Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Bài 5: Nấu cơm - Nguyễn Thị Mơ

Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Bài 5: Nấu cơm - Nguyễn Thị Mơ

I , MỤC TIÊU :

* KIẾN THỨC :

- Học sinh nắm được các bước nấu ăn

* KỸ NĂNG :

-Học sinh biết cách nấu cơm

- Biết vận dụng liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình mình

* THÁI ĐỘ:

-Học sinh nghiêm túc trong giờ học

-Có hứng thú yêu thích và biết giúp đỡ gia đình trong việc thực hành nấu cơm tại nhà

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1, Giáo viên :

- sách giáo khoa kỹ thuật lớp 5

- Giáo án , tranh ảnh quay trình

- phiếu học tập

2, Học sinh :

- sách kỹ giáo khoa kỹ thuật lớp 5

 

docx 9 trang loandominic179 10180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Bài 5: Nấu cơm - Nguyễn Thị Mơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 1 
NGUYỄN THỊ MƠ 
 NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM 
NGUYỄN THỊ THÙY LINH 
VŨ THỊ NGỌC HUYỀN 
TRẦN THỊ THÚY NHIỆM 
HÀ THỊ LẠC HỒNG 
HOÀNG THỊ THU HUYỀN 
	GIÁO ÁN 
MÔN : KỸ THUẬT
LỚP : 5 
BÀI 5: NẤU CƠM ( TIẾT 1 ) 
I , MỤC TIÊU :
* KIẾN THỨC : 
- Học sinh nắm được các bước nấu ăn 
* KỸ NĂNG :
-Học sinh biết cách nấu cơm 
- Biết vận dụng liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình mình 
* THÁI ĐỘ: 
-Học sinh nghiêm túc trong giờ học 
-Có hứng thú yêu thích và biết giúp đỡ gia đình trong việc thực hành nấu cơm tại nhà 
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1, Giáo viên : 
- sách giáo khoa kỹ thuật lớp 5 
- Giáo án , tranh ảnh quay trình 
- phiếu học tập 
2, Học sinh : 
- sách kỹ giáo khoa kỹ thuật lớp 5 
- Vở ghi 
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1, Ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ : 
-Giờ trước học bài gì ? ( BÀI 4 “ Chuẩn bị nấu ăn ‘)
-Nêu nội dung phần ghi nhớ ? (Khi muốn chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ đủ lượng , đủ chất , hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình . Chuẩn bị nấu ăn giúp người người nội trợ thực hiện công việc nấu ăn thuận tiện chủ động )
3, Bài mới : 
THỜI GIAN 
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt dộng 1 : Tìm hiểu cách nấu cơm trong gia đình 
Đặt câu hỏi cho học sinh :
- Hãy nêu các cách nấu cơm trong gia đình mà em biết ?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời học sinh 
- Giáo viên đưa ra kết luận : có 2 cách nấu cơm thông thường đó là nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện . Hai cách nấu cơm này sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau 
- nấu cơm bằng bếp ga , nấu cơm bằng bếp củi , nấu cơm bằng nồi cơm điện ..
Học sinh lắng nghe cô giáo đưa ra kết luận 
II , Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp đun 
A, Chuẩn bị :
B, Các bước nấu cơm bằng bếp đun 
Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận nhóm 
-Bằng hiểu biết của mình hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ?
+ giáo viên gọi các nhóm nhận xét
+giáo viên đưa ra phần kết luận 
- Hãy nêu cách lấy gạo và làm sạch gạo ?
- Giáo viên gọi các nhóm nhận xét 
-Bước 1 : Đổ nước vào nồi : 
+ Cứ 1 lon gạo thì cho khoảng 1,5 đến 1,8 lon nước . Lượng nước có thể thay đổi tăng hoặc giảm một chút tùy theo loại gạo đem nấu 
Hoc sinh thảo luận nhóm 
-dụng cụ : rổ đựng gạo , chậu vo gạo ,
Lon đong , nồi nấu , bếp nấu 
- Nguyên liệu : gạo ,nước 
- Học sinh lắng nghe 
- Cách lấy gạo để nấu cơm : 
+Xác định lượng gạo cần nấu cơm sao cho vừa đủ với số người ăn 
+ Dùng dụng cụ đong như cốc nhựa , lon sữa bò , bát ăn cơm để lấy gạo nấu cơm 
+ Đong gạo vào rá 
- Cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm ;
+Nhặt thóc , sạn 
+Vo gạo 
+Tráng sạch nồi nấu 
-Học sinh lắng nghe 
- Bước 2 : Tiến trình nấu : 
+ Đặt nồi nấu lên bếp và đun sôi nước , đổ gạo vào nồi 
+ Dung đũa nấu để đảo và san đều gạo trong nồi 
+Đậy nắp nồi và đun to , đều lửa cho đến khi cạn nước 
+Đảo đều gạo trong nồi 1 lần nữa , sau đó giảm lửa thật nhỏ 
( Nếu đun bằng bếp củi cần rút bỏ củi và dàn đều than trong bếp , Còn nếu bằng bếp than thì phải nhắc nồi xuống đặt một miếng sắt dày lên bếp sau đó đặt nồi lên )
 -Vì sao phải dùng đũa để đảo và san đều gạo ?
- Tại sao phải dùng đũa đảo cơm khi cơm đã sủi cạn ?
- giáo viên nhận xét 
- Bước 3 : Hoàn thành:
+ Sau khoảng 10 đến 15 phút cơm chín 
- CÂU HỎI THẢO LUẬN :
+Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun ?
- học sinh chăm chú lắng nghe cô giáo giảng 
- Vì san đều gạo trong nồi sẽ giúp gạo được bằng phẳng tránh tình trạng gạo mấp mô chỗ nhiều nước chỗ ít nước
-Bới trong quá trình nấu cơm hạt gạo sẽ bị nén chặt vào nhau , nên việc dùng đũa để đảo cơm sẽ khiến cơm được tơi xốp và lượng hơi nước được phân bố đều 
_ Ưu điểm : Hạt cơm dẻo , thơm , ngon có cơm cháy vàng
_ Nhược điểm : Cơm dễ bị sình nhão , bị khét và sống , dễ bị bỏng và nguy hiểm 
IV, CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ : 
1, Củng cố 
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ 
2, Dặn dò :
- Học sinh về nhà học bài 
- Chuẩn bị nội dung bài 5 ‘Nấu cơm ‘ tiết 2 
Kĩ thuật
NẤU CƠM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS nắm được các cách nấu cơm và các bước nấu cơm.
2. Kĩ năng: HS biết cách nấu được cơm.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên
 + Sách giáo khoa, sách giáo viên Kỹ thuật 5
 + Tranh ảnh quy trình
 + Phiếu học tập:
Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức 
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi: 
Hai hình trên em được biết trong bài học nào? Chuẩn bị nấu ăn
Em hãy cho biết yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn?
Cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Việc chuẩn bị nấu ăn có tác dụng gì đối với người nội trợ?
Giúp thực hiện công việc nấu ăn thuận tiện và chủ động.
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình .
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Gia đình em thường nấu bằng loại bếp nào? 
- Có những cách nấu cơm nào? 
- GV nhận xét và đưa ra KL : Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng bếp đun và nấu bằng nồi cơm điện .
- Nêu vấn đề : Nấu cơm bằng xoong và nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều , dẻo - Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì ; giống và khác nhau ra sao ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp đun .
Chuẩn bị
a. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu để nấu cơm
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Bằng hiểu biết của mình , hãy kể dụng cụ và nguyên
- GV nhận xét chung và kết luận :
+ Dụng cụ: bếp đun , nồi nấu, rổ vo gạo, chậu vo gạo, lon đong.
+ Nguyên liệu: gạo, nước
b.Lấy gạo để nấu cơm
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Khi lấy gạo để nấu cơm, em cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét và kết luận 
c. Làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm:
- Dựa vào hình 2 và hiểu biết của mình, em hãy nêu cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm? GV nhận xét và kết luận 
2. Nấu cơm bằng bếp đun
- GV hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun . 
*Giai đoạn 1 : Đổ nước vào nồi : 
 Đổ nước vào nồi theo tỉ lệ: Cứ 1 lon gạo thì cho khoảng 1,5 đến 1,8 lon nước . Lượng nước có thể thay đổi tăng hoặc giảm một chút tùy theo loại gạo đem nấu
*Giai đoạn 2 : Tiến trình nấu : 
- Ở gia đình em thường cho nước vào nồi nấu cơm theo cách nào?
+ Đặt nồi nấu lên bếp và đun sôi nước , đổ gạo vào nồi 
+ Dung đũa nấu để đảo và san đều gạo trong nồi (Vì sao phải dùng đũa để đảo và san đều gạo ?)
+Đậy nắp nồi và đun to , đều lửa cho đến khi cạn nước 
+Đảo đều gạo trong nồi 1 lần nữa , sau đó giảm lửa thật nhỏ 
 -Tại sao phải dùng đũa đảo cơm khi cơm đã sủi cạn ?
 -Vì sao phải giảm nhỏ lửa khi nước đã cạn?
Lưu ý: Nếu đun bằng bếp củi cần rút bỏ củi và dàn đều than trong bếp , Còn nếu bằng bếp than thì phải nhắc nồi xuống đặt một miếng sắt dày lên bếp sau đó đặt nồi lên
 * Giai đoạn 3 : Hoàn thành:
+ Sau khoảng 10 đến 15 phút cơm chín 
+ Yêu cầu: Cơm chín đều, dẻo, không có mùi khê, mùi cháy.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh và nêu lại các giai đọan tiến hành nấu cơm bằng bếp đun
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 : Bài tập củng cố
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu bài tập
- GV nhận xét và đưa ra KL
+ Ưu điểm : Hạt cơm dẻo , thơm , ngon có cơm cháy vàng
+ Nhược điểm : Cơm dễ bị sình nhão , bị khét và sống , dễ bị bỏng và nguy hiểm
-GV gọi HS đọc lại Ghi nhớ
HS trả lời câu hỏi:
-Bạn nhỏ đang cắm cơm
- Nồi cơm điện
- Nấu cơm bằng bếp đun (củi, bếp ga..) nấu cơm bằng nồi cơm điện
- HS lắng nghe
HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét các nhóm khác
- HS lắng nghe
-Lưu ý: 
+Xác định lượng gạo cần nấu cơm sao cho vừa đủ với số người ăn 
+ Dùng dụng cụ đong như cốc nhựa , lon sữa bò , bát ăn cơm để lấy gạo nấu cơm 
+ Đong gạo vào rá 
-Cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm: + Nhặt thóc, sạn
 + Vo gạo
 + Tráng sạch nồi nấu
- HS lắng nghe
-Đun sôi nước, đổ gạo hoặc cho nước và gạo vào rồi đun
+ Vì san đều gạo trong nồi sẽ giúp gạo được bằng phẳng tránh tình trạng gạo mấp mô chỗ nhiều nước chỗ ít nước
-Trong quá trình nấu cơm hạt gạo sẽ bị nén chặt vào nhau , nên việc dùng đũa để đảo cơm sẽ khiến cơm được tơi xốp và lượng hơi nước được phân bố đều
-Gạo đã gần chín, giảm nhỏ lửa để tránh bị cháy và sình nhão.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun 
- HS đọc ghi nhớ
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-GV nhắn nhở HS về nhà học phần ghi nhớ và thực hành nấu cơm bằng bếp đun tại nhà
-Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Bài 5: Nấu cơm (tiết 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_lop_5_bai_5_nau_com_nguyen_thi_mo.docx