Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 3+4 - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 3+4 - Võ Thị Nhật Hà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình.

- Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh trong gia đình, sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.

2. Kĩ năng

- Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống. Biết chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời hoặc khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.

3. Năng lực

- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh.

- Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

- GV:

+ Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.

+ Một số loại phiếu học tập

- Học sinh: SGK.

 

docx 5 trang cuongth97 08/06/2022 3741
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 3+4 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT (Tiết 3)
 MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh trong gia đình, sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
2. Kĩ năng
- Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống. Biết chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời hoặc khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
3. Năng lực 
- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. 
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 
+ Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
+ Một số loại phiếu học tập
- Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV nhận xét bài thực hành thêu dấu nhân tiết trước.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Xác định các dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường thường trong gia đình
*MT: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình.
*PP: Quan sát, hỏi đáp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các dụng cụ nấu ăn trong gia đình em?
- GV ghi tên các dụng cụ theo 5 nhóm (SGK)
- GV nhận xét và nhắc lại.
b. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dung, cách bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình
*MT: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
*PP: Thảo luận nhóm, quan sát.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: 
+ Nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản 1 số bếp đun trong gia đình.
+ Quan sát hình 2 hãy kể tên, tác dụng của những dụng cụ nấu ăn trong gia đình?
+ Kể tên 1 số dụng cụ thường dùng ở gia đình em?
+ Từ quan sát hình 3 và thực tế em hãy kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình?
+ Khi sử dụng chúng ta phải làm gì?
+ Dựa vào hình 4 em hãy kể tên và nêu tác dụng của 1 số dụng cụ để cắt thái thực phẩm?
 - GV nhận xét và chốt lại
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Sau khi sử dụng xong dụng cụ nấu ăn, em sẽ làm gì để các dụng cụ đó được sạch sẽ và bền đẹp ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS kiểm tra chuẩn bị.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- Các dụng cụ nấu ăn trong gia đình Bếp ga, củi, than, chén, ly, chảo xoong ..
- HS nhắc lại theo 5 nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm, trình bày:
+ Có nhiều loại bếp đun khác nhau. Mỗi loại bếp đun có đặc điểm, yêu cầu sử dụng khác nhau. Khi sử dụng... cho sạch sẽ.
+ Nồi cơm điện: nấu cơm, chảo: chiên cá,...
+ Một số dụng cụ thường dùng ở gia đình em: nồi, chảo,...
+ Những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình: chén, tô, dĩa,...
+ Khi sử dụng chúng ta phải: Nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh rửa sạch bằng nước rửa chén.
+ Một số dụng cụ để cắt thái thực phẩm: dao, kéo,..
Nhận xét 
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
KĨ THUẬT (Tiết 4) CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. 
2. Kĩ năng
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. 
- Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản thông thường phù hợp với gia đình. 
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
3. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh, ảnh 1 số loại thực phẩm thông thường. Rau xanh, củ cải, dao thái, dao gọt, phiếu đánh giá.
- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS lên bảng nêu tác dụng nhóm dụng cụ nấu ăn.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn. Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
*PP: thực hành, hỏi đáp.
a. Chuẩn bị nấu ăn
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK: Nêu một số công việc cần thực hiện khi nấu ăn?
- GV nhận xét, kết luận. 
b. Cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- GV yêu cầu HS đọc mục I Sgk để tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- GV yêu cầu HS: 
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người.
+ Dựa vào hình 1, kể tên loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính?
+ Hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm mà em biết?
+ Nêu ví dụ về cách sơ chế 1 loại rau mà em biết?
+ Theo em khi làm cá cần bỏ những phần nào?
+ Hãy nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
- GV nhận xét, kết luận: Muốn có bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm.
c. Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS làm bài tập vào phiếu trắc nghiệm.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Muốn có bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh ta cần phải làm gì?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- Nêu một số công việc cần thực hiện khi nấu ăn: Trước khi nấu ăn ta cần phải chọn một số thực phẩm tươi, ngon sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục I Sgk để tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- HS trả lời: 
+ Các chất dinh dưỡng cần cho con người: chất đạm, chất béo,...
+ Những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính là cá, rau,..
+ Cách lựa chọn thực phẩm tươi, sạch,..
+ Cách sơ chế 1 loại rau cải: bỏ phần rễ, giập nát, héo úa, sâu bọ.
+ Khi làm cá cần bỏ những phần không ăn được và rửa sạch nhớt.
+ Mục đích của việc sơ chế thực phẩm nhằm kàm cho thực phẩm nhanh chín, có mùi vị thơm ngon.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập vào phiếu trắc nghiệm.
Em đánh dấu X vào £ ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình.
- Rau tươi có nhiều lá sâu.
- Cá tươi (còn sống) X
- Tôm tươi X
- Thịt ươn 
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Muốn có bữa ăn ngon , đủ lượng , đủ chất , đảm bảo vệ sinh ; cần biết cách chọn thực phẩm tươi , ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn , sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu việc chế biến món ăn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_lop_5_tiet_34_vo_thi_nhat_ha.docx