Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

TOÁN

Luyện tập

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng

- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời hs làm quen với các khái niệm.

- Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

- Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm (số phần trăm lãi của một tháng).

- Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với 1 số).

2. Năng lực – Phẩm chất

- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, STK, VBT

2. Học sinh: SGK, VBT

 

doc 40 trang cuongth97 08/06/2022 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời hs làm quen với các khái niệm.
- Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm (số phần trăm lãi của một tháng).
- Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với 1 số).
2. Năng lực – Phẩm chất
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- 2 học sinh tính tỉ số phần trăm của 2 số.
 a) 8 và 40 b) 9,25 và 25
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu:
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở soát bài, chia sẻ
- GV quan sát, nhận xét.
* Bài củng cố kiến thức nào? 
Bài 2: HS nêu yêu cầu
- Làm bài theo nhóm đôi.
- Chữa bài + chia sẻ kết quả.
* Bài tập 2 giúp em khắc sâu hơn kiến thức nào? 
Bài 3
- HS đọc bài cá nhân
- HS chia sẻ nhóm 3
- Chữa bài, chia sẻ kết quả.
* Bài tập 3 giúp em nắm chắc hơn kiến thức gì? 
Bài 4
- HS hoạt động cặp đôi.
- Thi làm bài nhanh giữa các nhóm
- Chữa bài + chia sẻ kết quả
* Bài tập 4 giúp em khắc sâu hơn kiến thức nào?
3. Vận dụng
- HS lấy thêm ví dụ về tỉ số phần trăm, vận dụng tính.
- HS tính 
NDBT1 - VBT trang 92
* Củng cố thực hiện các phép tính với tỉ số phần trăm.
NDBT 2 - VBT trang 92
*Củng cố tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
NDBT 3 - VBT trang 93
a. Tiền bán bằng phần trăm tiền vốn là
1720000 : 1600000 = 1,0750
1,075= 107,5%
b. Người đó lãi số phần trăm là:
107,5% - 100% = 7,5%
Đáp số: a. 107,5% ; b. 7,5%
* Củng cố giải toán về tỉ số phần trăm.
NDBT 4 - VBT trang 93
* Củng cố cộng 2 tỉ số phần trăm và tính tỉ số phần trăm của 2 số.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Thầy thuốc như mẹ hiền
 Theo Trần Phương Hạnh
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng 
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng: danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
+ Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện đã học.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Qua bài học phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS thi đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi:
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Nhận xét, kết luận
- GV giới thiệu bài:
- GV chiếu tranh minh họa bài đọc cho HS quan sát và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- GV giới thiệu: Người thầy thuốc đó là danh y Lê Hữu Trác. Ông còn có tên là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học Việt Nam. ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông. Bài văn Thầy thuốc như mẹ hiền giới thiệu đôi nét về tài năng và nhân cách cao thượng của ông.
2. Khám phá
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm từ khó đọc, câu dài
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc mẫu và HS nêu giọng đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc đoạn 1 
+Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối như thế nào?
+ Thế nào là “Thầy thuốc như mẹ hiền”?
- Đoạn 2,3 cho em biết điều gì?
- Bài văn nói lên điều gì?
3. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc đoạn và tìm giọng đọc từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất.
4. Vận dụng
- Sưu tầm những tư liệu về Hải Thượng Lãn Ông Về đọc bài cho người thân nghe.
- Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện đã học.
- HS thi đọc.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Hải Thượng Lãn Ông... cho thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Một lần khác... càng nghĩ càng hối hận.
+ Đoạn 3: Là thầy thuốc... chẳng đổi phương.
+ Danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng, 
+ Công danh trước mắt/ trôi như nước,/
