Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 5+6 - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết cách nấu cơm.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các bước cơ bản của việc nấu cơm.
*Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
3. Năng lực
- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh.
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh ảnh trong sách để minh họa.
- HS: SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 5+6 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT (Tiết 5) NẤU CƠM I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Biết cách nấu cơm. - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. 2. Kĩ năng - Thực hiện được các bước cơ bản của việc nấu cơm. *Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng. 3. Năng lực - Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. - Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh ảnh trong sách để minh họa. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện với nội dung: Nêu các việc chuẩn bị nấu ăn. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Biết nấu cơm. *PP: thảo luận, hỏi đáp - GV cho HS trao đổi với nhau: + Có mấy cách nấu cơm? Đó là cách nào? + Các cách nấu cơm đó có những ưu, nhược điểm gì? - GV nhận xét, bổ sung thêm các ý cho HS nấu ăn. 3. Hoạt động thực hành *MT: Giúp HS biết các bước nấu cơm bằng xoong nồi trên bếp. *PP: Thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. - GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần thiết cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun. + Nêu các bước cơ bản nấu cơm bằng bếp đun. - GV nhận xét, chốt ý. - GV hướng dẫn kĩ từng bước nấu cơm bằng bếp, kết hợp cho HS quan sát tranh. - GV giáo dục HS: Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng. 4. Hoạt động vận dụng - GV gọi HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi vở. - HS trao đổi với nhau: + Có 2 cách nấu cơm. Đó là cách nấu cơm bằng xoong và nồi cơm điện + Các cách nấu cơm đó có những ưu, nhược điểm riêng. - HS lắng nghe. - HS quan sát, đọc thông tin, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Những dụng cụ và nguyên liệu cần thiết cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun: cốc nhựa lấy gạo, gạo. + Các bước cơ bản nấu cơm bằng bếp đun: . Chuẩn bị nấu cơm: nhặt thóc, sạn; vo gạo, tráng sạch nồi nấu. . Nấu cơm: cho nồi và gạo lên bếp, nấu đợi nước sôi dùng đũa đảo đều gạo, sau đó giảm lửa cho đến khi chín. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và quan sát tranh. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung KĨ THUẬT (Tiết 6) LUỘC RAU I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị về các bước luộc rau. - Luộc được rau xanh, ngon. - Biết vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn. 2. Kĩ năng - Thực hiện được các bước cơ bản của việc luộc rau. *Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng. 3. Năng lực - Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. - Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh ảnh trong sách để minh họa. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức cho HS thi đua nêu cách nấu cơm bằng 2 loại bếp. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Biết thực hiện công việc chuẩn bị luộc rau. *PP: Quan sát, hỏi đáp - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và bằng hiểu biết của mình, hãy nêu: + Tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau? + Ở gia đình thường luộc những loại rau nào? - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS quan sát hình 2a, 2b hãy nhắc lại cách sơ chế rau? - GV yêu cầu HS hãy kể tên một số loại củ quả được dùng để làm món luộc? - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành *MT: Giúp HS biết các bước luộc rau. *PP: Thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2 Sgk và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau? - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS hãy quan sát hình 3 và nêu cách luộc rau? - GV yêu cầu HS hãy cho biết đun to lửa khi khi luộc rau có tác dụng gì? - GV chốt cách luộc rau. 4. Hoạt động vận dụng - So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau nêu trong bài? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS thi đua nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi vở. - HS quan sát hình 1 SGK và bằng hiểu biết của mình, hãy nêu: + Những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau là rau, thau, rổ, xoong. + Ở gia đình thường luộc những loại rau cải, muống,... Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình 2a, 2b hãy nhắc lại cách sơ chế rau: nhặt rau, rửa rau. - Một số loại củ quả được dùng để làm món luộc cải, muống, cà rốt,... Nhận xét. - HS lắng nghe. - HSnêu cách luộc rau: Đổ nước sạch vào nồi. Nước nhiều hơn rau luộc. Dùng đũa lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS hãy quan sát hình 3 và nêu cách luộc rau. - Tác dụng: Rau chín đều, mền và giữ được màu rau. Nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS so sánh. - HS lắng nghe. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_lop_5_tiet_56_vo_thi_nhat_ha.docx