Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

Tiết 3: Tiếng Anh

Tiết 4: Tiếng Việt

Ôn tập ( Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- HS HTT biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nhệ thuật được sử dụng trong bài.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường xung quanh em.

- Giáo dục kĩ năng sống:- Thu thập, xử lí thông tin, hợp tác nhóm hoàn thành bảng thống kê.

II. Đồ dùng dạy - học

- Phiếu thăm ghi các bài tập đọc từ tuần 11- 17.

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95

 

docx 20 trang cuongth97 06/06/2022 5130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toỏn
Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính diện tích hình tam giác làm.
- GD hs yờu thớch mụn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau(làm bằng bìa cứng).
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về đặc điểm về đường cao của hình tam giác.
- GV gọi 1HS lên bảng nêu:
+ hình tam giác có đặc điểm gì?
+ Có mấy dạng hình tam giác?
+ Y/C HS vẽ hình tam giác ABC và đường cao AH.
- GV nhận xét HS
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách tính diện tích của hình tam giác.
Hoạt động 2: Cắt, ghép hình tam giác
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình (đánh số 1,2 cho từng phần)
+ Ghép hai mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
hoạt động 3: So sánh đối chiếu các yếu tố hình học tronghình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh :
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáyDC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích của hình tam giác EDC.
Hoạt động 4: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
- Phần trước chúng ta đã biết 
AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC EH.
- Diện tích của hình tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là
(DC EH) : 2 (hay )
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích của hình tam giác :
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích của hình tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
- Đó chính là quy tắc tính diện tích của hình tam giác. Muốn tính diện tích của hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- GV giới thiệu công thức :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi h là chiều cao của hình tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
Hoạt động 5: Luyện tập - thực hành
* GVgiao nhiệm vụ luyện tập cho học sinh cả lớp.
Bài 1( sgk- trang 88)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
+ Gọi a là độ dài đáy của hình tam giác.
- GV cho HS chữa bài trước lớp.
Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau luyện tập.
 - 
HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp nhận xột kết luận ý đúng:
+ hình tam giác có 3 cạnh; 3 đỉnh; 3 góc.
+ Có 3 dạng hình tam giác .
1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở nháp.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu :
+ Chiều dài của hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của tam giác.
+ Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác (vì hình chữ nhật bằng 2 hình tam giác ghép lại).
- HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta đã lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe giảng sau đó nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích của hình tam
giác và học thuộc ngay tại lớp.
- HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở 1 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác,
a, Diện tích của hình tam giác đó là :
8 6 : 2 = 24 (cm2)
b, Diện tích của hình tam giác là :
2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tiếng Anh
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn tập ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS HTT biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nhệ thuật được sử dụng trong bài.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu BT2
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường xung quanh em.
- Giáo dục kĩ năng sống:- Thu thập, xử lí thông tin, hợp tác nhóm hoàn thành bảng thống kê.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu thăm ghi các bài tập đọc từ tuần 11- 17.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu Mục đích tiết học
2 . Hướng dẫn học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- GVđọc bài và ôn tập hai chủ điểm: Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người.
* Tổ chức hs thảo luận theo nhóm đôi đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 11-17.
- Tổ chức cho hs nêu cảm thụ về bài đọc:
+ Bài văn, bài thơ ( đoạn văn, đoạn thơ) em đọc có nội dung như thế nào?
+ Em thích nhất chi tiết nào trong bài?
+ Nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.(trong đoạn văn, đoạn thơ.)
 Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh
*Tổ chức hs đọc thuộc lòng.
= 
- - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học
 sinh.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Thống kê các bài thơ đã học từ tuần 11 đến tuần 17..
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
+ Theo dõi gv hướng dẫn ôn tập .
5-7 hs lên bảng gắp thăm đọc bài, trả lời câu hỏi theo y/c của gv:
+ Nối tiếp nêu những câu thơ câu văn bài thơ băn mình thích,giải nghĩa vì sao?
+ Nối tiếp nêu nội dung bài mình đọc(đối với hs đại trà); nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.( đối với hs HTT).
+ Nối tiếp đọc thuộc lòng một bài thơ hay một đoạn văn.
+ Lớp theo dõi nhận xét.
+ Đọc y/c bài tập- xác định y/c của bài tập.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài - Tác giả - Thể loại.
+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh : Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng,Mùa Thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 nhóm làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
thơ
3
Thảo quả,
Ma Văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
- Giáo dục kĩ năng sống: Thu thập, xử lí thông tin, hoàn thành bảng thống kê.
Bài 3: HD HS nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong bài “ Người gác rừng tí hon” và tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy.
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét tuyờn dương từng HS núi tốt.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường xung quanh em, hợp tác nhóm.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
1 HS đọc thành tiếng- thảo luận theo cặp.
- Làm bài vào vở.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.VD: + Bạn là người thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
+ Bạn là người dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ dấu mặt . Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021
Tiết 1 + 2: Mĩ thuật
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính diện tích của hình tam giác.
- Nhận biết đáy và đường cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác vuông.
- Biết tính diện tích của hình tam giác vuông khi đã biết độ dài hai cạnh góc vuông .
II. Đồ dùng dạy học
GV và HS : Ê ke; thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK. Kết hợp nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hìng tam giác.
- GV nhận xét đỏnh giỏ HS.
Giới thiệu bài : ( trực tiếp)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
* GV phát giao nhiệm vụ luyện tập cho học sinh cả lớp.
Bài 1( sgk- trang 88). HD HS: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h:
a. 30,5 dm và h = 12dm
b. a = 16dm và h = 5,3m
- GV cho HS đọc đề toán, nêu lại cách tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
- GV chữa bài và nhận xột từng HS, sau đó GV chốt lại cách tính diện tích hình tam giác và lưu ý cho HS nếu độ dài của đáy và chiều cao chưa cùng đơn vị đo thì cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới tính.
Bài 2( sgk- trang 88): Y/c HS chỉ ra đáy và đường cao tương ứng đã có trong mỗi hình tam giác vuông.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG.
- GV hỏi : Hình tam giác ABC và DEG là tam giác gì ?
- GV nêu : Như vậy trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
Bài 3 ( sgk- trang88). Tính diện tích hình tam giác vuông ABC có độ dài hai cạnh góc vuông là: 3cm; 4cm .
b/. Tính diện tích hình tam giác vuông DEG có độ dài hai cạnh góc vuông là: 5cm;3cm .
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Như vậy để tính diện tích của hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như thế nào?
- GV nhận xét, chốt nội dung.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau luyện tập chung.
 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụi của tiết học.
- HS đọc đề, nờu lại cách tính diện tích hình tam giác
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
a, S = 30,5 12 : 2 = 183 (dm2)
b,16dm = 1,6m
S = 1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu :
Hình 1: Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC
- Đường cao tương ứng với đáy BA của tam giác ABC chính là CA.
- HS qua sát hình và nêu :
Hình 2: Đường cao tương ứng với đáy ED là GD.
+ Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
- Là các hình tam giác vuông.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK
2 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
a, Diện tích của hình tam giác vuông ABC là:
3 4 : 2 = 6 (cm2)
b, Diện tích của hình tam giác vuông DEG là:
5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
- Để tính diện tích của hình tam giác vuông ta lấy tích số đo hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Tiết 4: Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ; hiểu nộidung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- HS hoàn thành tốt ủoùc dieón caỷm baứi thụ, baứi vaờn; nhaọn bieỏt ủửụùc moọt soỏ biệùn phaựp ngheọ thuaọt ủửụùc sửỷ duùng trong baứi.
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người..(BT2)
- Biết trình bày cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm.
- Giáo dục kĩ năng sống: Thu thập, xử lí thông tin.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu thăm ghi các bài tập đọc từ tuần 11- 17.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 (trang 126- VBT).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu Mục tiêu tiết học
2. HD HS ôn luyện tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi .
- Nhận xột trực tiếp từng HS
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: HD HS Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi:
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS mở mục lục sách để tìm bài cho nhanh.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Tiếp nối nhau trả lời :
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài - Tác giả - Thể loại.
+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người : Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta, Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Về ngôi nhà đang xây, Thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện.
- HS cả lớp làm bài vào vở- nối tiếp nêu kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tơn-O-xlo
văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
văn
Giáo dục kĩ năng sống: Thu thập, xử lí thông tin, hoàn thành bảng thống kê.
Bài 3: HD HS: Biết trình bày cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong bài thơ: Hạt gạo làng ta, Về ngôi nhà đang xây .
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét tuyờn dương từng HS nói tốt.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng .
1 HS đọc thành tiếng.
- Làm bài vào vở.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2021
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Đổi đơn vị đo khối lượng.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.
- Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập dành cho HS cả lớp ( như sgk- trang89-90)
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tự làm một số bài ôn luyện để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì I.
Hoạt đông 1: Tổ chức cho HS làm bài
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu cho HS tự làm bài.
- Hướng dẫn chữa bài
Phần 1 (3 điểm)
- GV cho HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu.
Bài 1: HD HS xác định giá trị của chữ số 3 trong số thập phân 72,364.
Bài 2: Trong bể cá có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là:
A. 5% B. 20% C. 80% D. 100%
Bài 3: 2800g bằng bao nhiêu ki lô gam?
A. 280kg; B. 28kg; C.2,8kg; D. 0,28kg
Phần 2
GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét
Bài 1: Đặt tính rồi tính.(4 điểm)
a, 39,72 + 46,18
b, 95,64 - 27,35
c, 31,05 2,6
d, 77,5 : 2,5
Bài 2: viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: (1điểm)
a, 8m5dm = ...m
b, 8m25dm2 =...m2
Hoạt động 2: Hướng dẫn đánh giá
- GV có thể hướng dẫn cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên rồi cho HS báo cáo điểm của mình.
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau kiểm tra định kì.
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu- nhận xét ; kết luận;
bài 1: B.
Bài 2: C. 80%
Bài 3: C. 2,8kg
4 HS lên bảng làm các bài 1, 2, 3, 4 của phần 2 trên bảng.
+ Kết quả tính đúng là :
+
 39,72 _ 95,64
 46,18 27,35
 85,90 68,29
 31,05 77,5 2,5
 2,6 2 5 31
 18 630 0
 62 10
 80,730
a, 8m5dm = 8,5m
b, 8m25dm2 = 8,05m2
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn tập( Tiết 3 )
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- HS HTT ủoùc dieón caỷm baứi thụ, baứi vaờn; nhaọn bieỏt ủửụùc moọt soỏ biện phaựp ngheọ thuaọt ủửụùc sửỷ duùng trong baứi.
- Lập bảng tổng kết vốn từ môi trường.
- Giáo dục HS thái độ tích cực bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu thăm ghi các bài tập đọc từ tuần 11- 17.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 127(VBT).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu Mục đích của tiết học
2. Tổ chức luyện đọc.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài
đọc.
3. Hướng dẫn bài tập.
Bài 2 : HD HS: Lập bảng tổng kết vốn từ môi trường.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong môi trường thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
+ Tìm những từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường
- Yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ dán lên bảng.
- Gọi HS đọc các từ trên bảng.
- Yêu cầu HS viết vào vở các từ đúng.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài
Đọc và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc thành tiếng
- Hoạt động trong nhóm
- Hoạt động trong nhóm
- HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- Viết vào vở.
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng; con ngươi; thú; chim;
cây lâu năm; cây ăn quả, cây rau; cỏ 
sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,...
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn; chống đánh bắt cá bằng mìn; bằng điện; chống săn bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã...
giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,...
lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,...
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo dục HS thái độ tích cực bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm
- Lắng nghe
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết.
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoăc địa phương.
- Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, động viên, giúp đỡ gia đình sử dụng kết hợp nhiều loại thức ăn trong việc chăn nuôi gà ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
GV và HS: - Một số mẫu thức ăn nuôi gà ( lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng , thức ăn hỗn hợp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi - ta - min, thức ăn tổng hợp.
- Y/C HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà.
- GV ghi tên các loại thức ăn lên bảng.
- H /d HS đọc mục 2 SGK
- Thức ăn nuôi gà được chia làm mấy loại?
- hãy kể tên các loại thức ăn theo mỗi nhóm và tác dụng của nó đối với cơ thể gà.
- GV : Nhận xét.
- Em hiểu thế nào là thức ăn hỗn hợp, Tác dụng của chúng nh thế nào?
KL: Khi nuôi gà sử dụng nhiều loại thức ăn, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những loại thức ăn gà cần ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những loại thức ăn gà chỉ cần ăn với số lượng rất ít như thức ăn cung cấp chất khoáng, vi - ta -min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho gà ăn thức ăn đã qua chế biến, tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.
Hoạt động 2:HD HS liên hệ thực tế:
- HD HS liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng ở gia đình hoăc địa phương.
- Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, động viên, giúp đỡ gia đình sử dụng kết hợp nhiều loại thức ăn trong việc chăn nuôi gà ở gia đình.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV nêu đáp án để học sinh tự đối chiếu và đánh giá kết quả bài tập của mình.
- Học sinh báo cáo kết quả tự đánh giá.
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
- Học sinh nghe.
- HS đọc mục 2 SGK
1 HS đọc trước lớp kể tên các loại thức ăn:
5 nhóm thức ăn: chất bột đường, chất đạm , chất khoáng, vi ta min và thức ăn tổng hợp.-
a/. Chất bột đường: lúa ; gạo ; ngô; khoai; sắn... Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của gà và chuyển hoá thành chất béo...> gà mau béo.
b/. Chất đạm: lạc; vừng; đậu ; cá; châu chấu...Tạo thịt, trứng-> mau lớn, đẻ nhiều, trứng to..
c/. Chất khoáng: xương; vỏ sò; vỏ ốc; vỏ hến; vỏ trứng. -> chống bệnh còi xương...
d/. Vi-ta-min: các loại rau xanh; bí đỏ... ..-> phòng chống bệnh, sinh trưởng và sinh sản tốt.
đ/. Thức ăn tổng hợp: là loại thức ăn đã qua chế biến và được trộn đủ các thành phần dinh dưỡng cho gà..
- Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều các loại thức ăn, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa gà.
- Học sinh nghe.
- Liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng ở gia đình hoăc địa phương.
- Lắng nghe.
- Học sinh tự đánh giá theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả tự đánh giá.
	Tiết 4: Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 4)
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- HS HTTủoùc dieón caỷm baứi thụ, baứi vaờn; nhaọn bieỏt ủửụùc moọt soỏ bieùn phaựp ngheọ thuaọt ủửụùc sửỷ duùng trong baứi.
- Nghe viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken.viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài.Tốc độ viết 95 chữ /15 phút.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học
2. HD HS ôn luyện tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken.
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c, Viết chính tả
- Đọc từng câu
- Đọc lại cả bài.
d, Thu, chấm bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị bài ôn tập tiết 5.
Lần lượt từng HS gắp thăm bài
- Đọc và trả lời câu hỏi.
2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà em yêu thích.
- HS tìm và nêu các từ khó : Ta-sken, trộn lẫn,, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
- HS cả lớp nghe- viết chính tả.
- Hoùc sinh theo dõi soát bài.
- Hoùc sinh ủoồi vở ủeồ sửỷa baứi.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị tiết sau.
 Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2021
Tiết 1 Toán
Kiểm tra định kì cuối kì I
Tiết 2: Thể dục
Tiết 3: Tiếng Việt
Ôn tập ( Tiết 6 )
 I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập và củng cố:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
 - HS HTT ủoùc dieón caỷm baứi thụ, baứi vaờn; nhaọn bieỏt ủửụùc moọt soỏ biện phaựp ngheọ thuaọt ủửụùc sửỷ duùng trong baứi.
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung .
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc bài Chiều biên giới- trả lời câu hỏi :
a. Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ Biên cương.
b. Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghiã chuyển ?
c. Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
d. Viết một câu miêu tả hình ảnh câu thơ ô lúa lượn bậc thang mây ằ
- Yêu cầu HS tự làm bài trên VBT
- GV cho HS đọc nhiều câu văn miêu tả của mình.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và làm Tiết 7, 8.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài
- Đọc và trả lời câu hỏi.
4 HS tiếp nối nhau trình bày câu trả lời của mình.
a,đồng nghĩa với từBiên cươnglà :
Biên giới
b, Nghĩa chuyển.
c, Đại từ xưng hô : em và ta.
d, HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân.
- HS đọc câu văn miêu tả của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Khoa học
 Hỗn hợp
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
 - Nêu được một ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,...).
 - Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp ; kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
 II. Đồ dùng dạy học
 - HS chuẩn bị theo nhóm:
 + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.
 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước ); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa
 + Gạo có lẫn sạn: rá vo gạo; chậu nước.
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Thế nào là sự chuyển thể của các chất? Cho ví dụ?
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài( trực tiếp).
Hoạt động 1: Thực hành: " Tạo một hỗn hợp gia vị "
- GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh 2.
2. Mì chính:
3.Hạt tiêu:
b) Thảo luận các câu hỏi:
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
- Hỗn hợp là gì?
- Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp ; kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
Hoạt động 2: Thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác nhau mà bạn biết.
- Kết luận:
Hoạt động 3: Trò chơi " Tách các chất ra khỏi hỗn hợp"
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm
- Một bảng con và phấn viết bảng.
* Cách tiến hành:
- GV đọc câu hỏi ( ứng với mỗi hình ). Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào xong trước được trả lới trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
* Cách tiến hành:
Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục Thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành theo mẫu .
- Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp ; kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết bài
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe
- mỗi nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
- Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo ra một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- Không khí là một hỗn hợp.
- Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; ....
- HS chơi theo hướng dẫn của GV:
- đáp án:
Hình 1: Làm trắng
Hình 2: Sảy
Hình 3: Lọc
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- Dưới đây là đáp án:
* Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng
- Cách tiến hành
Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phểu lọc.
Kết quả: Các chất rắn không hoà tan được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phểu xuống chai.
* Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
- Cách tiến hành
Đỗ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.
* Bài 3: Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn
- Cách tiến hành
+ Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
+ Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.
- HS lắng nghe.
Thứ sỏu ngày 8 tháng 1 năm 2021
 Tiết 1: Toán
Hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang , Phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông .
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ dùng dạy học toán 5
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài
- GV hỏi: Các em đã được học những hình nào?
- GV giới thiệu : Tiết học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một hình học mới, đó là hình thang.
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang
- GV cho HS quan sát hình trong SGK
- Em hãy tìm điểm giống nhau giữa hình cái thang và hình ABCD.
Hoạt động 2:Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình thang ABCD, tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau :

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.docx