Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
- GV: S¬ưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
- HS : SGK, S¬ưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,.
TUẦN 28 ND:T4/7/4/2021 Khoa học Bài 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết một số động vật đẻ trứng và đẻ con. Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 2. Năng lực: Năng lực chung: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con - HS : SGK, Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi: + Chúng ta có thể trồng những cây con từ bộ phận nào của cây mẹ? + Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28phút) * Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thảo luận - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK + Đa số động vật được chia thành mấy nhóm? + Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật + Động vật sinh sản bằng cách nào? - GV chia lớp thành các nhóm - GV yêu cầu các nhóm phân loại các con vật mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình SGK thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con - Trình bày kết quả - GV ghi nhanh lên bảng Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon - GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích - Gợi ý HS có thể vẽ tranh về: + Con vật đẻ trứng + Con vật đẻ con - Trình bày sản phẩm - GV nhận xét chung - HS đọc thầm trong SGK, thảo luận nhóm + Đa số động vật được chia thành 2 giống. + Giống đực và giống cái. + Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. + Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con. - Các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình * Ví dụ: Tên con vật đẻ trứng Tên con vật đẻ con Gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, - HS thực hành vẽ tranh - HS lên trình bày sản phẩm - Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS vẽ đẹp 3.Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - Nêu vai trò của sự sinh sản của động vật đối với con người? - Sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống. Đóng vai trò lớn về mặt sinh thái học, cung cấp thực phẩm cho con người 4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Hãy tìm hiểu những con vật xung quanh hoặc trong nhà mình xem chúng đẻ trứng hay đẻ con ? - HS nghe và thực hiện ND:T5/8/4/2021 Tiết 2: Khoa học Bài 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực đặc thù: - Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. - Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; - Thêm say mê, hào hứng với môn học.. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ trang 114, 115 SGK - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi: + Mô tả tóm tắt sự thụ tinh của động vật? + Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc với SGK - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? + Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - GVKL: Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - GV cho HS thảo luận theo cặp + Gián sinh sản như thế nào? + Ruồi sinh sản như thế nào? + Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau? + Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? + Gián thường đẻ trứng ở đâu? + Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng? - GVKL: - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 - Các nhóm bào cáo: + Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. + Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau nhiều nhất. + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm... - Các nhóm quan sát hình 6, 7 SGK và thảo luận, báo cáo kết quả + Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con. + Ruồi đẻ trứng. Trứng ruồi nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Giống nhau: Cùng đẻ trứng + Khác nhau: Trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật + Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo + Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng vào vở. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Vận dụng kiến thức đã học để hạn chế tác hại của côn trùng đối với đời sống hàng ngày. - HS nghe và thực hiện
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.docx