Nhân nghĩa trong lòng/ chẳng đổi phương.//
- Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, 
- Lắng nghe.
- Toàn bài đọc giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục; nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả.
- HS đọc đoạn 1
+ Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
*Ý 1: Tấm lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn Ông.
- HS đọc thầm
+ Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một người thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
+ Ông được vua chúa nhiều lần vời vào chữa bệnh, được tiến cử chức quan trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối
+ Công danh rồi sẽ trôi đi chỉ có lò nhân nghĩa là còn mãi.
+ Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con.
*Ý 2: Lãn Ông là người không màng danh lợi.
- Như mục tiêu.
- 3HS nối tiếp đọc và nêu giọng đọc từng đoạn.
+ Đ1,2: giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh
+ Đ3: giọng cảm phục.
- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.
HS luyện đọc cặp đôi
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- HS cả lớp bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Hợp tác với những người xung quanh ( tiết 1)
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng; Tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng ở trường ở nhà.
- Hợp tác với những người xung quanh trong các hoạt động giáo dục tài nguyên, 
môi trường biển, hải đảo; Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo 
vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở trường lớp và địa phương.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở trường, lớp, địa phương.
- Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
- Bổ sung nội dung: Lập kế hoạch hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung.
2. Năng lực – phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 62
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 21
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Về ngôi nhà đang xây
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ : Chiều đi học về ... còn nguyên màu vôi gạch trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi, v / d hoặc iêm / im, iêp / ip.
- Viết đúng quy tắc chính tả.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Hiểu nội dung bài viết
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá
2.1. Hướng dẫn nghe – viết
- HS đọc 2 khổ thơ 
+ Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta?
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- Cho HS luyện viết từ khó
- Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài trình bày như thế nào?
- Giáo viên nhắc học sinh 1 số lưu ý khi viết bài
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc cho HS soát lỗi 
- GV y/c HS đổi chéo vở soát lại bài cho bạn
- GV nhận xét- đánh giá 7-10 bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Cho HS trao đổi nhóm làm bảng nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng
- HS rèn viết bài thêm.
- 2 HS đọc bài viết
- Khổ thơ là hình ảnh ngôi nhà đang xây dở cho thấy đất nước ta đang trên đà phát triển.
- HS nêu: xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên..
- HS viết từ khó vào giấy nháp
- HS viết từ khó
- HS theo dõi.
- Giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn rây bột, mưa rây
- Hạt dẻ, mảnh dẻ nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi, dây giày
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân	 giây bẩn, giây mực
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Sự chuyển thể của chất.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, lỏng, khí.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 3
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 5
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Hỗn hợp
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
 HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
- Kể tên một số hỗn hợp.
- Nêu được một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ 
gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 9
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 6
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Giúp HS: Biết cách tính 1 số phần trăm của một số.
- HS vận dụng giải được bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS biết tự giải quyết vấn đề và sáng tạo khi làm việc nhóm.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- GV gọi 2 hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp:
18% + 13,5% =? 34,5% - 19% =?
21,8% ´ 6=? 497% : 7 =?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
*Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của một số.
- HS làm cá nhân, thảo luận nhóm đôi ví dụ 1,2 để tìm ra cách tính tỉ số phần trăm của một số
* Ví dụ 1:
HS đọc ví dụ1.
- Em hiểu số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường là thế nào?
- Cả trường có bao nhiêu học sinh?
- 100% : 800 học sinh
 1% : ...học sinh?
52,5% : ...học sinh?
- Coi số học sinh toàn trường là 100% thì 1% là bao nhiêu học sinh?
- 52,5 % số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh ?
- Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
- 2 bước tính trên ta có thể viết gộp lại như sau :
Số học sinh nữ hay 52,5% số học sinh toàn trường là:
= 420 (hs )
	800 ´ 52,5
	 100
- Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 ta làm như thế nào ?
* Ví dụ 2:
- HS đọc bài toán
- Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5% được hiểu là như thế nào ?
- Muốn biết gửi 1000 000 đồng sau một tháng được lãi bao nhiêu đồng ta làm thế nào ?
- Vậy để tính 0,5% của 1000 000 đồng ta làm thế nào ?
3. Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu
- HS làm cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi.
- Đổi chéo vở kiểm tra + Báo cáo.
* Bài tập 1 giúp em khắc sâu hơn kiến thức nào? 
Bài 2
- HS nêu yêu cầu
- HS phân tích bài
- HS làm nhóm 3.
- Các nhóm chia sẻ.
* Bài tập 2 giúp em nắm chắc hơn kiến thức gì? 
Bài 3
- Làm bài cá nhân.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Chia sẻ.
* BT3 giúp em củng cố kiến thức gì?
Bài 4
- HS đọc yêu cầu
- HS làm cá nhân, chia sẻ nhóm 4
- Đổi chéo vở kiểm tra + Báo cáo.
*Củng cố giải toán liên quan đến tính một số phần trăm của một số.
3. Vận dụng
- Lấy thêm ví dụ về tìm tỉ số phần trăm của một số
- HS hát
- Coi số học sinh cả trường là 100% thì số học sinh nữ là 52,5%.
- 800 học sinh
- 1% số học sinh toàn trường là: 
800 : 100 =8 (học sinh)
- 52,5% số học sinh toàn trường là :
8 x 52,5 = 420 ( học sinh )
- Trường đó có 420 học sinh nữ.
Học sinh nêu : Muốn tìm 52,5 của 800, ta lấy:
	800 x 52,5 : 100
Hoặc: 800 : 100 x 52,5 
- Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5% được hiểu là cứ gửi 100 đồng thì sau một tháng có lãi 0,5 đồng.
- Nêu cách giải.
Bài giải
Số tiền lãi sau một tháng là:
1000000:100 x 0,5 = 5000 ( đồng)
 Đáp số: 5000 đồng
- Ta lấy 1000 000 : 100 x 0,5
NDBT 1- VBT trang 94
Bài giải:
Số học sinh thích tập hát của lớp 5A là:
 32 : 100 x 75 = 24 ( học sinh )
 Đáp số: 24 học sinh.
- Giải bài toán về tính phần trăm của 1 số
NDBT 2 – VBT trang 94
Bài giải
Số tiền lãi sau 1 tháng là:
3 000 000 :100 x 0,5 = 15000 (đồng)
Cả số tiền gửi và tiền lãi là:
3 000 000 +15 000 = 30 15000 (đồng)
 Đáp số: 3015000 đồng.
* Củng cố tính một số phần trăm của một số.
NDBT 3 – VBT trang 94
Giá bán 1 chiếc bàn là: 500 000 đồng.
Tiền vật liệu: 60%
Tiền công....?
* Giải toán liên quan đến tính một số phần trăm của một số.
NDBT 4 – VBT trang 94
Bài giải:
Tiền vật liệu chiếm số tiền là:
500000 : 100 x 60 =300000 ( đồng )
Tiền công đóng chiếc bàn là:
500000 – 300000 = 200000 ( đồng )
 Đáp số: 200000 đồng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tổng kết vốn từ
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Tìm từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn: Cô Chấm.
rèn kĩ năng làm bài.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người.
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài : ghi bảng
2. Luyện tập 
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1
- GV HDHS thảo luận theo nhóm, làm bài vào bảng phụ
- GV theo dõi, nhắc nhở, Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 1 giúp em nắm chắc hơn kiến thức nào?
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu:
- Gợi ý: Nêu tính cách của cô Chấm Những từ đó nói về tính cách gì?.
-	Cho HS thảo luận theo cặp, làm bài vào vở.
* Bài tập 2 giúp em khắc sâu hơn kiến thức gì?
3. Vận dụng
- HS lấy thêm vi dụ về từ loại.
NDBT 1 – VBT trang112
- HS thảo luận theo nhóm, làm bài vào bảng phụ
-	 Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
NDBT 2 – VBT trang 112
- Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm ,dễ xúc động.
- Nắm chắc hơn cách sử dụng từ ngữ miêu tả tính cách con người.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Tả người ( Kiểm tra viết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Xác định được các đoạn của bài văn tả người, nội dung chính của từng đoạn, - HS viết được một đoạn văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy. 
2. Năng lực – Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS hát khởi động
- GV giới thiệu bài
2. Luyện tập
- GV yêu cầu đọc 4 đề kiểm tra.
- GV chốt lại các dạng bài Quan sát, tả ngoại hình, tả hoạt động, dàn ý chi tiết, đoạn văn.
- Gọi vài HS cho biết chọn đề nào.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 1 số HS chia sẻ bài.
- Nhận xét
4. Vận dụng
- HS về viết lại bài, đọc bài của mình cho người thân nghe.
- HS hát
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
2. Tả một người thân (ông, bà, cha, nẹ, anh, em ) của em.
3. Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, cô giáo, thầy giáo ) đang làm việc.
- Vài HS nêu.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh chuyển dàn ý chi tiết thành bài văn.
- 1 số HS chia sẻ bài làm trước lớp
- Nhận xét
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Chăm sóc gà
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
- HS biết thức ăn cho gà không nên sử dụng thức ăn công nghiệp mà nên sử dụng những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên như: rau, bèo, cám, Chất thải từ gà không được xả ra môi trường mà cần được thu dọn, sau đó mang ủ với vôi bột sẽ tạo thành một loại phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây, tránh làm ô nhiểm môi trường.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, VBT, SGV
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách giáo viên trang 70
*Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 24
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021
 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên ( 2 tiết )
TIN HỌC
Giáo viên chuyên
TOÁN
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng tính một số phần trăm của một số.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS chơi trò chơi truyền điện, ôn lại bài.
2. Luyện tập
- HS làm cá nhân các bài tập 1, 2, 3, 4
- Bài 1 kiểm tra chéo, bài 2 trao đổi cặp đôi cách làm
Bài 1
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở soát bài.
- GV quan sát, nhận xét
* Bài củng cố kiến thức nào? 
Bài 2: HS làm cá nhân
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS đổi chéo vở
- Chia sẻ cách tìm số gạo nếp cửa hàng bán được
- GV quan sát, nhận xét
* Bài tập 2 giúp em rèn kĩ năng nào? 
Bài 3 
- HS làm cá nhân
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Chia sẻ cách tìm diện tích làm nhà.
* Bài 3 giúp em nắm chắc hơn kiến thức gì? 
Bài 4 
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trong nhóm
- Các nhóm chia sẻ bài trước lớp
- GV chốt
* Bài 4 giúp em rèn kĩ năng gì?
4. Vận dụng
- Hoàn thành bài.
- HS chơi trò chơi
NDBT 1 - VBT trang 95
- Củng cố cách tính một số % của một số.
NDBT 2 - VBT trang 95
Cửa hàng bán được số gạo tẻ là:
240 : 100 x 85 = 204 ( kg gạo )
Cửa hàng bán được số gạo nếp là:
240 – 204 = 36 ( kg gạo )
Đáp số: 36 kg gạo nếp
- Củng cố giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
NDBT 3- VBT trang 96
Diện tích mảnh đất HCN là:
24 x 15 = 360 ( m2 )
Diện tích đất phần làm nhà là:
360 : 100 x 25 = 90 ( m2 )
 Đáp số: 90 m2
- Củng cố giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
NDBT 4 - VBT trang 96
- Tính một số phần trăm của một số
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Thầy cúng đi bệnh viện
 Theo Nguyễn Lăng
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm ảnh hưởng của phương ngữ: lâu năm, một năm nay, lắm lúc, nể lời, lấy sỏi...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả cơn đau của cụ Ún ; sự bất lực của các học trò khi cố cúng bái chữa bệnh cho thầy mà bệnh không giảm ; thái độ khẩn khoản của người con trai, sự tận tình của các bác sĩ, sự dứt khoát bỏ nghề thầy cúng của cụ Ún.
- Đọc lưu loát toàn bài phù hợp với diễn biến truyện.
- Hiểu được nội dung bài: Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan, giúp mọi
 người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện 
mới làm được điều đó.
 - Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện đã học.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS biết giao tiếp, hợp tác nhóm khi học bài.
- Chăm học, hăng say trong học tập và nhiệt tình tham gia công việc chung . 
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức thi đọc tiếp nối từng đoạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em thấy Hải Thượng Lãn Ông là thầy thuốc như thế nào ?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
+ Bài tập đọc cho em biết điều gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét từng HS.
- Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu : Em có biết cụ già trong tranh là ai không ? Cụ là thầy cúng chuyên đi cúng để đuổi ma. Vậy mà thầy phải nhờ đến bệnh viện để chữa bệnh cho mình. Bài tập đọc Thầy cúng đi bệnh viện sẽ cho các em hiểu thêm một khía cạnh nữa trong cuộc sống của chúng ta.
2. Khám phá
a) Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Chia đoạn : 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm từ khó đọc + câu dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2,3.
+ Cụ Ún làm nghề gì? Cụ là thầy cúng có tiếng như thế nào?
+ Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
- Qua phần này cho em biết điều gì?
* HS đọc thầm đoạn 4.
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? 
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- Đoạn 4 cho em biết điều gì?
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
3. Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn văn, tìm giọng đọc
- Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng
- HS đọc bài cho người thân nghe.
- Yêu cầu HS tóm tắt lại câu chuyện đã học.
- HS đọc
- 1 HS bài
Chia đoạn:
+ Đ 1: Cụ Ún làm nghề ... học nghề cúng bái.
+ Đ 2 : Vậy mà gần một năm ... không thuyên giảm
+ Đ 3 : Thấy cha ngày càng ... bệnh vẫn không lui.
+ Đ 4 :Sáng hôm sau ... ốm đau nên đi bệnh viện.
- Cụ Ún, lâu năm, lắm lúc, nể lời, lấy sỏi...
- Các học trò của cụ/ đã nhiều lần cúng cho thầy/ mà bệnh tình không thuyên giảm.
- HS chia sẻ phần chú giải SGK trang 149
- Lắng nghe
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Đọc thầm đoạn 1, 2,3
- Cụ Ún làm nghề thầy cúng - Nghề lâu năm được dân bản rất tin - đuổi tà ma cho bệnh nhân họ tôn cụ làm thầy – theo học nghề của cụ.
-	Khi mắc bệnh cụ cho học trò cúng bái cho mình, kết quả bệnh không thuyên giảm.
-Vì cụ sợ mổ - trốn viện - không tín bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
*Ý 1: Cụ Ún chữa bệnh bằng nghề cúng
- Đọc thầm đoạn 4
- Nhờ các bác sỹ mổ lấy sỏi ra cho cụ
- Nghề thầy cúng không thể chữa bệnh cho con người, chỉ có thầy thuốc mới làm được điều đó. 
*Ý 2: Khoa học đã chữa khỏi bệnh cho cụ Ún.
- Nội dung: Như mục tiêu
- HS nêu cách đọc diễn cảm ở từng đoạn: ngắt câu, nhấn mạnh từ, giọng đọc mạnh và dứt khoát.
- Luyện đọc trong nhóm đoạn 3.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Nhận xét
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021
THỂ DỤC
Bài thể dục phát triển chung .Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- HS thực hiện động tác đúng kĩ thuật.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Giáo dục tinh thần đồng đội, chủ động, tích cực, hào hứng, nhiệt tình trong khi 
chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: sân trường
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân và dụng cụ chơi trò chơi.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách giáo viên trang 94
*Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS tập luyện và chơi trò chơi
4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc