Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Toán Tiết 106

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. Đồ dùng dạy – hoc:

 GV: Bảng nhóm

 HS : Vở nháp

 

doc 33 trang cuongth97 5550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
HĐTT
CHÀO CỜ
Thể dục:
NHẢY DÂY. PHỐI HỢP MANG VÁC
TRÒ CHƠI:LÒ CÒ TIẾP SỨC"
I. Mục tiêu
1. Về phẩm chất: 
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Thực hiện tập phối hợp chạy - mang vác.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chỗ.
- Chơi trò chơi"Nhảy lò cò tiếp sức".
2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực thể chất.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Yêu cầu thuần thục động tác 
- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.
- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm. Sân trường 
2. Phương tiện.
- Giáo viên. + Còi (1 cái), bóng.
- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, dây tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học 
Phương pháp - tổ chức
Nội dung
- Đội hình nhận lớp
o o o o o o o o
o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến ngắn gọn nội dung, yêu cầu của tiết học.
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
- Đội hình khởi động.
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Lớp tập dưới sự điều hành của cán sự, GV quan sát hướng dẫn HS tập.
2. Khởi động. 2L x 8N
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay.
- ép dây chằng ngang, dọc.
- Trò chơi “Bóng chuyền sáu”.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, do tổ trưởng điều khiển.
 o o o o o o o o N1 
 o o o o o o o o N2 
 o o o o o o o o N3
 r GV
+ GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS.
* Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần.GV biểu dương tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
- Học "Nhảy dây bật cao"
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
B. Phần cơ bản. 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm. Lần cuối tổ chức thi đua giữa các tổ, nhảy tính theo thời gian xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất.
- Tập bật cao và tập chạy- mang vác.
Tập bật cao theo tổ.GV làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho HS bật nhảy thử một vài lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của GV.
Tập phối hợp chạy- mang vác theo từng nhóm 3 người.
GV làm mẫu 1 lần , sau đó HS tập theo.
- Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức".
- GV nêu tên trò chơi, yêu cầu HS nhắc lại cách chơi. Sau đó cho HS chơi theo từng nhóm.
- Đội hình hồi tĩnh
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- GV nhận xét, đánh giá đến từng hoạt động của HS trong tiết học.
- GV hướng dẫn học sinh tập luyện thêm ở nhà.
C. Phần kết thúc. 
1. Hồi tĩnh. 2L x 8N
- Động tác hít thở sâu. 
- Thả lỏng chân, tay, thân người.
2. Nhận xét, đánh giá giờ học.
- ý thức của HS trong giờ học.
3. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng, nhảy dây.
Toán Tiết 106
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. Đồ dùng dạy – hoc:
 GV: Bảng nhóm 
 HS : Vở nháp 	
III.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động:
- HS hát 
- Giới thiệu bài cũ.
- Nghe
2. Thực hành luyện tập:
- Gọi 2HS làm bài bảng lớp ; HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 1:
- 1 HS đọc BT1; lớp đọc thầm.
Bài giải
a) 1,5 m = 15dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
( 25 + 15 ) 2 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
1440 + (25 15) 2 = 2190(dm2)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
- Gọi 1HS đọc BT 2.
- Cho Hs tự phân tích bài toán và tìm cách giải.
( + ) 2 = ( m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 + () 2 = (m2)
Đáp số: a. 2190 dm2; b. m2
Bài 2:
- 1HS đọc BT 2; lớp theo dõi trong sgk.
- HS làm bài vào bảng nhóm. Lớp làm vào vở.
-Chữa bài nhận xét
- Gọi 1HS đọc y/c BT 3; lớp đọc thầm.
- Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở nháp theo các bước:
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích
toàn phần của hai hình.
+ So sánh với các câu nhận xét để chọn câu phù hợp.
- Nhận xét, chốt lại
Bài giải
8dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thùng là:
(m2)
Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là:
 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2
Bài 3:
- 1HS đọc BT 3; lớp theo dõi trong sgk.
- Thực hiện theo y/c của GV; báo cáo kết quả.
a. Đ b. S c. S d. Đ
Tập đọc Tiết 43
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
 I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
2. Kỹ năng: - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi ; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*GDQPAN: Cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.
