Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Tập đọc

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức. BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 41 trang cuongth97 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày.. tháng.. năm 2021
Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức. BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:( 5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện", mỗi em đọc nối tiếp 1 câu thơ trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”, bạn nào đọc sai thì thua cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
-HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc, chia đoạn
+ Đ1: Loang quanh trong rừng lúp xúp dưới chân.
+ Đ2: Nắng trưa đã rọi thế giới thần bí.
+ Đ3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
+ HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
+ HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4). 
(HS( M3,4) trả lời được tất cả các câu hỏi)
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH
- Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
- Những cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng thú vị gì?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
- Bài văn cho ta thấy gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm sau đó báo cáo kết quả:
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Nhờ những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng , tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS nghe
- HS nghe
- HS cá nhân.
- HS đọc trong nhóm.
- 3 HS thi đọc.
- HS nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Rừng xanh mang lại lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
- Rừng xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người : điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, cung cấp nhiều loại lâm sản quý... Cần bảo vệ, chăm sóc và trồng cây gây rừng.
Đạo đức
SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
ĐIỀU CHỈNH THEO CV 3799
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. HS lựa chọn và đưa ra được cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống trong thực tế; Chia sẻ về những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí.
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV chuẩn bị:
- Bài hát “Con heo đất”.
- Video nhạc bài “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!”
- Phiếu bài tập (HĐ 3)
- Mẫu kế hoạch chi tiêu cá nhân (HĐ 5, 6)
- Mô hình giá tiền của các đồ dùng hằng ngày (vd: Gạo, rau, thịt, cá, )
2. HS chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái đúng- sai.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 2
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
I. KHỞI ĐỘNG:
- HS nghe và hát theo đĩa nhạc bài hát “Con heo đất”.
- GV giới thiệu bài.
- HS hát
2. Khám phá:(28phút)
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS lựa chọn và đưa ra được cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống trong thực tế.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, cho HS bốc thăm các tình huống.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, lựa chọn cách xử lí trong các tình huống đã cho.
+ Tình huống 1: Tuy mới học lớp 5 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở thành sành điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin mà sao nhãng học tập. 
 Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam? Nếu em là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn điều gì?
+ Tình huống 2: Hôm nay mẹ đi vắng, mẹ cho Lan 100.000 đồng để mua thức ăn chuẩn bị cho cả ngày. Nếu là Lan em sẽ chi tiêu như thế nào?
- GV kết luận
Hoạt động 2. Chia sẻ về cách sử dụng tiền hợp lí.
* Mục tiêu: - Chia sẻ về những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
- Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi theo yêu cầu sau: 
+ Em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình vào những việc gì?
+ Vì sao em lại sử dụng tiền vào những việc đó?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều việc chúng ta phải sử dụng đến tiền như: ăn uống, sinh hoạt, học hành, Vì vậy chúng ta phải biết tiêu tiền một cách hợp lí hay nói cách khác là phải biết tiêu tiền một cách khôn ngoan. Ở lớp 4 các em đã được học bài “Tiết kiệm tiền của”, bài học hôm nay chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về cách tiêu tiền hợp lí.
- HS thảo luận nhóm 5 tìm cách giải quyết tình huống
- HS bày tỏ ý kiến.
- HS nhận xét.
. 
HS thảo luận cặp đôi
Trình bày ý kiến
- HS nhận xét.
4.Vận dụng:(3 phút)
- Nhắc HS trong cuộc sống phải biết chi tiêu hợp lí tiết kiệm
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
	Toán	
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- HS cả lớp làm được bài 1,2.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ 
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: chuyển các STP sau thành hỗn số:
3,12 4,3 54,07 17,544 1,2 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn thi nối tiếp nhau, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
* Mục tiêu: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Cách tiến hành:
Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sau đó nêu tiếp yêu cầu : Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết quả so sánh của em?
- GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận:
Ta có : 9dm = 90cm 
 Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
 Nên 0,9m = 0,90 m
- Biết 0,9m = 0,90m
- Em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
* Nhận xét 1
- Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
* Nhận xét 2
- Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
- HS điền và nêu kết quả :
9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS : 0,9 = 0,90.
- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.
- Nếu bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- Khi bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.
- 1 HS đọc.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(15 phút) 
* Mục tiêu: HS cả lớp làm được bài 1,2.
(HS (M3,4) làm thêm bài tập 3)
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV có thể giúp đỡ HS còn khó khăn
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả.
7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9; 
3,0400 = 3,04 200,300 = 2001,3; 
35,0200 = 35,02: 100,000 = 100
- 1 HS (M3,4)nêu.
- HS cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả
a. 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b. 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
- HS làm bài, báo cáo kết quả
- Các bạn Lan và Mỹ viết đúng
- Bạn Hùng viết sai
4. Hoạt động vận dụng , trải nghiệm:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Viết thành số có 3 chữ số ở phần thập phân:
 7,5 = 2,1 = 4,36 = 
 60,3 = 1,04 = 72 = 
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử
XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
 +Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn ở Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới,
 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
 + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
	-Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Nghệ An:
 + Ngày 12- 9 -1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ - Tĩnh
- Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV:Bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
 - Cho HS hát bài"Em là mầm non của Đảng", trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập ĐCSVN?
+ Nêu ý nghĩa của việc ĐCSVN ra đời.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 HS trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã
 - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Nghệ An	
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
- Nghệ - Tĩnh là hai tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Yêu cầu: Dựa vào tranh và nội dung SGK hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- KL: Đảng ra vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ Tĩnh những năm 30-31.
*Hoạt động 2: Những chuyển biến đổi mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi và yêu cầu sau:
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng cày đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
+ Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 -1931.
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dưới chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc phong kiến vô cùng hoảng sợ, đán áp phong trào hết sức dã man. Hàng nghìn Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 31 phong trào lắng xuống. Mặc dù vây, phong trào đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. 
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
- Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?
- Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?
- 1 em lên bảng chỉ.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thuật lại trong nhóm,1 em trình bày trước lớp
- Quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
- HS thảo luận, thực hiện theo yêu cầu
- Không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn.
- Không xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu bị đả phá, thuế vô lý bị xóa bỏ v.v...
- Phấn khởi.
- HS thảo luận, trình bày:
- Cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. Sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cộ vũ động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Sưu tầm những bài thơ nói về phong trào Xô Viết - nghệ Tĩnh.
- HS nghe và thực hiện
Thứ ba ngày... tháng... năm 2021
Chính tả
NGHE - VIẾT: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Tìm được các tiếng chứa yê/ ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống .(BT3) .
- Có ý thức tốt khi viết chính tả.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
- HS: vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Khởi động hát bài "Nhạc rừng"
- Viết những tiếng chứa ia/ iê trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy: 
- Sớm thăm tối viếng
- Trọng nghĩa khinh tài
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
- Cả lớp hát
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
 *Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
+ Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
*Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết 
- Yêu cầu đọc và viết các từ khó 
 - 1 HS đọc 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy bất ngờ.
- HS tìm và nêu 
- HS viết: ẩm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền, 
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
* Mục tiêu: - Tìm được các tiếng chứa yê/ ya trong đoạn văn (BT2)
 - Tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống(BT3).
 - HS (M3,4) làm được BT4
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- HS đọc các tiếng vừa tìm được
- Em nhận xét gì về cách đánh các dấu thanh ở các tiếng trên?
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 4:(M3,4) HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. Nếu HS nói chưa rõ GV có thể giới thiệu
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
- Các tiếng chứa yê có âm cuối thì dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ 2 ở âm chính 
- HS đọc 
- Quan sát hình minh hoạ, điền tiếng thích hợp, chia sẻ kết quả 
 a) Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết
 Thuyền đi đâu về đâu.
b. Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát tranh 
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS viết các tiếng: khuyết, truyền, chuyện, quyển
- Nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa yê.
- HS nghe và thực hiện
Toán
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết so sánh hai số thập phân .
	- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
	- HS cả lớp làm được bài 1, 2.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, Bảng phụ 
 	- HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thực hành, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.	
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi:"Truyền điện". Một bạn đọc một số TP bất kì sau đó truyền cho bạn bên cạnh, bạn đó phải đọc ngay một số TP bằng với số thập phân vừa rồi, cứ tiếp tục như vậy từ bạn này đến bạn khác, bạn nào không nêu được thì thua cuộc. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: - Biết so sánh hai số thập phân .
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
*Cách tiến hành:
 * Hướng dẫn cách so sánh 2STP có phần nguyên khác nhau
Ví dụ 1: So sánh 8,1m và 7,9m
- Gọi HS trình bày cách so sánh?
- GV nhận xét cách so sánh của HS
- Hướng dẫn HS so sánh như SGK:
 8,1 = 81dm; 7,9m = 79dm 
 Ta có 81dm >79dm tức là 8,1>7,9
- Biết 8,1m > 7,9m, so sánh 8,1 và 7,9?
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9
- Dựa vào VD1: Hãy nêu cách so sánh
- GV nêu lại kết luận (SGK)
- Yêu cầu HS nhắc lại.
*Hướng dẫn so sánh 2 STP có phần nguyên bằng nhau
- Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 3,698m
- Nếu sử dụng kết luận trên có thể so sánh được 2 STP này không? Vì sao?
- Vậy để so sánh được ta là như thế nào?
- GV nhận xét ý kiến của HS yêu cầu HS so sánh phần thập phân của 2 số đó.
- Gọi HS trình bày cách so sánh.
- GV giới thiệu cách so sánh như SGK: 
+ Phần thập phân của 35,7m là
m = 7dm =700mm
+ Phần thập phân của 35,698m là m = 698mm
 Mà 700mm > 698mm 
 nên m >m
Do đó 35,7m > 35,698m
Từ kết quả trên hãy so sánh:
 35,7 ... 35,698
- Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,698
- Em hãy nêu cách so sánh ở trường hợp này?
- GV tóm tắt, kết luận.
*Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc.
 - HS thảo luận nhóm, nêu cách so sánh
8,1m = 81dm ; 7,9m = 79dm
Vì 81dm > 79dm 8,1m >7,9m
- 8,1 > 7,9
- Phần nguyên 8 > 7
- Khi so sánh 2 STP ta có thể so sánh phần nguyên với nhau. Số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS nghe
- 2-3 HS nêu 
- Không vì phần nguyên của 2 số đó bằng nhau
- HS thảo luận nêu:
 + Đổi ra đơn vị khác để so sánh.
 + So sánh 2 phần thập phân với nhau.
- 1 số HS nêu lớp theo dõi và nhận xét
 35,7 > 35,698
Hàng phần mười 7 > 6
- 1 HS đọc kết luận SGK
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(17 phút)
*Mục tiêu: - HS cả lớp làm được bài 1, 2.
 - HS (M3,4) làm thêm bài tập 3.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
-Cho HS đọc yêu cầu
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách so sánh
Bài 2: HĐ cá nhân
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Để xếp được ta cần làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách làm.
Bài 3:(M3,4)
- Cho HS tự làm bài vào vở
- Hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- So sánh 2 STP
- HS làm vở , báo cáo kết quả
a) 48,97 < 51,02 vì phần nguyên 48 < 51
b) 96,4 > 96,39 vì hàng phần mười 4 > 3
c) 0,7 > 0,65 vì hàng phần mười 7 > 6
- Xếp thứ tự từ bé đến lớn
- Cần so sánh các số này
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
+ So sánh phần nguyên 6<7<8<9
+ Có 2 số có phần nguyên bằng nhau so sánh phần mười 3 < 7
+ xếp 6,375 < 6,735 < 7,19 < 9,01
- HS làm bài: 0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
69,99 70,01 0,4 0,36
 95,7 95,68 81,01 81,010 
- HS nghe và thực hiện
69,99 0,36
 95,7 > 95,68 81,01 = 81,010
Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A.
- Tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
	- Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.
	* GD BVMT: Con người cần đến không khí, nước uống, thức ăn từ môi trường nên cần phải bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 32,33 phóng to. 
- HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
+ Cách đề phòng bệnh viêm não?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành.
- Rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc tàn tật suốt đời
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh
- Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày
- Chuồng gia xúc để xa nhà 
- Làm vệ sinh môi trường xung quanh
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu:- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện
*Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Chia sẻ kiến thức
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 - Phát bảng nhóm, yêu cầu HS trao đổi thảo luận.
- GV kết luận: Qua dấu hiệu của người mắc bệnh viêm gan A. Có thể phân biệt với viêm gan B
Hoạt động2:Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A
-Yêu cầu HS đọc thông tin theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm diễn kịch
- Yêu cầu HS trả lời
+ Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
- GV nhận xét và kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền
Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh viêm gan A
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+ Làm như vậy để làm gì?
+ Theo em, khi bị viêm gan A cần làm gì?
+ Bệnh viên gan A nguy hiểm như thế nào?
+ Hiện nay có thuốc đặc trị viêm gan A chưa?
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
- GV kết luận.
 - HS hoạt động nhóm do nhóm trưởng điều khiển
- Các nhóm gắn bảng và đọc
 Bệnh viêm gan A
- Rất nguy hiểm
- Lây qua đường tiêu hoá
- Dấu hiệu: gầy, yếu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi.
- Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai tập diễn
- 2-3 nhóm lên diễn kịch
VD:
HS 1 (Dìu 1 HS nằm xuống ghế)
HS 3: Cháu bị làm sao vậy chị?
HS 1: Mấy tuần nay cháu hơi bị sốt kêu đau bụng bên phải, gần dan, cháu chán ăn, cơ thể mệt mỏi
HS 3: Chị cần cho cháu đi xét nghiệm máu
HS 2: Thưa bác sĩ, bệnh viêm gan A có lây không?
HS 3: Bệnh này lây qua đường tiêu hoá
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Lây truyền qua đường tiêu hoá. Vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh... từ đó sẽ lây sang người lành khi uống nước lã, thức ăn sống
- Các nhóm thảo luận, trả lời.
- Làm cho cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, chán ăn.
- Chưa có thuốc đặc trị.
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gia đình em đã làm gì để phòng bệnh viêm gan A.
- HS nêu
 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tựơng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2).
	-Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3,BT4. 
	- HS HTT hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh ảnh về các hiện tượng thiên nhiên
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho 2 đội HS chơi trò chơi "Nói nhanh, nói đúng" nêu các từ nhiều nghĩa. Đội nào kể được nhiều và đúng thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- 2 đội chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (30 phút) 
* Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2).
 -Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3,BT4. 
 - HS (M3,4) hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét và KL bài đúng
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Gọi HS lên làm
- GV nhận xét kết luận bài đúng
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những câu thành ngữ,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_cv_2345_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.doc