Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến 9 - Năm học 2016-2017
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- HS có những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định được mình đang ở tuổi nào.
- Tích hợp giáo dục kỉ năng sống.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình trang 16, 17 SGK.
- HS sưu tầm các tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau (HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, công nhân, )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
2. hình thành kiến thức:
*HĐ1.Tìm hiểu về đặc điểm của con người ở từng giai đoạn
TUẦN 1 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 23/8/2016 5A: 23/8/2016 SỰ SINH SẢN I.MỤC TIÊU - HS nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình - Có thái độ yêu quý bố mẹ, gia đình mình. - Tích hợp giáo dục KNS. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh minh hoạ SGK - HS; SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn hát một bài: - HĐTQ mời cô giáo vào bài học - Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1: Trò chơi” Bé là con ai ? Việc 1: Hoạt động nhóm 6: Cho HS xem 1 sỗ hình vẽ ( tranh ảnh). Phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố mẹ của các em. Dựa vào đặc điểm của mỗi người,em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp. Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, khen ngợi, hỏi thêm để tổng kết trò chơi: ? Nhờ đâu mà các em tìm được bố mẹ cho từng em bé? ? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? * KL: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có các đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. * HĐ2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người: Thảo luận nhóm 6: Việc 1: - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4,5/SGK để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi: + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. + Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ? Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì và kế tiếp nhau. * Liên hệ: Các em tìm hiểu sự sinh sản về các thế hệ trong gia đình mình, và dòng họ của mình. - Hệ thống bài học -Nhận xét đánh giá giờ học. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Về nhà cùng người thân tìm hiểu về sự sinh sản các thế hệ của gia đình và dòng họ của mình. ********************************* KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 24/8/2016 5A: 24/8/2016 NAM HAY NỮ ? (TIẾT 1) I.MỤC TIÊU - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ. - Tôn trọng các bạn cùng giới hoặc khác giới, không phân biệt được nam và nữ. - Tích hợp giáo dục KNS. II, CHUẨN BỊ - GV: Tranh minh hoạ trong SGK; Mô hình người nam và nữ. III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học. -Nhờ đâu mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau? - HĐTQ mời cô giáo vào bài học - Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.Nêu mục tiêu bài học. 1. Hình thành kiến thức: * HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học: Việc 1: Hoạt động nhóm 6: * Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6. Việc 2: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung: - GV nhận xét kết hợp cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng để hiểu rõ thêm về nam và nữ. - GV chốt lại ý đúng: + Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như: các bộ phận trong cơ thể giống nhau; cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm,... ? Giữa nam và nữ về mặt sinh học có gì khác nhau ? - Nam: cơ thể thường rắn chắc khoẻ mạnh, cao to hơn nữ, - Nữ: cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?” Hoạt động cả lớp: Yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS chơi “Tiếp sức”. + Mỗi đội cử 5 em tham gia chơi chọn những tấm phiếu vào cột phù hợp. - GV yêu cầu HS nhìn bảng đọc những đặc điểm sinh học chung và riêng của nam và nữ. - Nhận xét, chốt lại và khen ngợi nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu 1 HS đọc mục “Bạn cần biết” * Liên hệ: Các em cần nắm chắc đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. . - Hệ thống bài học -Nhận xét đánh giá giờ học. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Về nhà cùng người thân chắc đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. ********************************************* TUẦN 2 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 29/8/2016 5A: 29/8/2016 nam Hay n÷ (tT) I. MỤC TIÊU: - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ. - Tích hợp giáo dục KNS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình trong SGK trang 4 - HS: SGK, bút, vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - CTHĐTQ cho một số hs lên hát bài hát về nữ hoăc nam B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: a. Hoạt đông 1: Vai trò của nữ Việc 1: Quan sát hình 4 và đọc mục bạn cần biết trang 9 sgk Việc 2: Nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương em Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? Việc 3: HĐTQ chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất ý kiến. b. Hoạt động nối tiếp: - Em có nhận xét gì về vai trò của phụ nữ? - Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong việc XH mà em biết Việc 1: Đọc câu hỏi Việc 2: Tự viết ra giấy nháp những suy nghĩ của bản thân Việc 3: Nói với bạn bên cạnh những suy nghĩ của mình về phụ nữ Việc 4: HĐTQ mời một số nhóm bạn nói trước lớp => GV tổng kết: Trong gia đình, ngoài XH phụ nư có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. trong gia đình, phụ nư làm công việc nội trợ, kiếm tiền cùng nuôi dạy con cái. Ngày có nhiều phụ nữ tham gia vào công tác XH, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quan lí các ngành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh vinh quang. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Ghi lại những việc làm thể hiện sự tôn trọng các bạn cùng và khác giới ********************************************* KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 30/8/2016 5A: 30/8/2016 CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: - Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Các hình ảnh trong sgk - HS: SGK, bút, thước III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” - CTHĐTQ lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho các nhóm; các nhóm trả lời câu hỏi bằng cách viết đáp án vào bảng con 1. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? a. Tạo ra trứng; b. Tạo ra tinh trùng 2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? a. Tạo ra trứng; b. Tạo ra tinh trùng 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng a. Hoạt đông 1: Sự thụ tinh: Việc 1: Đọc kĩ mục bạn cần biết trong sgk trang 10 Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về điều bạn cần biết mà vừa đọc xong Việc 3: Nhóm trưởng mời một số hs đọc to trước lớp b.Hoạt động nối tiếp: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh Việc 1: Đọc kĩ kênh chữ và quan sát kĩ kênh hình sgk trang 10 Việc 2: Làm việc nhóm đôi theo yêu cầu SGK Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm Việc 4: GV cùng hs nhận xét, đánh giá a. Hoạt đông 2: Giai đoạn phát triển của thai nhi Việc 1: Đọc kĩ mục bạn cần biết trong sgk trang 11 Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về điều bạn cần biết mà vừa đọc xong * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Đọc kĩ kênh chữ và quan sát kĩ kênh hình sgk trang 11 Việc 2: Làm việc nhóm đôi theo yêu cầu SGK Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến giữa các bạn trong nhóm Việc 4: HĐTQ mời một số nhóm bạn lên báo cáo trước lớp * Hoạt động tiếp nối: Việc 1: GV cùng hs nhận xét, đánh giá B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Quá trình thụ tinh được diến ra ntn? - Hay mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết ************************************ TUẦN 3 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 6/9/2016 5A: 6/9/2016 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ BÉ VÀ MẸ ĐỀU KHỎE I. MỤC TIÊU: - Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 12, 13 sgk - Giấy khổ to, bút dạ II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - CTHĐTQ cho các đội thi “ Ai nhanh, ai đúng” - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: a. Hoạt đông 1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Việc 1: - Từng hs quan sát các hình trang 12 sgk Việc 2: - Thảo luận với bạn bên cạnh Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm Việc 4: - CTHĐTQ chỉ định từng nhóm hs báo cáo kết quả, nhóm bạn lắng nghe và bổ sung, thống nhất ý kiến. * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: - Đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 12 Việc 2 - Trao đổi với bạn bên cạnh về mục bạn cần biết Việc 3: - GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Do đó trong thời kì mang thai(cũng như thời kì cho cho con bú khi này) người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai phát triển tốt(không bị suy dinh dưỡng) và tránh kiêng khem quá mức; khong dùng các chất gây nghiện như ma tuý, bia, rượu, thuốc lá, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sự phát triển của thai. Phụ nữ có thai nên đi khám định kì: 3 tháng 1 lần, tiêm vắc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của người mẹ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. b. Hoạt đông 2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình đối với phụ nữ mang thai Việc 1: - Nhẩm câu hỏi ở SGK(mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai?); kết hợp hs quan sát các hình trang 13 sgk Việc 2: - Thảo luận theo cặp đôi Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm Việc 4: - CTHĐTQ chỉ định từng nhóm hs báo cáo kết quả, nhóm bạn lắng nghe và bổ sung, thống nhất ý kiến. * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: - Đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 13 Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về mục bạn cần biết trong SGK Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm; đại diện một số nhóm báo cáo kết quả Việc 4: - GV kết luận: Người phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về tính tình và thể trạng. Do vậy chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình. Đặc biệt là người bố. Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con. c. Hoạt đông 3: Trò chơi: Đóng vai Việc 1: - Đọc tình huống cuối SGK trang 13 Việc 2:- Thảo luận theo cặp đôi về việc đóng vai với 1 trong 2 tình huống đã nêu Việc 3: - Nhóm trưởng mời một số cặp hs lên đóng vai trước lớp Viêc 4: - GV kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ mang thai d. Hoạt động 4: Việc 1: - Tự viết ra giấy nháp những việc mình đã làm để chăm sóc phụ nữ mang thai; đọc to trước lớp Việc 2: - Gv cùng hs nhận xét, tuyên dưỡng những hs biết giúp đỡ phụ nữ mang thai C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Giúp đỡ phụ nữ mang thai bằng những việc làm tùy theo sức của mình ********************************************** KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 7/9/2016 5A: 7/9/2016 TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. MỤC TIÊU: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ XH ở tuổi dậy thì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Thông tin và hình ảnh trang 14,15 sgk - HS: Ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - CTHĐTQ cho các đội thi “ Hái hoa dân chủ” 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: a. Hoạt đông 1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn Việc 2: - Từng cặp hs giới thiệu các bức ảnh mà mình mang đến lớp(ở từng giai đoạn) Việc 3: - Các hs trong nhóm giới thiệu ảnh mà mình mang đến lớp(Đây là ai? ảnh chụp lúc mấy tuổi? khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động nào đáng yêu?...) Việc 4: - GV nhận xét, khen ngợi những hs giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát b. Hoạt đông 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” Việc 1: - Quan sát và đọc thông tin sgk trng 14 Việc 2: - Thảo luận theo cặp đôi Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm Việc 4: - CTHĐTQ đưa ra thời gian chơi; đội nào có đáp án nhanh và đúng thì đội đó thắng cuộc(đáp án viết vào bảng con) - GV kết luận và tuyên dương c. Hoạt động 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người Việc 1: - Đọc các thông tin và quan sát các hình trang 15 sgk Việc 2: - Từng cặp hs trao đổi với nhau về câu hỏi(Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?) Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm về câu trả lời Việc 4: - CTHĐTQ mời một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi những nhóm hs có câu trả lời chính xác; kết luận C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cần học thuộc và ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì và tìm hiểu những đặc điểm của con người trong từng giai đoạn: vị thành niên, trưởng thành, tuổi già. ****************************************** TUẦN 4 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 13/9/2016 5A: 13/9/2016 TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I.MỤC TIÊU: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - HS có những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. Xác định được mình đang ở tuổi nào. - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống. II.CHUẨN BỊ: - Hình trang 16, 17 SGK. - HS sưu tầm các tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau (HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, công nhân, ) III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. hình thành kiến thức: *HĐ1.Tìm hiểu về đặc điểm của con người ở từng giai đoạn Việc 1: HS theo nhóm đọc thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ghi vào phiếu : - Tuổi vị thành niên - Tuổi trưởng thành - Tuổi già Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm cùng chia sẻ ý kiến - Chốt, kết luận (SGK) *HĐ2: Tổ chức trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” Việc 1: Đưa ảnh đã chuẩn bị lên bàn Việc 2: HS thảo luận nhóm đôi, nội dung: Giới thiệu cho nhau nghe về bức ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì? Việc 3: HS giới thiệu trước lớp về ảnh mình sưu tầm được - Cả lớp cùng chia sẻ HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người - Việc1: HĐTQ nêu câu hỏi cả lớp trả lời +Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? +Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? - Việc 2: Cả lớp cùng chia sẻ ý kiến C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nói với nhau về các giai đoạn phát triển từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. ******************************************************** KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 14/9/2016 5A: 14/9/2016 VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I.MỤC TIÊU: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì - GD HS biết vệ sinh thân thể thường xuyên - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống, bảo vệ môi trường. II.CHUẨN BỊ: - Hình trang 18, 19 SGK - Phiếu học tập cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. hình thành kiến thức: * HĐ1:Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì : -Việc 1: HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý theoSGK - Đại diện HS trình bày kết quả - Lớp cùng chia sẻ ý kiến GV nhận xét và chốt: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần - Việc 2: YC HS làm bài ở phiếu học tập (nội dung phiếu học tập như phiếu học tập số 1 và số 2 của SGV trang 41 – 42) -Tổ chức cho HS trình bày kết quả ở phiếu học tập, Lớp cùng chia sẻ ý kiến GV nhận xét và chốt lại. *HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì: (10’) Việc 1: Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau: -Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19. - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì? - Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, lớp cùng chia sẻ ý kiến - Việc 3: YC HS đọc mục bạn cần biết ở SGK. HĐ3: Trò chơi: “Tập làm diễn đàn” (10’) - Việc1: 5 nhóm bốc thăm nội dung thuyết trình: - Việc 2: Chuẩn bị nội dung thuyết trình - Việc 3: Đại diện nhóm thuyết trình - các nhóm khác cùng chia sẻ GV hỏi: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : (3’) - Vận dụng kiến thức đã học về chia sẻ với người thân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. ******************************************************** TUẦN 5 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 20/9/2016 5A: 20/9/2016 Bài 9: THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T1) I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Từ chối sử dụng các bia , rượu thuốc lá, ma túy - Giáo dục HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “ không !” với các chất gây nghiện. - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống. II.CHUẨN BỊ: - GV: Thông tin và hình SGK/20; 21; 22; 23; Giấy khổ to, bút dạ; Các hình ảnh cho biết tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý Một số thăm ( Máy chiếu) - HS: Sưu tầm tranh, ảnh và các thông tin cho biết tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý Vở BTT , bút dạ III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: + Những việc nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì ? + Những việc nên tránh để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì ? - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. hình thành kiến thức: * HĐ1: Trình bày các thông tin sưu tầm: -Việc 1: - YC HS nêu các thông tin, tranh, ảnh của mình sưu tầm được về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. -Việc 2: Cả lớp cùng chia sẻ ý kiến - GVlắng nghe, nhận xét, khen các HS có nội dung, thông tin, tranh ảnh hay * Củng cố: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý không những có hại với chính bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ và trật tự xã hội. *HĐ2: Thực hành xử lý thông tin: *Việc 1: phát giấy khổ to kẻ sẵn bảng như vở BT và giao việc: + Đọc các thông tin ở SGK và thảo luận theo các nội dung vở BT. + Nhóm1; 3 nêu tác hại của thuốc lá. + Nhóm 2; 5 nêu tác hại của rượu, bia. + Nhóm 4; 6 nêu tác hại của ma tuý. - Việc 2: Các nhóm cử thư ký viết kết quả vào giấy, HS còn lại viết vào vở BT. - Việc 3: Các nhóm treo KQ và trình bày. - QS, lắng nghe, bổ sung và chốt ý đúng( Xem Thiết kế) * Củng cố: : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là những chất gây nghiện gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và những người xung quanh. Riêng ma tuý là chất gây nghiện Nhà nước cấm *HĐ3: Trò chơi “Bốc thăm” - Chuẩn bị phiếu theo nội dung SGV/48; 49; 50. -Việc 1: Nêu tên trò chơi và cách chơi. + Mỗi tổ cử 2 bạn tham gia chơi, 1 bạn bốc thăm trả lời còn bạn kia dò kết quả trả lời của bạn tổ khác ( Đáp án dựa vào nội dung ở phiếu). -Việc 2: HS thực hiện chơi + Thi đua giữa các nhóm nhóm trưởng cùng nhận xét. GV thu KQ và đánh giá chung. - Gọi HS nêu tác hại của : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý . C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tuyên truyền với mọi người biết được tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý để tránh. **************************************************** KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 21/9/2016 5A: 21/9/2016 Bài 10: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.MỤC TIÊU: - Nêu được tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Từ chối sử dụng bia, rượu , thuốc lá , ma túy - Giáo dục HS có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “ không !” với các chất gây nghiện. - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:Một số thăm, các đồ dùng để tổ chức trò chơi, 3 bảng nhóm viết nội dung BT 2. - HS: Các đồ dùng để tổ chức trò chơi ,Vở BTT , bút dạ . III .CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: - Nêu tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bai, thuốc lá, ma tuý ? - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * HĐ1: *Tổ chức trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm” -Việc 1: Nêu cách chơi, luật chơi: + GV phủ khăn lên chiếc ghế đẩu và nói với cả lớp: Đây là “chiếc ghế nguy hiểm” có nhiểm điện nếu ai chạm tay vào sẽ bị giật và nguy hiểm đến tín mạng Nhắc ghế bỏ giữa cửa ra vào, YC HS đi ra, vào 2 vòng và tránh không chạm vào ghế, nếu ai đụng vào coi như đã bị điện giật. -Việc 2: Tổ chức chơi,QS, nhận xét trò chơi. -Việc 3: Tổ chức thảo luận sau trò chơi: + Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ? + Tại sao khi đi qua chiếc ghế một số bạn đi chậm và thận trọng để không bị chạm vào ghế ? + Biếtchiếc ghế nguy hiểm nhưng có bạn vẫn muốn chạm tay, đẩy bạn mình vào đó ?.... - QS, lắng nghe, nhận xét, khen các HS biết cách đề phòng và tránh gặp nguy hiểm khi biết hành vi nào đó nguy hiểm. * Củng cố: Chiếc ghế nguy hiểm cũng như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý không những có hại với chính bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ và trật tự xã hội, chúng ta không nên sử dụng và vận động mọi người cùng phòng, tránh. *HĐ2: Đóng vai. *Việc 1: - HS thảo luận nhóm bàn: + 1 HS nêu tình huống, cả bàn thảo luận đưa ra ý kiến đúng. ( Xem các tình huống ở SGV/52; 53 GV có thể đưa ra một số tình huống nữa). - Việc 2: Gọi 1 số nhóm trình bày- nhóm khác cùng chia sẻ ý kiến - QS, lắng nghe, bổ sung và chốt ý đúng. * Củng cố: : Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là những chất gây nghiện gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và những người xung quanh. Khi bị rủ rê, lôi kéo chúng ta cần từ chối và nối Không !với các chất gây nghiện. *HĐ3: Làm bài tập - trò chơi “ Tiếp sức” -Việc 1:HS làm BT 2/ 16; 17; 18 vở BT Khoa học. -Việc 2- HĐKQ bằng trò chơi “ Tiếp sức”. -Việc3: QS, nhận xét trò chơi và chốt ý đúng. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Tuyên truyền với mọi người biết được tác hại của Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý để tránh. **************************************************** TUẦN 6 KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 27/10/2016 5A: 2710/2016 DÙNG THUỐC AN TOÀN I. MỤC TIÊU: - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. - Xác định được khi nào nên dùng thuốc - Nêu được những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và mua thuốc - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Những vĩ thuốc thường dùng gặp: Ampixilin, peenixilin - Giấy khổ to, bút dạ HS: - Sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc II. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. => GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp chúng ta phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều chứng bệnh, thậm chí là chết người. Để có những kiến thức cơ bản về thuốc, mua thuốc, cách sử dụng thuốc, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài học hôm nay - HS viết tên bài vào vở. 2. Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc Việc 1: - Nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị vỏ hộp và lọ thuốc của các bạn - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị vỏ hộp và lọ thuốc của các bạn với gv Việc 2: - GV nhận xét, tuyên dương hs. Việc 3: - Gv nêu yêu cầu: Hằng ngày, các em có thể đã sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã đem đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào? 3. Hoạt động 2: Việc 1: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC “ Đi thuyền”(để trả lời cho câu hỏi ở trên) Việc 2: - Lần lượt 5-7 hs trả lời câu hỏi trên Việc 3: - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương hs tham gia tích cực và nói về tác dụng của một số thuốc thông thường B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Hoạt động 1: Sử dụng thuốc an toàn: Việc 1: - Đọc thông tin trang 24 sách SGK để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi(dùng bút chì đánh dấu vào SGK) Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm, đánh kết quả vào SGK Việc 4: - CTHĐTQ mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, đánh giá chốt đáp án( 1-d; 2-c; 3-a; 4-b)* Kết luận: Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng thuốc đúng, dúng cách, đúng liều lượng. Để đảm bao an toàn, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo HD của BS. Khi mua thuốc, chúng ta phải đọc kĩ thông tin trên vỏ thuốc để biết được nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng của thuốc và cách dung thuốc. 2. Hoạt động 2: *Trò chơi:“Đi thuyền” (yêu cầu: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, bạn cọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) Việc 1: - Quan sát tranh 2 trang 25 sgk để làm việc theo yêu cầu sgk Việc 2: - CTHĐTQ mời một số hs tham gia chơi, cả lớp nhận xét bổ sung(đáp án: Để cung cấp vi-ta-mincho cơ thể cần: 1c, 2a, 3b) - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương * Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” (yêu cầu: Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần bạn chọn cách nào dưới đây? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên); ghi kết quả vào bảng con. Việc 1: - Đọc thông tin trang 25 sgk để làm việc theo yêu cầu sgk Việc 2: - CTHĐTQ mời một số hs tham gia chơi, cả lớp nhận xét bổ sung(đáp án: 1c, 2b, 3a) - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương 3. Hoạt động 3: Việc 1: - Đoc câu hỏi và suy nghĩ để tìm câu trả lời - Lần lượt từng câu hỏi: + Tại sao bạn lại cho rằng ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là ách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể? + Tại sao bạn lại cho rằng uống vitamin thì tốt hơn tiêm? Việc 2: - Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo(bằng cách viết vào bảng phụ) Kết luận: Để cung cấp vitamin cho cơ thể cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vitamin như: trứng, thịt, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Vitamin có chứa trong thức ăn rất nhiều và chúng có tác dụng trực tiếp đối với cơ thể. Uống vitamin thì toote hơn tiêm vitamin. Nguyện tắc chung là không tiêm vitamin. Thuốc tiêm nguy hiểm hơn, đắt tiền hơn và thường không có hiệu quả hơn thuốc viên uống. Đối với những người có thể ăn được thì chúng ta không cần mua thuốc tiêm ay uống để bổ sung vitamin hay caanxi. Cách tốt hơn cả là chúng ta ăn những thức ăn giày vitamin và các chất bổ dưỡng khác. Ăn đầy đủ các nhóm thức ăn là cách sử dụng vitamin hiệu quả nhất. * Hoạt động nối tiếp: - Báo cáo với cô giáo kết quả những việc những việc em đã làm được C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và đọc kĩ hạn sử dụng trước khi uống thuốc. ********************************************* KHOA HỌC: Ngày dạy 5B: 28/10/2016 5A: 28/10/2016 PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. MỤC TIÊU: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. - Tích hợp giáo dục kỉ năng sống, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình minh họa trang 26, 27 SGK, phiếu bài tập cho HĐ2 + Giấy khổ to, bút dạ HS: - SGK, bút, vở III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động - HS viết tên bài vào vở. 2. Hoạt động 1: Việc 1: GV nêu câu hỏi: Trong gđ hoặc xung quanh nhà bạn đã có ai bị sốt rét chưa? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này? Việc 2 - Trả lời câu hỏi với những gì mà mình thấy Việc 3: - Gv nhận xét, tuyên dương B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Hoạt động 1: - Làm việc với SGK Việc 1: - Quan sát và đọc lời đối thoại các nhận vật trong các hình 1, 2 trang 26 sgk để trả lời các câu hỏi: + Nêu dấu hiệu chính của bệnh sốt rét + Bệnh sốt rét nguy hiểm NTN + Tác nhân gây ra bệnh sốt rét + Bệnh sốt rét lây truyền NTN Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình Việc 3: - Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí tổng hợp vào giấy nháp Việc 4: - HĐTQ mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận Đáp án: 1. Dấu hiệu: Cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: + Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 tiếng. + Sau sốt là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 C hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ, và có lúc mê sảng. Sốt cao dài nhiều giờ + Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt 2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người(vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét) 3. Bệnh sốt rét do một loạt kí sinh trùng gây ra 4. Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bênh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành. 2. Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét: Việc 1: - Qs hình ảnh minh họa trang 27 sgk và suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi sau: + Mọi người trong hình đang làm gì? + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho mọi người thân cũng như mọi người xung quanh? Việc 2: - Trao đổi với bạn bên cạnh về các việc làm đó Việc 3 - Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả(Hình 3, 4, 5; Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần: Mắc màn khi đi ngủ; phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh; Dọn sạch những nơi có nước đọng ) Việc 4 - Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo - GV nhận xét, tuyên dương Kết luận: Cach phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.. 3. Hoạt động 3: Cuộc thi: tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét Việc 1: - GV đưa ra yêu cầu: Nếu em là cán bộ y tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_1_den_9_nam_hoc_2016_2017.doc