Giáo án Khoa học 5 - Bài 36: Hỗn hợp (Phương pháp bàn tay nặn bột)

Giáo án Khoa học 5 - Bài 36: Hỗn hợp (Phương pháp bàn tay nặn bột)

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh làm thí nghiệm để biết cách:

 - Tạo ra một hỗn hợp.

 - Tách các chất trong hỗn hợp.

II. ĐỒ DÙNG:

- Học sinh: + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.

- Giáo viên: + Một đĩa muối ớt, một đĩa gạo có lẫn sạn, một cốc nước vẩn đục.

 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.

 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa.

 + Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.

 + Giáo án điện tử

 

docx 4 trang cuongth97 08/06/2022 10660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Bài 36: Hỗn hợp (Phương pháp bàn tay nặn bột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khoa học 
 HỖN HỢP
 ( PP BÀN TAY NẶN BỘT )
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh làm thí nghiệm để biết cách:
	- Tạo ra một hỗn hợp.
	- Tách các chất trong hỗn hợp.
II. ĐỒ DÙNG:
- Học sinh:	+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.
- Giáo viên:	+ Một đĩa muối ớt, một đĩa gạo có lẫn sạn, một cốc nước vẩn đục. 
 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
	 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa.
	 + Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
 + Giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
HĐ1: Tình huống xuất phát.
 Cho HS quan sát một đĩa muối ớt, một đĩa gạo có lẫn sạn, một cốc nước vẩn đục.
- Các em hãy ghi những hiểu biết, suy nghĩ ban đầu của mình vào vở cá nhân 
- HS nêu hiểu biết ban đầu vào vở cá nhân.
- Thảo luận, gắn tờ thảo luận lên bảng.
- HS trình bày ý kiến theo nhóm.
HĐ2: Đề xuất câu hỏi.
- Ý kiến của 4 nhóm có gì chung?
- Vậy em có những thắc mắc gì về một hỗn hợp?
- GV tập hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức của bài.
+ Một hỗn hợp phải có ít nhất mấy chất?
+ Một hỗn hợp được tạo ra bằng cách nào??
+ Các chất có trong hỗn hợp có giữ nguyên được tính chất ban đầu của nó không?
+ Khi để lâu, các chất trong hỗn hợp có bị hòa tan vào nhau không?
+ Có thế tách các chất trong hỗn hợp riêng ra thành từng chất không? 
+ Làm thế nào để tách các chất có trong hỗn hợp?
+ Khi tách riêng ra rồi, tính chất của các chất có bị thay đổi không?
+........
- Các thắc mắc của các em được cô tổng hợp thành 2 nội dung sau: 
+ Làm thế nào để tạo ra được một hỗn hợp
+ Cách tách các chất có trong hỗn hợp.
Và đây cũng chính là mục tiêu của bài học hôm nay “ Hỗn hợp”
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các nhóm từ đó học sinh đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức.
-HS đưa câu hỏi thắc mắc
- HS nhắc lại đầu bài
HĐ3: Đề xuất các phương án giải quyết.
- Để tìm hiểu hai câu hỏi lớn trong bài các em hãy đề xuất các phương án giải quyết.
- GV định hướng cho HS lựa chọn phương án làm thí nghiệm
- GV yêu cầu HS đề xuất cách làm thí nghiệm.
Để tiến hành thí nghiệm, các em lấy đồ dùng: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ để tạo ra một hỗn hợp gia vị
- HS thảo luận đề xuất các phương án:
+ Quan sát một số hỗn hợp trong thực tế.
+ Quan sát tranh.
+ Đọc tài liệu.
+ Xem trên truyền hình
+ Làm thí nghiệm.
+..........
+Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. (Công thức pha do từng nhóm quyết định.)
HĐ4: Tiến hành thí nghiệm.
*GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát sản phẩm tạo thành, nếm và ghi kết quả ra giấy .
- GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm.
+ Tại sao gia vị của nhóm em có màu nhạt hơn?
+ Tại sao gia vị lại có vị mặn, ngọt lợ, cay?
+ Tại sao gia vị của nhóm em nhạt hơn?
+ Nếu các chất không được trộn đều thì có được một gia vị không?
+ Một hỗn hợp cần có ít nhất mấy chất?
.............
 - Ý kiến chung các nhóm: 
 + Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
 + Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
*Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 2: Ttách các chất có trong hỗn hợp
GV đưa ra một số hỗn hợp và đồ dùng: 	+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước), phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
	+ Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước), cốc đựng nước, thìa.
	+ Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
- GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm.
+ Tại sao có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
+ Khi tách riêng từng chất, tính chất của cá chất có bị thay đổi không?
+ Nhóm bạn đã tách các chất có trong hỗn hợp như thế nào?
+ Có bao nhiêu cách có thể sử dụng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
- Ý kiến chung của các nhóm: 
+ Có thể tách các chất ra khổi hỗn hợp bằng cách: sàng, sảy; làm lắng, lọc. 
+ Các chất sau khi tách ra khỏi hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- HS tiến hành thí nghiệm tạo ra một hỗn hợp theo ý kiến thảo luận của nhóm
- HS gắn kết quả thảo luận lên bảng.
- HS quan sát kết quả thí nghiệm của nhóm mình và nhóm bạn so sánh và đặt câu hỏi thắc mắc.
- Vì pha ít tiêu bột.....
- Vì ..........
- Vì .........
- ......Không thành hỗn hợp.
- Hai chất
HS đề xuất cách làm thí nghiệm
HS tự chọn hỗn hợp và đồ dùng cho nhóm mình rồi tìm cách tách riêng từng chất có trong hỗn hợp
HS tiến hành thí nghiệm, thảo luận ghi lại cách làm và kết quả ra giấy.
- HS gắn kết quả thảo luận lên bảng.
- HS quan sát kết quả thí nghiệm của nhóm mình và nhóm bạn so sánh và đặt câu hỏi thắc mắc.
HĐ5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- GV cho HS quan sát 1 số bức tranh sàng sảy gạo, lọc không khí, lọc nước, sản xuất nước cất phục vụ cho y tế, trộn bê tông trong xây dựng.
+ Người ta trộn bê tông như thế nào?
+ Nước cất được sản xuất ra sao?
+ Để gạo không bị lẫn sạn, thóc ta làm thế nào?
=> Trong một thời gian ngắn các em đã tiến hành thí nghiệm và biết được cách tạo ra một hỗn hợp, cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Về nhà,các em tìm hiểu thêm các hỗn hợp có trong cuộc sống, tìm cách tách các chất có trong hỗn hợp mà em phát hiện được.
Trộn đá, xi măng, nước theo tỉ lệ nhất định.
-..............
- Nhặt, sàng, sảy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_5_bai_36_hon_hop_phuong_phap_ban_tay_nan_bo.docx