Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 31: Bài: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi.

o Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Trả lời câu hỏi 1,2,3.

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc

+ HS: SGK.

 

docx 37 trang cuongth97 09/06/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 16
CÁCH NGÔN: Thời giờ là vàng bạc
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
20-12-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
16
31
76
16
16
-Sinh hoạt dưới cờ
-Thầy thuốc như mẹ hiền.
-Luyện tập
-Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên Giới
-Hợp tác với mọi người xung quanh
Thứ Ba
21-12-2021
L từ&câu
Toán
Khoa học
Kể chuyện
31
77
31
16
-Tổng kết vốn từ
-Ôn các kiến thức đã học (Toán)
-Sự biến đổi hóa học
-Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ Tư
22-12-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
32
78
/
31
16
-Thầy cúng đi bệnh viện
-Luyện tập
GV chuyên
-Tả người (Kiểm tra viết)
-Ôn các kiến thức đã học (toán; LTVC)
Thứ Năm
23-12-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ&câu
NGLL
16
79
32
32
16
-Nghe viết : Về ngôi nhà đang xây, Người mẹ của 51 đứa con
-Luyện tập
-Sự biến đổi hóa học (tt)
-Tổng kết vốn từ (tt)
-Thi văn nghệ giữa các nhóm
Thứ Sáu
24-12-2021
Tập L văn
Mĩ thuật
Toán
Địa lí
HĐTT
32
/
80
16
16
-Ôn tập tả người
-GV chuyên
-Ôn các kiến thức đã học
-Ôn các kiến thức đã học (Toán)
-Tổng kết tuần
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2021
Môn:	Tập đọc
Tiết 31: 	Bài:	THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi.
Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Trả lời câu hỏi 1,2,3.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Học sinh lần lượt đọc bài.
- HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
Luyện đọc.
2 HS đọc toàn bài
HS đọc nối tiếp từng đoạn. (Sửa chữa HS đọc sai)
HS luyện đọc theo cặp
Từ khó: Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng
 GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại
Từ ngữ: 
 Bài chia làm mấy đoạn.
Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* HS đọc đoạn 1 và2
Giáo viên giao câu hỏi yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm.
	+ Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài 
GV chốt 
Yêu cầu HS nêu ý 1
+ Câu 2: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
GV chốt 
vYêu cầu HS nêu ý 2
- Giáo viên chốt: tranh vẽ phóng to.
 * HS đọc đoạn 3
	+ Câu 3: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Giáo viên chốt.
vYêu cầu HS nêu ý 3
 + Giáo viên cho HS thảo luận rút ý nghĩa bài?
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh luyện đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
* Thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Đọc diễn cảm toàn bài (2 học sinh đọc) ®
Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
Rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp.
Cả lớp đọc thầm.
HS phát âm từ khó, câu, đoạn.
Lần lượt HS đọc nối tiếp các đoạn.
+ Đoạn1:“Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đoạn 2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Học sinh đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc từng phần để trả lời câu hỏi.
+ Lãn Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ them gạo, củi
-HS trả lời
vÝ 1: Tài năng và lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn Ông. 
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.
vÝ 2: Ông là người có lương tâm và trách nhiệm.
- Học sinh đọc đoạn 3.
+	Ông được vào cung chữa bệnh, được tiến chỉ chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
+ Cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
vÝ 3: Lãn Ông không màng danh lơị
 Chỉ chăm chăm làm việc nghĩa
·Ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thi độ thán phục tấm lồng nhân ái, không mang danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
Chú ý nhấn giọng các từ: 
không có tiền, 
không ngại khổ, 
- Lần lượt học HS đọc diễn cảm cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
- HS đọc toàn bài
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2021
Môn:	Toán
 Tiết 76: 	 Bài:	 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết tính tỉ số phần trăm của 2 số và ứng dụng trong giải toán.
 BT1,2
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Giấy khổ to A 4, phấn màu, phiếu bài tập
+ HS: Bảng con vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi truyền điện dạng toán %
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm: nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).
* Bài 1:Tính (theo mẫu)	
Phương pháp giải 
Quan sát ví dụ mẫu và áp dụng các công thức với tỉ số phần trăm:
A% + B% = (A + B)%
A% - B% = (A - B)% 
A% x B = (A x B)% 
A% : B = (A : B)% 
·Mẫu:
* 6% + 15% = 21% Vì: 
* 
· Lưu ý khi làm phép tính đối với tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính của cùng một đại lượng.
	vHoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
 * Bài 2:
Phương pháp giải 
Áp dụng cách tìm tỉ số của hai số A và B:
- Tìm thương của A và B.
- Nhân thương đó với 100 và viêt thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
a) Đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch cả năm?
b) Hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức kế hoạch cả năm bao nhiêu phần trăm?
• Dự định trồng:
+ Thôn Hòa An:? (20 ha)
· Đã trồng:
+ Hết tháng 9 : 18 ha
+ Hết năm : 23,5 ha
a) Hết tháng 9 Thôn Hòa An thực hiện? % kế hoạch cả năm 
 b) Hết năm thôn Hòa An? % vàvượt mức? % cả năm
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
- Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm” (tt)
- Nhận xét tiết học
+ Thảo luận nhóm 4
*Học sinh đọc đề
 (Trao đổi theo mẫu)
 Các nhóm trình bày cách tính.
Giải:
27,5% + 38% = 65,5% 
30% - 16% = 14%
14,2% x 4 = 56,8%
216% : 8 = 27%
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
 * Học sinh đọc đề.
Học sinh phân tích đề.
Giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được là:
: 20 = 0,9 = 90 %
b) Đến hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5 %
Thôn Hòa An đã vượt mức kế hoạch:
 117,5 % - 100 % = 17,5 %
Đáp số: a) Đạt: 90%
b) + Thực hiên: 117,5%
+ Vượt mức: 17,5%
Hoạt động cá nhân.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2021
Môn:	Lịch sử
Tiết 16: 	Bài: 	HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM 
SAU CHIẾN DỊCH BIẾN GIỚI
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết hậu phương được mở rộng và vững mạnh; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận. Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ giương mẩu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
 Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
+ HS: xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950.
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950?
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về hậu phương ta vào những năm sau chiến dịch biên giới.
Mục tiêu: Nắm khái quát hậu phương nước ta sau chiến dịch biên giới.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
GV nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
 GV đưa nội dung sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục
® Giáo viên nhận xét và chốt.
v	Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.
Mục tiêu: Nắm nội dung chính của bài.
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
- Kể tên một trong bảy anh hùng được Đại hội chọn và kể sơ nét về người anh hùng đó.
- Chuẩn bị: “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
Đại diện 1 số nhóm báo cáo.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đảng đề ra nhiệm vụ:
- Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
1. Tượng đài đ/c Cù Chính Lan
2. Tiểu sử
Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Cù Khắc Nhượng, mẹ là bà Hồ Thị Hạ. Anh là con thứ ba và là con út. Mẹ mất khi anh mới 4 tuổi. Sau đó cha anh tục huyền với bà Hồ Thị Hoe và sinh hạ tiếp 4 người con nữa. Gia đình nghèo, từ nhỏ anh phải lao động vất vả để giúp đỡ sinh kế cho gia đình. Thuở nhỏ, anh còn có tên là "cu Nâu".
3. Cuộc đời chiến đấu
4.Dấu ấn của anh 
+ Đại diện nhóm trình bày
Ghi nhớ: Sau năm 1950, hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp.
- HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/ 1952) 
- HS nêu cảm nghĩ 
-Học sinh đọc ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 20/12/2021
 Môn: Đạo đức
Tiết 16: Bài: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được một số biẻu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. 
Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. 
Có kỹ năng hợp tác với bạn nè trong các hoạt động của lớp, của trường. Có thái độ mong muốn sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo với mọi người trong công việc của lớp, của trường của gia đình, của cộng đồng. 
Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. 
Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT và NL&TK.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ?
