Giáo án Khoa học 5 - Bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết

Giáo án Khoa học 5 - Bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

2. Kĩ năng: Hình thành cho HS kĩ năng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng quanh nhà.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử

2. Học sinh: SGK, vở, bút

III. Các hoạt động dạy – học:

 

docx 5 trang cuongth97 08/06/2022 24251
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Bài 13: Phòng bệnh sốt xuất huyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
2. Kĩ năng: Hình thành cho HS kĩ năng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng quanh nhà.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử
2. Học sinh: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét? 
+ Nêu tác nhân gây bệnh sốt rét và một vài biện pháp phòng bệnh?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời.
II. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Bên cạnh bệnh sốt rét thì bệnh sốt xuất huyết cũng là loại bệnh thường gây thành dịch ở nước ta. Theo thống kê hàng năm dịch sốt này đã gây thiệt hại về người và của khá lớn cho các vùng bị dịch. Vậy nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng bệnh như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài phòng bệnh sốt xuất huyết.
- GV ghi đầu bài.
2) Dạy bài mới:
a) Tác nhân gây bệnh:
- GV : Để tìm hiểu về các tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, chúng ta cùng nghiên cứu phần thứ nhất trong SGK. Bạn nào cho cô biết trong phần thứ nhất này chúng ta sẽ làm gì nào?
- Mời HS đọc yêu cầu.
- GV: Để hoàn thành bài tập này các con cùng thảo luận theo nhóm 2. Các nhóm sẽ cùng đọc kĩ các thông tin trong SGK và hoàn thành bài tập này bằng cách dùng bút chì khoanh vào đáp án đúng trong mỗi câu hỏi.
- Mời nhóm HS chia sẻ kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: Vi rút là 1 sinh vật sống nhờ trên 1 cơ thể sống khác. Còn vi khuẩn là một cơ thể sống độc lập. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do vi rút có tên là siêu vi Dangue (Đăng-gơ) gây ra. 
- GV: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì?
- GV: muỗi vằn có những đặc điểm gì khác với loài muỗi khác?
- GV: Chính các đặc điểm bên ngoài như thế này nên nó có tên là muỗi vằn. Bạn nào còn biết thêm thông tin gì về loại muỗi này nữa?
- Các em có biết muỗi vằn đốt người nhiều nhất vào thời gian nào trong ngày không?
- GV: Và loại muỗi này thường sinh nở nhiều trong mùa mưa, cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Bây giờ đang là tháng 9 Âm lịch vẫn đang trong thời gian muỗi vằn sinh sản. Thời gian Muỗi vằn sinh sản cũng là thời gian bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh. 
- GV: Theo các con thì muỗi vằn trưởng thành có đẻ ra ngay muỗi vằn con không? 
- GV: Muỗi vằn đẻ trứng dưới nước - trứng muỗi vằn nở ra bọ gậy ở dưới nước - bọ gậy phát triển thành con loăng quăng cũng ở dưới nước - loăng quăng trở thành muỗi vằn rồi bay đi đốt người. Vòng đời của muỗi vằn rất ngắn, từ trứng đến muỗi vằn chỉ khoảng 8 - 9 ngày, chính vì vậy sự phát triển của muỗi vằn là rất nhanh. Nhất là nước ta lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên muỗi vằn càng có điều kiện để sinh sôi nảy nở.
- GV: Vậy vì sao người mắc bệnh sốt xuất huyết rồi vẫn phải tránh để muỗi vằn đốt?
- GV: Muỗi vằn không phải là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết nhưng lại là con vật trung gian truyền bệnh. Chúng ta cùng quan sát con đường truyền bệnh của con muỗi vằn nhé! 
- GV: Qua quan sát, bạn nào cho cô biết muỗi vằn truyền bệnh như thế nào?
b) Biểu hiện:
- GV: Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết là gì?
- GV kết luận: Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu trứng cơ bản là sốt và xuất huyết. Chính 2 triệu trứng này cấu thành tên gọi của bệnh. đầu tiên là sốt cao đột ngột và kéo dài. Còn hiện tượng xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao. Biểu hiện là xuất huyết dưới da, niêm mạc, trụy tim mạch dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và đúng cách.
- So sánh biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết với bệnh sốt rét?
- Khi thấy những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, chúng ta cần phải làm gì?
