Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 22: Sử dụng năng lượng chất đốt (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
* Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ
* Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất?
- HS, GV nhận xét.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 22: Sử dụng năng lượng chất đốt (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ ba, ngày 30 tháng 01 năm 2018 KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo) Mục tiêu: giúp HS: Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt II. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. Học sinh: SGK, vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ * Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ * Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất? - HS, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng an toàn chất đốt. * Mục tiêu: HS nắm được cách sử dụng an toàn chất đốt. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau (4 phút): + Ở nhà bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu? + Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? (cháy nổ, gây bỏng, nguy hiểm tính mạng con người) +Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? (Cần phải chú ý các biện pháp an toàn khi sử dụng các loại chất đốt) +Nêu một số biện pháp dập tắt lửa mà bạn biết? (Dập tắt lửa bằng nước, cát, khí cacbonic) +Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó? (Chất đốt khi cháy sinh ra khí cacbonic và các chất độc khác làm ô nhiễm không khí, làm han gỉ đồ dùng, máy móc vì vậy cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao, hoặc làm sạch, khử độc chúng) - Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - GV chốt: Việc sử dụng các loại chất đốt có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng nếu không chú ý thực hiện các biện pháp an toàn. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử dụng tiết kiệm chất đốt * Mục tiêu: HS hiểu về sử dụng tiết kiệm chất đốt * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình 9, 10, 11, 12? (Hình 9, 11: Tiết kiệm chất đốt. Hình 10, 12: Lãng phí chất đốt) +Nêu ví dụ về lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng? +Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn? - GV chốt: Hiện nay các nguồn năng lượng đang có nguy cơ bị cạn kiệt dần, con người đang tìm cách sử dụng các nguồn năng lượng khác như: năng lượng mặt trời, nước chảy. Chúng ta cần phải biết sử dụng tiết kiệm chúng. C. Củng cố - dặn dò - Dặn HS về nhà xem lại bài và học bài. - Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng của gió và năng lượng nước chảy. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_22_su_dung_nang_luong_chat_dot_t.docx