Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài 5: Tình bạn (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài 5: Tình bạn (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng.

1. Kiến thức: Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

2. Kỹ năng: Biết cách cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hành ngày.

3 Thái độ:Quý trọng tình bạn.

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.

- Bổ sung: Tôn trọng không phân biệt đối xử với bạn khác giới, bạn khuyết tật, bạn nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, bạn người dân tộc khác.

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, bài giảng điện tử.

2. Chuẩn bị của học sinh: Điện thoại hoặc máy tính, sách, vở.

 

docx 4 trang cuongth97 08/06/2022 16781
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài 5: Tình bạn (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đạo đức
 TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng.
1. Kiến thức: Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kỹ năng:	 Biết cách cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hành ngày.
3 Thái độ:Quý trọng tình bạn.
*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
- Bổ sung: Tôn trọng không phân biệt đối xử với bạn khác giới, bạn khuyết tật, bạn nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, bạn người dân tộc khác.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, bài giảng điện tử.
2. Chuẩn bị của học sinh: Điện thoại hoặc máy tính, sách, vở.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những việc làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. 
- Hằng năm, nhân dân ta thường tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3. Việc làm đó có ý nghĩa gì ? 
- GV nhận xét đánh giá. 
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các con đã được biết những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh những người thân yêu trong gia đình, dòng họ, chúng ta còn có những bạn bè xung quanh. Vậy chúng ta cần phải cư xử như thế nào cho đúng?à Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu được điều đó.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1:Thảo luận cả lớp
- Gọi HS bắt nhịp cho lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- Bài hát nói lên điều gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? 
- Cô rất muốn biết rõ hơn về tình bạn của các con và các bạn trong lớp ta ntn, các con có thể chia sẻ được không ? 
àCô rất vui vì các con đã biết đoàn kết, giúp đỡ nhau rồi đấy.
GV: Đúng đấy các con ạ, chúng ta rất cần có bạn, để có thể chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn trong trong cuộc sống.
+Theo các con, trẻ em có quyền được kết giao bạn bè không ? 
GV: Ai cũng có quyền được kết giao bạn bè, dù lứa tuổi nào. Trẻ em cũng vậy. Điều này đã được quy định trong Điều 11-Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đấy.
Điều 11. Quyền được tổ chức hội họp. Trẻ em cũng có quyền được tự do kết giao và tập hợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở thích, cũng như tổ chức những cuộc họp mang tính chất hoà bình.
*Liên hệ: 
- Trong lớp ta có bạn nào mà bị bố mẹ hoặc người thân ngăn cấm chơi với bạn không ? 
- Vì sao mà con bị bố mẹ ngăn cấm ?
- Khi bị bố mẹ ngăn cấm không cho chơi với bạn, con đã làm gì ?
Chốt: Như vậy mỗi chúng ta, ai cũng đều cần có bạn và đó còn quyền của mỗi chúng ta. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện Đôi bạn và câu chuyện Tình bạn của sóc Nâu.
- Giáo viên kể câu chuyện Đôi bạn SGK
- Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
- Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
- Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật đó là một người bạn như thế nào?
- Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
- Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa 2 người sẽ như thế nào?
- Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?
- GVKL: Vừa rồi, các con đã được thấy câu chuyện về một đôi bạn. Và các con cũng thấy được những điều cần phải rút kinh nghiệm qua câu chuyện đó. Tuy nhiên trong cuộc sống, không phải ai cũng như vậy. Xung quanh ta có rất nhiều những người bạn tốt. 
Bây giờ cô mời các con đến với một câu chuyện có tựa đề “Tình bạn của Sóc Nâu” nhé! 
- Con có nhận xét gì về tình cảm của Sóc Nâu với bạn ?
- Nếu con là Sóc Vàng, con sẽ làm gì ?
- Theo em, sau câu chuyện này, tình bạn của hai bạn sẽ như thế nào ?
- Vậy qua những câu chuyện vừa rồi, con cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp ?
- GV: Những điều các con vừa nói chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ. à Bài học: Ghi nhớ - SGK
- Gọi 1 HS nêu nội dung bài học.
*GT: tương thân: tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
 Như vậy, qua câu chuyện vừa rồi, chúng ta thấy một tình bạn thật tuyệt vời giữa Sóc Vàng và Sóc Nâu. Sóc Nâu đã hết lòng, không quản ngại khó khăn, gian khổ để cứu bạn được sống. Việc làm của Sóc Nâu thật đáng khâm phục Ngoài những việc làm ấy, chúng ta còn nên làm những gì nữa để có một tình bạn đẹp, cô trò mình cùng đến với hoạt đông 3.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2: Xử lí tình huống
- YC HS đọc ND bài tập.
- Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm 4
 + N 1-2: Thảo luận tình huống a,b,c.
 + N 3- 4: Thảo luận tình huống d,đ,e.
- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- NX và khen ngợi.
Qua BT 2 vừa rồi, các con đã có thêm những cách ứng xử để có một tình bạn đẹp và bền lâu.Vậy đó là những việc làm nào? 
+Trong những việc đó, con đã làm được những việc nào ? Con thấy việc làm đó mang lại lợi ích gì ?
Các con ạ, khi bạn có chuyện vui, ta chia vui. Bạn gặp chuyện buồn, ta động viên, an ủi bạn. Khi bạn gặp khó khăn, ta tìm cách giúp đỡ. Đó chính là thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cùng bạn. Ngay cả khi bạn mắc khuyết điểm, chân thành góp ý để giúp bạn tiến bộ. Có như vậy chúng ta mới có được tình bạn đẹp. Vừa rồi các con đã biết những việc cần làm để có một tình bạn bền đẹp. Tình bạn là đề tài sáng tác, là nguồn cảm hứng của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà biên kịch. Có rất nhiều những bài thơ, bài hát, câu chuyện cảm động về tình bạn. Các con có biết đó là những bài nào k?
GV: Một câu chuyện cổ rất cảm động về tình bạn được nhiều người biết đến và câu chuyện này còn được chuyển thể thành vở chèo nổi tiếng mang tên “ Lưu Bình - Dương Lễ” kể về một đôi bạn học. Cô mời cả lớp cùng thưởng thức nhé. 
“ Lưu Bình - Dương Lễ”
+ Câu chuyện vừa rồi giúp con hiểu được điều gì?
GV: Câu chuyện vừa rồi một lần nữa làm ta không khỏi xúc động về một tình bạn thủy chung, son sắc, không gì bằng. Đó là nét đẹp được lưu truyền trong dân gian ta cho đến ngày nay mà mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy.
Bây giờ cô mời cả lớp đứng lên, chúng ta cùng hát vang nào !
 Mùa xuân tình bạn – Trần Đức
Bài hát vừa rồi đã khép lại tiết học của chúng ta. Cô hi vọng rằng những gì các con học được hôm nay sẽ giúp mỗi chúng ta có một tình bạn đẹp và bền vững. Chúc các con thành công!
3. Củng cố
- Sau bài hôm nay các con cầnghi nhớ điều gì?
- Đối với bạn khác giới, bạn khuyết tật, bạn nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, bạn người dân tộc khác con cần đối xử như thế nào?
4. Định hướng học tập.
- Dặn HS về sưu tầm truyện thơ, ca dao, tục ngữ... về chủ đề tình bạn.
- 2 HS trả lời
- Lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe.
- HS chú ý nghe giáo viên kể.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nêu nội dung bài học. 2 HS đọc lại.
- Lớp đọc thầm ND BT
- HĐ thành nhóm 4. 
- Cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS đọc ND bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe.
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe.
- HS trả lời.
- HS đứng lên hát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_5_bai_5_tinh_ban_tiet_1.docx