- GV chuyển: Qua phần a và b các con đã hiểu được tác nhân gây bệnh và những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết. Vậy bệnh sốt xuất huyết có tác hại gì, chúng ta cùng chuyển sang phần c để tìm hiểu nhé!
c) Tác hại của bệnh:
- GV chiếu hình: Đây là hình ảnh rất nhiều trẻ em và người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết phải nằm viện. Có người bệnh nặng bị biến chứng chảy máu trong nhãn cầu, hay tràn dịch màng phổi hoặc bị suy hô hấp rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Qua những hình ảnh vừa rồi, con hiểu bệnh sốt xuất huyết có tác hại như thế nào?
- GV: Hiện nay, chưa có thuốc phòng cũng như thuốc đặc trị căn bệnh này. Tuy nhiên người mắc bệnh nếu phát hiện kịp thời vẫn được chữa khỏi bệnh. Cách điều trị là dựa vào các dấu hiệu của bệnh như: nghỉ ngơi, dùng thuốc Paracetamon, lau mát để hạ sốt, giảm đau, bổ sung nước điện giải cho cơ thể và chống sốc cho các trường hợp nặng.
Vậy để biết chúng ta cần làm gì để đề phòng bị bệnh sốt xuất huyết, chúng mình cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.
d) Biện pháp phòng bệnh:
- Chiếu hình: Các em hãy quan sát 3 bức tranh 2- 3- 4 (SGK - tr29) và thực hiện các yêu cầu sau: 
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 3 để hoàn thành bài tập.
- GV chiếu lần lượt 3 tranh và gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Dựa vào nội dung của 3 bức tranh và liên hệ thực tế ở địa phương mình, bạn nào nêu các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết nào?
- Tại sao để phòng bệnh sốt xuất huyết phải diệt muỗi, diệt bọ gậy?
- Gia đình con thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và diệt bọ gậy?
- GV chốt: Chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết. Tất cả những việc làm trên là để phòng bệnh sốt xuất huyết, đồng thời cũng là những việc mà tất cả chúng ta cần thực hiện tốt để ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết đấy các con ạ!
3) Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở.
- HS: Con thưa cô phần này chúng ta thực hành làm bài tập ạ. 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 1 nhóm làm bảng phụ.
- Nhóm làm bảng phụ trình bày kết quả của nhóm mình làm.
- HS lắng nghe.
- Muỗi vằn
- Muỗi vằn có đặc điểm bên ngoài không giống các loài muỗi khác. Chúng có màu nâu đen nhưng ở lưng và chân có những chấm trắng, những đốm này kết lại trông giống như cái vằn trắng.
- Muỗi vằn chỉ sống ở gần người cạnh nhà hoặc trong nhà, đậu ở gậm giường, gậm tủ, trên tường, trên mắc áo nhất là các loại quần áo có màu sẫm tối và quần áo chưa giặt có mùi mồ hôi, đốt người cả ban đêm và ban ngày.
- Muỗi vằn đốt người nhiều nhất vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối.
- không
- Vì muỗi vằn hút máu người bị bệnh sốt xuất huyết. Sau khi nhiễm vi rút gây sốt xuất huyết con muỗi vằn đó đốt sang người không mắc bệnh và làm lây bệnh.
- Muỗi vằn đi hút máu người người bệnh và muỗi vằn đã nhiễm vi rút sốt xuất huyết rồi muỗi lại bay đi đốt nhiều người lành. Như vậy muỗi vằn đã truyền vi rút sốt xuất huyết sang nhiều người.
- Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột, các khớp xương nhức mỏi, có những nốt xuất huyết dưới dạng chấm đỏ rải rác dưới da.
- Sốt rét và sốt xuất huyết giống nhau là đều sốt cao nhưng khác nhau là: Sốt rét sốt thành từng cơn kèm theo cảm giác rét run còn sốt xuất huyết sốt cao kéo dài sau đó là các dấu hiệu xuất huyết.
- Chúng ta phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, ngừa sốt cao và biến chứng.
- HS quan sát.
- HS trả lời:
+ Nguy hiểm vì có thể lây lan thành dịch.
+ Bệnh nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. 
 + Chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 3.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nêu:
+ Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh
+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy
+ Tránh để muỗi đốt
+ Thu gom, hủy các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà,
+ Thường xuyên quét dọn nhà cửa sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
- Vì bọ gậy sẽ phát triển thành muỗi mà muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_5_bai_13_phong_benh_sot_xuat_huyet.docx