Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 25: Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

• Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến của sự việc.

o Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời các câu hỏi 1;2;3b)

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

 Lồng ghép:

* QP&AN: Giáo dục học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm

* BVMT: Giáo dục HS yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường tự nhiên, và các loàivật có ích.

II.Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh họa bài đọc.Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.

+ HS: Bài soạn, SGK.

 

docx 43 trang cuongth97 09/06/2022 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 13
CÁCH NGÔN: Trọng thầy mới được làm thầy
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
29-11-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
13
25
61
13
13
-Sinh hoạt dưới cờ
-Người gác rừng tí hon.
-Luyện tập chung
-“Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước”
-Thực hành: Kính già, yêu trẻ (t2)
Thứ Ba
30-11-2021
L từ&câu 
Toán
Khoa học
Kể chuyện
25
62
25
13
-Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
-Ôn các kiến thức đã học
-Đá vôi. Gốm xây dựng: gạch, ngói .Xi măng
-Ôn kiến thức đã học (TLV)
Thứ Tư
01-12-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
26
63
/
25
13
-Trồng rừng ngập mặn
-Chia một STP cho một số tự nhiên
-GV chuyên
-Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
-Cắt, khâu, thêu tự chọn
Thứ Năm
02-12-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ & câu
NGLL
13
64
26
26
13
-Nghe viết: Hành trình của bầy ong
-Luyện tập
-Cao su. Chất dẻo
-Luyện tập quan hệ từ
-Tìm hiểu những cảnh đẹp của quê hương, đất nước
Thứ Sáu
03-12-2021
Tập L văn
Mĩ Thuật
Toán
Địa lí
ATGT
26
65
13
13
-Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
-GV chuyên
-Chia một số thập phân cho 10,100,100 
-Công nghiệp
-Tổng kết tuần
Ngày dạy: Thứ hai 29/11/2021
Môn: 	Tập đọc
 Tiết 25: 	Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến của sự việc.
Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời các câu hỏi 1;2;3b)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: 
* QP&AN: Giáo dục học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm
* BVMT: Giáo dục HS yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường tự nhiên, và các loàivật có ích.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc.Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.
+ HS: Bài soạn, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Luyện đọc.
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn.
Sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên ghi bảng âm cần rèn.
Ngắt câu dài.
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
• Tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+Theo lối cha vẫn đi vào rừng, bạn nhỏ phát hiện ra điều gì?
* Giáo viên ghi bảng: khách tham quan.
 -Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
• Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
a. Bạn là người thông minh.
b. Bạn là người dũng cảm.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
• Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Cho học sinh nhận xét.
Nêu ý 3.
-Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa
• Giáo viên chốt: 
BVMT:Con người cần bào vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
QP&AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
	Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn HS rèn đọc diễn cảm.
-Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc.
4. Hoạt động nối tiếp:
Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Trồng rừng ngập mặn”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động lớp, cá nhân.
-1, 2 học sinh đọc bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu bìa rừng chưa?
+ Đoạn 2: Qua khe lá thu lạigỗ 
+ Đoạn 3: Còn lại.
3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
Học sinh phát âm từ khó.
Học sinh đọc thầm phần chú giải.
1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
-Học sinh đọc đoạn 1.
+ Bạn nhỏ phát hiện có những dấu chân người lớn in hằn trên mặt đất. Tiếp đến, bạn còn tìm ra hơn chục cây đước to bị chặt ra từng khúc dài. Và qua khe lá, bạn nhỏ thấy hai tên trộm đang bàn bạc cách đưa số gỗ đó ra đến bìa rừng.
* Ý 1: Tinh thần cảnh giác của chú bé
- Các nhóm trao đổi thảo luận
- Học sinh đọc đoạn 2
a. Bạn là người thông minh: "Lừa khi hai gã trộm mải cột các khúc gỗ, em lén chạy", bạn nhỏ chạy đường tắt về quán của bà Hai, xin gọi điện thoại cho các chú công an huyện. Và em phối hợp với các chú công an để tìm cách thu lại số gỗ ấy từ tay bọn trộm rừng.
b. Bạn là người dũng cảm: Khi nghe tiếng xe trở gỗ của bon trộm, bạn lao ra, dùng cuộn dây thừng buộc hai chạc cây để chặn xe. Xe mắc phải dây thừng, nó hộc lên và dừng đột ngột. Xe công an lao tới. Khi một tên trộm lao ra khỏi buồng lái, em dồn hết sức xô hắn ngã. Chú công an ập tới và tra còng bắt tên trộm gỗ rừng.
* Ý 2: Sự thông minh và dũng cảm của câu bé
- Học sinh đọc đoạn 3
a. Bạn đã có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhân dân. Quan trọng hơn, bạn hiểu được giá trị của rừng đối với môi trường sinh thái tốt đẹp cho con người. Thiên nhiên sẽ đe dọa đời sống con người nếu rừng bị tàn phá, đó là lũ lụt hay lở đất, sụp đồi, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
b. Em học tập được ở bạn nhỏ nhiều đức tính tốt đẹp: Có tinh thần giữ gìn tài sản quốc gia (đi tuần rừng). Bạn rất thông minh (báo công an). Bạn rất dũng cảm (phối hợp cùng các chú công an bắt được bọn trộm gỗ và thu giữ của cải trả lại cho rừng xanh).
* Ý 3: Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé
BVMT:HS thảo luận nhóm 4 
* Đại diện nhóm trình bày
QP&AN: Nguyễn Thanh Lộc, lớp 7A6 và lớp 6A1 Trường THCS Phú Cường, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), 
Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Đại diện từng nhóm đọc. Nhận xét.
- Đọc cả bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Các nhóm rèn đọc phân vai rồi cử các bạn đại diện lên trình bày.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 29/11/2021
Môn:	 Toán
Tiết 61:	Bài:	LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân.
Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân 
(BT 1;2; 4a)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
Bài 1:	Đặt tính rồi tính
• GV hướng dẫn HS ôn kỹ thuật tính; nhắc lại quy tắc + – ´ số thập phân.
	Bài 2: Làm việc cá nhân
• Giáo viên chốt lại.
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 0,1.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.
Bài 4a : Thảo luận nhóm 4
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a+b) × c và a × c + b × c
a
b
c
(a+b) × c
a × c + b × c
2,4
3,8
1,2
(2,4 + 3,8) × 1,2 = 7,44
2,4 × 1,2 + 3,8 × 1,2 = 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) × 0,8 = 7,36
6,5 × 0,8 + 2,7 × 0,8 = 7,36
* Nhận xét: (a+b) × c = a × c + b × c
GV cho HS nhắc quy tắc một số nhân một tổng và ngược lại một tổng nhân một số?
• Giáo viên chốt lại: tính chất 1 tổng nhân 1 số (vừa nêu, tay vừa chỉ vào biểu thức).
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- GV cho HS thi đua giải toán nhanh.
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung”
- Nhận xét tiết học 
+ Hoạt động nhóm đôi.
* HS đọc đề; làm bài; sửa bài.
 375,86 80,475 48,16
 48,16 26,827 3,4
 424,02 53,648 19264 
 14448 
 163,744 
+
 - 
´
 b) c)
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2: HS Tính nhẩm
*HS đọc đề; làm bài; sửa bài.
	a) 78,29 ´ 10 = 782,9
 78, 29 ´ 0,1= 7,829
	b) 265,307 ´ 100 = 26530,7
	 265,307 ´ 0,01 = 2,65307 
 c) 0,68 ´ 0,1 = 0,068 
 0,68 ´ 10 = 6,8
- Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; 0, 1; 0,01; 0, 001.
-Thảo luận nhóm 4.
* Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động cá nhân.
Bài tập tính nhanh (ai nhanh hơn)
	1,3 ´ 13 + 1,8 ´ 13 + 6,9 ´ 13
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 29/11/2021
 Môn:	Lịch sử
Tiết 13: 	Bài:	“THÀ HY SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH 
 KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược, toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến
+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các TP khác trong toàn quốc.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Anh tư liệu về ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở HN, Huế, ĐN. Băng ghi âm lời HCM kêu gọi toàn quốc kháng chiến.Phiếu học tập, bảng phụ.
+ HS: Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại đia phương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Tiến hành toàn quốc kháng chiến.
Mục tiêu: Tìm hiểu lí do ta phải tiến hành toàn quốc kháng chiến. Ý nghĩa của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Giáo viên treo bảng phụ thống kê các sự kiện 23/11/1946; 17/12/1946; 18/12/1946.
+ GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
*Kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, ND ta không còn con đường ào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
Giáo viên trích đọc một đoạn lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, và nêu câu hỏi.
+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
+ Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì?
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
v	Hoạt động 2: Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
• Nội dung thảo luận.
+ Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì?
® Giáo viên chốt.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Viết một đoạn cảm nghĩ về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta sau lời kêu gọi của HồChủ Tịch.
® Giáo viên nhận xét ® giáo dục
- Chuẩn bị: Bài 14
- Nhận xét tiết học 
Họat động lớp, cá nhân.
+ Học sinh nhận xét về thái độ của thực dân Pháp.
+ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
+ Thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
Hoạt động nhóm 4
- Học sinh thảo luận ® Giáo viên gọi 1 vài nhóm phát biểu ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
+ Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.
- Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
- Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công; bắt đầu từ ngày 20 – 12 – 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội.
+ Đêm 18 rạng sáng 19 – 12 – 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Những chiến sĩ Vệ quốc quân và tự vệ của Thủ đô đã giành giật với địch từng góc phố.
- Ròng rã 60 ngày đêm, ta đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên, giam chân địch để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
- Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.
- Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh viết một đoạn cảm nghĩ.
® Phát biểu trước lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 29/11/2021
Môn:	 Đạo đức
Tiết 13: 	Bài:	KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương và thương nhịn em nhỏ
Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV + HS: - Tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 2.
Nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm xử lí tình huống của bài tập 2 ® Sắm vai.
® Kết luận.
a) Vân lên dừng lại, dổ dành em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, Vân có thể dẫnem bé đến đồn công an để tìm gia đình em bé. Nếu nhà Vân ở gần, Vân có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
b) Có thể có những cách trình bày tỏ thái độ sau: 
Cậu bé im lặng bỏ đi chỗ khác.
Cậu bé chất vấn: Tại sao anh lại đuổi em? Đây là chỗ chơi chung của mọi người cơ mà.
Hành vi của anh thanh niên đã vi phạm quyền tự do vui chơi của trẻ em.
c) Bạn Thủy dẫn ông sang đường.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3.
Giao nhiệm vụ cho HS: Mỗi em tìm hiểu và ghi lại vào 1 tờ giấy nhỏ một việc làm của địa phương nhằm chăm sóc người già và thực hiện Quyền trẻ em.
® Kết luận: Xã hội luôn chăm lo, quan tâm đến người già và trẻ em, thực hiện Quyền trẻ em. Sự quan tâm đó thể hiện ở những việc sau:
Phong trào “Áo lụa tặng bà”.
Ngày lễ dành riêng cho người cao tuổi.
Nhà dưỡng lão.
Tổ chức mừng thọ.
Quà cho các cháu trong những ngày lễ: ngày 1/ 6, Tết trung thu, Tết Nguyên Đán, quà cho các cháu học sinh giỏi, các cháu có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ.
Tổ chức các điểm vui chơi cho trẻ.
Thành lập quĩ hỗ trợ tài năng trẻ.
Tổ chức uống Vitamin, tiêm Vac-xin.
v	Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 4.
Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về các ngày lễ, về các tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi và trẻ em.
® Kết luận:
Ngày lễ dành cho người cao tuổi: ngày 1/ 10 hằng năm.
Ngày lễ dành cho trẻ em: ngày Quốc tế thiếu nhi 1/ 6, ngày Tết trung thu.
Các tổ chức xã hội dành cho trẻ em và người cao tuổi: Hội người cao tuổi, Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng.
v	Hoạt động 4: Tìm hiểu kính già, yêu trẻ của dân tộc ta (Củng cố).
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm phong tục tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
® Kết luận:- Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
Con cháu luôn quan tâm, gửi quà cho ông bà, bố mẹ.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố: 
- Chuẩn bị: Tôn trọng phụ nữ.
- Nhận xét tiết học. 
Họat động nhóm, lớp.
Thảo luận, sắm vai.
-Thảo luận nhóm 6.
Đại diện nhóm sắm vai.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Làm việc cá nhân.
Từng tổ so sánh các phiếu của nhau, phân loại và xếp ý kiến giống nhau vào cùng nhóm.
Một nhóm lên trình bày 
Các nhóm khác bổ sung, thảo luận ý kiến.
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Thảo luận, thuyết trình
-Thảo luận nhóm đôi.
1 số nhóm trình bày ý kiến.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm.
+ Thảo luận, thuyết trình
Nhóm 6 thảo luận.
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 30/11/2021
Môn:	 Luyện từ và câu
Tiết 25: Bài:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Hiểu được "khu bảo tồn đa dạng sinh học" qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo YC của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo y/c của BT3
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: BVMT: Giáo dục HS lòng yêu quí, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to làm bài tập 2, bảng phụ.
+ HS: Xem bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Bảo vệ môi trường”
2. Hoạt động cơ bản:
* Bài 1:Thảo luận nhóm bàn
Giáo viên chia nhóm thảo luận để tìm xem đoạn văn làm rõ nghĩa cụm từ 
1. Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?
 Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt... Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hồn hợp
Giáo viên chốt lại: Ghi bảng: khu bảo tồn đa dạng sinh học.
* Bài 2: Phát bút dạ và giấy khổ to cho 3 nhóm
+ Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:
a) Hành động bảo vệ môi trường:
b) Hành động phá hoại môi trường:
+ Giáo viên chốt lại
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
vHoạt động 2: Hướng dẫn HS biết sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
Giáo viên gợi ý: viết về đề tài tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của một người nào đó.
* Bài 3: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: phủ xanh đồi trọc) em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó
Mẫu: Sáng nay trường em thật nhộn nhịp. Học sinh từng nhóm, từng nhóm chỉnh tề, gọn gàng, đầy đủ cả về sĩ số, trang phục và dụng cụ lao động. Tất cả tập trung ở sân trường, tuân theo sự phân công của các thầy, cô giáo chủ nhiệm, chúng em đi trồng cây. Bạn nào khuôn mặt cũng bừng lên niềm phấn khởi. Theo suốt bờ rào khuôn viên trường, chúng em trồng lại những cây đã chết khô hoặc cằn cỗi. Những chỗ còn trống thì chúng em trồng tiếp thêm các loại cây cho bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ Chúng em đánh tơi xốp đất ở các hố đã đào sẵn, trồng vào đó các loại cây giống mới đưa về. Chúng em trồng rất cẩn thận. Sau khi cho thêm phân rác vào hố, chúng em còn đắp cho gốc cây đủ đất và chống thêm bằng cọc tre. Cứ như vậy cây mới vững gốc mà sinh trưởng.
Giáo viên chốt lại
BVMT:Em hãy nêu lòng yêu quí, ý thức bảo vệ , hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh như thế nào?
® GV nhận xét + Tuyên dương.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nêu từ ngữ thuộc chủ điểm “Bảo vệ môi trường?” Đặt câu.
- Chuẩn bị: “Luyện tập về quan hệ từ”
- Nhận xét tiết học
* Thảo luận nhóm 4
+ Đại diện nhóm trình bày
*Học sinh đọc bài 1; lớp đọc thầm.
Bàn bạc đoạn văn đã làm rõ nghĩa cho cụm từ 
Đại diện nhóm trình bày.
+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, ở đó là nơi sinh sống của loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loại lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, gọi là đa dạng sinh học, nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.
* Thảo luận nhóm đôi
*Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân
* Trao đổi cặp đôi
*Học sinh đọc bài 3, lớp đọc thầm.
Thực hiện cá nhân – mỗi em chọn 1 cụm từ làm đề tài, viết khoảng 5 câu
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
BVMT: HS nêu theo ý nghĩ cá nhân 
-Thi đua 2 dãy.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 30/11/2021
 Môn: Toán
Tiết 62: Bài: ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
-Nhân một số thập phân với số tự nhiên
 -Nhân một số thập phân với một số thập phân
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Thực hiện Nhân một số thập phân với số tự nhiên.
Nhân một số thập phân với một số thập phân
Tính chu vi và diện tích của một hình
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:v	Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố phép nhân số thập phân, biết vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân để làm tình toán và giải toán.
 Bài 1:Đặt tính rồi tính
a) 36,25 x 24
b) 604 x 3, 8
c) 20,08 x 400
d) 74,64 x 5,2
e) 0,32 x 4,6
f) 70, 05 x 0,9
 Bài 2: Viết các số thích hợp vào ô trống:
Thừa số
9,53
7,6
25
0,325
Thừa số
8,4
3,7
0,24
0,8
Tích
 Bài 3 b: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12,5 m; chiều rộng kém chiều dài 2,3 m.Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó?
- Giáo viên chốt cách giải.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Nhắc lại nội dung luyện tập.
- Chuẩn bị: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân.
+ Phiếu bài tập cá nhân
Học sinh đọc đề bài 
HS làm vào phiếu
+ Thảo luận nhóm bàn
* Học sinh đọc đề; làm bài.
* HS đọc đề bài; làm bài; sửa bài.
Nêu cách làm: Nêu cách tính nhanh, 
Hoạt động nhóm đôi.
- Thi đua giải nhanh.
- Bài tập: Tính nhanh:
15,5 ´ 15,5 – 15,5 ´ 9,5 + 15,5 ´ 4
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 30/11/2021
Môn:	 Khoa học
Tiết 25: 	Bài:	ĐÁ VÔI; GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI; XI MĂNG (2 Tiết)
TIẾT 2: ĐÁ VÔI; XI MĂNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhận biết một số tính chất của xi măng.Nêu được một số tính chất của đá vôi.
Nêu được công dụng của đá vôi, xi măng.
Nêu được một số cách bảo quản xi măng. 
Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học
Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
GDBVMT: Biết được cách sản xuất đá vôi thành vôi và việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đó.
II.Đồ dùng dạy học:
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK.Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
- 	HS: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, 1 số đồ dùng được làm bằng nhôm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.HĐ Khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”
+ Đồ gốm là gì?
+ Nguồn gốc của gạch, ngói; khi vận chuyển cần lưu ý điều gì?
-Giới thiệu bài- ghi đề
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:. Tính chất của đá vôi (Theo PP bàn tay nặn bột)
a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, kể tên các vùng núi đá vôi đó
*GV Theo em đá vôi có tính chất gì?
b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của đá vôi vào vở Ghi chép khoa học.
- Yêu cầu HS nêu kết quả
c. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi.
- GV hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu
- Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của đá vôi.
- GV tổng hợp , chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của đá vôi và ghi lên bảng.
- Đá vôi cứng hơn hay mềm hơn đá cuội?
- Dưới tác dụng của a xít, chất lỏng, đá vôi có phản ứng gì?
 - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên.
d. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu.
- GV gợi ý để các em làm thí nghiệm:
 + Để trả lời câu hỏi 1. HS lấy đá vôi cọ sát lên hòn đá cuội rồi lấy đá cuội cọ sát lên hòn đá vôi. Quan sát chỗ cọ sát và nhận xét, kết luận.
+ Để trả lời câu hỏi 2 HS làm thí nghiệm.
*Thí nghiệm 1: Sử dụng 2 cốc nhựa đựng nước lọc, bỏ vào cốc thứ nhất 1 hòn đá cuội nhỏ, bỏ vào cốc thứ hai 1 hòn đá vôi nhỏ. HS quan sát hiện tượng xảy ra.
*Thí nghiệm 2: Nhỏ giấm vào hòn đá
 vôi và hòn đá cuội. Quan sát hiện tượng xảy ra.
e. Kết luận kiến thức:
- GV yêu cầu HS ghi thông tin vào bảng trong vở sau khi làm thí nghiệm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức và đói chiếu với mục Bạn cần biết ở SGK
Hoạt động 2: Tính chất và công dụng của xi măng
- Yêu cầu đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK về: 
- Tính chất của xi măng. 
- Cách bảo quản xi măng. 
- Tính chất của vữa xi măng.
- Các vật liệu tạo thành bê tông. 
- Cách tạo ra bê tông cốt thép. 
- Sau đó GV yêu cầu trả lời câu hỏi :
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào? 
Kết luận: Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Nó có màu xám xanh, được dùng trong xây dựng.
Hoạt động 3: Công dụng đá vôi. Cách bảo quản xi măng
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
- Đá vôi được dùng để làm gì?
- Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào?
* BVMT: Việc khai thác đá vôi để làm xi măng nếu không có kế hoạch hợp lí sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên núi đá vôi, mặt khác việc sản xuất các nguyên liệu trên có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
4.Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố: Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
-HS tham gia trò chơi
- HS quan sát tranh
-HS trả lời
- 
- HS nêu kết quả
- HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS làm thí nghiệm
-HS ghi thông tin vào vở
HS làm việc theo nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét, bổ sung
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 30/11/2021
 Môn: Kể chuyện
Tiết 13: Bài: ÔN KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (TẬP LÀM VĂN)
 *ÔN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Bảng phụ viết 2 đề bài SGK.
+ Học sinh: vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mcấu tạo bài văn tả người..
1/ Cấu tạo bài văn tả người (các em đọc lại ghi nhớ SGK trang 119)
2/Viết đoạn văn tả ngoại hình một người mà em yêu thích.
-Khi viết đoạn văn tả người các em cần lưu ý miêu tả hình dáng bên ngoài của người đó, chú ý sử dụng thêm hình ảnh so sánh để bài văn sinh động hơn. 
v	Chốt lại dàn ý.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
v	Hoạt động 2: Gợi ý 
Tả ngoại hình bà em
- Giới thiệu chung về bà:
+ Năm nay bà bao nhiêu tuổi? Trông trẻ hơn hay đúng tuổi
+ Bà cao, nặng bao nhiêu? Nhìn tổng quát thì gầy hay đầy đặn, hơi mập 
- Miêu tả ngoại hình:
+ Làn da nhăn nheo, đôi chỗ nhìn rõ những sợi gân xanh nổi lên
+ Lưng bà đã hơi còng, nếu đi đường xa thì phải chống gậy
+ Tóc bà bạc trắng gần hết, đôi chỗ lấm tấm vài sợi màu đen, bình thường bà sẽ bối gọn phía sau bằng một chiếc kẹp vô cùng điệu nghệ
+ Đôi mắt trũng, mờ đục, không sáng bóng như hồi còn trẻ, nhưng tình yêu thương thì vẫn đong đầy không bao giờ cạn
+ Hàm răng đã thưa và yếu hơn, khi ăn thì ăn rất chậm và không thể ăn được các món cứng, dẻo
+ Bà thường mặc những bộ bà ba tối màu, chỉ khi đi dự tiệc, đám cưới hay các dịp quan trọng thì bà sẽ mặc áo dài nhung màu đỏ tươi
 Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Bình chọn bạn viết hay nhất.
- Chuẩn bị: 
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp.
Học sinh tự chuẩn bị dàn ý.
+ 
+ Kết luận:
+ HS tự làm vào vở
Học sinh nêu. 
Cả lớp nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 01/12/2021
 Môn:	 Tập đọc
Tiết 26: 	Bài:	TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học 
Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngặp mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: BVMT + HS hiểu biết về nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
 + HS hiểu biết về các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh Phóng to.Viết đoạn văn rèn đọc diễn cảm, bảng phụ.
+ HS: Bài soạn SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản kịch.
Luyện đọc.
Giáo viên rèn phát âm cho học sinh.
Yêu cầu học sinh giải thích từ:
	 trồng – chồng
	 sừng – gừng 
• Giáo viên đọc mẫu.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
Yêu cầu 1, 2 em đọc lại toàn bộ đoạn văn.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Thảo luận nhóm.
• Tổ chức cho học sinh thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx