Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng: danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông.

+ Đọc diễn cảm toàn bài.

+ Đọc - hiểu: Hiểu các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y.

2. Năng lực chung và Phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

- GD lòng biết ơn với những người thầy thuốc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 50 trang cuongth97 08/06/2022 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng: danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
+ Đọc diễn cảm toàn bài. 
+ Đọc - hiểu: Hiểu các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y...
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- GD lòng biết ơn với những người thầy thuốc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng... 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Hải Thượng Lãn Ông,danh lợi, bệnh đậu,tái phát, vời,ngự y...
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
*Cách tiến hành: 
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài 
- Đọc đúng các tiếng: danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.
Hiểu các từ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y...
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Tiếp...càng hối hận.
+ Đoạn 3: Còn lại
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải, giải nghĩa từ.
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc câu khó.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm nội dung phiếu KWLH và TLCH, chia sẻ trước lớp theo câu hỏi:
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
+ Nêu nội dung bài tập đọc
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
+ Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
* Phương pháp: vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách tiến hành: 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
+ GV nêu đoạn văn cần luyện đọc: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc....thêm gạo củi.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- HS nghe
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
5. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài.
- Sưu tầm những tư liệu về Hải Thượng Lãn Ông.
- Bài ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
6. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút)
- Nhận xét tiết học.
-Dặn dò VN chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học:
- Làm quen với các khái niệm: 
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. 
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi. 
+ Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Rèn kỹ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
+ Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. 
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với 1 số tự nhiên).
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
*GV: Cách thực hiện phép tính với tỉ số phần trăm.
Bài 1: Tính ( theo mẫu): 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài.
27,5% + 38% = 65,5% 
30% - 16% = 14%
14,2% x 4 = 56,8% 
216% : 8 = 27%
? Thế nào là kế hoạch, vượt mức kế hoạch?
- Chiếu bài lên bảng:
+ Nhận xét
+ Giải thích cách làm
*GV: Chú ý HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng các yếu tố đã cho để làm.
Bài 2 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở
Giải
a) Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
 18 : 20 = 0,9 
 0,9 = 90%
b) Hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
23,5: 20 = 1,175 
 1,175 = 117,5%
Hết năm thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức 
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số: a) 90%
 b) 17,5%
- HS nêu ý nghĩa của các tỉ số phần trăm trong bài.
? Thế nào là tiền vốn, tiền lãi, tiền thu về?
- Chiếu bài lên bảng; Yêu cầu HS giải thích cách làm
- Cách khác?
*GV: Cách tính tỉ số phần trăm của 2 số.
Bài 3
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài 
Vốn: 420 000 đồng
Thu về: 525 000 đồng
Thu về : ? %vốn
Lãi: ? %
 Bài làm
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
525 000 : 420 000 = 1,25 = 125%
b) Tiền lãi chiếm số phần trăm là:
125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125%
 b) 25%
- HS nêu ý nghĩa của các tỉ số phần trăm trong bài.
3. Hoạt động vận dụng: (5p)
* Mục tiêu: Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS tính xem HS nữ trong lớp hơn HS nam trong lớp bao nhiêu phần trăm.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
? Nêu cách tính tỉ số phần trăm của 2 số?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
CHẤT DẺO - BTNB
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh : Biết tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Biết bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. Biết được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.
2. Năng lực chung và phẩm chất 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
 * Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn, làm sạch đồ dùng bằng chất dẻo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: ( BTNB)
- GV : Hình tr - 64, 65 SGK.
- HS : Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa...)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Hoạt động khởi động:
? Hãy nêu tính chất của cao su ?
- GV nhận xét
2. Hoạt động khám phá:
Bước 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
a) Tình huống xuất phát :
- Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về cao su và những ứng dụng của cao su trong cuộc sống. Vậy xung quanh chúng ta còn có rất nhiều đồ vật được tạo ra từ các chất khác. Em hãy cho biết quả bóng này làm bằng gì? (nhựa hay chất dẻo)
? Vậy các em hãy kể tên 1 số đồ dung bằng nhựa mà em biết?
(áo mưa, ống nhựa...)
GV: Chiếu 1 số hình ảnh đồ dung bằng chất dẻo, chỉ và giới thiệu.
? Chất dẻo có những tính chất gì và dùng vào những việc gì? Để trả lời đựơc những câu hỏi đó chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài : Chất dẻo
- GV ghi đầu bài
b. Câu hỏi nêu vấn đề: 
1. Tính chất của chất dẻo
? Vậy chất dẻo có những tính chất gì? Cả lớp cùng thực hiện yêu cầu sau: 
- Đưa câu hỏi trên máy chiếu: Hãy mô tả tính chất của chất dẻo bằng hình vẽ hoặc viết vào giấy theo suy nghĩ của riêng mình.
- 1 bạn nêu lại yêu cầu. 
- GV : Để biết được chất dẻo có những tính chất gì mời các nhóm hãy viết hoặc vẽ để mô tả tính chất của chất dẻo theo suy nghĩ của của em vào tờ giấy (theo nhóm 4).
- HS tiến hành vẽ hoặc viết.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
- Đại diện nhóm chiếu bài - trình bày
- GV: Các em vừa được nghe các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Vậy quan sát tranh vẽ của các bạn các em có ý kiến gì không ?
Bước 3 : Đề xuất câu hỏi ( hay giả thuyết)và phương án thực nghiệm.
- GV: Còn bạn nào có ý kiến đề xuất hay thắc mắc gì?
- GV ghi bảng:
Câu 1: Chất dẻo có nhẹ không?
Câu 2: Chất dẻo có biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh không?
Câu 3: Chất dẻo có dễ vỡ không?
Câu 4: Chất dẻo cách nhiệt cách điện không?
Câu 5: Chất dẻo gặp lửa có cháy không?
- Quan sát tranh vẽ của các bạn mô tả tính chất của chất dẻo, có bạn vẽ giống nhau, có bạn vẽ khác nhau.
? Em thấy các bạn vẽ hình hai vật bằng sắt và nhựa, vậy em muốn hỏi chất dẻo có nhẹ không?
? Em thấy có bạn vẽ đổ nước nóng vào cốc nhựa vậy em muốn hỏi , chất dẻo có biến đổi khi gặp nóng , lạnh không ạ?
? Em thấy các bạn bê một caí bát nhựa, em mới hỏi chất dẻo có dễ vỡ không?
? Em thấy bạn vẽ tay cầm nồi bằng nhựa, vậy chất dẻo có cách nhiệt cách điện không?
? Thưa cô em thấy có bạn vẽ mắc áo hơ trên lửa, em muốn biết chất dẻo gặp lửa có cháy không ạ?
GV: Từ bài vẽ trên các em đã đưa ra rất nhiều câu hỏi thắc mắc thú vị muốn giải đáp về tính chất của chất dẻo.
? Theo các em làm thế nào chúng mình có thể giải đáp được những thắc mắc đó?
GV: Các phương án chúng ta đưa ra đều đúng nhưng các em hãy chọn phương án tối ưu nhất để giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất vào lúc này là gì?
GV: Các em thực hiện tiếp yêu cầu sau: (trình chiếu câu hỏi) 
- Một bạn đọc giúp cô yêu cầu.
GV: Hãy làm TN - quan sát, rồi ghi kết quả vào phiếu, sau đó cử đại diện lên trình bày. Các em đã nắm được yêu cầu chưa?
- GV: Để giúp các con thực hiện được yêu cầu trên mời nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
GV: Các nhóm đã sẵn sàng chưa
Và sau đây chúng ta sẽ cùng nhau làm TN.
- Xem ti vi
- Đọc sách báo
- Xem trên mạng
- Tham khảo ý kiến người lớn. 
- Làm TN 
- Phương án: Làm TN quan sát kết hợp với các giác quan 
Bước 4: Tiến hành làm thí nghiệm, nghiên cứu, tìm tòi:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Mời nhóm 1.
- GV (viết bảng): Chất dẻo rất nhẹ.
- Nhóm 2 báo cáo kết quả: 
- GV (viết bảng): Chất dẻo ít biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh.
- Đại diện nhóm 3 báo cáo: 
- GV (viết bảng): Chất dẻo có độ bền và khó vỡ.
- Đại diện nhóm 4 trình bày: 
- GV (viết bảng): Chất dẻo cách nhiệt, cách điện.
GV: Thế còn kết quả của nhóm 5 thế nào?
- Gv (viết bảng): Chất dẻo gặp lửa sẽ cháy
Nhóm 1: Kết luận: 
- Chúng em cầm một thanh sắt và một thanh nhựa dài bằng nhau nhưng thanh sắt nặng, nhựa nhẹ
- Nên nhóm em rút ra nhận xét: Chất dẻo rất nhẹ.
- Nhóm 2: nhóm em đổ nước nóng vào cốc rồi cho nước lạnh, qua qs em thấy cốc vẫn còn nguyên
- Nhóm em rút ra nhận xét : Chất dẻo ít biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh.
Nhóm 3: nhóm em để thìa nhựa rơi tự nhiên xuống đất mà không vỡ.
Em kết luận: Chất dẻo khó vỡ, bền hơn đồ dùng khác.
Nhóm 4: Em cho thìa nhựa vào nước nóng cùng thìa inoc. Sờ vào thìa inoc nóng nhưng thìa nhựa không nóng.
Từ đó em rút ra kết luận : Chất dẻo cách nhiệt, cách điện.
Nhóm 5:
- Em hơ dây cốc nhựa trên ngọn nến thấy cốc chảy có mùi khét nên em kết luận: Chất dẻo gặp lửa sẽ cháy.
Bước 5: Kết luận- hợp thức hoá kiến thức:
? Qua làm thí nghiệm chúng ta đã rút ra được những kết luận gì? 
- 2 HS đọc lại kết luận.
GV: Để xem kiến thức các em vừa tìm được có giống với kiến thức trong SGK không cả lớp hãy mở SGK đối chiếu.
- 1 HS nêu
GV: Như vậy qua thí nghiệm các em đã rút ra nhận xét về chất dẻo trùng khớp với tính chất của chất dẻo trong sách giáo khoa đưa ra.
- 2 HS đọc lại trước lớp.
2. Nguồn gốc của chất dẻo
- Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
? Chất dẻo lấy từ đâu?
*GV chiếu hình ảnh nguyên liệu than đá dầu mỏ sản xuất ra chất dẻo.
Chuyển ý: Nắm được tính chất của chất dẻo , con người đã ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống . 
3. Ứng dụng của chất dẻo
? Chất dẻo được dùng chế tạo ra những SP nào?
- GV chiếu hình ảnh sản phầm làm từ chất dẻo.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo?
- Khi đồ dung bằng chất dẻo bị hỏng ta có thế tận dụng tái chế hay không , dung vào việc gì?
- GV chiếu hình ảnh tái chế đồ chất dẻo đã hỏng (vỏ chai làm đồ chơi, để trồng rau, ống đựng đồ dùng học tập ...)
? Nếu hỏng không tái chế được thì ta cần làm gì để bảo vệ MT?
HS kết luận: 
- Chất dẻo rất nhẹ.
- Chất dẻo ít biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh.
- Chất dẻo khó vỡ, có độ bền cao., 
- Chất dẻo cách nhiệt, cách điện.. 
- Chất dẻo gặp lửa sẽ cháy
*Những tính chất của cao su 
- Chất dẻo có tính cách nhiệt, cách điện, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Ống nước, áo mưa, xô chậu, bát đĩa, thìa, cốc, chai 
- Không để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp; không để gần nơi có lửa, không để hóa chất dính vào.
- Có thể tận dụng : làm đồ chơi từ vỏ chai, ống đựng bút từ vỏ chai; đổ đất trồng cây vào trong vỏ chai, can nhựa..
- Chúng ta phải thu gom đưa đi sử lý để bảo vệ môi trường: không vứt bừa bãi.
4. Củng cố, liên hệ:
? Qua bài học hôm nay, bạn đã biết thêm điều gì?
? Chất dẻo có những tính chất gì?
- GV đưa sơ đồ tư duy chốt t/c.
GV: Biết được các tính chất của chất dẻo và chất dẻo không phải là vô tận chúng ta phải sử dụng đúng cách, bảo quản và tiết kiệm hợp lí.
- Qua giờ học, cô thấy các em rất hứng thú và sôi nổi trong học tập
- Về nhà, các em trao đổi với người thân: Chia sẻ cách sử dụng những đồ dùng bằng chất dẻo như thế nào cho bền lâu nhé.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
Nghe – viết : VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Nghe - viết chính xác, sạch đẹp đoạn từ : Chiều đi học về ... còn nguyên màu vôi gạch trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi, v / d hoặc iêm / im, iêp / ip. Viết đúng quy tắc chính tả.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: HS biết tìm kiếm từ theo yêu cầu và phân biệt r/d/gi,v/d, iêm/im, iêp/ip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH: 
- Giáo viên: Phần mềm AIC book
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Về ngôi nhà đang xây( 2 khổ thở đầu)
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu của bài chính tả.
? Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Hình ảnh ngôi nhà đang xây dở cho thấy đất nước ta đang trên đà phát triển.
- Học sinh nêu: : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên..
- 3 học sinh viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. Hoạt động luyện tập : (18 phút)
* Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi, v / d hoặc iêm / im, iêp / ip. Viết đúng quy tắc chính tả.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm đọc bài của nhóm 
- Lớp nhận xét bổ sung 
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: HS biết tìm kiếm từ theo yêu cầu và phân biệt r/d/gi,v/d, iêm/im, iêp/ip.
- GV nhận xét kết luận các từ đúng
* Kết luận: Phân biệt biệt r/d/gi,v/d, iêm/im, iêp/ip.
a.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm và làm vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS nghe
Giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn.
Rây bột, mưa rây.
Hạt dẻ, mảnh dẻ.
Nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi, dây giày.
Giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân.
Giây bẩn, giây mực.
b.
vàng: vàng hoe, vàng lựng, vàng chanh,...
vào: ra vào, vào nhà,...
vỗ: vỗ về, sóng vỗ, vỗ vai,...
dàng: dịu dàng, dễ dàng,...
dào: dồi dào, dào dạt,...
dỗ: dỗ dành, dỗ ngon dỗ ngọt, thí dỗ,...
c.
chiêm: lúa chiêm, chiêm tinh, chiếm hữu,...
liêm: lưỡi liềm, liêm khiết, liếm láp
chim: chim chích bông, chim chóc, ....
lim: lim dim, ngọt lịm, chết lịm
d.
diếp: rau diếp, diếp cá,...
kiếp: kiếp người, số kiếp, kiếp nạn,...
díp: díp mắt, díp mí, ...
kíp: cần kíp, kíp nổ,...
Bài 3: HĐ Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây.
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
Đáp án:
- Thứ tự các tiếng cần điền: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
TH Toán
LUYỆN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy toán học và lập luận toán học: 
+ Củng cố về tìm một số phần trăm của một số.
+ Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. 
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Phiếu HT; Bảng tương tác.
2. Học sinh: Sách toán; Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: (2’): 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện giải toán tỉ số phần trăm đã học
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố về giải toán về tỉ số phần trăm
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thực hành.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mức độ 1: 
Bài 1:
- HS đọc y/c của bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng.
- Nhận xét và khen HS.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc y/c của bài
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng.
- Nhận xét và khen HS.
Mức độ 2:
Bài 3 :
HS đọc y/c của bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi vào vở BT, 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét và chữa bài trên bảng.
- Nhận xét và khen HS.
Bài 4: Một đội trồng cây đã lên kế hoạch trồng 945 cây, khi trồng được 80% số cây thì gặp mưa bão nên đã dừng lại. Hỏi đội đó cần trồng thêm bao nhiêu cây để đảm bảo kế hoạch?
Mức độ 3:
Bài 5
- Gọi HS đọc y/c của bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng.
- Nhận xét và khen HS.
- 2 HS.
+ Lớp 5A có 32 HS, số HS thích tập hát chiếm 75%.
+ Tính số HS thích tập hát?
Bài giải
Số học sinh thích tập hát là:
32 × 75 : 100 = 24 (học sinh)
 Đáp số: 24 HS.
- 2 HS đọc to trước lớp.
+ Lãi suất 1 tháng là 0,5%, một người gửi 3000000 đồng tiền tiết kiệm.
+ Sau một tháng cả tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu?
Bài giải
Tiền lãi một tháng là:
3000000 × 0,5 : 100 = 15000 (đồng)
Tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là:
3000000 + 15000 = 3015000(đồng)
 Đáp số: 3015000 đồng.
- 2 HS.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận với nhau để làm bài.
a) 50% số cây là: 600 cây
b) 25% số cây là: 300 cây
c) 75% số cây là: 900 cây
- 1 em lên bảng, các em làm vào vở
Bài giải
Số phần trăm cây còn lại là: 
100% - 80% = 20%
Đội đó cần trồng thêm là: 
945 × 20% = 189 cây
Đáp số: 189 cây
- 2 HS đọc to trước lớp.
- Tự tóm tắt và làm bài vào vở
Bài giải
Tiền vật liệu là:
500000 × 60:100 =300000 (đồng)
Tiền công là:
500000 – 300000 = 200000 (đồng)
 Đáp số: 200000 đồng
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp: 
+ Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản. 
+ Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
+ Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Năng lực tư duy: Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sán g tạo. hiểu biết cơ bản về Địa lí tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, ham tìm hiểu địa lí .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố. Bảng TT
- HS: SGK, VBT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh các sản phẩm xuất khẩu của nước ta.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản. 
 - Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Bài tập tổng hợp
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV theo dõi giúp đỡ.
- GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong bài tập 2 là sai.
- HS làm việc theo nhóm thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8 - 15 để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, mỗi nhóm báo cáo về 1 câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lần lượt nêu trước lớp:
a) Câu này sai vì dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên.
e) sai vì đường ô tô mới là đường có khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách lớn nhất nước ta và có thể đi trên mọi địa hình, ngóc ngách để nhận và trả hàng. Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển ở nước ta.
*Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- GV chuẩn bị: Bản đồ hành chính; các thẻ từ ghi tên các tỉnh.
- Tổ chức chơi
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ (hoặc thẻ).
+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc giơ thẻ.
+ Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình
+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi.
- GV tuyên dương đội chơi tốt.
- HS nghe
- HS 2 đội chơi
3. Hoạt động vận dụng: (2phút)
- Em hãy nêu tên một số đảo, quần đảo của nước ta ?
- HS nêu: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Cát Bà,...
4. Củng cố dặn dò:(1phút)
- Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương ?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
Toán
GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù:
- Biết tìm một số phần trăm của một số. 
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. Rèn kĩ năng tìm một số phần trăm của một số. 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thiện nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Phần mềm AIC book.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động khám phá: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết tìm một số phần trăm của một số . 
* Phương pháp: 	
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm.
Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800.
- GV nêu bài toán ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.
- Em hiểu câu “Số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế nào?
- Cả trường có bao nhiêu học sinh ?
- GV ghi lên bảng:
100% : 800 học sinh
1% : ... học sinh?
52,5% : ... học sinh?
- Coi số học sinh toàn trường là 100% thì 1% là mấy học sinh?
- 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh?
- Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
- Thông thường hai bước tính trên ta viết gộp lại như sau:
 800 : 100 52,5 = 420 (học sinh)
Hoặc 800 52,5 : 100 = 420 (học sinh)
- Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 chúng ta đã làm như thế nào ?
* Bài toán về tìm một số phần trăm của một số
- GV nêu bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 1 tháng. Tính số tiền lãi sau một tháng.
- Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” như thế nào ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng nghĩa là nếu gửi 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng.
- GV viết lên bảng:
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- Coi số học sinh cả trường là 100% thì số học sinh nữ là 52,5% hay nếu số học sinh cả trường chia thành 100 phần bằng nhau thì số học sinh nữ chiếm 52,5 phần như thế.
- Cả trường có 800 học sinh.
- 1% số học sinh toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (học sinh)
- 52,5% số học sinh toàn trường là:
8 52,5 = 420 (học sinh)
- Trường có 420 học sinh nữ.
- Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Một vài HS phát biểu trước lớp.
100 đồng lãi: 0,5 đồng
1000 000 đồng lãi : .đồng?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tiền lãi sau mỗi tháng là:
1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đ)
Đáp số: 5000 đồng
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
* Phương pháp: 	
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV hướng dẫn
+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi)
+ Tìm số HS 11 tuổi.
- GV yêu cầu HS làm bài trên bảng tương tác.
- GV nhận xét, kết luận
* Kết luận: Cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
Bài 2: HĐ nhóm đôi 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn
+ Tìm 0,5% của 5000000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng).
+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV kết luận : Cách làm
\
Bài 3:HĐ Cá nhân
- Cho HS đọc đề bài, tóm tắt bài
- HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- GV kết luận, chốt kết quả.
* Kết luận: Cách làm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx