Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 6: Ê-mi-li, con… - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 6: Ê-mi-li, con… - Võ Thị Nhật Hà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do.

- Nhận biết các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2, tìm

 được tiếng chứa ưa ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. HSNK làm được đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.

2. Kĩ năng

- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp.

3. Năng lực

 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bảng phụ.

- GV: Vở, SGK.

 

docx 3 trang cuongth97 08/06/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 6: Ê-mi-li, con… - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 6) NHỚ - VIẾT: Ê-MI-LI, CON 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2, tìm
 được tiếng chứa ưa ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. HSNK làm được đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. 
2. Kĩ năng
- Nghe viết chính xác, viết sai không quá 5 lỗi, đúng tốc độ, trình bày sạch đẹp.
3. Năng lực
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.	
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi viết một số tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Hoạt động khám phá
*MT: Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê- mi-li, con trình bày đúng và đẹp bài chính tả.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc toàn bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó.
- GV cho HS luyện viết từ khó.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS viết.
- GV yêu cầu HS soát lỗi.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
Bài 2
*MT: Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa / ươ.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV gọi 1 HS đọc đoạn thơ.
- GV gọi HS viết lên bảng con các tiếng có chứa ưa/ ươ tìm được trong bài.
- GV yêu cầu HS:
+ Giải thích quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng mình vừa tìm.
+ Nhận xét cách đánh dấu thanh.
- GV nhận xét, kết luận và cho HS nhắc lại.
Bài 3 (HSNK hoàn thành cả bài)
*MT: Tìm được các tiếng có chứa nguyên âm đôi ưa/ươ
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận tìm từ và giải thích nghĩa của câu.
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại các câu.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh của các từ: Trước, người, lướt, đứa, nướng, người, lựa, nướng. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi viết một số tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua chẳng hạn như: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn.Đội nào viết được nhiều hơn và đúng thì đội đó thắng.
- HS trả lời:
+ Các tiếng có nguyên âm đôi uô có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.
+ Các tiếng có nguyên âm ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu mỗi âm chính.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài chính tả.
- Chú muốn nói với Ê-mi-li về nói với mẹ rằng cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- HS nêu các từ ngữ khó: Ê-mi-li, sáng bừng, ngọn lửa nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn sáng loà...
- HS luyện viết từ khó.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc đoạn thơ.
- HS viết lên bảng con các tiếng có chứa ưa/ ươ tìm được trong bài:
+ Các tiếng chứa ươ: tưởng, nước, tươi, ngược.
+ Các tiếng có chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa.
- HS giải thích:
+ Các tiếng lưa, thưa, mưa: không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Tiếng giữa: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
+ Các tiếng tưởng, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.
+ Tiếng tươi không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận tìm từ và giải thích nghĩa của câu:
+ Cầu được, ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
+ Năm nắng, mười mưa: trải qua nhiều khó khăn, vất vả.
+ Nước chảy đa mòn: kiền trì, nhẫn nại sẽ thành công.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_6_e_mi_li_con_vo_thi_nhat_ha.docx