Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 5: Một chuyên gia máy xúc - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô,ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. HSNK làm được đầy đủ BT3.
2. Kĩ năng
- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
- GV: Vở, SGK.
CHÍNH TẢ (Tiết 5): NGHE – VIẾT: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô,ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. HSNK làm được đầy đủ BT3. 2. Kĩ năng - Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp. 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. - GV: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi viết số từ khó, điền vào bảng mô hình cấu tạo từ các tiếng: tiến, biển, bìa, mía. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. *PP: Hỏi đáp, thực hành. *CTH: - GV gọi HS đọc toàn bài chính tả. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Dáng vẻ người ngoại quốc này có gì đặc biệt? - GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó. - GV cho HS luyện viết từ khó. - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc HS viết. - GV yêu cầu HS soát lỗi. - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành *MT: Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua. *PP: Hỏi đáp, thực hành. Bài 2 *MT: Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV gọi HS đọc bài Anh hùng Núp tại Cu-ba. - GV gọi HS viết lên bảng con các tiếng có chứa uô, ua tìm được trong bài. - GV nhận xét - GV yêu cầu HS nhận xét cách đánh dấu thanh vừa tìm được. - GV nhận xét, kết luận và cho HS nhắc lại. Bài 3 *MT: Tìm được các tiếng có chứa nguyên âm đôi uô/ua. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS thảo luận theo cặp để làm bài. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng - Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng: lúa, của, mùa, chùa. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài chính tả. - Dáng vẻ người ngoại quốc này đặc biệt: Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to chất phát gợi lên nét giản dị, thân mật. - HS nêu các từ ngữ khó: buồng máy, ngoại quốc, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị. - HS luyện viết từ khó. - HS lắng nghe. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc bài Anh hùng Núp tại Cu-ba. - HS viết lên bảng con các tiếng có chứa uô, ua tìm được trong bài: + Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muốn, + Các tiếng có chứa ua: của; múa Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nhận xét cách đánh dấu thanh vừa tìm được: + Tiếng chứa ua dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính ua là chữ u. + Tiếng chứa uô dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô là chữ ô. Nhận xét. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận làm bài: + Muôn người như một (mọi người đoàn kết một lòng) + Chậm như rùa (quá chậm chạp) + Ngang như cua (tính tình gàn dở khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến) + Cày sâu cuốc bẫm (chăm chỉ làm việc ruộng đồng) Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_5_mot_chuyen_gia_may_xuc_vo_thi.docx