Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

II- CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- KT đồ dùng học toán.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập

- HS nghe, ghi vở

2. Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số: (15 phút)

*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

(Lưu ý nhắc nhở HS (M1, 2) nắm được nội dung bài)

*Cách tiến hành:

 a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.

- GV dán tấm bìa lên bảng.

- Yêu cầu HS quan sát

- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.

- GVKL: Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.

- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu cách đọc.

- Tương tự các tấm bìa còn lại.

- GV theo dõi, uốn nắn.

b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.

- GV HD HS viết.

- GV nhận xét.

- HS quan sát và nhận xét.

- HS thực hiện.

- 1 HS nhắc lại.

- HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu cách đọc.

- HS thảo luận

- HS viết lần lượt và đọc thương.

1 : 3 = (1 chia 3 thương là )

 

 

doc 45 trang loandominic179 9841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 4/9/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Học sinh (M3, 4) đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
3. Thái độ: Yêu quý Bác Hồ.
* TT Hồ Chí Minh: Tình cảm của Bác dành cho các em HS là bao la. Bác luôn dành tình cảm đặc biệt nhất cho thiếu nhi, tin tưởng vào thế hệ học sinh tương lai của đất nước.
*QTE: Trẻ em có quyền được đi học, và có bổn phận chăm chỉ, siêng năng học tập, ngoan ngoãn và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: + Máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
 (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1,2)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm.
- HS nghe
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: 
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
(Giúp đỡ HS nhóm M1, 2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu)
* Cách tiến hành: HĐ nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? 
 + Nêu ý 1 ?
 + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
*QTE: 
+ HS có những quyền gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
GVKL: Trẻ em có quyền được đi học, và có bổn phận chăm chỉ, siêng năng học tập, ngoan ngoãn và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
+ Nêu ý 2:
+ Nêu ý chính của bài ?
*TT Hồ Chí Minh:
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
- XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu 
- Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước.
- HS nêu
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK). 
(Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt)
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện học thuộc lòng.
- Thi học thuộc lòng.
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
5. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------------------
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nghe, ghi vở
2. Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số: (15 phút)
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1, 2) nắm được nội dung bài)
*Cách tiến hành:
 a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- GVKL: Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS thảo luận
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số để làm các bài tập 1, 2,3, 4.
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1, 2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
 - GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ;;;
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp 
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Tìm thương (dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6 : 8 ; 12 : 15; 4 : 12; 20 : 25
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất.
- HS thực hiện
----------------------------------------------------------------
Chính tả
NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch.
*QTE: Các em có quyền được giáo dục về giá tri truyền thống và quyền được học tập trong nhà trường.
II- CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, máy chiếu.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả lớp.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe và thực hiện
- HS mở vở
2. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: (7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1, 2 nắm được nội dung bài viết)
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài 
- Nêu nội dung của bài.
* QTE:
? Bài thơ thể hiện quyền của trẻ em, đó là những quyền nào?
*GVKL: Các em có quyền được giáo dục về giá tri truyền thống và quyền được học tập trong nhà trường.
- Bài viết này thuộc thể loại thơ gì ? Nêu cách trình bày
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- Luyện viết từ khó
- HS theo dõi.
- HS nêu
+ Quyền học tập, vui chơi,...
- Thơ lục bát 
- Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn 
- HS viết bảng con (giấy nháp )
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu", bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh (M1, 2)
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài nhận xét.
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
 (Giúp đỡ nhóm HS (M1, 2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu )
* Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc bài 2
 - GV hướng dẫn 3 câu đầu
- Tổ chức hoạt động cặp đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3a : HĐ cá nhân
- 1HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm bài 
- Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh
- HS đọc nội dung yêu cầu của BT
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm báo cáo kết quả
- ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp theo dõi
- HS nghe
- HS nêu
6. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
 - Dặn HS ghi nhớ cách viết với c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS nghe và thực hiện.
7. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- HS tìm các tiếng được ghi bởi
c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS nghe và thực hiện
----------------------------------------------------- 
Kể chuyện
 LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kể thù.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 * HS (M3, 4) kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Giáo dục Quốc phòng - An ninh: 
- Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng 
2. HĐ nghe kể (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh nghe, ghi nhớ được nội dung câu chuyện.
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1, 2)
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3, 4)
*Cách tiến hành:
 * Việc 1: GV kể lần 1: Đoạn 1 kể chậm, nhấn giọng những từ chỉ hoạt động của anh, giọng kể khâm phục ở đoạn 3
* Việc 2: GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ (kể đến nhân vật nào, ghi tên lên bảng- Kết hợp giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành viên )
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh LTT được cử đi học nước ngoài khi nào? Về nước anh làm nhiệm vụ gì? Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất ?
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ 
- HS nêu
- HSTL
3. Hoạt động thực hành kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
(Giúp đỡ HS kể chuyện còn ấp úng, chưa thuộc cả câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu
- HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi bức tranh, HS phát biểu, nhận xét
- HS các nhóm thi kể 
- Các nhóm nhận xét
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
(Giúp đỡ HS (M1, 2) nắm được ý nghĩa câu chuyện)
*Cách tiến hành:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?
+ Ý nghĩa câu chuyện 
- GV nhận xét, KL
* GDQPAN: 
? Kể tên những gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ?
? Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa chúng ta có tấm gương tuổi trẻ dũng cảm nào?
- GV cho HS xem thêm một số hình ảnh tấm gương tuổi trẻ khác.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt Nam?
- Kết luận nội dung bài và GDANQP: Qua câu chuyên cho thấy người Việt Nam rất yêu nước, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình vì đất nước.
- HS nghe, tự trả lời câu hỏi, báo cáo với giáo viên
- Lý Tự Trọng
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- HS nghe.
- Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc, .
- Đinh Hương Thảo nữ sinh châu Á đạt kết quả cao nhất do hội Vật lý châu Á Thái Bính Dương tổ chức
- Trần Xuân Bách, Tạ Đình Huy, Đào Xuân Hoàng, 
- HS trả lời.
- HS lằng nghe.
- VN kể câu chuyện cho người thân nghe, tìm hiểu thêm các câu chuyện kể về anh hùng, danh nhân.
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ?
- Noi gương anh LTT các em cần phải làm gì?
 - Con người Việt Nam yêu nước, dũng cảm...
- HS trả lời, liên hệ thực tế 
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- HS kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
- HS thực hiện
----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5/9/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Toán
ÔN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số (Trường hợp đơn giản) 
- HS làm bài 1, 2. 
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III- TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS
+ N1: Viết thương một phép chia hai số tự nhiên
+ N2: Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động ôn tập lí thuyết: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1, 2) nắm được nội dung bài)
*Cách tiến hành:
 * Tính chất cơ bản của phân số 
- GV đưa ra dưới dạng BT: Điền số thích hợp. Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Chốt lại: Cả tử số và mẫu số phải cùng nhân hoặc cùng chia với cùng một số tự nhiên khác 0
 *Ứng dụng của tính chất 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để tìm ra 2 ứng dụng: 
 + Rút gọn phân số
 + Quy đồng mẫu số: cách tìm MSC
* Chốt lại: Phải rút gọn về được PS tối giản
- HS tính và điền kết qủa
- Rút ra nhận xét:
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
- HS nghe
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số (Trường hợp đơn giản) 
- HS làm bài 1, 2. 
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1, 2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV quan sát, nhận xét 
- KL: Rút gọn nhanh bằng cách tìm ra số lớn nhất chia hết cho cả tử số và mẫu số
Phần b, c khuyến khích tìm MSCNN 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài 
* Chốt lại: Cách tìm MSC
- Rút gọn phân số
- Làm bài vào vở, báo cáo
- HS nghe
- HS nghe
- Quy đồng mẫu số
 a- b- c- 
- Làm vào vở, báo cáo GV
- Giải thích cách làm
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Vai trò của t/c cơ bản của phân số.
- HS nêu
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Nêu cách tìm các PS bằng nhau từ một PS cho trước.
- HS nêu
------------------------------------------------ 
Khoa học
SỰ SINH SẢN
I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
2. Kĩ năng: 
- Nhận thức thế giới tự nhiên, Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu con người, xã hội, bố mẹ.
*QTE: Mọi trẻ em đều có quyền sống với cha mẹ, quyền bình đẳng giới và có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.
* KNS: - Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
II- CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng:
- GV: Bộ phiếu dùng cho TC "Bé là con ai ?" (đủ dùng theo nhóm), Máy tính, máy chiếu.
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành,...
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 - Giới thiệu chương trình học
- Em có nhận xét gì về sách khoa học 4 và sách khoa học 5?
- GV nhấn mạnh nội dung: con người và sức khoẻ để vào bài.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- 1 HS đọc tên SGK.
- Dựa vào mục lục đọc tên các chủ đề của sách.
- Sách khoa học 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (26 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
(Giúp đỡ HS nhóm M1, 2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chơi: Bé là con ai.
- Nêu tên trò chơi, giới thiệu đồ chơi và phổ biến cách chơi.
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Ví dụ: 
+ Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)?
- GV hỏi để tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm được bố và mẹ cho em bé?
+ Qua trò chơi em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
*QTE:
? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
- Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra giống với bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhận ra bố mẹ của em bé.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh.
+ 1 HS đọc nội dung từng câu hỏi SGK (theo 3 thời điểm: lúc đầu, hiện nay và sắp tới) cho HS 2 trả lời.
+ HS 1 khẳng định đúng sai.
- Treo các tranh minh hoạ không có lời, yêu cầu HS giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- GV nhận xét và nêu câu hỏi kết thúc hoạt động 2:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
* Kết luận:
* Hoạt động3: Liên hệ thực tế gia đình của em.
- Tổ chức cho HS giới thiệu
- GV nhận xét và kết luận bạn giới thiệu hay và gia đình ai đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
* KNS:
? Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Kết luận: Sự sinh sản ở người có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự sống trên Trái Đất duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Lắng nghe.
- Nhận đồ chơi và thảo luận theo 4 nhóm: Tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.
- Đại diện hai nhóm dán phiếu lên bảng.
- Đại diện hai nhóm khác lên hỏi bạn.
- Cùng tóc xoăn, cùng nước da trắng, mũi cao, mắt to và tròn, nước da đen và hàm răng trắng, mái tóc vàng và nước da trắng giống bố, mẹ....
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
- Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của chúng.
-Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp dưới sự hướng dẫn của GV.
- 2 HS cùng cặp nối tiếp nhau giới thiệu
- Thảo luận nhóm đôi và đại diện trả lời.
 - 2 thế hệ
- Nhờ có sự sinh sản.
- Không duy trì được các thế hệ, loài người sẽ bị diệt vong.
- Nêu nội dung bạn cần biết SGK, trang 5.
- HS dùng ảnh gia đình để giới thiệu các thành viên trong gia đình và các điểm giống nhau giữa các thành viên.
+ Nếu con người không có khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội.
-HS lắng nghe.
3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
- Nhờ đâu mà các thế hệ dòng họ và gia đình được kế tiếp?
- Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- HS TL
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- HS vẽ sơ đồ các thế hệ của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn (ND ghi nhớ).
- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). 
* Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3.
2. Kĩ năng:
- Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu.
- Biết vận dụng vào cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước và cảnh đẹp quê hương.
II- CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- GV giới thiệu chương trình LTVC.
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- Ghi bảng
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn (ND ghi nhớ).
 (Lưu ý nhóm học sinh (M1, 2) nắm được nội dung bài)
* Cách tiến hành:
 a. Phần nhận xét
Bài 1: HĐ nhóm
- GV đưa bảng phụ có ghi các từ: xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm.
- Cho HS thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhớ 
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu sau: 
 + Thay đổi vị trí các từ in đậm .
 + Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi các từ đồng nghĩa.
 + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước & sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. 
- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? 
- Rút ra KL 2, 3 phần ghi nhớ.
b. Phần ghi nhớ
 - Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo
- HS đọc chú giải SGK
- HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- Giống nhau: XD và kiến thiết cùng chỉ một hoạt động, các từ còn lại cùng chỉ màu vàng.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- HS đọc ý 1 ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm
+ Xây dựng- kiến thiết nghĩa của chúng giống nhau có thể thay thế được cho nhau
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn
- HS nêu
- HS nêu lại 
- 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK
- HS nối tiếp lấy VD.
2. Hoạt động thực hành: (15 phút) 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chốt lời giải đúng:
*QTE
? Tại sao em lại xếp các từ: nước nhà, non sông vào một nhóm?
? Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
- Yêu cầu HS (M3,4) tìm thêm từ đồng nghĩa với những cặp từ trên. 
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV phát bảng nhóm cho 4 HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu.
- GV nhận xét
- Yêu cầu thêm cho học sinh đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3
 - HS đọc yêu cầu và các từ in đậm
- HS làm cá nhân, chia sẻ
 nước nhà - non sông
 hoàn cầu - năm châu
+ Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi, khắp thế giới.
- HS tìm.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài, chia sẻ
+ Đẹp: đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh xắn .
+ To lớn: to, lớn, to đùng, vĩ đại...
+ Học tập: học hành, học 
- HS đọc yêu cầu
- HS nghe
- HS làm vở , báo cáo 
+ Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ.
+ Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp
- HS thực hiện
3. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
 - Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? 
- HS nêu 
4. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn và đặt câu.
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 
Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
 I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp (Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong sgk).
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Riêng học sinh M3, 4 đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
* BVMT: Biết yêu quê hương đất nước, yêu những ngày mùa qua đó có ý thức xây dựng quê hương đất nước ngày càng đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe, ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
 (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1, 2)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Giao nhiệm vụ: Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, báo cáo kết quả
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng tả chậm rãi, dịu dàng. Nhấn các từ tả màu vàng.
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn:
+ Chia làm 4 đoạn 
Đoạn 1: Câu mở đầu 
Đoạn 2: Tiếp lơ lửng 
Đoạn 3: Tiếp đỏ chói 
Đoạn 4: Phần còn lại 
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó .
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó
- HS đọc theo cặp
- HS đọc
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu các từ ngữ trong bài và ND bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
(Giúp đỡ HS nhóm M1, 2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc bài văn, thảo luận nhóm 4 và TLCH sau đó báo cáo:
+ Nêu ý chính của từng đoạn trong bài văn?
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và tự chỉ màu vàng?
+ Mỗi học sinh chọn 1 màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
+ Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê đẹp và sinh động?
+ Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh thế nào?
+ Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Nêu nội dung bài. (Phần I)
* BVMT: 
- Em cần làm để quê hương, đất nước mình ngày càng đẹp hơn?
GVKL: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, giàu hình ảnh nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
- HS nghe và thực hiện
- Đoạn 1 màu sắc bao trùm lên làng quê ngày mùa là màu vàng
- Đoạn 2, 3 những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê.
- Đoạn 4 thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp
+ Lúa-vàng xuộm.
+ Nắng-vàng hoe
+ Xoan-vàng lịm.
+ Tàu lá chuối.
+ Bụi mía.
+ Rơm, thóc
-Ví dụ: Vàng xuộm: màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
+ Vàng trù phú: màu vàng gợi sự giàu có, ấm no.
+ Không có cảm giác héo tàn. Ngày không nắng, không mưa. Thời tiết ở trong bài rất đẹp.
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm.
- Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc.
+ Phải yêu quê hương mới viết được bài văn hay như thế.
- Làng quê vào ngày mùa thật đẹp, sinh động, trù phú và từ đó, thấy được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn: Màu lúa chín...v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc