ngữ, tục ngữ:
Tiên học lễ, hậu học văn.
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sư trọng đạo.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Tiên học lễ, hậu học văn: muốn học tri thức, phải bắt đầu học lễ phép, sau đó học chữ, học văn hóa.
 Uống nước nhớ nguồn: Được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ cội nguồn của nó.
 Tôn sư trọng đạo: Tôn kính thầy, tôn trọng đạo học.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Kính thầy, yêu bạn.
- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy 
 Làm sao cho bỏ những ngày ước ao.
+ Nội dung: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp.
- HS nhắc lại nội dung .
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Ba HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn, GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm đoạn văn sau: “Từ sáng sớm . . . mang ơn rất nặng”.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết : 126
BÀI: Nhân số đo thời gian với một số
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 - Cả 3 nhóm học sinh làm bài 1, bài 2 (B2 dành cho học sinh năng khiếu).
2. Kĩ năng: 
 - HS tính đúng các phép nhân số đo thời gian với một số và giải toán có liên quan.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học toán hôm nay các em cùng tìm hiểu cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Hát
- HS làm bài.
 9 giờ 25 phút – 6 giờ 35 phút
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- GV cho HS đọc ví dụ 1.
+ Trung bình người thợ làm xong 1 sản phẩm hết bao lâu?
+ Vậy muốn biết làm xong 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta thực hiện phép tính gì?
- GV nêu: Đó chính là một phép nhân của số đo thời gian với một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép nhân này.
- GV nhận xét các cách HS đưa ra, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK.
+ Vậy 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
+ GV yêu cầu HS trình bày lời giải của bài. 
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị đo với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
- GV gọi HS nhắc lại.
- GV cho HS đọc bài toán 2.
+ Gọi 1HS tóm tắt.
+ Để biết 1 tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì?
- Gọi 1HS làm bài trên bảng.
 15giờ75phút
+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân trên?
- Vậy kết quả phép tính trên là bao nhiêu, khi đổi 75 phút thành 1 giờ 15 phút?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại kết quả của phép nhân. 
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì?
- GV gọi HS nhắc lại.
- 1 HS đọc SGK
+ 1 giờ 10 phút
+ Muốn biết người thợ làm xong 3 sản phẩm hết bao lâu ta cần thực hiện phép nhân: 1 giờ 10 phút x 3
- 2HS ngồi cạnh nhau thảo luận, một số cặp Hs trình bày cách của mình .
- Đổi ra số đo có đơn vị (phút hoặc giờ) rồi nhân.
- Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng lại các kết quả, 
- HS theo dõi và thực hiện lại vào nháp.
 1 giờ 10 phút
 X 3
 3 giờ 30 phút
+ 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút.
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đới số đó.
- 2HS đọc.
- 1HS tóm tắt.
1 buổi: 3 giờ 15 phút
5 buổi: giờ .. .phút ?
+ Để biết 1 tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính nhân:
 3 giờ 15 phút x 5
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
+ 75 phút lớn hơn 60 phút, tức hơn 1 giờ, có thể đổi thành 1 giờ 15 phút.
+ Khi đó ta có 3 giờ 15 phút nhân 5 bằng 16 giờ 15 phút.
+ Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút giây lớn hơn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: HS làm bài 1; 2. 
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. 
Bài 2 
( Dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Để biết bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 1
- HS đọc SGK
- Bài tập yêu cầu thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài.
Bài 2
- HS đọc.
- HS tóm tắt:
Quay 1 vòng: 1 phút 25 giây
Quay 3 vòng: thời gian?
- Nêu cách làm.
+ Chúng ta cần thực hiện phép nhân: 
 1 phút 25 giây x 3
- Làm bài vào vở.
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 
 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây.
 Đáp số: 4 phút 15 giây
- HS nhận xét bài làm của bạn.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài: Chia số đo thời gian cho một số.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Tính: 3 giờ 12 phút x 3 
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2021
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 51
BÀI: Tập viết đoạn đối thoại
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Biết viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
2. Kĩ năng: 
 - Phân vai đọc lại hoặc diễn thử đoạn kịch.