II. Đồ dùng dạy – hoc:
GV: Màn chiếu
HS: 
III.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động:
-Em hãy nêu tên của chủ điểm tuần này?
- Tên của chủ điểm, tranh minh hoạ chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những ai?
2. Khám phá: 
HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc.
- Gọi 1HS đọc, y/c lớp theo dõi.
- Cho HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
- Gọi 1HS đọc phần Chú giải trong sgk.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài
+ Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài?
-Y/c HS đọc thầm bài văn theo đoạn, toàn bài suy nghĩ trả lời các câu hỏi cuối bài:
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào ?
+Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- Cho hs quan sát trên màn chiếu nội dung bài.
- GDQP-AN: cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS phân vai đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật và nội dung bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. GV kết luận về giọng đọc.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 4:
- Đọc mẫu
- Nhận xét, đánh giá.
3. Vận dụng
- Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”.
+ Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
+ Tên của chủ điểm và tranh minh hoạ gợi cho chúng ta nghĩ đến những con người luôn giữ gìn cuộc sống thanh bình cho mọi người như các chú công an, bộ đội biên phòng.
- Nghe
- 1 HS đọc cả bài; lớp theo dõi 
- Chia đoạn
Bài chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thì để cho ai?
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 8 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (đọc 2 lượt)
- 1HS đọc phần Chú giải; lớp đọc thầm.
- Luyện đọc bài theo cặp
- Nghe, theo dõi
+ Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
+ Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
- Thực hiện theo y/c của GV
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.
+ Ở đây đất rất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu nay của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
+ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đau đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
- Hs trả lời
Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
(VD: Để khắc phục những hạn chế của Nghị định 67, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, để ngư dân yên tâm, vững vàng vươn khơi xa bám biển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2018/NĐ-CP. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định chính sách đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế; chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư và một số chính sách khác nhằm phát triển kinh tế thủy sản. Nghị định 17 có hiệu lực thi hành từ ngày 25-3-2018.
- 4HS đọc theo cách phân vai.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi ; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
- Nghe, theo dõi
- Luyện đọc cá nhân.
- 3 – 4HS thi đọc diễn cảm.
Chính tả ( nghe - viết ): Tiết 22
HÀ NỘI
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về cách viết hoa danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Kỹ năng: - Nghe - viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội.
- Tìm và viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy – hoc:
HS: Vở viết bài.
III.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng	
2. Hướng dẫn viết chính tả: 
a, Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
- Đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội
+ Chong chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?
+ Nội dung đoạn thơ là gì ?
b, Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
c, Viết chính tả
- Đọc bài viết theo từng dòng thơ.
d, Soát lỗi, chấm bài.
- Đọc lại bài viết.
- Chấm nhận xét chung.
3. Thực hành:
- Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn?
+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
- Y/c HS thảo luận theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tiếp sức bảng lớp.
Nhận xét, đánh giá
4. Vận dụng: 
- Nhận xét giờ học.
- Nghe, theo dõi.
+ Đó là cái quạt 
+ Bạn nhỏ mới đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
- tìm và nêu các từ vừa tìm được. 
VD: Hà Nội, chong chóng, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, Chùa Một Cột, phủ Tây Hồ...
- Gấp sgk, nghe – viết bài
- Soát lỗi
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2; lớp đọc thầm.
+ Tên người : Nhụ
+ Tên địa lí Việt Nam : Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
+ Khi viết tên người tên điạ lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Bài 3: 
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3; lớp theo dõi trong sgk.
Thực hiện theo y/c của gv.
VD:
a. Tên người:
VD: (Bạn nam): Lý Quốc Hải
(Bạn nữ): Nguyễn Ngọc Diệp
(Anh hùng nhỏ tuổi): Lê Văn Tám
b. sông Lô, sông Hồng, 
hồ Hoàn Kiếm, núi Nghĩa Lĩnh, núi
Ba Vì, xã Minh Thanh
Đạo đức : Tiết 22
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết2)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể được một số công việc của UBND xã ( phường) đối với trẻ em trên địa phương.
2. Kỹ năng: Biết được trách nhiệm của mỗi người dân phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường).
3. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: Phiếu học tập 
- HS: VBT
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1Khởi động:
-Hs hát một bài
2. Thực hành luyện tập: 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
- GV mời đại diện trình bày ý kiến. 
* GV kết luận : 
+ Tình huống (a): Nên vận động các bạn tham gia ký tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Tình huống (b) Nên đăng ký tham gia sinh hoạt hè tại các nhà văn hoá phường.
+ Tình huống (c) Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo ủng hộ vùng sâu vùng xa. 
- Cho 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
* GV Kết luận: UBND xã phường luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham đóng góp ý kiến là một việc làm tốt. 
3. Vận dụng
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. 
1.Học sinh ghi đầu bài: 
UBND xã (phường) em (tiết 2)
Bài tập 2
- HS thảo luận theo các câu hỏi 
( Trong phiếu ht)
- HS trình bày ý kiến về cách đánh giá của mình.
- Lớp bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
NGLL: 
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: : Ôn tập củng cố một số kiến thức đã học. Hiểu biết lịch sử quê hương đất nước 
- Yêu mến và tự hào về lịch sử quê hương ,đất nước mình. Hát những bài hát về Đảng, về mùa xuân kết hợp tìm hiểu truyền thống của Đảng ta.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em.
3. Thái độ: Giáo dục h/s tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, yêu quê hương đất nước. 
4. Phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm
II. Đồ dùng daỵ học: 
GV: 
HS: Các bài hát thuộc chủ điểm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- HS hát bài về quê hương.
- Giới thiệu bài
2. Khám phá –luyện tập:
*GV đọc lịch sử ngày thành lập Đảng 
+ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu ? do ai chủ trì ? 	
+ Năm 1929 nước ta có bao nhiêu tổ chức Đảng cộng sản ra đời ?
- Ai là tổng bí thư đầu tiên của Đảng?
*Tìm và hát những câu hát ca ngợi các nhân vật lịch sử của đất nước ta .
- Chọn đội hình tham gia chơi :
- Luật chơi : Các đội lần lượt tìm bài hát trong đó có câu hát ca ngợi nhân vật lịch sử của đất nước ta .Đội nào hát được nhiều bài hát hơn thì đội đó sẽ chiến thắng cuộc .
- GV tổ chức cho học sinh chơi .
- GV nhận xét và tuyên dương 
3. Vận dụng
 - Về tìm tranh ảnh và những bài hát ca ngợi Đảng ,thanh niên Việt Nam .
- Sưu tầm bài hát,bài thơ Đảng và mùa xuân.
 - Chú ý lắng nghe.
- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản diễn ra ở Hồng Kông ( Trung Quốc ) do Nguyễn ái Quốc chủ trì .
- Năm 1929 nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời.Đông Dương cộng sản Đảng ,An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên Đoàn 
-Đ/c Trần Phú
- Gồm hai đội mỗi đội 5 học sinh .
Học sinh chơi .
 Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021
Toán: Tiết 107
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ 
DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: Nắm được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
3. Thái độ: GD HS tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực tư duy và lập luận toán học
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: Hình lập phương, màn chiếu
- HS: Vở, nháp
III.Các hoạt động dạy học:
Hộng của của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
-Thi nhắc cách tính diện tích xung quanh và diện toàn phần HHCN
2. Khám phá: 
- GV cho HS quan mô hình trên máy.
+ Các mặt của hình lập phương đều là hình gì?
+ Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của hình lập phương?
- GV hướng dẫn để HS nhận biết được Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau.
+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm thế nào?
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào? 
- Cho HS tự tính Sxq và Stp của hình lập phương
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
- GV nhắc quy tắc của bài.
3. Luyện tập:
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, KT chéo.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu 2.
- Chữa bài, nhận xét 
4. Vận dụng:
- HS ghi bài: Diện tích Xq và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS quan sát hình
- Các mặt của hình lập phương đều là hình vuông bằng nhau.
- 1 HS lên chỉ các mặt XQ của HLP
- Lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Bài giải
- Sxq của hình lập phương đó là:
 (5 5) 4 = 100 (cm2)
- Stp của hình lập phương đó là:
 (5 5) 6 = 150 (cm2)
 Đáp số: 100cm2;150 cm2
* Quy tắc: (SGK tr.111)
- 3 em đọc 
 Bài tập 1 (111):
- HS làm vào nháp.
Bài giải
 Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
 (1,5 1,5) 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (1,5 1,5) 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9 m2 ; 
 13,5 m2
Bài 2(111) HS làm bài vào vở
Bài giải:
Diện tích bìa cần dùng để làm hộp không nắp là:
 (2,5 2,5) 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
Luyện từ và câu: Tiết 43
 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết - kết quả; Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện-kết quả, giả thiết- kết quả bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
2. Kĩ năng: Nắm chắc kiến thức để viết văn tốt.
3. Thái độ: GD HS tích cực, tự giác trong học tập.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: Bảng phụ ghi bài 2.
- HS: Vở viết
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS thi đặt câu có cặp QHT nguyên nhân - kết quả 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi vở
2.Luyện tập:
- Cho HS đọc yêu cầu
- Nhắc lại về quan hệ điều kiện, giả thiết kết quả.
- HS dưới lớp điền nháp
- Cho HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét
- Cho HS nêu yêu cầu bài 3.
 - GV nhận xét
3. Vận dụng:
- Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.
- HS ghi bài: Nối các về câu ghép bằng 
quan hệ từ
Bài 2(39)
- Tìm các quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ chấm để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả; giả thiết - kết quả
- 1HS điền bảng phụ
a) Nếu (nếu mà, nếu như) thì (giả thiết -kết quả)
b) Hễ - thì - (giả thiết-kết quả)
c) Nếu (giá)- thì - (giả thiết- kết quả)
Bài 3: Thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc- giả thiết
 - HS làm vào vở.
 a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- HS tự viết bài
.
Kể chuyện: Tiết 22
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình.
- Biết trao đổi với bạn về mưu trí tài tình của của ông Nguyễn Khoa Đăng.
+ Rèn kỹ năng nghe: Nghe cô kể truyện, ghi nhớ nội dung câu chuỵên.
- Nghe bạn kể truyện, nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh câu chuyện
- HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Khám phá: 
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2: Kể theo tranh.
-Tìm hiểu nội dung chuyện:
- Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
- Ông đã làm gì để tên ăn trộm tiền phải hiện nguyên hình?
- Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
- Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
3. Thực hành: 
-Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Kể nối tiếp.
-Kể toàn bộ câu chuyện.
-Hs kể chuyện trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
4. Vận dụng: 
- Hs nói thêm những hiểu biết của mình về Ông Nguyễn Khoa Đăng.
HS ghi đầu bài
-Lắng nghe.
-Theo dõi.
- Ông là vị quan án có tài xử kiện được mọi người mến phục.
 - Ông cho bỏ tiền vào chậu nước thì biết hắn là kẻ ăn trộm.
- Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu khiêng hòm có quân sĩ bên trong qua chuông để dụ bọn cướp.
- Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang.
- Kể theo nhóm đôi.
-Tiếp nối kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.
-HS tự kể
Tiếng việt: 
ÔN TẬP TIẾT 1
Khoa học: Tiết 43
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp phòng cháy , bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.
2. Kĩ năng: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. Biết công dụng của một số loại chất đốt.
3. Thái độ: GD học sinh kĩ năng sử dụng an toàncác loại chất đốt và biết tiết kiệm các loại chất đốt.
 * Tích hợp GDTNMT Biển và đảo: Học sinh hiểu vai trò của nguồn tài nguyên biển: dầu mỏ; có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm chất đối..
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: SD tranh sgk
- HS: SGK, VBT
III.Các hoạt động dạy học:
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Năng lượng chất đốt được sử dụng trong cuộc sống thế nào ?
2. Khám phá:
- Thảo luận về một số biện pháp phòng cháy , bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.
- Làm việc theo nhóm 4.
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
* GT tài nguyên biển: Dầu mỏ
+ Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ? 
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình
 em ?
+ Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu ?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó ?
* Liên hệ: sử dụng an toàn tiết kiệm các loại chất đốt. 
+ GV nhận xét, bổ sung. 
- Cho HS quan sát tranh ảnh .
3.Vận dụng:
- Thực hiện sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở gia đình.
- HS trả lời
- Thảo luận nhóm 4
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm 
- Đun nhỏ lửa, dùng xong tắt bếp ngay.
- Củi, ga, than, ...
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt, 
- Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường. 
- Biện pháp: Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao.
- HS Liên hệ
- Nhận xét
Kĩ thuật: Tiết 22
LẮP XE CẦN CẨU ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. 
2. Kĩ năng: Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. GD HS biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: Mẫu xe cần cẩu đó lắp sẵn, bộ lắp ghép của GV
- HS: Bộ lắp ghép.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá:
GV cho hs quan sát xe cần cẩu đó lắp mẫu.
- Kể tên các bộ phận của xe cần cẩu .
GV kết luận:
 -Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 - Hướng dẫn chọn các chi tiết
 -Lắp từng bộ phận 
 - Gia đỡ cần cẩu 
 - Lắp cần cẩu
 - Lắp các bộ phận khác
 - Lắp ráp xe cần cẩu 
3. Thực hành:
- Cho hs thực hành lắp xe cần cẩu
-Hướng dẫn theo dõi các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Gọi hs nêu lại các bước 
- Nhận xét và bổ sung hoàn thiện các bước lắp 
4. Vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người về cách lắp ghép mô hình xe cần cẩu.
- Tìm hiểu thêm các cách lắp ghép mô hình khác
- HS nghe, ghi bài
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Xe cần cẩu gồm các bộ phận: giá đỡ cần cẩu, lắp cần cẩu, lắp các bộ phận khác, lắp ráp xe cần cẩu
 a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
 b) Lắp từng bộ phận 
 - HS theo dõi các bước 
- Lắp ráp xe cần cẩu
- HS nêu
- HS tập lắp từng bộ phận 
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021
Toán : Tiết 108
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
2. Kĩ năng: Biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học, vận dụng vào tính thực tế.
4. Năng lực: Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: màn chiếu bài 2.
- HS: Bút chì
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS tổ chức thi giữa các nhóm: Nêu quy tắc tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài: ghi đề bài
2. Thực hành luyện tập:
 - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu.
- GV cho hs quan sát màn chiếu, hướng dẫn HS làm bài. 
- Gọi HS trình bày.
- Cho cả lớp và GV nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS khoanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phải giải thích tại sao.
- Cho cả lớp và GV nhận xét.
4. Vận dụng: 
- Vận dụng cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày.
HS ghi đầu bài.
Bài1 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào vở. 
- 1HS lên bảng làm bài
- 1HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
Đổi: 2m 5 cm = 2,05 m 
 Diện tích xung quanh của HLP đó là:
 (2,05 2,05) 4 = 16,81 (m2)
 Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (2,05 2,05) 6 = 25,215 (m2)
 Đáp số: 16,81 m2 ; 25,215 m2
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu.
 - HS làm bài.
- ĐS:
 Hình 3 và hình 4.
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
 Kết quả:
 a) S b) Đ c) S d) Đ
Tập đọc: Tiết 44
 CAO BẰNG
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng. Từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy học:.
- GV: Màn chiếu.
- HS : SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Cho HS thi đọc diễn cảm bài “Lập làng giữa biển” và trả lời câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá:
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.GV tóm tắt nội dung, Hướng dẫn cách đọc
- Chia khổ.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1:
+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
- Cho HS quan sát ảnh các đèo.
+ Đoạn 1 ý nói gì ?
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách của người cán bộ ?
* Khổ thơ 2,3 nói gì ?
- Cho HS đọc các khổ thơ còn lại:
+Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân cán bộ ?
+ Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì ?
+ Khổ thơ 4,5 ý nói gì ? 
- Nội dung chính của bài là gì ?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
- HS nhẩm học thuộc lòng.
- Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- GV nhận xét, bình chọn HS đọc hay.
4.Vận dụng: 
- Cho HS quan sát tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở Cao Bằng trên màn chiếu.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
HS ghi đầu bài
- Bài có 5 khổ thơ. 
- HS đọc nhóm 2.
- HS đọc khổ thơ 1:
+ Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc nói lên địa thế rất đặc biệt của Cao Bằng.
- HS quan sát Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc.
* Địa thế đặc biệt của Cao Bằng.
- HS đọc khổ thơ 2, 3:
+ Mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như đất.
*Lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng.
-HS đọc các khổ thơ còn lại:
+Khổ 4: Tình yêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_ban_dep_2_cot.doc