Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I. Mục tiêu:

KT:

 Củng cố cho HS biết cần phải tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn

người già, em nhỏ, phụ nữ và cần phải biết hợp tác với những người xung quanh trong công việc hàng ngày.

KN:

 Rèn luyện cho HS kĩ năng thể hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ, phụ nữ.

- Rèn kĩ năng hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

TĐ:

 Luôn có thái độ đồng tình với những hành vi đúng, phản ứng hoặc không đồng tình với

những hành vi sai trái.

II.Đồ dùng:

- GV: Chuẩn bị sẵn một số tình huống đạo đức; PHT.

III. Các hoạt động:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ( 5’)

- Gọi HS lên trình bày về sự đối xử với bạn bè.

- Nhận xét tuyên dương.

3. Bài mới(30’):

- GTB: Thực hành cuối học kì I. (1’)

*Hoạt động 1(14’): Thực hành xử lí tình huống.

- Chia lớp làm 4 nhóm.

- Giao việc cho các nhóm, xử lí 1 tình huống.

Nhóm 1: Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để giành đồ chơi.

Nhóm 2, 3: Khi bỏ phiếu bầu nhóm trưởng phụ trách sao, các bạn nam bảo nhau bỏ phiếu cho Tiến, vì bạn ấy là con trai.

Nhóm 4: Khi nhóm thảo luận bàn về kế hoạch chủ nhật sẽ cùng đi chơi, Tuấn bảo mạnh ai người ấy lo. Em sẽ làm gì?

- Nghe và nhận xét, tuyên dương nhóm có cách xử lí hay và tốt.

*Hoạt động 2(8’): Biết ngày dành cho phụ nữ và trẻ em.

- Phát PHT cho HS.

Phiếu học tập

+ Ngày 1 tháng 6, dành riêng cho trẻ em.

 Hội người cao tuổi là tổ chức dành riêng cho người cao tuổi.

+ Hội sinh viên là tổ chức dành riêng cho phụ nữ.

+ Ngày 8 / 3 và 20 / 10 là ngày dành cho phụ nữ.

+ Chỉ hợp tác với người khác khi mình có việc cần họ giúp đỡ.

+ Hợp tác trong công việc sẽ giúp mình học được nhiều điều hay.

+ - Quan sát và kiểm tra HS làm bài.

- Nhận xét chung.

 Hoạt động 3(6’): Biết vệ sinh môi trường xung quanh.

- Cho HS vệ sinh lớp học, sân trường.

 