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Tìm hiểu tranh tình huống (Trang 25 SGK)
Yêu cầu xử lí tình huống theo tranh trong SGK.
Yêu cầu HS chọn cách làm hợp lí nhất.
Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
vHoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận các nội dung BT 1.
+ Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?
Kết luận: Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi, 
BVMT:Em hãy kể những việc mà đã hợp tác với mọi người, với bạn bè, gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương để bảo vệ môi trường?
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Bày tỏ thái độ ( BT 2)
- GV kết luận từng nội dung:
(a), (d): tán thành
(b), (c): Không tán thành
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ (SGK) 
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
Em hãy nêu những kết quả đã thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng ở địa phương em?
GV Kết luận:
Từng cặp HS thực hành nội dung SGK/ 27 
Nhận xét, khuyến khích HS thực hiện theo những điều đã trình bày.
 Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Thảo luận nhóm bàn 
-Học sinh suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm 4.
-Thảo luận nhóm 4.
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
BVMT:Nhóm thảo luận trả lời trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
- HS giải thích lí do
Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh nêu lớp nhận xét
- Học sinh thực hiện.
- Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2021
Môn:	 Luyện từ và câu
Tiết 31: 	Bài:	TỔNG KẾT VỐN TỪ
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: Nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. 
Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm BT 2.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to bài 3 - Bài tạp 1 in sẵn.
+ HS: Từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
 Bài cũ:
- Học sinh lần lượt sửa bài tập 
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu ví dụ về những hành động thể hiện tính cách trên hoặc trái ngược những tính cách trên.
 *Bài 1:
GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm 8.
Giáo viên nhận xét – chốt.
Sửa loại bỏ những từ không đúng 
Sửa chính tả.
Khuyến khích học sinh khá nêu nhiều ví dụ.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người 
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo, .
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn .
Dối trá, gian dối, gian manh, gian giáo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, 
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạng, dám nghĩ dám làm, gan dạ .
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược, .
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó, 
Lười biếng, lười nhác, đại lãn, 
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Hướng dẫn HS biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
 * Bài 2:
Gợi ý: Nêu tính cách của cô Chấm (tính cách không phải là những từ tả ngoại hình).
Những từ đó nói về tính cách gì?
* Gợi ý: trung thực – nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ xúc động.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
 Trung thực thẳng thắn: 
+ Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng
+ Nghĩ thế nào Chấm dám nói thế.
+ Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Với mình, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không bị ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.
 Chăm chỉ: 
+ Chấm cần cơm và lao động để sống
+ Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
+Tìm từ ngữ nói lên tính cách con người.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ ”(tt)
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
*Học sinh trao đổi về câu chuyện xung quanh tính cần cù.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Học sinh thực hiện theo nhóm 6.
Đại diện 1 em trong nhóm dán lên bảng trình bày.
Hoạt động nhóm đôi 
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi – Trao đổi, bàn bạc (Nêu tính cách của cô Chấm).
Lần lượt học sinh nêu.
Giản dị: 
+ Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.
Giàu tình cảm dễ xúc động: 
+ Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt.
Cả lớp nhận xét.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
Trung thực – nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ xúc động.
- Học sinh nêu từ ® mời bạn nêu từ trái nghĩa.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2021
Môn:	Toán
Tiết 77:	 Bài: 	 LUYỆN TẬP
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết tìm một số phần trăm của một số. Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về giá trị một số phần trăm của một số. 
BT1,2.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:H/dẫn HS biết cách tính tỉ số phần trăm của một số (52,5% của số 800)
· Giáo viên hướng dẫn hS tìm hiểu về cách tính phần trăm.
	52,5% của số 800
Đọc ví dụ – Nêu.
Số học sinh toàn trường: 800
Học sinh nữ chiếm: 52,5%
Học sinh nữ: ? học sinh 
Học sinh toàn trường chiếm? %
Tìm hiểu mẫu bài giải toán tìm một số phần trăm của một số.
·Giáo viên hướng dẫn HS:
+ Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5 % được hiểu là cứ gửi 100 đồng thì sau một tháng có lãi 0,5 đồng 
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* H/dẫn HS biết về tìm một số phần trăm của một số.
* Bài 1 : Hoạt động cá nhân
+ 11 tuổi chiếm số phần trăm 
 100% - 75% = 25%
+ Số đã cho là 32
+ Số phần trăm là 25%
+ Tìm giá trị 25% của số 32
vHoạt động 3: H/dẫn HS biết vận dụng giải toán đơn giản về tìm một số phần trăm của một số.
Bài 2: Thảo luận nhóm bàn đại diện trình bày trước lớp
* 0,5% của 5 000 000 đồng gọi là gì?
* Bài tập yêu cầu ta làm gì? 
* Vậy trước hết ta phải đi tìm gì?
Giáo viên chốt lại, tính tiền gửi và tiền lãi.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm bàn.
 100% : 800 học sinh
	 1% : ? học sinh
 52,5% : ? học sinh nữ
Giải:
	 1% học sinh toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
 52,5% học sinh toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS nữ)
Đáp số: 420 Học sinh nữ
* Hoặc: 
 Số học sinh nữ toàn trường là: 
 800 x 52,5 : 100 = 420 (hs nữ)
Đáp số: 420 Học sinh nữ
 Học sinh nêu cách tính 
* Nêu quy tắc: Muốn tìm 52,5% của 800, ta lấy:
	 800 ´ 52,5 : 100
Hoặc: 800 : 100 x 52,5
Học sinh đọc đề toán 2.
* Học sinh tóm tắt.
	100 đồng lãi : 0,5 đồng 
 1 000 000 đồng lãi : ? đồng
Học sinh giải:
	Số tiền lãi sau một tháng là :
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
Đáp số: 5000 đồng
 Hoạt động cá nhân, lớp.
* Học sinh đọc đề – Nêu tóm tắt.
Giải:
Tỉ số phần trăm của học sinh 11 tuổi là: 
 100% – 75% = 25%
Số học sinh 11 tuổi ở trong lớp đó là:
 32 x 25 : 100 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 (học sinh)
+ Thảo luận nhóm bàn
- Học sinh đọc đề – Nêu tóm tắt.
* Số tiền lãi sau một tháng gởi tiết kiệm.
* Tìm số tiền lãi và tiền gởi tiết kiệm sau một tháng là bao nhiêu.
* Trước hết ta tìm số tiền lãi sau một tháng.
Giải:
Sau một tháng gửi 5 000 000 đồng thì lãi được số tiền là:
5 000 000 x 0,5 : 100 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền có được sau khi gửi tiết kiệm một tháng là:
5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Đáp số: 5 025 000 đồng
Học sinh sửa bài 
Nêu cách tính.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân (thi đua).
Giải bài tập số 4 trong SGK.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2021
Môn:	Khoa học
Tiết 31: 	Bài:	SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (Tiết 1)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Hình vẽ trong SGK trang 70, 71.
 - Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
+
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Thí nghiệm
Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác t/tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
Kết luận:
+ Hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
+ Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
vHoạt động 2:Thảo luận
Mục tiêu: Hs phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
-Cho hs quan sát hình sgk.
+trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao kết luận như vậy?
Hoạt động 3: Trò chơi
Mục tiêu: Hs biết được vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học.
KNS: Cho hs thực hiện trò chơi “ Bức thư bí mật”
Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. 
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Thực hành sử lí thông tin
Mục tiêu: Hs biết được vai trò của ánh sáng trong biến đổi hóa học.
- Cho hs tìm hiểu thông tin, quan sát hình trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv
Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng 
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sự biến đổi hoá học (tiết 2)”.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Các nhóm khác bổ sung.
Sự biến đổi hoá học.
+ Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hs nêu
Học sinh làm việc theo nhóm
- Hs thảo luận
- Hs trình bày
- Kq:
+ Sự biến đổi hóa học: Hình2, hình 5, hình 6 
Sự biến đổi lí học: hình 3, hình 4, hình 7 
Học sinh làm việc theo nhóm
- Hs trình bày
- Các nhóm nhận xét
KNS:Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ đại diện nhóm trình bày
+ Học sinh làm việc theo yêu cầu đề ra.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 21/12/2021
Môn:	Kể chuyện
Tiết 16: 	Bài:	ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm gia đình.
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể được 1 buổi sin hoạt đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Giáo viên: 
+ Học sinh: Một số ảnh về cảnh những gia đình hạnh phúc, câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
4
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- 2 học sinh lần lượt kể lại câu chuyện
- Giáo viên nhận xét (Giọng kể – thái độ).
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài 1: Kể chuyện về một gia dình hạnh phúc.
• Lưu ý học sinh: Câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến hoặc tham gia.
• Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình.
vHoạt động 2: Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện, dàn ý.
Yêu cầu 1 học sinh đọc gợi ý 3.
· Giáo viên chốt lại dàn ý mỗi phần, giáo viên hướng các em nhận xét và rút ra ý chung.
· Giúp học sinh tìmh được câu chuyện của mình.
Nhận xét.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Kể chuyện, thảo luận.
Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm: 
+ Nêu được lời nói, việc làm của từng người trong buổi sum họp.
+ Lời nói, việc làm của từng nhân vật thể hiện sự yêu thương, quan tâm đến nhau.
-Tuyên dương.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
+ Giáo dục tình yêu hạnh phúc của gia đình.
+ Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. 
+ Câu chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc đề bài.
HS đọc trong SGK gợi ý 1 và 2 và trả lời.
HS đọc thầm suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
- HS lần lượt trình bày đề tài.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS đọc.
HS làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý cho mình.
1)Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2)Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và mọi người xung quanh – Kết thúc câu chuyện.
3)Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
HS khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
HS thực hiện kể trong nhóm.
Nhóm trưởng hướng cho từng bạn kể trong nhóm – Các bạn trong nhóm sửa sai cho bạn – Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
kể trước lớp
Từ 5 – 7 học sinh tham gia kể câu chuyện của mình
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 22/12/2021
Môn:	Tập đọc
Tiết 32:	Bài:	THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài văn. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
Trả lời được các câu hỏi trong sách.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc. 
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Lần lượt học sinh đọc bài.
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Luyện đọc.
2 HS đọc toàn bài
HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt. (Sửa chữa HS đọc sai)
HS luyện đọc theo cặp
Từ khó: Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng
 GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại
Từ ngữ: 
 Bài chia làm mấy đoạn.
Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm.
+ Câu 1: Cụ Ún làm nghề gì? Cụ là thầy cúng có tiếng như thế nào?
Giáo viên chốt.
vYêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu 2: Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
Giáo viên chốt.
vYêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu 3: Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
Giáo viên chốt lại.
vYêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
+ Câu 4: Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 4.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
GV cho HS thảo luận nhóm rút nội dung.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Rèn HS đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Rèn đọc diễn cảm.
-Giáo viên đọc mẫu.
* Thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Qua bài này ta rút ra bài học gì? 
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
HS phát âm từ khó, câu, đoạn.
Lần lượt HS đọc nối tiếp các đoạn.
+ Đoạn 1:3 câu đầu.
+ Đoạn 2:3 câu tiếp.
+ Đoạn 3:“Thấy cha không lui”.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc đoạn 1.
Nhón trưởng yêu cầu các bạn đọc từng phần để trả lời câu hỏi.
+ Cụ Ún làm nghề thầy cúng. Khắp làng bản gần xa, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề.
vÝ 1: Cụ Ún là thầy cúng được dân bản tin tưởng.
Học sinh đọc đoạn 2.
+ Cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm
vÝ 2: Sự mê tín đã đưa đến bệnh ngày càng nặng hơn.
Học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì cụ sợ mổ và cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái
vÝ 3: Càng mê tín hơn nên trốn viện.
Học sinh đọc đoạn 4.
+ Nhờ bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi ra cho cụ. Câu cuối

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx