Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

- Đọc trôi chảy, l¬ưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 * HS( M3,4): đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

2. Năng lực:

Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù:Năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học

- Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hiểu được nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm;

- Thêm say mê, hào hứng với môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.

- HS: SGK, vở

2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.

 

docx 12 trang cuongth97 07/06/2022 4610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 * HS( M3,4): đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:Năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học 
- Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hiểu được nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước"
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?
- Có những loại câu ghép nào ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
+ Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) 
- HS nêu.
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng từ nối
 - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp. 
- HS nhận xét, chia sẻ
- Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn
Ví dụ:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Câu ghép
+ Câu ghép không dùng từ nối
Ví dụ:
Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Câu ghép dùng từ nối
Ví dụ:
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.
Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:
Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương.
- HS nêu: câu ghép
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.
- HS nghe và thực hiện
T5/1/4/2021
Chính tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2.
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất: 
- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS thi đọc bài “Tranh làng Hồ” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài - ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:
- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm
- HS nhận xét
* Đáp án:
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không hoạt động được).
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp
- HS nêu, ví dụ:
+ HS1: Nếu hôm nay đẹp trời
+ HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tiếp tục tập đặt câu cho thành thạo
- GV nhận xét tiết học
- Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra.
- HS nghe và thực hiện
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Năng lực: 
Năng lực chung:- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm. 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS đọc bài văn
- GV đọc mẫu bài văn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+ Điều gì gắn bó tác giả với quê hương?
+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài?
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
- Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe
- 1 HS đọc phần chú giải sau bài.
- HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả 
+ Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
+ Vì quê hương gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ.
+ Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
+ Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất.
Các từ ngữ được thay thế:
* Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.
* Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn.
* Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4.
- HS nghe
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết.
- HS nghe và thực hiện.
: Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; 
 hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Năng lực: 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm.
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; 
 hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài. Chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích.
- Trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét , kết luận 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS tra mục lục và tìm nhanh các bài đọc là văn miêu tả sau đó chia sẻ :
- Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài, 3 HS viết dàn ý vào bảng nhóm , mỗi HS 1 bài khác nhau.
1) Phong cảnh đền Hùng:
+ Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài)
- Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền.
- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền.
+ Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng toả hương thơm.”
2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
* Dàn ý:
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa.
3) Tranh làng Hồ.
* Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài)
- Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
- Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ.
- Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ.
* Chi tiết hoặc câu văn em thích.
Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. 
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Trong các bài tập đọc là văn miêu tả kể trên, em thích nhất bài nào ? vì sao?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà luyện tập viết văn miêu tả
- HS nghe và thực hiện
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút.
 - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Một số tranh ảnh về các cụ già 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nghe viết
 - Gọi HS đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”. 
- Giáo viên đọc lại bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng.
- Cho HS nêu tóm tắt nội dung bài.
- Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả.
- Luyện viết từ khó
- Giáo viên đọc cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài.
+ Giáo viên đọc cho HS soát lại bài
- GV chấm bài và nhận xét bài viết Hoạt động 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu, chia sẻ theo câu hỏi:
+ Đoạn văn vừa viết miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
- HS đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
+ Tuổi già, tuồng chèo 
- HS luyện viết từ khó vào bảng con
- Học sinh nghe và viết bài.
- Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu 
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em.
- HS nghe và thực hiện
NS:6/4/2021
ND: T5/8/4/2021
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải 
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1 : Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, dùng bút chì điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết câu. 
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại lời giải đúng.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm
- HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn tôi.
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loá cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứ nhìn những làn gió bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chíếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt Sứ, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi vai tròn trịa của chị.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Vận dụng cách liên kết câu vào nói và viết.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại các BT 1,2 ; chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
- HS nghe và thực hiện
--------------------------------------------------------------
NS:7/4/2021
ND: T6/9/4/2021
Tiết 3: Tập làm văn
KIỂM TRA ( Tiết 7)
 (Đọc - hiểu, luyện từ và câu)
(Đề chung của nhà trường)
Tiết 2: Tập làm văn
 KIỂM TRA (Viết)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_27.docx