Bài tập Ôn nghỉ dịch Covid môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 (Có đáp án)
1.Ghi nhớ về từ đồng nghĩa
* Từ đồng nghĩa (TĐN) là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
* Có thể chia TĐN thành 2 loại:
- TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
V.D: xe lửa = tàu hoả ; con lợn = con heo
- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ)
VD: các từ đều chỉ cái chết : hi sinh, tử vong, từ trần, qua đời, ra đi.
Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ôn nghỉ dịch Covid môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 TOÁN Ôn tập: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 1. Kiến thức cần nắm được Cách giải: Cách 1: - Số lớn = (tổng + hiệu): 2 - Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn) Cách 2: - Số bé = (tổng – hiệu) : 2 - Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng – số bé) 2. Bài tập vận dụng Bài 1. Tìm 2 số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là: a) 24 và 6; b) 60 và 12; Bài 2. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Bài 3. Thu hoạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch được ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch được ở mỗi thửa ruộng bao nhiêu ki-lô-gam thóc? TIẾNG VIỆT Ôn tập: Từ đồng nghĩa 1.Ghi nhớ về từ đồng nghĩa * Từ đồng nghĩa (TĐN) là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. * Có thể chia TĐN thành 2 loại: - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D: xe lửa = tàu hoả ; con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) VD: các từ đều chỉ cái chết : hi sinh, tử vong, từ trần, qua đời, ra đi... Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh. 2. Bài tập thực hành Bài 1:Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: a) Cắt, thái, ... b) To, lớn,... c) Chăm, chăm chỉ,... Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: a - Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non. b - Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ. Bài 4:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: a) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). b) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 ÔN TẬP: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ. * Kiến thức: HS ôn lại kiến thức về: + Các bước giải dạng toán 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó gồm 4 bước: B1: Vẽ sơ đồ. B2: Tìm tổng số phần bằng nhau. B3: Tìm số bé. B4: Tìm số lớn. * Bài tập vận dụng Bài 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là 3/5. Tìm hai số đó. Bài 2: Tổng của hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn giảm 5 lần thì được số bé. Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 350m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta trồng khoai. Cứ 5m2 thu hoạch được 15kg khoai. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ khoai? ÔN TẬP TỪ TRÁI NGHĨA A. Lý thuyết từ trái nghĩa - Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Công dụng :Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,. . . . - Lưu ý: + Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. + Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD: với từ "nhạt": (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là "độ mặn" (đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là "độ ngọt" (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là "mức độ tình cảm" (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là "màu sắc". B. Bài tập từ trái nghĩa Bài 1. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau: a) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm b) Non xanh bao tuổi đã già c) Chỉ vì sương tuyết hóa ra bạc đầu Bài 2. Ghi lại cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a) Việc nhỏ nghĩa lớn ( ./ ..) b) Chết vinh còn hơn sống nhục ( ./ ..) c) Đoàn kết là sống chia rẽ là chết ( ./ ..) d) Chân cứng đá mềm ( ./ ..) Bài 3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà - giỏi giang - cứng cỏi - hiền lành - nhỏ bé - nông cạn - sáng sủa - thuận lợi - vui vẻ - Bài 4: Chọn 3 cặp từ trái nghĩa mà em thích ở bài 3. Đặt câu với từng cặp từ trái nghĩa đó. Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 TOÁN ÔN TẬP: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ. I/ Kiến thức: - Viết công thức tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. B1: Vẽ sơ đồ. B2: Tìm hiệu số phần bằng nhau. B3: Tìm số bé. B4: Tìm số lớn. CT: Số bé = Hiệu hai số : (Hiệu số phần bằng nhau) x số phần số bé. II. Bài tập vận dụng. Bài 1. Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng 9/4 số thứ hai. Tìm hai số đó.. Bài 2. Tính diện tích một mảnh đất hình chữ nhật , biết chiều dài gấp hai lần chiều rộng và hơn chiều rộng 15m. Bài 3: Tìm hai số biết hiệu của chúng là số lớn nhất có 3 chữ số và số bé bằng 2/5 số lớn? ÔN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM I. Kiến thức. - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. VD; Chúng em đang họp bàn để phân công cán bộ lớp ; Bố mới mua cho em một cái bàn học mới. II. Bài tập vận dụng. Bài 1. TÌm từ đồng âm trong các câu văn sau và nêu nghĩa của chúng. a. Miền Nam là Thành Đồng Tổ quốc. b. Cả dân tộc đồng sức đồng lòng đánh giặc cứu nước. c. Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Trâu với người vất vả quanh năm. Bài 2. Đặt câu phân biệt từ đồng âm : bàn, cờ , nước. Bài 3. Giải câu đố sau: Hai cây cùng có một tên Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường. Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ. Là những cây gì? Thứ 5 ngày 4 tháng 3 năm 2021 ÔN TẬP : GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số ( Xem lại SGK / 75) Để tìm tỉ số phần trăm của hai số A và B: -Ta tìm thương của A và B ( lấy A chia cho B) -Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích tìm được. VD: SGK/75 Dạng 2: Tìm giá trị phần trăm của một số ( Xem lại SGK/ 76) Muốn tìm giá trị phần trăm của một số: - Ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm - hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100. Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó ( xem lại SGK/ 78) Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó: - ta lấy giá trị đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100 - hoặc lấy giá trị đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm. Bài tập vận dụng Bài 1: a,Tính tỉ số phần trăm của hai số 15 và 30 b, Một tổ sản xuất được 1200 sản phẩm, trong đó anh Nam làm được 126 sản phẩm. Hỏi anh Nam làm được bao nhiêu phần trăm số sản phẩm của tổ? Bài 2: a,Tìm 60% của 30kg b, Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau. Biết người đó lãi 25% số tiền vốn . Tính số tiền lãi. Bài 3: a, Tìm một số, Tìm một số biết 20% của số đó là: 16 b, Một cửa hàng bán được 420 kg gạo và số gạo đó bằng 10,5% tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng đó có bao nhiêu tấn gạo? Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. Người ta làm nhà mất 20% diện tích. Tính diện tích đất làm nhà. ÔN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA * Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. VD: Từ “ Răng” Nghĩa gốc: hàm răng, cái răng => b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, thành hàng, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn. Nghĩa chuyển:răng lược, răng cưa, răng cào => là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc, nhưng răng lược dùng để chải, răng cào dùng để cào thóc, ngô, răng cưa để cắt vật liệu tương đối cứng... không dùng để nhai. Từ răng trong hàm răng, răng cưa, răng cào...giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng. Vậy “ răng” là từ nhiều nghĩa. Bài tập: 1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ? a) Mắt: - Đôi mắt của bé mở to : nghĩa.... - Quả na mở mắt : nghĩa..... b) Chân: - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân; Nghĩa... - Bé đau chân : nghĩa..... c) Đầu: - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu: nghĩa..... - Nước suối đầu nguồn rất trong: nghĩa..... Bài 2: Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của những từ đó: a) Cao Đặt câu: - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. VD :Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao. b) Ngọt - Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - (Âm thanh) nghe êm tai. Bài 3: Dùng các từ dưới đây để đặt câu( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển) miệng, ăn , chạy. Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 TOÁN ÔN TẬP TÍNH DIỆN TÍCH Bài 1: Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. a,Tính chu vi khu vườn đó. b, Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đi là mét vuông, hecta? Bài 2 : Hình H bên được tạo bởi hình chữ nhật và hình tròn biết chiều dài hình chữ nhật là 12 cm , chiều rộng 8 cm. Tính diện tích hình H? Bài 3: Miệng giếng là một hình tròn có bán kính 1m , người ta xây thành giếng rộng 0,5 m bao quanh miệng giếng. Tính diện tích của thành giếng đó ? Bài 4 : Một thửa ruộng hình thang có đáy nhỏ 45,5m , đáy lớn gấp hai lần đáy nhỏ và có chiều cao 50,4m. Người ta trồng hoa trên thửa ruộng đó. Trung bình mỗi mét vuông (1m ) thu hoạch và bán được 120 000 đồng tiền hoa. Tính số tiền bán hoa thu hoạch được trên thửa ruộng đó ? ÔN TẬP VỀ ĐẠI TỪ *Kiến thức ( chép lại) - Khái niệm về đại từ : Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp lại từ ngữ ấy. - Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, nó, chúng nó... * Bài tập: Bài 1: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn dưới đây. Một con thỏ thấy con rùa đang cố sức tập chạy liển mỉa mai. Rùa đáp : - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! Thỏ ngạc nhiên: Rùa mà cũng dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Bài 2: Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào? Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy về nhà để làm bài tập. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua. c.Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa. Bài 3: Thay những từ được gạch chân trong các câu sau bằng các đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu. a. Chích bông sà xuống vườn cải. Chích bông tìm bắt sâu bọ. b. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau thằng Tí lại chạy đi ngay Đáp án Thứ ba,2/2/2021 A. Toán: Bài 1: Giải Sơ đồ đoạn thẳng Số bé: |-----|-----|-----| Số lớn: |-----|-----|-----|-----|-----| Tổng số phần bằng nhau là:3 + 5 = 8 (phần) Số bé là: 96 : 8 x 3 = 36 Số lớn là: 96 – 36 = 6 Đáp số : Số bé: 36 Số lớn: 60 Bài 2: Giải: Nếu số lớn giảm 5 lần được số bé. Vậy số bé = 1/5 số lớn. Vẽ sơ đồ Số bé: |-----| Sỗ lớn: |-----|-----|-----|-----|-----| Số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 Số bé: 72:6 = 12 Số lớn: 72:6x5 = 60 Đáp số: Số bé: 12 Số lớn: 60 Bài 3: Giải: Nửa chu vi thửa ruộng là: 350 : 1 = 175 (m). Vẽ sơ đồ Số thứ nhất: |-----|-----|-----| Số thứ hai: |-----|-----|-----|-----| Số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 Chiều rộng thửa ruộng là: 175:7 x 3 = 75(m) Chiều dài thửa ruộng là: 175:7 x 4 = 100(m) Diện tích thửa ruộng là: 100 x 75 = 7500 (m2) Thửa ruộng thu hoạch số khoai là: 15 x (7500 : 5) = 22500 (kg) Đổi: 22500kg = 225 tạ Đáp số: 225 tạ khoai. Thứ tư,3/3/2021 Bài 2. Bài giải. Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 x 2 = 30 (m) Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 30 : 2 = 15 ( m) Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là : 30 x 15 = 450 ( m2 ) Đáp số: 450 m2 Bài 3. Bài giải. Hiệu của hai số là số lớn nhất có 3 chữ số vậy hiệu của hai số đó là: 999. Số lớn là: 999 : ( 5-2) x 2 = 666 Số lớn là: 666 + 999 = 1665 Bài 1. - Từ đồng âm là từ: đồng a. Đồng ( Thành đồng) là kim loại có mầu đỏ dễ dát mỏng và kéo thành sợi. b. đồng ( đồng sức, đồng lòng) nghĩa là cùng nhau. C. đồng ( cánh đồng) là khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy , trồng trọt. Bài 2. Đặt câu phân biệt từ đồng âm : bàn, cờ , nước. a. bàn. - Bàn ghế lớp em rất mới. - Chúng em họp lớp bàn thi đua học tốt. - Bạn em có dôi bàn tay rất khéo. b. cờ - Hôm nay em tình cờ gặp được cô giáo cũ. - Bạn chơi cờ giỏi quá. - Lá cờ đang tung bay phấp phới C .Nước - Nước ao mùa thu trong vắt. - Bạn đi nước cờ rất hay. - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước. Bài 3. Giải câu đố sau: => Cây ( khẩu) súng , Cây ( hoa) súng Thứ năm ngày 4/3/2021 Bài 1: 50% Anh Nam làm được số phần trăm số sản phẩm của tổ là: 126:1200 = 0,105=10,5% Bài 2: 30 : 100 x 60 = 18kg Số tiền lãi là: 42000: 100 x 25%= 10 500 ( đồng) Bài 3: a) Số đó là :16 : 20 x 100 = 80 b, Số gạo cửa hàng đó có trước khi bán là: 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg) = 4 tấn Đáp số: 4 tấn gạo Bài 4: Diện tích mảnh đất là: 18 x 15 = 270 (m2) Diện tích để làm nhà là: 270 x 20 : 100 = 54 (m2) Đáp số: 54m2. Tiếng Việt Bài 1: a. Mắt - Đôi mắt của bé mở to → mang nghĩa gốc. - Quả na mở mắt → mang nghĩa chuyển. b. Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân → mang nghĩa chuyển. - Bé đau chân → mang nghĩa gốc. c. Đầu - Khi viết em đừng ngoẹo đầu → mang nghĩa gốc. - Nước suối đầu nguồn rất trong → mang nghĩa chuyển. b) Ngọt - Có vị như vị của đường, mật. - Em thích ăn bánh ngọt. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn. - (Âm thanh) nghe êm tai. - Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt. Bài 3: Miệng: + gốc: Miệng bé Na chúm chím trông rất xinh ; + chuyển: Miệng bát bị sứt Ăn + gốc: cả nhà em đang ăn cơm trưa + chuyển: Mẹ em bị nước ăn chân vì phải thường xuyên đi làm đồng/ cô ấy chụp rất ăn ảnh... Chạy: + gốc: bạn Nam chạy rất nhanh + Chuyển: Mẹ em bán hàng rất chạy.
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_nghi_dich_covid_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_tuan.docx