 - KNS: Thể hiện sự tự tin, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS yêu thích môn văn và biết say mê sáng tạo khi viết đoạn đối thoại
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc lại màn kịch Xin Thái sư tha cho!
Bốn HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học hôm nay, các em cùng viết tiếp các lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch Giữ nghiêm phép nước trong truyện Thái sư Trần thủ Độ.
- Hát
- HS đọc lại màn kịch theo vai.
- HS nhắc lại đề.
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2,3.
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn trích.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
Bài 2
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Cho cả lớp đọc thầm nội dung toàn bộ đoạn kịch.
- Gọi HS đọc lại 6 gợi ý trong lời đối thoại.
- GV yêu cầu HS làm việc theo 3 nhóm viết tiếp các lời đối thoại để hoàn thành đoạn kịch. 
- Gọi đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của đoạn kịch. 
- GV nhận xét tuyên dương nhóm soạn đoạn kịch hay nhất, thú vị nhất
Bài 1
- 1 HS đọc SGK
+ Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô.
+ Linh Từ Quốc Mẫu khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bà bị kẻ dưới khinh nhờn. Trần Thủ Độ cho bắt người quân hiệu đó đến và kể rõ sự tình. Nghe xong, ông khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
Bài 2
- HS đọc.
- HS đọc
- HS làm việc theo 3 nhóm 
- Đại diện 2 nhóm trình bày.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong tổ.
- Từng tổ HS thi đọc hoặc diễn thử đoạn kịch trước lớp. 
- GV tuyên dương nhóm đọc lại hoặc diễn đoạn kịch sinh động, hấp dẫn nhất.
Bài 3
- HS đọc.
 5 HS cùng trao đổi, phân vai, đọc và diễn lại màn kịch theo các vai.
+ Trần Thủ Độ
+ Linh Từ Quốc Mẫu
+ Quân hiệu
+ Lính
+ Người dẫn truyện.
- Các tổ thi đọc hoặc diễn kịch.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch vừa viết .
- Nhận xét HS .
- GDKNS: Thể hiện sự tự tin, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Về nhà tập dựng đoạn kịch để chuẩn bị cho tiết mục kể chuyện của lớp, chuẩn bị bài: Trả bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc lại
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết : 127
BÀI: Chia số đo thời gian cho một số
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Giúp HS: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
 - Cả 3 nhóm học sinh làm bài tập 1, 2 (B2 dành cho học sinh năng khiếu).
2. Kĩ năng: 
 - HS thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số đúng, nhanh. 
 Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức trong học tập, rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách nhân số đo thời gian với một số.
+ Gọi HS lên bảng làm tính, lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết học toán hôm nay các em cùng tìm hiểu cách chia số đo thời gian cho một số.
- Hát
- HS nêu
 6 giờ 45 phút x 2
- HS nhắc lại 
Hoạt động 1: Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 - GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 và nêu phép chia tương ứng.
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính: 
- GV tiến hành tương tự cho ví dụ 2.
- GV kết luận: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
- Gọi 2 HS nhắc lại.
- HS thực hiện.
- Làm việc vào nháp.
42 phút 30 giây	3
12
 0 30 giây 14 phút 10 giây
- Lắng nghe.
 2 HS.
Hoạt động 2: - HS làm bài 1; 2. 
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 2:
 ( Dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn phân tích đề.
+ Người thợ làm việc từ lúc nào?
+ Người thợ làm việc đến khi nào?
+ Từ lúc 7 giờ 30 phút đến 12 giờ người đó làm được mấy dụng cụ?
+ Muốn biết người đó làm 1 dụng cụ hết bao lâu chúng ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm vào vở.
Bài 1
- 1 HS đọc.
- HS làm.
Bài 2
1 HS đọc.
+ Người thợ bắt đầu làm việc từ lúc 7 giờ 30 phút.
+ Người thợ làm việc đến 12 giờ.
+ Người thợ làm 3 dụng cụ.
+ Ta phải tính quãng thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ rồi chia cho 3.
Bài làm
Thời gian người thợ làm 3 dụng cụ là:
 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian người thợ làm 1 dụng cụ là:
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số : 1 giờ 30 phút
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách chia số đo thời gian cho một số.
- GV gọi HS lên bảng làm tính
- Nhận xét và tuyên dương HS.
