Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 12: Sắt, gang, thép - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 12: Sắt, gang, thép - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Nêu được nguồn gốc và nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.

- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.

- Kể tên được một số đồ dùng làm từ gang, thép và nêu được cách bảo quản chúng.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Hình vẽ trong SGK trang 48, 49. Tranh ảnh.

- Đinh, dây thép. Một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.

2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ

* Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ

* Cách tiến hành:

- GV hỏi 2 HS:

+ Nêu đặc điểm, công dụng của tre, mây, song?

+ Kể tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song?

- HS, GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.

* Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc và nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.

 

docx 4 trang quynhdt99 04/06/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 12: Sắt, gang, thép - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ ba, ngày 07 tháng 11 năm 2017
KHOA HỌC
SẮT, GANG, THÉP
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nêu được nguồn gốc và nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Kể tên được một số đồ dùng làm từ gang, thép và nêu được cách bảo quản chúng.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: 
 Hình vẽ trong SGK trang 48, 49. Tranh ảnh.
 Đinh, dây thép. Một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.
Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
* Mục tiêu: HS ôn kiến thức cũ
* Cách tiến hành:
- GV hỏi 2 HS:
+ Nêu đặc điểm, công dụng của tre, mây, song?
+ Kể tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song?
- HS, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc và nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, sắt có ở đâu? (trong các thiên thạch và trong các quặng sắt)
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung? (đều là hợp kim của sắt và cacbon)
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào? 
 (Trong thành phần của gang có nhiều cacbon hơn thép. Gang rất cứng, giòn nên không thể uốn hay kéo thành sợi. 
 Trong thành phần của thép có ít cacbon hơn gang và có thêm một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻ,... Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không gỉ)
- Một số HS trình bày. Các HS khác góp ý.
- GV nhận xét, kết luận.
-	GV cho HS quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm 4 (3 phút) trả lời các câu hỏi:
+ So sánh 1 chiếc đinh mới hoặc 1 đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ bạn có nhận xét gì về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng?
+ So sánh nồi gang và nồi nhôm cùng cỡ, nồi nào nặng hơn?
-	Các nhóm quan sát các vật thật và thảo luận các câu hỏi.
-	Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát, thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt kết quả:
+ Chiếc đinh mới và đoạn dây thép mới có màu xám trắng, có ánh kim. Chiếc đinh thì cứng, dây thép thì dẻo, dễ uốn.
+ Chiếc đinh gỉ và dây thép gỉ có màu nâu của gỉ sắt, không có ánh kim, giòn, dễ gãy.
+ Nồi gang nặng hơn nồi nhôm.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK trả lời câu hỏi: Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ?
+ Thép được sử dụng :
H1 : Đường ray tàu hỏa
H2 : Lan can nhà ở
H3 : Cầu
H5 : Dao, kéo, dây thép
H6 : Các dụng cụ được dùng để mở ốc, vít 
+Gang được sử dụng :
H4 : Nồi
- GV thống nhất các đáp án, giảng thêm: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt thực chất được làm bằng thép.
3. Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể tên được một số đồ dùng làm từ gang, thép và nêu được cách bảo quản chúng.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép? (Đồ dùng bằng gang như nồi, chảo Đồ dùng bằng thép như dao, kéo, cày, cuốc, máy móc, cầu )
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn? (Cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng giòn và dễ vỡ. Các đồ dùng bằng thép dễ bị gỉ nên rửa sạch, cất ở nơi khô ráo sau khi sử dụng)
- HS nối tiếp trả lời. 
- HS nêu nội dung ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Đồng và hợp kim của đồng.
Rút kinh nghiệm:
 ....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_12_sat_gang_thep_nam_hoc_2017_20.docx