Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 19: Dung dịch - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 19: Dung dịch - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Biết cách tạo ra một dung dịch.

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Hình trong SGK trang 76, 77.

- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi bài.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ

* Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước

* Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng?

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn?

- HS, GV nhận xét.

 

docx 4 trang quynhdt99 04/06/2022 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 19: Dung dịch - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ ba, ngày 09 tháng 01 năm 2018
KHOA HỌC
DUNG DỊCH
Mục tiêu: giúp HS:
- Biết cách tạo ra một dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch. 
II. Chuẩn bị
Giáo viên: 
- Hình trong SGK trang 76, 77.
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ.
Học sinh: 
- SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
* Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước
* Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng?
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn?
- HS, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”.
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một dung dịch. Nêu được một số ví dụ về dung dịch
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một dung dịch nước đường (nước muối).
b) Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
+ Dung dịch là gì?
+ Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết?
- Các nhóm thực hành.
- Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối) và trả lời các câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
+ Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất bị hoà tan trong nó.
+ Một số dung dịch khác: Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối, 
- Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
- GV giải thích: Hiện tượng đường không tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà.
- GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan trong chất lỏng. Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
2. Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu: HS biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch
* Cách tiến hành:
- GV thực hành theo hướng dẫn SGK trang 77 SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả thí nghiệm.
- HS quan sát GV úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
- Dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những giọt nước đọng trên đĩa.
- HS thử giải thích kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc.
3. Hoạt động 3: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 3 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhận xét và mô tả tranh 3?
+ Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
+ Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để làm gì?
HS quan sát tranh 3 và trả lời:
+ Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
+ Chưng cất.
+ Tạo ra nước cất.
- GV nhận xét, kết luận: Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
C. Củng cố - dặn dò 
- Trò chơi đố bạn (SGK trang 77)
- Nhiều HS tham gia trả lời các câu đố:
+ Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp nào?
+ Làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
GV công bố đáp án:
+ Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất.
+ Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và học bài.
- Chuẩn bị bài: Sự biến đổi hoá học.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_19_dung_dich_nam_hoc_2017_2018_p.docx