Về nhà xem lại bài , tập làm tính chia số đo thời gian, chuẩn bị bài: Luyện tập
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS lên bảng tính: 24 giờ 30 phút : 2
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC
Tiết : 51
BÀI: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
 - Sau giờ học, HS biết: Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
2. Kĩ năng: 
 - Chỉ ra được những bộ phận chính của nhị và nhuỵ 
 Kể tên được các bộ phận chính của nhị và nhụy.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Tranh SGK.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
20’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tiết trước em học bài gì?
GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi của bài.
+ Thế nào là sự biến đổi hóa học?
+ Hãy kể tên các vật chất và năng lượng mà em đã học?
+ Dung dịch và hỗn hợp giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét. 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Có nhiều loại thực vật với quá trình sinh sản khác nhau. Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Hát
- 2HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Nhị và nhụy. Hoa đực và hoa cái
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2 trang 104 SGK và cho biết:
+ Tên cây.
+ Cơ quan sinh sản của cây đó.
- Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
- Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
- Kết luận: Hoa có hoa đực, hoa cái. Điều đó được phân biệt dựa vào nhị, nhuỵ.
+ Trên cùng một loài cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?
- GV cho HS xem tranh (ảnh) hoa sen và hoa râm bụt.
+ Các em hãy quan sát bông hoa mướp và cho biết tên hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái?
+ Vì sao em lại có thể phân biệt được hoa đực và hoa cái?
- HS quan sát và 2HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: Câu dong riềng. Cơ quan sinh sản của cây dong riềng là hoa.
+ Hình 2: Cây phượng. Cơ quan sinh sản của cây phượng là hoa.
- Cây phượng và cây dong riềng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.
- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
+ Trên cùng một cây có hoa đực và hoa cái.
- 2 HS nối tiếp nhau đánh dấu tranh vẽ lên bảng.
+ Quan sát:
+ Hình 5a: hoa mướp đực.
+ Hình 5b : hoa mướp cái.
+ Vì ở hoa mướp cái phần từ nách đến đài hoa có hình dạng giống quả mướp nhỏ.
Hoạt động 2 : Phân biệt hoa có cả nhụy và nhị với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia nhóm mỗi nhóm 6 – 7 HS.
+ Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS: cả nhóm cùng quan sát từng bong hoa mà các thành viên mang lại lớp để chỉ xem đau là nhị, đâu là nhụy và phân loại các bong hoa của nhóm thành 2 loại: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy sau đó ghi kết quả vào phiếu.
+ GV đi giúp đỡ từng nhóm.
+ GV kẻ nhanh bảng như trong phiếu của HS lên bảng.
- Gọi tùng nhóm báo cáo, GV ghi tên các loài hoa vào bảng thích hợp.
- GV tổng kết ý kiến của HS. Hỏi xem có HS nào biết các loài hoa có cả nhụy và nhị hoặc chỉ có nhị hoặc nhụy khác. GV ghi bảng.
- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm cử 2 HS lên bảng báo cáo:
+ VD1: Hoa có cả nhị và nhụy là hoa phượng.
+ VD 2: Giỏ hoa phượng thật hoặc tranh (ảnh) cho cả lớp cùng xem.
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhi (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái)
Phượng
Bầu
Dong riềng
Bí
Râm bụt
Mướp
Sen
Dưa hấu
Đào
Dưa lê
Mơ
Mận
- GV Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Ở cây có hoa đơn tính có kiểu sinh sản đơn tính ; ở cây có hoa lưỡng tính thì có kiểu sinh sản lưỡng tính. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hoa lưỡng tính.
- GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở. Lưu ý HS không ghi chú a, b, c, d, e, g mà ghi trực tiếp lên sơ đồ bộ phận chính của nhị và nhụy.
- GV vẽ sơ đồ nhị và nhụy hoa lưỡng tính lên bảng.
- Gọi HS lên bảng ghi chú thích vào sơ đồ và nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- Gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn.
- GV xóa chú thích mô hình trên bảng và gọi Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của nhị và nhụy.
- 1HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét.
- 3HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- HS nêu
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : 51
BÀI: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. 
 - Nhận biết và phân biệt các từ thuộc chủ đề trong câu, đoạn.
 - Tích hợp các kiến thức về câu, củng cố kiến thức về danh từ.
 Cả 3 nhóm làm các bài tập trong sgk.
Kĩ năng: 
 - HS biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để viết, nói đoạn văn theo chủ đề.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS bảo vệ và phát huy truyền thống của dân tộc và tinh thần yêu nước.
4. Năng lực: - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Bảng nhóm.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em cùng mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
- HS trả lời
- HS nhắc lại .
Hoạt động 1: HS làm bài tập 2, 3.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV phát bút dạ và phiếu cho 2 nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải.
- Gọi HS đọc lại kết quả.
Bài 2
- HS đọc, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- Làm việc nhóm đôi.
- HS làm bài trên phiếu.
- Trình bày.
- HS đọc
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau)
Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người cùng biết
Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tin, truyền tụng
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Truyền máu, truyền nhiểm.
- Em hiểu nghĩa của từng từ ở bài 2 như thế nào? Đặt câu với mỗi từ đó.
Từ và giã của từ:
+ Truyền nghề: trao lại nghề mình biết cho người khác.
4 HS nối tiếp nhau giải thích nghĩa và đặt câu.
+ Ông là người truyền nghề nấu bánh đúc cho cả làng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV nhắc HS đọc đoạn văn, phát hiện các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV đính lên bảng tờ phiếu kẻ bảng phân loại.
- GV tổ chức HS làm việc theo 3 nhóm GV phát bút dạ và phiếu cho 3 nhóm.
- Gọi HS trình bày kết qủa.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả.
Bài 3
- Đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo 3 nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày.
Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Đình Giót
Những từ ngữ chỉ vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc ta.
Nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, Mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên bờ sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nêu lại các nghĩa của từ truyền.
- Nhận xét, nhắc HS vận dụng các từ vào trong viết nói.
- Dặn HS sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc các em mới được biết qua bài học. Chuẩn bị bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
MÔN: LỊCH SỬ
Tiết: 26
BÀI: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
 - Học xong bài này, HS biết: Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
2. Kĩ năng: 
 - HS biết nhớ và kể lại được sự kiện lịch sử về quân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên phủ trên không”
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS biết tự hào và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng của dân tộc ta.
 - LSĐP: G/t di tích đình An Trạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Tranh SGK, lược đồ SGK
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và đánh giá.
+ Cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam vào thời gian nào ?
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ ?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài:
+ Chiến thắng của quân và dân ta những ngày cuối tháng 12-1972 tại Hà Nội trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất và ý chí “quyết thắng Mĩ” của dân tộc ta.
-Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng vẻ vang này.
- Hát
 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi .
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng bom B52 bắn phá Hà Nội. 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 .
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52 ?
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52 .
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp .
- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời.
+ Sau cuộc tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam.Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết hiệp định Pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN.
+ Máy bay B52 là loại máy bay hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100-200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn gọi là “pháo đài bay”.
+ Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí hiệp đinh Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- Mỗi vấn đề 1 Hs phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ ?
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội .
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội .
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
GV hỏi cả lớp :
Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì 
- HS làm việc theo 3 nhóm, mỗi nhóm cùng thảo luân và ghi ý kiến của nhóm vào bảng nhóm.
Kết quả thảo luận tốt là :
+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30-12-1972 .
+ Mĩ dùng B52 loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe .
+ Ngày 26-12-1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội, Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người đã chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ.với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ .
+ Cuộc tập kích của máy bay B52 của Mĩ bị đập tan: 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất
 trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc .Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không “ 
 3 đại diện của 3 nhóm HS lần lượt đính bảng nhóm lên bảng, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
5’
Hoạt động 3 : Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống phá máy bay Mĩ ném bom.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau :
+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng ĐBP trên không ?
+ GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi một HS nhắc lại nội dung bài học.
- LSĐP: G/t di tích Đình An Trạch
- Về nhà đọc lại bài
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm việc theo cặp, hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi ý kiến, trả lời câu hỏi để tìm ý nghĩa:
+ Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận ĐBP năm 1954 .
- HS trả lời.
- HS nhắc lại
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 52
BÀI: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Đọc trô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc