Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được

1. Kiến thức: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).

2. Kỹ năng: Biêt được nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

- Rèn kĩ năng thảo luận, thuyết trình.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước thương nòi. Hiểu và thương những người dân cực khổ đói nghèo sống ở giai đoạn lich sử này.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

 - Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân ta trong giai đoạn này.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình minh họa trong SGk.

- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

 

docx 12 trang cuongth97 06/06/2022 5870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được
1. Kiến thức: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).
2. Kỹ năng: Biêt được nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Rèn kĩ năng thảo luận, thuyết trình.
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước thương nòi. Hiểu và thương những người dân cực khổ đói nghèo sống ở giai đoạn lich sử này.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
 	 - Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân ta trong giai đoạn này.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh họa trong SGk.
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Thuật lại diễn biến của cuộc phản công này.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/ 7 /1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó?
- GV nhận xét KL.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và hỏi: Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- GV giới thiệu bài;
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã có ô tô, tàu hỏa. Thành thị theo kiểu châu Âu đã ra đời nhưng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân thì vẫn vô cùng cực khổ.
2.2. Hoạt động khám phá hình thành kiến thức.
 HĐ1: Những thay đổi của nên kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- GV yêu cầu HS làm việc cả lớp đọc sách , quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào mới
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
- GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS làm việc cả lớp đọc sách, quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung nhắc lại.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành như:
 Khai thác khoáng sản, ngành điện, dệt, xi măng...
- Chúng đã thi hành những biện pháp:
Cướp đất của nông dân, lập đồn điền trồng cao su, trồng cà phê, khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy 
điện, dệt, xi măng để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta.
- Các chủ xưởng, nhà buôn, thực dân Pháp.
Kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi. 
HĐ2 : Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?
+ Nêu những nét chính về đới sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- GV cho HS nêu kết quả thảo luận.
- GV giải thích một số từ: công nhân, chủ xưởng, viên chức, nhà buôn, tri thức 
- HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả.
- Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân.
- Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức 
- Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
Kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.
 2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Gọi HS đọc bài học SGK ( cả lớp đọc thầm).
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng
- GV nêu câu hỏi: HS chú ý trả lời
+ Vì sao xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có nhiều biến đổi?
+ Kinh tế phát triển có đường ô tô, xe lửa có nhà máy, đồn điền mà cuộc sống của nhân dân lại vô cùng cực khổ đói nghèo. Tại sao?
- GV liên hệ thực tế.	
2. 5. Củng cố – dặn dò
- Gv nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
 I. Mục tiêu: Gióp HS
 - Nªu ®­îc c¸c giai ®o¹n ph¸t triÓn và đặc điểm nổi bật cña con ng­êi tõ tuæi vÞ thµnh niªn ®Õn tuæi giµ
 - Có kĩ năng nhận thức bản thân trong mỗi giai đoạn để phát triển tốt cuộc đời mình
 - Có thái độ xác định được giá trị theo từng giai đoạn phù hợp với lừa tuổi mình.
 *GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ 1,2,3,4 SGK. HS Sưu tầm tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì?
- GV nhận xét
B. Giới thiệu bài
Lứa tuổi em thì ứng với giai đoạn nào mà bạn vừa nêu?
GV: 10 tuổi là bắt đầu của tuổi dậy thì từ 10 tuổi trở lên có những giai đoạn phát triển nào, có những đặc điểm nổi bật gì, cô và các em tìm hiểu bài: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
HS nêu, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn vị thành niên, trưởng thành, tuổi già
MT: Nêu được các giai đoạn phát triển và đặc điểm nổi bật của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
CTH:	
- Các em hãy quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tranh minh hoạ giai đoạn nào của mỗi con người?
- Gọi HS nối tiếp đọc các thông tin SGK
- Các em vừa đọc, nghe thông tin yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau: (SGK)
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS 
Kết luận: SGK
- HS làm việc theo nhóm.
3 giai đoạn: tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
3 HS lần lượt đọc trước lớp đặc điểm của con người ở giai đoạn đó
HS thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào phiếu, 3 nhóm viết vào vào giấy khổ lớn
- Các nhóm lên bảng trình bày kết quả; Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
1 HS nêu lại nội dung trong SGK 
Hoạt động 2: Trò chơi: Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời
MT: Củng cố cho HS hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
CTH:
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình sưu tầm được trong nhóm: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Gọi HS giới thiêu trước lớp. 
- Nhận xét, khen ngợi những HS giới thiệu hay, có hiểu biết về các giai đoạn của con người.
Sau khi các nhóm giới thiệu xong, GV yêu cầu hs thảo luận câu hỏi:
- Em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
- Gọi vài HS giới thiệu về các thành viên trong gia đình, làm nghề gì? Ở giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì?
- Nhận xét, khen ngợi những HS luôn hăng hái tham gia xây dựng bài. 
Kết luận: Các em đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là tuổi dậy thì. Biết được đặc điểm của mỗi giai đoạn rất có ích lợi cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta không bối dối, sợ hãi đồng thời giúp chúng ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Hoạt động trong nhóm 
5 đến 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu về người trong ảnh mình sưu tầm được
Ví dụ: Đây là anh sinh viên. Anh đang ở giai đoạn trưởng thành. Anh đã trở thành người lớn cả về mặt sinh học và xã hội.
 Anh có thể vừa đi học vừa đi làm. Anh có thể tự chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Em đang ở giai đoạn tuổi vị thành niên của cuộc đời. 
3 đến 4 hs giới thiệu.
- Biết được đặc điểm của tuổi dậy thì giúp cho chúng ta không e ngại, lo sợ về những biến đổi về thể chất và tinh thần. Giúp chúng ta có chế độ ăn uống, làm việc, học tập phù hợp để có thể phát triển toàn diện.
- Biết được đặc điểm của tuổi trưởng thành giúp cho mọi người hình dung được sự trưởng thành của cơ thể mình, tránh được những sai lầm, nông nổi của tuổi trẻ, có kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với sức khoẻ của mình.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Tin học
Tiết 3: Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
( Tích hợp giáo dục đạo đức Bác Hồ)
 I. Mục tiêu: Giúp HS	
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận lỗi và sữa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác 
*GDKNS: 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gỡ sai, biết nhận và sửa chữa).
*GDĐĐBH: 
- Biết cách thể hiện tinh thần trách nhiệm khi mắc lỗi.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình.	
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Noi theo gương sáng
* Mục tiêu: HS kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết.
* Cách tiến hành: Gợi ý cho HS trình tự kể:
- Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?
- Bạn đã làm gì sau đó?
- Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình.
Kết luận chung: Khi làm bất cứ việc gì dù đúng hay sai đều phải có trách nhiệm . Đặc biệt là những việc làm mà làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
* Mục tiêu: Học sinh biết được việc mình làm và không nên làm 
* Cách tiến hành: GV tổ chức hoạt động theo nhóm:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
2. Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?
*Kết luận: Từ những tình huống trên các em biết xử lí làm sao cho phù hợp. Cần phải chia sẻ, quan tâm khuyên bạn những việc không nên làm và nên làm.
Hoạt động 3: GV cho HS thảo luận nhóm đôi (Lồng ghép GDĐĐBH)
+ Kể cho bạn nghe câu chuyện về một lần em đã từng mắc lỗi và cách giải quyết của em lúc đó.
+ Thảo luận và chia sẻ những việc em sẽ làm để tránh (hạn chế) mắc lỗi trong học tập và cuộc sống.
Hoạt động 4: Trò chơi sắm vai
* MT: HS hiểu được hành vi đúng
* Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống
1. Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.
2. Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường?
- Yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống.
- GV gọi 3 nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV cho HS nhận xét. GV động viên HS.
Kết luận: Từ những tình huống các em đó được thực hành, các em hiểu được hành vi của bạn Hùng, một số bạn vứt rác ra sân trường là chưa đúng. Chúng ta cần khuyên bạn luôn có hành vi đúng đắn trước việc làm của mình. 
Hoạt động nối tiếp:
- GV tổng kết bài
- GV nhận xét giờ học.
- HS tự kể trong nhóm 4
- Vài HS kể trước lớp. HS khác lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Hs thảo luận để tìm cách giải quyết từng tình huống.
Đáp án:
1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông
nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi.
3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
- Hoạt động nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét
- HS hoạt động cặp đôi theo hướng dẫn.
- Nghe và tìm hiểu tình huống GV đưa ra.
- Thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện.
- HS trình bày trước lớp, 2 cặp HS mỗi cặp thể hiện 1 tình huống.
- HS nhận xét từng cặp đóng vai, từng cách giải quyết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: ChÝnh t¶
Nghe - viÕt: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
I. Mục tiêu: Gióp HS
- Viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê, (BT2, BT3)
II. Đồ dùng dạy học: 
- VBT Tiếng Việt 5 - tập 1.
III. Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ	
Cho 3 HS lên bảng viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình, và nêu rõ cách đặt dấu thanh.
- Nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn nghe viết
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
- Chi tiết nào cho thấy Phrăng- Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam?
- Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
b) Hướng dẫn HS viết từ khó: 
Phrăng- Đơ Bô-en, phi nghĩa, Phan Lăng.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3. Luyện tập
Bài 2:	
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
+ Nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng? 
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
(Hướng dẫn tương tự bài tập trên.)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, hoàn chỉnh bài làm. Hướng dẫn HS rút ra qui tắc.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
2 HS lên bảng thực hành.
- ung, ụi, ong,..
Các dấu thanh được đánh âm chính ở mỗi tiếng
- HS lắng nghe.
1 HS đọc bài trước lớp.
2 HS trả lời trước lớp.
- Mặc dù bị địch bắt, tra tấn ... không khai.
- HS nêu
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- HS viết bài.
2 HS đọc.
1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
+ Giống: hai tiếng có âm chính gồm hai chữ cái (đó là các nguyên âm đôi)
+ Khác: tiếng ‘‘chiến’’có âm cuối, tiếng ‘‘nghĩa’’không có.
1 HS đọc đề bài trước lớp.
 2 HS nối tiếp lên bảng làm bài tập.
 HS nhắc lại.
2 HS trả lời trước lớp.
- HS thực hiện
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Âm nhạc
 Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bày cỗ trung thu
 I. Mục tiêu: 	
 - HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu.
 - HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trung thu
 - Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rã cho HS ngày hội.
 II. Quy mô hoạt động:
Theo quy mô lớp.
 III. Tài liệu và phương tiện:
Một số loại hoa quả, bánh kẹo để bày cỗ.
Giấy màu kính, keo dán, nến, tăm tre.
 IV. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. GV phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động cho HS trước một tuần để HS chuẩn bị.
- Công bố danh sách ban tổ chức, ban giám khảo.
- Giải thưởng cho tổ khéo tay nhất sẽ là một chiếc bánh trung thu.
2. Hoạt động:
- GV thông qua bảng thang điểm chấm bày cỗ và làm đèn.
- Gv tổ chức HS thi bày mâm cỗ và làm lồng đèn giấy xếp
3. Đánh giá:
- Sau khi các tổ trưng bày sản phẩm kết thúc, thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm.
- Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng.
- Trong khi chờ quyết định BGK, Ban tổ chức mời các HS tham quan mâm cỗ và thắp đèn lồng các đội.
4. Trao giải thưởng:
- Ban giám khảo tuyên bố tổ khéo tay.
- Ban tổ chức trao giải.
- Cả lớp cùng nhau phá cỗ trung thu.
IV. Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
- HS lắng nghê để chuẩn bị vật liệu,dụng cụ bày cỗ và làm đèn.
- HS lắng nghe.
- HS các tổ thực hiện làm theo sự điều khiển của các tố trưởng.
- HS trưng bày sản phẩm,chờ kết quả.
- HS tham quan sản phẩm trưng bày.
- Đại diện tổ nhận thưởng, lớp tuyên dương.
- Cả lớp liên hoan cùng nhau
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Địa lí
Sông ngòi
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
- Nêu được một số dặc điểm chínhvà vai trò của sông ngòi Việt Nam:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo màu (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện, 
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ). 
Học sinh HTT: Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc; Biết những ảnh hưởng do nướ sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sane xuất của nhân dân ta.
GDBVMT: GDHS biết bảo vệ nguồn nước, khai thác, đánh bắt hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh họa trong SGK.
 - Phiếu học nhóm.	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
- GV giới thiệu bài.
 HS trả lời: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền bắc có mùa động lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
Hoạt động 1
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa.
- GV cho HS quan sát lược đồ sông ngòi sông ngòi Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì gề hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Đọc tên các con sông lớn nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ Ở địa phương ta có dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước của dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
- GV giảng: Màu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo ra. Vì diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa.
- Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.
- HS quan sát lược đồ sông ngòi Việt Nam HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước àNước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
+ HS đọc các con sông và dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.
+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
+ Sông Âm.
+ Nước sông có màu nâu đỏ.
- Dày đặc; Phân bố khắp đất nước
- Có nhiều phù sa.
- Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung bảng thống kê.
- HS làm việc theo nhóm 6 HS.
Thời gian
Lượng nước
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng.
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân .
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp trơ lòng sông.
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi và giảng lại cho HS mối quan hệ này.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạn thấp, trơ ra lòng sông.
- Kết luận: Sự thay đổi lượng mưa cảu khí hậu Việt Nam đã làm chế độ nước của các dòng sông ở Việt Nam cũng thay đổi theo mùa. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta .
Hoạt động 3
Vai trò của sông ngòi
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS. Các em trong cùng một đội đứng xếp thành một hàng dọc hướng lên bảng.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội.
+ Yêu cầu mỗi HS chỉ viết một vai trò của sông ngòi mà em biết rồi chuyển phấn cho bạn tiếp theo.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lên bảng viết
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
 Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông ngòi là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sông ở địa phương em? Khai thác như thế nào ? (HS nêu)
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx