Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 22 đến 26 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành

Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 22 đến 26 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành

1. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS được củng cố về:

- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.

- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.

- Pin, bóng đèn, dây dẫn, một cái chuông nhỏ.

- Hình trang 101,102 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài.

b. Bài học.

Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng.

- Cách tiến hành:

- Hs quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK trang 102:

+ Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?

- HS trả lời - HS nhận xét - GV bổ sung, kết luận.

Hoạt động 2: Trò chơi " Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.

- Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức sử dụng điện

- Cách tiến hành: - Chơi theo 3 nhóm: tiếp sức

 - Xếp hàng nối nhau lên viết, mỗi em viết một tên.

 - Sau 5 phút nhóm nào viết được nhiều và đúng thì nhóm đó thắng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài học sau.

 

docx 27 trang quynhdt99 04/06/2022 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4+5 - Tuần 22 đến 26 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Sành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 4B)
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí, dùng để báo hiệu còi tàu, xe, trống trường ... 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 chai (cốc giống nhau, tranh (ảnh) về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
- Nhờ đâu mà tai nghe được âm thanh?
- Nêu VD chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm.
- Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong cuộc sống:
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK , ghi lại vai trò của âm thanh.
- Các nhóm quan sát ghi lại vai trò của âm thanh.
- HS tập hợp thanh, ảnh theo nhóm, nhận xét.
GV: Âm thanh có vai trò quan trọng trong đời sống, nhờ có âm thanh mà con người giao tiếp với nhau.
Hoạt động 2: HS làm việc cả lớp.
+ Nói về những âm thanh ưa thích & những âm thanh không ưa thích ?
- HS nêu miệng, nhận xét. 
- GV yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu. 
Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm.
- Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh: 
- GV nêu vấn đề: Các em thích nghe bài hát nào, do ai trình bày?
- HS thảo luận nhóm: Nêu ích lợi của việc ghi âm thanh.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Trò chơi : Làm nhạc cụ:
- GV yêu cầu HS đổ nước vào chai từ vơi đến đầy, so sánh âm thanh phát ra khi gõ.
- HS thực hành theo yêu cầu.
* Khi gõ chai rung động phát ra âm thanh. Chai nước khối lượng lớn hơn sẽ phát ra âm thanh lớn hơn.
3. Củng cố, dặn dò.
- Vai trò âm thanh trong cuộc sống quan trọng như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau.
*****************************************
 Khoa học (Lớp 5B)
 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU. 
- Nêu dược một số biện pháp phòng chống, cháy bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt. 
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
* GDKNS: Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.	
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết ?
- Dầu mỏ được khai thác ở đâu ?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý?
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
+ Nêu ví dụ về sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
+ Gia đình bạn dử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cần làm gì để tiết kiệm chất đốt ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài học sau.
********************************************
 Khoa học (Lớp 4B)
 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TT )
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: Tiếng ồn ảnh hưởng dến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ), 
gây mất tập trung trong công việc, học tập.
+ một số biện pháp chống tiếng ồn.
+ Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: Bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Tranh minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ: 
+ Nêu vai trò của âm thanh trong cuộc sống?
+ Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn:
- Cho HS quan sát các hình trang 88/SGK theo nhóm, nêu ra các loại tiếng ồn:
- GV giúp HS phân loại tiếng ồn, chính tiếng ồn hầu hết đều do con người gây.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm, Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại tiếng ồn & biện pháp phòng chống:
- Yêu cầu HS đọc & quan sát các hình trang 88/ SGK thảo luận về tác hại & cách phòng chống tiếng ồn.
 + Tiếng ồn có tác hại gì?
+ Có những cách nào để chống tiếng ồn mà em biết ?
- HS quan sát các hình trong SGK thảo luận nhóm về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn.
- HS trả lời.
- GV ghi lại ở bảng, giúp HS ghi nhận 1 số biện pháp tránh tiếng ồn.
Kết luận: trang 89/SGK.
Hoạt động 3: Nêu về các việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân & những người xung quanh.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về những việc các em nên (không nên) làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà & nơi công cộng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tiếng ồn có tác hại như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
******************************************
 Khoa học (Lớp 4A)
(Bài đã soạn ở trên)
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5 A)
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
************************************** 
 Lịch sử (Lớp 5A)
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. MỤC TIÊU. 
- Biết cuối năm 1959 đầu năm 1960 phong trào “Đồng khởi” đã nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.(Bến Tre là nơi tiêu biểu của Phong trào “Đồng Khởi”.
- Sử dụng tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- HS luôn hiểu trân trọng lịch sử Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
+ Mĩ, Diệm đã âm mưu gì để chia cắt Việt Nam ta lâu dài?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu nhiệm vụ bài học.
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào ?
+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì ?
- HS thực hiện thảo luận theo nhóm, nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng nghĩa” ở Bến Tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa cuộc phong trào “Đồng nghĩa”.
- HS thực hiện thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nguyên nhân nào bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Nhắc lại nội dung chính của bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học.
******************************************
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 5B)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. MỤC TIÊU. 
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
+ Sử dụng năng lượng gió: Điều hoà khí hậu , làm khô, chạy động cơ gió.
+ Sử dụng năng lượng nước chảy : quay guồng máy chạy máy phát điện.
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Có ý thức tiết kiệm năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- Hình và thông tin trang 90 ,91 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ .
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó. 
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
 Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý?
+ Vì sao có gió ? Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung. Nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý?
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung.
- Kết luận.
3. Củng cố, Dặn dò:
- Năng lượng gió và nước có tác dụng gì đối với đời sống con người?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem trước bài: Sử dụng năng lượng điện.
******************************************
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2016
 Lịch sử (Lớp 5B)
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5A)
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư )
...........................................................................
............................................................................
...........................................................................
............................................................................
TUẦN 23
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2017
 Khoa học (Lớp 4B)
 ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa 
+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế.
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhận thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hộp các - tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa các -tông.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1. HS lam việc cá nhân.
 Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
- Hình 1: Ban ngày: - Vật tự phát sáng.
 - Vật được chiếu sáng.
- Hình 2: Ban đêm.: - Vật tự phát sáng. - Vật được chiếu sáng.
- HS thảo luận theo nhóm theo hình 1 và 2 để tìm vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng.
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm.
- Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.
- HS làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm.
- HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe. Sau đó bật đèn và quan sát.
- HS làm thí nghiệm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS rút ra nhận xét.
- HS rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm.
- Tìm hiểu sự truyền AS qua các vật.
- Ghi lại kết quả vào bảng:
- HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: HS liên hệ thực tế.
- Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào.
+ Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm để đưa ra các dự đoán. 
* Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Ánh sáng được nhìn thấy khi nào?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau. 
*******************************************
 Khoa học (Lớp 5B)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU. 
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Biết tiết kiệm điện trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng điện.
- Hình và thông tin trang 92 ,93 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ .	
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- HS làm việc theo gợi ý
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết.
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ?
- HS trình bày, nhận xét
- GV kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát các vật thật hay mô hình những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sử tầm được.
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý?
+ Kể tên của chúng.
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV nhắc nhở HS sử dụng tiết kiệm để bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò:
- Điện cần cho cuộc sống như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài: Lắp mạch điện đơn giản
********************************************
 Khoa học (Lớp 4B)
 BÓNG TỐI
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một cái đèn bàn.
- Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
- Điện cần cho cuộc sống như thế nào?
- Những vật dụng nào sử dụng điện?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học 
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm.
- Dựa vào HD và các câu hỏi trang 93 SGK
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?
- HS làm thí nghiệm.
- Bóng tối xuất hiẹn ở phía sau quyển sách và khi được chiếu sáng.
- Bóng tối có hình dạng như hình quyển sách.
- GV giải thích thêm: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được, phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó là vùng bóng tối.
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu ?
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
- Khi ta dịch đèn lại gần ... nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu thì bóng của nó ngắn lại ở ngay dưới vật đó ... khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân.
- Trò chơi hoạt hình.
- Chơi trò chơi: Xem bóng, đoán vật.
+ Chiếu bóng của vật lên tường. HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì? 
- HS thực hiện chơi. 
Kết luận: Phía sau vật cản sáng (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bóng tối xuất hiện khi nào?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
****************************************
 Khoa học (Lớp 4A)
( Bài đã soạn ở trên )
Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
**************************************
 Lịch sử (Lớp 5A)
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU. 
- Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội : tháng 12-1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công và tháng tư năm 1958 thì hoàn thành. 
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu nhiệm vụ bài học.
+ Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào ?
+ Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- HS đọc sách giáo khoa lần lượt trả lời.
- Nhận xét, kết luận:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm .
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm :
+ Nêu tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại.
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì ?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta ?
- HS trình bày, nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- HS làm việc theo gợi ý.
+ Lễ khởi công diễn ra vào thời gian nào, địa điểm, khung cảnh ?
+ Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
+ Em có suy nghĩ gì khi nước ta không có nhà máy hiện đại nào chỉ có những cơ sở do Pháp xây dựng nhưng đều bị chiến tranh tàn phá hết?
- HS trình bày, nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
+ Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
+ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhà máy cơ khí Hà Nội đã đem lại lợi ích gì cho đất nước ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Đường Trường Sơn.
********************************************
 Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 5B)
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU. 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Cẩn thận trong lắp đặt khi sử dụng hệ thống điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại.
- Hình và thông tin trang 95,97 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ .
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm làm thí nghiệm như GV hướng dẫn. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ?
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem; cực dương, cực âm của pin; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài. HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao ?
- Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Bước 5: Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96 SGK.
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn để tạo ra một chổ hở trong mạch.
- Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ ... vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- GV đặt câu hỏi 
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua ?
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- HS trả lời, nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2016
 Lịch sử (Lớp 5B)
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 5A)
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
 ..
	TUẦN 24
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 4B, 4A)
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước.
- Hình minh họa trang 94; 95 SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào khi bật sáng đèn?
- Bóng sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần vật?
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
* KL: Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần anh sáng để duy trì sự sống
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi trang 94, 95.
- HS làm việc theo yêu cầu GV
- Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
+ Tại sao 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên ... được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động?
+ Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng?
- HS trả lời các câu hỏi.
- GV nêu kết luận.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
+ Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao?
- Gọi HS trình bày. HS trình bày những hiểu biết của mình.
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống ... của thực vật?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*********************************************
 Khoa học (Lớp 5B)
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN 
I. MỤC TIÊU
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Cẩn thận khi dùng điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại
- Hình và thông tin trang 95,97 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở: về dẫn điện, cách điện.
- HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.
Cách tiến hành
- HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
- HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp
Hoạt động 4: Trò chơi "Dò tìm mạch điện"
Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở: về dẫn điện, cách điện.
- Cách tiến hành: SGV.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà thực hành lại thí nghiệm.
- Chuẩn bị bài sau: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
 Khoa học (Lớp 4A, 4B)
 ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được vai trò của ánh sáng
- Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ.
- Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước.
- Hình minh họa trang 94; 95 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Nêu vai trò của a.sáng đối với sự sống của thực vật.
- HS trả lời, nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
+ Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời?
- Con người sẽ không phát triển và không có sự sống.
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
- Giúp cho con người nhìn thấy mọi vật, phát hiện được màu sắc, phân biệt được các vật dụng, phân biệt được động vật, thực vật. Ánh sáng đem lại sự sống cho con người. 
- Kết luận: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng .
Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
+ Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
- Chim, hổ, báo, hươu, mèo, chó, ... những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác để tránh rét, tránh nóng...
+. Kể tên một số động vật đi kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
- ...ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột...
- ...ban ngày: ... gà, vịt, trâu, bò...
+ Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó?
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
- Người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày...
- GV kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người, động vật và thực vật?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
***********************************************
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 5A) 
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN 
( Bài đã soạn ở ngày thứ hai )
********************************************
 Lịch sử (Lớp 5A)
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC TIÊU. 
- Biết đường Trườn Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực của miền Bắc cho cách mạng miền Nam:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mổ đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh)
+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự ng nghệp giải phóng miền Nam.
- Luôn hiểu biết và trân trọng lịch sử của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Sưu tầm tranh ảnh về bộ đội Trường Sơn, đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến Đường Trường Sơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu bài 
- GV nêu nhiệm vụ bài học.
- Xác định phạm vi hệ thống Đường Trường Sơn (trên bản đồ)
- Mục đích ta mở Đường Trường Sơn.
- Tầm quan trọng của tuyến Đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- HS đọc SGK và trình bày những nét chính về Đường Trường Sơn.
- GV giới thiệu vị trí Đường Trường Sơn trên bản đồ.
- GV nhấn mạnh: Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ một con đường.
Mục đích mở đường: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp.
- HS đọc SGK đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh.
- HS nêu những tấm gương tiêu biểu và thanh niên xung phong trên Đường Trường Sơn.
- Lễ khởi công diễn ra vào thời gian nào, địa điểm, khung cảnh ?
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến Đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
So sánh tranh SGK và nhận xét về Đường Trường Sơn qua thời kì lịch sử.
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp.
GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến Đường Trường Sơn.
GV chốt lại: Ngày nay Đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhà nước đã xây dựng Nghĩa Trang Trường Sơn tại Quảng Trị nghĩa trang này có hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ những người đã ngã xuống trên tuyến Đường Trường Sơn thời đánh Mĩ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
 Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2016 
 Khoa học (Lớp 5B)
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU.
- Nếu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một vài dụng cụ: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ... pin
- Tranh ảnh tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
- Hình và thông tin trang 98,99 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
- Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua ?
- GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật	
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
- Liên hệ thức tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm cho điện cho bản thân và cho những người khác ?
- HS thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả
- GV bổ sung: Tay ướt cầm phích cắm điện cũng có thể bị điện giật, bẻ xoắn dây điện.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bước 1. Hs thực hành theo nhóm: đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- Gv cho hs quan sát 1 vài dụng cụ, thiết bị điện.
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
- Hs nói lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
- Hs thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- HS thực hiện nêu.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tiết kiệm điện có lợi ích gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
	(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
*******************************
 Lịch sử (Lớp 5B)
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
 ..
 .
 ..
 .
TUẦN 25
Thứ hai ngày 29 tháng 2 năm 2016
 Khoa học (Lớp 4B, 4A)
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT.
I. MỤC TIÊU.
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau 
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
- Luôn cẩn thận để bảo vệ mắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kính lúp.
- Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, về cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ.
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: con người - động vật?
- HS thực hiện nêu, nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?
* Y/c HS trao đổi nhóm 2:
- Quan sát hình 1,2/98 và dựa vào kinh nghiệm của bản than trả lời câu hỏi:
 vì ánh sáng chiếu trực tiếp rất mạnh, còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn chứa nhiều tạp chất độc do quả trình nóng chảy 
+ Nêu các trường hợp khác về ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt. 
- Những trường hợp khác có thể là: đèn pin, đèn laze, ánh điện nê - ông quá mạnh, đèn pha ô-tô 
+ Để tránh tác hại do ánh sáng gây ra, ta nên và không nên làm gì?
- Đội mũ rộng vành, đeo kính râm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết
- Quan sát hình trang 99 .
- Tại sao khi viết bằng tay phải , không nên đặt đèn chiếu sáng ở bên tay phải?
- Giải thích: Khi đọc viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữa ở cự li khoảng 30cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cần làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_45_tuan_22_den_26_nam_hoc_2016_2017_tra.docx