docx 17 trang loandominic179 2210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18
(Từ 04/01 – 08/01/2016)
THỨ
TÊN MÔN
TIẾT
 TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU CHỈNH
TÍCH HỢP
HAI
04/01
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
18
35
86
18
18
Tuần 18
Ôn tập ( T1)
KTĐK 
KTĐK 
TH cuối HKI
- Làm bài 1(T)
GDKNS
 (TĐ)
BA
05/01
LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật Thể dục
35
87
35
18
35
Ôn tập (T 2)
Ôn tập (T 3)
Sự chuyển thể của chất 
Thức ăn nuôi gà (tiết 2)
Đi đều vòng phải trái; Đổi chân ... sai nhịp
- Làm bt1;2;3(T)
BVMT
 (LT)
TƯ
06/01
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý
Âm nhạc
35
36
88
35
18
Ôn tập ( T 4)
KTĐK
Diện tích hình tam giác
KTĐK 
Sơ kết học kỳ 1
Làm ở
Phần 1.
Phần 2
 bài 1, 2 (T)
GDKNS
(CT )
NĂM
07/01
 TLV
Toán
Khoa học K/chuyện Thể dục
35
89
36
18
36
Ôn tập (T 5)
Luyện tập
Hỗn hợp
Ôn tập (T 6)
 Bài 36
-GDKNS
 (TLV )
GDKNS
(KH)
-GDKNS
(K/C )
SÁU
08/01
LTVC
Toán
TLV
Mỹ thuật 
SHTT
36
90
36
36
18
 Ôn tập (T 7)
Luyện tập chung
Ôn tập (T 8)
Vẽ trang trí: Trang trí HCN
Sinh hoạt Tuần 18
- Làm 
bt 1; 2; 4 (T)
 KÍ DUYỆT CỦA BGH (Khối Trưởng)
Thứ hai ngày 04 tháng 01năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP HKI (tiết 1)
I. Mục tiêu:	
KN:
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
KT: 
 - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm”Giữ lấy màu xanh”.
 -Biết nhận xét nhân vật trong bài tập đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
TĐ:
 Hs tự giác học tập chuẩn bị thi học kì 1.
II. Đồ dùng:
 + GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng thông kê, phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL đã học.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 1’
2. Bài cu(4’): Ca dao về lao động sản xuất 
** Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
** Tìm hình ảnh nói lên nổi lo lắng vất vã của người nông dân trong lao động sản xuất?
Nhận xét
3. Bài mới: 
GTB: Ôn tập tiết 1. (1’)
*Hoạt động 1(15’): Kiểm tra tập đọc, HTL (khoảng 1/5 số HS trog lớp). 
- Mời từng HS lên bốc thăm bài.
- Nghe HS đọc và nêu câu hỏi, cho HS trả lời.
Nhận xét.
*Hoạt động 2(8’): Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”. 
Bài 2:
Giáo viên chia nhóm, phát PHT cho các nhóm.
Giáo viên nhận xét. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
Hoạt động 3(6’): 
 Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn: cần nói về bạn nhỏ trong câu chuyện như nói về một người bạn của mình trong lớp vậy
Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố. (4’)
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn mình thích nhất.
Nhận xét – Tuyên dương.
5. Dặn dò( 1)
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
2 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Nghe và ghi tên bài.
Học sinh lần lượt lên bốc thăm bài, đọc trước lớp và trả lời câu hỏi mà GV nêu.
1 học sinh đọc nội dung. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
TT	Tên bài	Tác giả	Thể loại
1	Chuyện một khu vườn nhỏ	Văn Long	Văn
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh trình bày:
 Bạn em có ba làm nghề gác rừng, tình yêu rừng của ba đã sớm truyền vào bạn ấy. Vì vậy, có một lần ba đi vắng, bạn ấy đã phát hiện ra bọn trộm gỗ. Mặc cho trời tối bạn băng rừng chạy đi gọi điện báo cho các chú công an. Nhờ vậy mà bọn trộm gỗ bị bắt và em thấy bạn đúng là một người dũng cảm.
® Cả lớp nhận xét.
- Đọc và nhận xét.
- Nghe và thực hiện
Tiết 3
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
---------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
LỊCH SỬ
KTĐK
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
KT: 
 Củng cố cho HS biết cần phải tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn 
người già, em nhỏ, phụ nữ và cần phải biết hợp tác với những người xung quanh trong công việc hàng ngày.
KN: 
 Rèn luyện cho HS kĩ năng thể hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ, phụ nữ.
- Rèn kĩ năng hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
TĐ:
 Luôn có thái độ đồng tình với những hành vi đúng, phản ứng hoặc không đồng tình với
những hành vi sai trái.
II.Đồ dùng:
- GV: Chuẩn bị sẵn một số tình huống đạo đức; PHT.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ( 5’)
- Gọi HS lên trình bày về sự đối xử với bạn bè.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới(30’):
- GTB: Thực hành cuối học kì I. (1’)
*Hoạt động 1(14’): Thực hành xử lí tình huống. 
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Giao việc cho các nhóm, xử lí 1 tình huống.
Nhóm 1: Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để giành đồ chơi.
Nhóm 2, 3: Khi bỏ phiếu bầu nhóm trưởng phụ trách sao, các bạn nam bảo nhau bỏ phiếu cho Tiến, vì bạn ấy là con trai.
Nhóm 4: Khi nhóm thảo luận bàn về kế hoạch chủ nhật sẽ cùng đi chơi, Tuấn bảo mạnh ai người ấy lo. Em sẽ làm gì?
- Nghe và nhận xét, tuyên dương nhóm có cách xử lí hay và tốt.
*Hoạt động 2(8’): Biết ngày dành cho phụ nữ và trẻ em.
- Phát PHT cho HS.
Phiếu học tập
+ Ngày 1 tháng 6, dành riêng cho trẻ em.
 Hội người cao tuổi là tổ chức dành riêng cho người cao tuổi.
+ Hội sinh viên là tổ chức dành riêng cho phụ nữ.
+ Ngày 8 / 3 và 20 / 10 là ngày dành cho phụ nữ. 
+ Chỉ hợp tác với người khác khi mình có việc cần họ giúp đỡ.
+ Hợp tác trong công việc sẽ giúp mình học được nhiều điều hay.
+ - Quan sát và kiểm tra HS làm bài.
- Nhận xét chung.
 Hoạt động 3(6’): Biết vệ sinh môi trường xung quanh.
- Cho HS vệ sinh lớp học, sân trường.
4. Củng cố. 3’
- Hệ thống nội dung bài
- Liên hệ, gdhs ý thức bảo vệ môi trừơng xung quanh...
- Nhận xét chung tiết học, đánh giá.
5. Dặn dò(1’)
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho bài sau. 
- Chuyển tiết.
- 3 em lên trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài.
- Thành lập nhóm.
- Nhận tình huống và thảo luận.
- Lần lượt từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe va ønhâïn xét, nêu ý kiến.
- Nhận PHT.
- Từng HS làm bài vào PHT, 1 em làm vào phiếu lớn.
- Trình bày và nhận xét.
- Vệ sinh lớp học, sân trường.
Nghe .
- Thực hiện.
Thứ ba ngày 05 tháng 01năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ I
( PHẦN ĐỌC)
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
TẬP ĐỌC
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ I
(PHẦN VIẾT)
 -----------------------------------------------------------
Tiết 3
Thể dục ( Gv chuyên)
--------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 06 tháng 01năm 2016
Tiết 1
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
 ------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 -----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
KHOA HỌC
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP HKI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
KT:
 Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
 - Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.	 
 KN: 
 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, lập bảng thống kê liên quan nội dung các bài Tập đọc.
TĐ:
 Có ý thức khi làm bài và biết yêu quý cái hay cái đẹp.
II. Đồ dùng:
+ GV: Giấy khổ to, phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL đã học.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ(3’)
Kiểm tra đọc một vài đọan văn.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
GTB(1’): Ôn tập tiết 2. 
Hoạt động 1(15’): Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Mời từng em lên đọc và trả lời câu hỏi, lắng nghe và ghi điểm.
Hoạt động 2(8’): Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. 
- Cho hs đọc yêu cầu bài tập 2.
Chia nhóm, giao việc cho các nhóm và phát PHT, quan sát và kiểm tra các nhóm làm việc.
Giáo viên nhận xét + chốt lại.
Hoạt động 3(7’): Hướng dẫn học sinh trình bày những cái hay của những câu thơ được học. 
Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Cho hs làm bài.
- Quan sát và nghe HS thảo luận.
Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố(4’)
- Cùng HS bình chọn.
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập tiết 3”.
Chuyển tiết.
2 em đọc đọan, bài văn em thích và trả lời câu hỏi trong đó mà GV nêu.
- Nghe và ghi tên bài.
1 số em lần lượt lên bốc bài và + trả lời câu hỏi mà GV nêu. 
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
TT Tên bài Tác giả	Thể loại
1	Chuỗi ngọc lam Phun-tơn-xtơ Văn
2	Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa Thơ
 	 	 .	 
Cả lớp nhận xét.
1 em đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm lại hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và Ngôi nhà đang xây.
Học sinh tìm những câu thơ, khổ thơ mà em yêu thích – Suy nghĩ về cái hay của các câu thơ đó, trao đổi với bạn bên cạnh.
Một số em phát biểu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp bình chọn bạn phát biểu hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3 
TOÁN
 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
KT: 
 - Học sinh nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
KN: 
 - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. Bt1/87.
TĐ: 
 - Có ý thức làm bài, làm đúng, chính xác các bài tập.
II. Đồ dùng:
 + GV:2 hình tam giác bằng nhau.
+ HS: 2 hình tam giác, kéo.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ(4’): Hình tam giác. 
* Nêu các đặc điểm của hình tam giác.
Nhận xét.
3. Bài mới(30’): 
- GTB: Diện tích hình tam giác. (1’)
- Phát triển bài(29’)
a) Cắt hình tam giác.
- Hướng dẫn: Vẽ và cắt theo đường cao của một tam giác.
- Quan sát và kiểm tra HS thực hành.
b) Ghép thành hình chữ nhật.
- Hướng dẫn và quan sát, kiểm tra.
c) So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- Hướng dẫn: So sánh độ dài hình chữ nhật và đáy tam giác; chiều rộng hình chữ nhật với chiều cao hình tam giác
- So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích tam giác.
d) Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Hướng dẫn học sinh tự tìm công thức từ tính diện tích hình chữ nhật
- Quan sát và gợi ý.
- Nhận xét và chốt lại.
**Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
* Gọi diện tích hình tam giác là S, đáy là a, chiều cao là h. Thì ta có công thức tính diện tích hình tam giác như thế nào?
Giáo viên chốt lại:
 ghi bảng
+ Thực hành: 
Bài 1:
Quan sát và nhận xét.
Nhận xét sửa bài.
4. Củng cố (4’)
Nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Nhận xét chung tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài Luyện tập. 
Chuyển tiết.
- 2 em nêu các đặc điểm của hình tam giác.
Lớp nhận xét.
- Nghe và nhắc lại tên bài
Học sinh thực hành vẽ và cắt hình tam giác (cắt theo đường cao), được 2 tam giác 1 và 2.
Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại, ta được hình chữ nhật ABCD 
A B
 C E D
Vẽ đường cao EH.
- Đáy DC bằng chiều dài DC hình chữ nhật EDCB
Chiều cao EH bằng chiều rộng AD hình chữ nhật.
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 diện tích hình tam giác EDC. 
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 DC × AD = DC × EH.
Vậy diện tích hình tam giác EDC là: 
- Trình bày và nhận xét.
+ lấy độ dài đáy nhân với chiều caocùng một đơn vị đo rồi chia cho 2...
-Ta có: ( a x h) : 2
1 em đọc to đề. Cả lớp đọc thầm.
Tự làm bài nháp. 2 em lên bảng làm.
a. 6 x 8 : 2 = 24 (cm2 )
b. 2, 3 x 1, 2 : 2 = 1, 38 ( dm2 )
Cả lớp nhận xét.
2 – 3 em nhắc
Nghe và thực hiện.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 
Âm nhạc
 SƠ KẾT HỌC KỲ 1
------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 07 tháng 01 năm 2016
Tiết 1
TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP HKI (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
KT:
 - Kiểm tra và lấy điểm tập đọc và HTL.	
KN: 
 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
TĐ:
 - Ôn tập và củng cố vốn từ về môi trường	 
II. Đồ dùng:
 + GV: Giấy khổ to, phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
 + HS: Ôn lại các bài MRVT thuộc chủ điểm Môi trường.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thủy quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(m/trường kh/khí)
Các sự vật trong môi trường
- Rừng
- Con người 
- Thú (hổ, báo, cáo, )
- Chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu, )
- Cây lâu năm (lim, gụ, sến, táu, )
- Cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, )
- Cây rau (rau muống, rau cải, )
- Cỏ
- Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, ngòi, kênh, rạch, mương, lạch
- Bầu trời, vũ trụ, 
mây, không khí,
 âm thanh, ánh 
sáng, khí hậu
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, bằng điện, chống săn bắn thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã, 
 Giữ sạch nguồn nước, vận động nhân dân khoan giếng, xây dựng nhà máy nước, xây dựng nhà máy lọc nước thải công nghiệp, 
Lọc khói công 
nghiệp, chống ô
 nhiễm bầu không 
khí, xử lí rác 
thải , 
1. Ổn định(1)’
2. Bài cũ: 4’
- Đọc bài tập 2 tiết trước.
Nhận xét.
3. Bài mới: 
 GTB: Ôn tập tiết 3(1’)
Hoạt động 1(15’): Kiểm tra tập đọc HTL. 
- Cho hs lần lượt bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2(14’): Hướng dẫn học sinh lập bảng tổng vốn từ về môi trường. 
Bài 2:
Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của các từ: sinh quyển, thủy quyển, khí quyển.
Chia lớp làm 4 nhóm.
Giao PHT cho các nhóm.
Giáo viên nhận xét và chốt
4. Củng cố(4’)
- Cho học sinh nhắc lại những từ ngữ thuộc chủ đề Môi trường.
- Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận xét và tuyên dương.
5. Dặn dò: ‘1’
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Chuyển tiết.
- 2 em đọc bài tập 2 tiết LTVC 34
- Nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài .
Học sinh lần lượt bốc bài và đọc, trả lời câu hỏi. 
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc theo nhóm - Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Nối tiếp nói về từ ngữ thuộc chủ đề Môi trường.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 2 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
KT: 
 - Biết tính diện tích hình tam giác. Tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của tam giác).
KN:
 Rèn luyện kỹ năng tính diện tích hình tam giác. Bt 1,2,3/88.
TĐ:
 GDHS tính cẩn thận khi học toán.
II. Đồ dùng:
+ GV:	Bảng phụ
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ(5’)
 Diện tích hình tam giác.
Nhận xét.
3. Bài mới(30’): 
- GTB: Luyện tập(1’)
- Phát triển bài(29’)
+ Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát HS làm bài.
** Gọi hs nhắc lại quy tắc, cônh thức tính diện tích hình tam giác.
- Nhận xét chung.
+Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
- Cho lớp làm bài theo cặp.
- Quan sát và hướng dẫn cho HS quan sát các tam giác và chỉ ra đáy và đường cao.
- Nhận xét, kết luận.
* Vậy qua bài tập, em hãy cho biết muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm như thế nào?
Bài 3:Cho hs nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát và hướng dẫn HS dựa vào bài tập 2 để làm bài tập 3
- Gdhs làm toán cẩn thận.
- Nhận xét chung.
4. Củng cố(4’)’
Nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác vuông, tam giác không vuông?
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
Về nhà ôn lại KT về hình tam giác.
 Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Chuyển tiết.
2 em nhắc lại quy tắc công thức tính S tam giác và sửa bài 1, 2.
Lớp nhận xét.
-Nghe và ghi tên bài.
- 1 em nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Tự suy nghĩ, làm bài.
- 2 em lên bảng thi đua làm bài.
a) (30,5 × 12) : 2 = 183 (dm2)
b) 16 dm = 1,6m ; (1,6 × 5,3) : 2 = 4,42(m2)
- Lớp nhận xét.
- 2 em nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác
- 1 em nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Từng cặp suy nghĩ, trao đổi làm bài.
- Vài cặp lên bảng trình bày.
Tam giác ABC có AB là đáy thì đường cao là AC, nếu coi AC là đáy thì đường cao là AB.
Tam giácEDG có ED là đáy thì đường cao là DG, nếu coi DG là đáy thì đường cao là ED
- Lớp nhận xét.
+ Lấy tích 2 cạnh góc vuông chia cho 2
1 số em nhắc lại 
- 1 em nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Tự quan sát hình vẽ SGK và suy nghĩ, làm bài.
a. S = 3 x 4 : 2 = 6 (cm2 )
b. S = 5 x 3 : 2 = 7,5 ( cm2 )
- 2 em lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét.
1 số em nhắc lại .
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3
KHOA HỌC
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu:	
KT: 
 Biết tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. 
KN: 
 - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. 
TĐ: 
 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 73.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trň
1. Ổn định(1’): KTSS, sinh hoạt đầu giờ.
2. Bài cũ(3’)
Nhận xét và sửa bài thi.
3. Bài mới(30’):	
 - GTB(1’): “Ba thể của chất”. 
Hoạt động 1(10’): HS biết phân biệt 3 thể của chất .
 Giáo viên chia thành 2 nhóm.
Phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Tiến hành chơi.
- Quan sát 2 đội chơi.
- Cùng HS kiểm tra lại.
- Nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 2(9’): HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí
Chia lớp thành 3 nhóm.
Phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Đọc từng câu hỏi trong SGK trang 72.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Kết luận : Nêu đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí.
Hoạt động 3(10’)HS nêu được ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày. 
- Cho HS quan sát hình và làm việc theo nhóm đôi.
- Lắng nghe HS trình bày và nhâïn xét
* Qua đó em hãy lấy ví dụ về sự chuyển thể của nước.
- Kết luận và mời 2 em đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố(4’)
-Hệ thống lại nội dung bài học.
- Liên hệ, gdhs cẩn thận với các loại chất khí khi sử dụng.
- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: 1’
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Hỗn hợp.
- Báo cáo, hát.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Thành lập nhóm.
Mỗi nhóm cử 5 học sinh tham gia.
Nhóm nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Học sinh 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng.
Lần lượt từng người lên rút phiếu và gắn lên bảng.
- Cùng GV kiểm tra lại vị trí các tấm phiếu đã gắn.
- 1 số em nêu các chất ở thể rắn, lỏng, khí.
- Lập nhóm.
- Chuẩn bị bảng con và phấn
- Các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án, nhóm nào có đáp án nhanh và đúng là đạt 10 điểm.
1 – b; 2 – c ; 3 – a.
- 1 số em nêu 
- Quan sát các hình trang 70 và nói về sự chuyển thể của nước cho bạn nghe.
- Đại diện vài cặp trình bày: 
Hình 1: nước ở thể lỏng.
Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ bình thường
Hình 3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
+ Mỡ, bơ ở thể rắn gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể lỏng, 
- Đọc và theo dõi bạn đọc.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4
KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP HKI (tiết 6)
I. Mục tiêu: 
 KT: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng của học sinh còn lại trong lớp.
KN: - Nghe – viết đúng chình tả, trình bày đúng bài “Chợ Ta – sken”.
KN: - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng:
GV: SGK, phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
+ HS: Vở chính tả.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’ )
2. Bài cũ(4’): 
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh, nhận xét.
3. Bài mới(30’): 
- GTB: Ôn tập HKI tiết 4 (1’)
Hoạt động 1(11’): Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. 
Gọi lần lượt từng em lên kiểm tra
Nhận xét .
Hoạt động 2(18’): Học sinh nghe – viết bài. 
- Đọc bài chính tả cho HS nghe.
* Bài văn có nội dung thế nào?
- Yêu cầu HS tự nhẩm những chữ khó viết.
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi, tổng kết lỗi.
- Chấm một số bài và sửa lỗi.
4. Củng cố(4’)
+ Viết lại những chữ sai trong bài chính tả.
Nhận xét bài làm.
5. Dặn dò(1’) 
Chuẩn bị: “ Ôn tập HKI tiết 5”
Nhận xét tiết học. 
Chuyển tiết.
- Cho gv kiểm tra.
Học sinh lần lượt lên bốc bài và đọc rồi trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe GV đọc.
- 1 em đọc lại, cả lớp đọc thầm.
+ Bài văn tả những người ở chợ Ta-sken.
- Đọc thầm và nhẩm những chữ khó viết: lẫn, sắc, chờn vờn, tết, thõng, 
- Nghe viết chính tả.
- Nghe và đổi vở, soát lỗi.
- 1 số em lên viết lại những chữ sai trong bài chính tả.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5
Thể dục( Gv chuyên)
 ----------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2016
Tiết 1 
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP HKI (tiết 7)
I. Mục tiêu:
KT: - HS được củng cố về văn viết thư.
KN: - Biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể laị kết quả học tập, rèn luyện của em.
TĐ: - Giáo dục HS biết yêu quý người thân. 
II. Đồ dùng:
- HS: giấy viết thư.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ(4’) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Nêu cấu tạo của một bức thư?
- Nhận xét.
3. Bài mới(30’):
- GTB(1’): Ôn tập HKI (tiết 5)
- Ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 1(5’):Tìm hiểu đề bài 
- Chép đề bài lên bảng.
* Đề bài yêu câu em viết thư cho ai?
** Với mục đích gì?
- Gạch dưới những từ, ngữ: Hãy viết thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.
- Nhắc HS nhớ lại cấu tạo của bức thư và nội dung thư .
- Gợi ý : Cần viết chân thực, kể đúng hững thành tích và cố gắng của em trong HKI vừa qua, qua đó thể hiện được tình cảm của em với người thân.
Hoạt động 2(24’): HS làm bài 
- Theo dõi HS viết thư.
- Mời 1 số em đọc.
- Liên hệ, giáo dục hs biết yêu quý người thân trong gia đình.
- Nhận xét, tuyên dương những em viết thư hay.
4. Củng cố(4’)
- Cả lớp bình chọn người viết hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị cho tiết Kiểm tra định kì lần 2.
- Báo cáo, hát.
- Cho gv kiểm tra.
- 1 vài em nêu lại cấu tạo của bức thư.
- Nhận xét.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- 2 em đọc to đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- 2 em đọc gợi ý trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- Lắng ghe GV gợi ý.
-Cả lớp làm bài
- Viết thư vào vở.
- 1 số em lần lượt đọc bức thư vừa viết.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Bình chọn người viết thư hay nhất.
- Học tập cái hay.
- Nghe và làm theo.
Tiết 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP HKI (tiết 8)
I. Mục tiêu:
KT: - HS được ôn luyện, củng cố tổng hợp để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
KN: - Tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của HS còn lại trong lớp.
TĐ: - Giáo dục HS yêu thích văn học.	
II.Đồ dùng:
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 4’)
- Kiểm tra 1 số HS về đọc.
- Nhận xét.
3. Bài mới(30’):
 - GTB: Ôn tập HKI (tiết 6)
Hoạt động 1(15’): Kiểm tra tập đọc và HTL. 
- Mời những em chưa kiểm tra lên kiểm tra.
- Nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2(14’): Bài tập 2
- Cho hs làm bài.
- Quan sát và kiểm tra HS làm bài.
- Mời HS trình bày
- Nhận xét và sửa bài.
4. Củng cố(4’)
** Cho HS thi đua tìm từ đồng nghĩa.
- Nhận xét chung. Tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị tiết sau. 
- Chuyển tiết.
- 3 em tự chọn và đọc đoạn văn, bài văn mình thích nhất.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Từng em lên bốc bài và đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi.
- 1 em đọc to bài, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp và làm bài vào vở bài tập.
- Từng em lên trình bày bài làm theo từng phần: 
a) Từ đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới.
b) Từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Đại từ xưng hô là em và ta.
d) VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
- Nhận xét và bổ sung.
HS thi đua tìm từ đồng nghĩa.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4
MĨ THUẬT
Vẽ trang trí: Trang trí HCN
ÔN TẬP
 --------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
KT: 
- Biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
KN: - Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Bt phần 1và bài1,2 của phần 2/89.
TĐ: Có ý thức học tốt, cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng:
GV: Bảng phụ
HS : SGK
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ( 4’)
- Luyện tập 
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- GTB(1’): Luyện tập chung.
Phần 1 (Bài 1, 2, 3: ( 10’) 
- Theo dõi và kiểm tra HS làm bài.
- Nhận xét chung.
Phần 2 (bài 1,2) (19’) 
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
Quan sát HS làm bài.
- Nhận xét chung.
Bài 2:Cho lớp nháp, gọi 2 em lên bảng.
- Theo dõi và kiểm tra HS làm bài.
- Nhận xét chung.
Bài 3: (Làm thêm) 
- Vẽ sẵn hình lên bảng và mời 1 em lên bảng làm bài.
- Theo dõi HS dưới lớp làm bài.
- Chấm 1 số bài
- Nhận xét và sửa bài.
4. Củng cố(4’) 
- Cho HS lần lượt nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’)
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị cho tiết Kiểm tra. 
- Chuyển tiết.
- 2 em lên bảng làm lại bài tập 1, 3.
- Lớp nhận xét.
- Nghe và ghi tên bài.
- HS tự đọc bài và làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm: 
1. Khoanh vào b; 
2. Khoanh vào c; 
3. Khoanh vào c.
- Nhận xét và sửa bài.
Tự đọc bài và làm bài bảng con
Kết quả:
a. = 85,9 b. = 68,29
c. = 80,73 d. = 31 
- Nhận xét và nhắc lại cách thực hiện từng phép tính công, trừ, nhân, chia trên.
- Làm bài nháp, 2 em lên bảng làm.
 a) 8m 5dm = 8,5m
 b) 8m2 5dm2= 8,05m2
- Nhận xét.
- Làm bài, 1 em lên bảng làm trên bảng:
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
2400: 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác là:
60 × 25 : 2 = 750(cm2)
 Đáp số: 750(cm2)
- Cả lớp nhận xét và chữa bài.
- 1 số em nhắc lại các kiến thức vừa ôn luyện.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5
SINH HOẠT LỚP
1.Khởi động: Cho lớp chơi trò chơi.
Lớp trưởng sinh hoạt lớp.
+ Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp tuần qua.
a. Học tập:
- Nhìn chung trong tuần lớp học tương đối tốt , hăng hái phát biểu ý kiến xây
 dựng bài. Đã tham gia thi KHI nghiêm túc, đúng quy định.
- Trong tuần các bạn đã thực hiện 15’ truy bài đầu giờ 
- Phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm học tập” duy trì tốt.
- Hằng ngày vẫn tiếp tục bôig dưỡng HSG và phụ đạo HSY.
- Trong tuần các bạn học bài, làm bài ở nhà tốt.
 b. Đạo đức: 
- Nhìøn chung các bạn ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
c. Nề nếp, chuyên cần:
- Trong tuần không có bạn nào nghỉ học.
- Các bạn đi học đúng giờ và thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Đề nghi cô tuyên dương các bạn .........................
+ Giáo viên nhận xét chung:
a. Học tập:
-Nhìn chung trong tuần lớp học tương đối tốt , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Trong tuần các bạn đã thực hiện 15’ truy bài đầu giờ tốt nên phát hiện các bạn học tập tốt.
- Phong trào” Đôi bạn cùng tiến” , “ nhóm học tập” vẫn duy trì tốt.
- Hằng ngày vẫn tiếp tục bồi dưỡng HSG và phụ đạo HSY.
- Đã tham gia thi KHI nghiêm túc, đúng quy định.
 - Trong tuần các bạn học bài, làm bài ở nhà tốt.
 b. Đạo đức: 
- Nhìøn chung các bạn ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
c. Nề nếp, chuyên cần:
- Trong tuần không có bạn nào nghỉ học.
- Các bạn đi học đúng giờ và thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Lớp tuyên dương các bạn.
3. GV triển khai công tác tần tới:
a. Học tập:
- Các bạn đến lớp phải học bài và làm bài đầy đủ.
- Phải hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tiếp tục duy trì các Phong trào” Đôi bạn cùng tiến”.Nhóm học tập. 
- Thực hiện 15’ truy bài đầu giờ và hát đầu giờ, hát cuối giờ.
- Đi học không quên đồ dùng học tập .
- Bồi dưỡng HSG, phụ đạo HSY.
- Thi cuối kì I.
b. Đạo đức: 
- Các bạn phải ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
- Không nói tục trong khuôn viên trường học. 
c. Nề nếp, chuyên cần:
- 100% đi học đều.
- Đi học đúng giờ và thực hiện đúng nội quy trường lớp.
d. Công tác khác: 
- Dọn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Biết bảo vệ môi trường chung, yêu quý thiên nhiên
- Giữ vệ môi trường chung, tiết kiệm điện, nước khi sử dụng.
 - Phòng chống cháy nổ mùa khô.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.docx