Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 33: Trong lời mẹ hát - Võ Thị Nhật Hà
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghe và viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.
- Trình bày đúng hình thức thơ 6 tiếng. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
2. Kĩ năng
- Nghe- viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 33: Trong lời mẹ hát - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 33) NGHE – GHI: TRONG LỜI MẸ HÁT I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Nghe và viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát. - Trình bày đúng hình thức thơ 6 tiếng. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. 2. Kĩ năng - Nghe- viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - GV: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS viết: Trường Tiểu học số 3 Ninh Hiệp, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức. *PP: Hỏi đáp, thực hành. - GV gọi HS đọc toàn bài chính tả. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung: Bài viết nói lên điều gì? - GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó. - GV cho HS luyện viết từ khó. - GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. - GV đọc HS viết. - GV yêu cầu HS soát lỗi. - GV nhận xét. 3. Hoạt động thực hành *MT: Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em *PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, hỏi đáp - GV HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS đọc chú thích. - GV hỏi: + Đoạn văn nói về điều gì? + Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. Gợi ý cách làm: + Đọc kĩ đoạn văn. +Viết lại tên các cơ quan, tổ chức. + Dùng dấu gạch chép phân cách từng bộ phận của tên đó. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc lại bài tập. - GV hỏi: Em hãy giải thích cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức trên? - GV nhận xét, kết luận về cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài chính tả. - HS nêu: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - HS nêu: : chòng chành, nôn nao, cõng, dòng sông, . . . - HS luyện viết từ khó. - HS lắng nghe. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS đọc chú thích. - HS trả lời. - HS làm. Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc. Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển Chú ý: về (dòng thứ 4), của (dòng thứ7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại bài tập. - HS trả lời: Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_33_trong_loi_me_hat_vo_thi_nhat.docx