Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 25+26 - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô-bốt.
2. Kĩ năng:
- Biết cách lắp và lắp rô-bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu.Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
3. Năng lực
- Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất
- Trách nhiệm, rèn tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh ảnh để minh họa, bộ dụng cụ kĩ thuật.
- HS: SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Tiết 25+26 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT (Tiết 25) LẮP RÔ BỐT (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô-bốt. 2. Kĩ năng: - Biết cách lắp và lắp rô-bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp tương đối chắc chắn. - Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu.Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. 3. Năng lực - Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề. 4. Phẩm chất - Trách nhiệm, rèn tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh ảnh để minh họa, bộ dụng cụ kĩ thuật. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS nêu: Nêu các bước lắp ghép máy bay trực thăng. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá a. Quan sát, nhận xét mẫu *MT: Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô – bốt *PP: Quan sát, hỏi đáp. - GV cho HS quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: + Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? + Hãy kể tên các bộ phận đó. - GV nhận xét, kết luận. b. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật *MT: Biết các thao tác lắp rô – bốt. *PP: Thực hành, giảng giải, quan sát. * Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV gọi HS gọi tên, chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện. * Lắp từng bộ phận - Lắp chân rô-bốt (H.2-SGK) : + GV yêu cầu HS quan sát hình 2a SGK và gọi HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt. + GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ hai của rô-bốt. + GV gọi HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt. + GV yêu cầu HS quan sát hình 2b SGK và trả lời câu hỏi. + GV nhận xét câu trả lời của HS; hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô-bốt và lắp thanh chữ U dài vào hai chân rô-bốt để làm thanh đỡ chân rô-bốt. - Lắp thân rô-bốt (H.3 – SGK) + GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi. + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô-bốt. + GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. - Lắp đầu rô-bốt (H.4 - SGK) : + GV yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK. + GV nhận xét câu trả lời của HS và tiến hành lắp đầu rô-bốt : lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài. - Lắp tay rô-bốt (H.5a-SGK) : + GV lắp một tay rô-bốt và gọi HS lên bảng lắp tay thứ hai. - Lắp ăng-ten (H.5b-SGK) : + GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. + GV gọi HS lên trả lời và lắp ăng-ten, lưu ý góc mở của hai cần ăng-ten. + GV nhận xét, uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp. - Lắp trục bánh xe (H.5c-SGK) : + GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. + GV nhận xét câu trả lời và hướng dẫn nhanh bước lắp trục bánh xe. * Lắp ráp rô-bốt (H1. SGK) : - GV lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK, thao tác chậm để HS quan sát và biết được các bước lắp. GV lưu ý một số điểm quan trọng. - GV kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô-bốt. * Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp : - GV hướng dẫn HS: + Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. + Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. 3. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS: Về nhà tập lắp ghép lại mô hình rô bốt.(nếu có bộ lắp ghép ở nhà) Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi vở. - HS quan sát. - HS trả lời: Lắp từng bộ phận: + Lắp chân rô bốt + Lắp thân rô bốt + Lắp đầu rô bốt + Lắp tay, ăng ten, trục bánh xe. - Lắp ráp rô bốt Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS gọi tên và chọn chi tiết. - HS xếp các chi tiết đã chọn. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hành lắp: + HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt. + HS lắng nghe và quan sát. + HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt. + HS trả lời. + HS lắng nghe. - HS thực hành lắp: + HS trả lời. + HS lắp thân rô-bốt. + HS lắng nghe. - HS thực hành lắp: + HS trả lời. + HS quan sát. - HS thực hành lắp: + HS quan sát và lên bảng lắp tay thứ hai. - HS thực hành lắp: + HS trả lời. + HS lên trả lời và lắp ăng-ten. + HS lắng nghe. - HS thực hành lắp: + HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. + HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung KĨ THUẬT (Tiết 26) LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô-bốt. 2. Kĩ năng: - Biết cách lắp và lắp rô-bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp tương đối chắc chắn. - Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu.Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. 3. Năng lực - Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề. 4. Phẩm chất - Trách nhiệm, rèn tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh ảnh để minh họa, bộ dụng cụ kĩ thuật. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi đua nêu các bước lắp rô bốt. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động thực hành a. HS thực hành lắp rô-bốt *MT: Biết cách lắp và lắp rô-bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp tương đối chắc chắn. Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu.Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. *PP: Thực hành * Chọn chi tiết: - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. * Lắp từng bộ phận : - GV nhắc nhở HS một số điều cần lưu ý. - GV yêu cầu HS thực hành lắp từng bộ phận. - GV quan sát, uốn nắn kịp thời những HS hoặc nhóm lắp còn lúng túng. * Lắp ráp rô-bốt (H1. SGK) : - GV yêu cầu HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK. - GV chú ý nhắc HS khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác và kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt. b. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK. - GV gọi HS đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. 3. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS: Hãy nêu ứng dụng của rô bốt trong cuộc sống. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi vở. - HS chọn các chi tiết. - HS lắng nghe. - HS thực hành lắp từng bộ phận. - HS thực hành lắp ráp rô bốt. - HS trưng bày sản phẩm. - HS lắng nghe. - HS đánh giá sản phẩm của bạn. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_lop_5_tiet_2526_vo_thi_nhat_ha.docx