Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này HS biết:

- Giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

 - Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.

*Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị( nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).

- Kĩ năng hợp tác với bạn bè.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.

Giấy khổ to, bút màu.

 

doc 5 trang cuongth97 06/06/2022 10861
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Đạo đức – Lớp 5
 Bài dạy: Em yêu hòa bình (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS biết:
- Giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
*Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng xác định giá trị( nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
Giấy khổ to, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Ổn định tổ chức:
 HS khởi động bài hát : Hòa Bình cho bé
2/ Kiểm tra bài cũ: “Em yêu hòa bình”( T1)
 GV nêu một số câu hỏi, gọi HS trả lời.
 - Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
 - Em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình?
 - 1 HS nêu lại phần ghi nhớ bài học của tiết trước.
- GV nhận xét kiểm tra bài cũ.
 3 / Bài mới:
* Giới thiệu bài: Em yêu hòa bình ( tiết 2)
Hoạt động 1: Trưng bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề hòa bình.
Mục tiêu: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm ngẫu nhiên hoặc chỉ định nhóm ( tùy tình hình của lớp) cho hs trình bày sản phẩm sưu tầm được trong 2 phút sau đó gọi đại diện các nhóm lần lượt giới thiệu.
Nhóm 1: Thực hành vẽ tranh về chủ đề hòa bình.
Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh chống chiến tranh.
Nhóm 3: Sưu tầm các bài báo về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Nhóm 4: Sưu tầm truyện thơ, bài hát lòng yêu hòa bình.
- Hết thời gian, GV mời đại diện 4 nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm đã sưu tầm.
- Sau mỗi nhóm giới thiệu sản phẩm. GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình.
- GV cho HS xem đoạn phim ghi hình nói về hoạt động thể hiện tình yêu hòa bình của người dân Hà nội.
- Sau khi xem đoạn phim GV hỏi HS:
+ Người dân Hà Nội đã làm gì để thể hiện tình yêu hòa bình?
- GV kết luận về nội dung đoạn phim.
- GV cho HS quan sát hình ảnh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị Asean cấp cao kêu gọi bảo vệ hòa bình trên biển Đông.
* Kết luận nội dung hoạt động 1.
Dù ở những đất nước khác nhau, có màu da khác nhau, làm việc ở những lĩnh vực khác nhau. Nhưng điểm chung của họ là mong muốn thế giới đều được sống trong hòa bình.
 Lần lượt 3 HS nêu câu trả lời.
- Chiến tranh gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, nghèo đói, thất học, 
- HS nhận xét.
- Để bảo vệ hòa bình trước hết em phải có lòng yêu hòa bình, lên án chiến tranh phi nghĩa, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- Trẻ em có quyền sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Đại diện từng nhóm mang sản phẩm lên giới thiệu trước lớp.
- HS nhận xét sản phẩm của từng nhóm
- HS theo dõi đoạn phim.
- HS trả lời theo cách hiểu của các em.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS lắng nghe 
* Hoạt động 2: Vẽ “Cây hòa bình”.
Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của cây hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình cho HS.
Cách tiến hành: GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ : Cây hòa bình”
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 5 và 6; Mỗi nhóm sẽ phát họa lên bảng vẽ một cây hòa bình, cây hòa bình gồm có rễ, thân và tán lá. 
+ Phần rễ: Là các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, là các việc làm. Các cách ứng xử thể hiện tình yêu hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.
. + Phần hoa, quả và lá: Ghi lại những điều tốt đẹp mà hòa bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
- Thực hành: GV cho 4 nhóm vẽ vào giấy khổ to còn lại vẽ vào giấy khổ nhỏ để nhận xét..
- Thời gian thảo luận làm việc trong 6 phút..
* Hết thời gian thảo luận GV mời đại diện các nhóm mang sản phẩm lên trình bày trên bảng lớp.
- Sau mỗi nhóm trình bày GV yêu cầu HS nhận xét về cây hòa bình của nhóm đã vẽ được, HS có thể đặt câu hỏi với các nhóm.
- GV nhận xét cây hòa bình của từng nhóm.
* GV kết luận hoạt động 2.
Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho mọi người. Để trái đất này mãi mãi là một màu xanh, màu xanh của hòa bình thì mỗi chúng ta, mỗi trẻ em cũng cần tích cực tham gia vào hoạt động để bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng của mình.
- Các nhóm thảo luận vẽ tranh.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
 Lần lượt từng nhóm thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Hoạt động 3: Hành động vì hòa bình.
 * Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu hòa bình.
Cách tiến hành: GV cho các bạn ngồi bên cạnh kể cho nhau nghe những việc em đã làm hoặc sẽ làm để bảo vệ hòa bình và thể hiện tình yêu hòa bình.
- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe trong 1 phút. Sau đó gọi HS kể trước lớp.
* GV nhận xét và kết luận.
GV nhận xét phần trình bày kết hợp giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động vảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.
- HS kể cho nhau nghe trong 1 phút.
- HS kể trước lớp.
- HS nhận xét.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu một số câu hỏi để củng cố bài, liên hệ giáo dục qua bài học
- GV giáo dục HS về hoạt động bảo vệ hòa bình.
Cho hs hát hai đoạn trong bài“Trái đất này là của chúng mình” của nhạc sĩ Trương Quang Lục. 
- Dặn dò: Chuần bị bài sau "Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc"
- Nhận xét
- Kết thúc tiết học.
- HS lắng nghe
- Cả lớp hát đồng thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_bai_em_yeu_hoa_binh_tiet_2.doc