Bài thu hoạch Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTtiểu học - Hạng II - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Sanh

Bài thu hoạch Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTtiểu học - Hạng II - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Sanh

I. Đánh giá tóm tắt kiến thức và kỹ năng thu nhận được qua khóa bồi dưỡng:

Cùng với sự phát triển của đất nước trong công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mà Đảng và nhân dân ta đã xác định thì điều cần thiết nhất là phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực thực sự có chất lượng. Để thực hiện được mục tiêu ấy, trước hết phải biết nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngay từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hoá và văn hoá. Thực hiện mục tiêu này là nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo mà lực lượng quan trọng là đội ngũ giáo viên có chất lượng. Chất lượng của đội ngũ GV, đó là chất lượng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng nghề nghiệp, Chất lượng của đội ngũ GV được quyết định bởi chất lượng đào tạo ban đầu và quá trình tự học, rèn luyện và tự bồi dưỡng của GV trong quá trình công tác.

Đạt được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia, phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Củng cố và nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng thảo luận; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. Nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc đổi mới quản lý về giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay của nước ta. Có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thu nhận được qua chuyên đề này và thực tiễn đối với quản lý giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường ở nước ta hiện nay.

Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học, các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; Nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học. Chủ động tổ chức thực hiện tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

 

docx 20 trang cuongth97 06/06/2022 4781
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTtiểu học - Hạng II - Năm học 2020-2021 - Phạm Văn Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP 
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 
HẠNG II
Người viết thu hoạch: Phạm Văn Sanh	
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Húc Nghì
Thời gian tham dự khóa bồi dưỡng: Tháng 3/2021	
Địa điểm bồi dưỡng: Trung tâm GDTX tỉnh Quảng Trị	
QUẢNG TRỊ - 2021
BÀI THU HOẠCH 
BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC – HẠNG II
I. Đánh giá tóm tắt kiến thức và kỹ năng thu nhận được qua khóa bồi dưỡng:
Cùng với sự phát triển của đất nước trong công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mà Đảng và nhân dân ta đã xác định thì điều cần thiết nhất là phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực thực sự có chất lượng. Để thực hiện được mục tiêu ấy, trước hết phải biết nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngay từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hoá và văn hoá. Thực hiện mục tiêu này là nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo mà lực lượng quan trọng là đội ngũ giáo viên có chất lượng. Chất lượng của đội ngũ GV, đó là chất lượng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng nghề nghiệp, Chất lượng của đội ngũ GV được quyết định bởi chất lượng đào tạo ban đầu và quá trình tự học, rèn luyện và tự bồi dưỡng của GV trong quá trình công tác.
Đạt được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia, phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Củng cố và nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng thảo luận; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. Nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc đổi mới quản lý về giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay của nước ta. Có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thu nhận được qua chuyên đề này và thực tiễn đối với quản lý giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường ở nước ta hiện nay.
Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học, các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; Nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học. Chủ động tổ chức thực hiện tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.
Hiểu biết về vai trò và vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) ở trường tiểu học. Trình bày được những vấn đề chung về khoa học sư phạm ứng dụng, khái niệm, phương pháp, quy trình tiến hành và đánh giá, vận dụng kết quả NCKHSPƯD. Hình thành thái độ học tích cực chủ động ở người học trong quá trình nghiên cứu nội dung của chuyên đề này. Học viên có thái độ nghiêm túc trong NCKHSPƯD, biết chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và dạy học.
Trình bày được khái niệm văn hoá nhà trường và các thành tố cấu trúc của văn hoá nhà trường. Trình bày được vai trò của văn hoá nhà trường với việc xây dựng thương hiệu trường tiểu học. Phân tích được mối quan hệ giữa xây dựng văn hoá nhà trường với vấn đề phát triển đạo đức nghề nghiệp.Phân tích được những ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế với vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường. Đánh giá được thực trạng văn hoá học đường ở một nhà trường cụ thể. Xây dựng được kế hoạch phát triển văn hoá nhà trường. Thiết lập được các bước xây dựng văn hoá nhà trường.
Ý thức được tầm quan trọng của văn hoá nhà trường trong quá trình tạo lập thương hiệu của nhà trường. Tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên trong nhà trường để hướng tới xây dựng một nhà trường thành công, có bản sắc văn hoá, đáp ứng được những yêu cầu của XH trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cụ thể, bản thân tôi đã được học bao gồm các chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Kiến thức: Nắm kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN); đặc điểm của cơ quan nhà nước và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Kĩ năng: Học tập, sử dụng kiến thức về nhà nước, bộ máy nhà nước..., vận dụng vào cuộc sống và công tác chuyên môn.
Chuyên đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
- Kiến thức: Học viên có được sự hiểu biết về kinh nghiệm quốc tế về phát triển GD phổ thông (GDPT), GDPT tại một số nước trên thế giới; vấn đề đổi mới GDPT giai đoạn hiện nay (hiểu được bối cảnh của thế giới và Việt Nam đặt ra cho sự đổi mới GDPT, đổi mới là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.
- kỹ năng: Học viên có kỹ năng nhận diện được các vấn đề về GD và đổi mới GD; có kỹ năng quản lý và lãnh đạo nhà trường đáp ứng nhu cầu vận động của xã hội, nhu cầu đổi mới GDPT nói riêng.
Chuyện đề 3: Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường tiểu học.
- Kiến thức: Đạt được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia; phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
- Kỹ năng: Củng cố và nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng thảo luận; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Chuyên đề 4: Động lực và tạo động lực cho giáo viên.
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được các khái niệm động lực, tạo động lực, các lí thuyết tạo động lực cho GV.
- Kĩ năng: Có thái độ khách quan, khoa học trong việc ứng xử và tạo động lực làm việc cho bản thân và cho đồng nghiệp
Chuyên đề 5: Quản lí hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học.
- Kiến thức:
+ Hiểu được một số mô hình nhà trường, các đặc trưng trong quản lý giáo dục và phát triển chương trình của mỗi mô hình nhà trường;
+ Phân tích về mô hình trường học mới đang áp dụng ở tiểu học hiện nay, những ưu nhược điểm trong quá trình và bài học kinh nghiệm trong ứng dụng mô hình quản lý nhà trường theo mô hình trường học mới.
- Kỹ năng: Có kỹ năng lựa chọn mô hình quản lí trường tiểu học, có kỹ năng hoạch định và phát triển chương trình giáo dục tiểu học.
Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
- Kiến thức:
+ Hiểu và lý giải được các yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; trình bày được những thuận lợi và thách thức về đội ngũ giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
+ Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học; Vấn đề hợp tác phát triển và sử dụng đội ngũ giữa các nhà trường và các cơ sở giáo dục trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Kỹ năng:
+ Có kỹ năng phân tích các văn bản quy định về mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo dục tiểu học nói riêng; Kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để tổ chức các hoạt động Dạy học – Giáo dục học sinh hiệu quả.
+ Kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên trong trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch và các biện pháp để phát triển năng lực của người giáo viên tiểu học.
Chuyên đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường tiểu học.
- Mục tiêu của giáo dục là khơi dậy lòng say mê học tập, kích thích sự tò mò và óc sáng tạo của HS để các em có thể kiến tạo kiến thức từ những điều nhà trường mang đến, để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích.
- Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quan niệm về vai trò của người thầy. Đặt vai trò của người thầy lên vị trí uy quyền tuyệt đối về chân lí khoa học là một sai lầm, nhưng sai lầm sẽ lớn hơn nếu hạ thấp vai trò của người thầy trong giáo dục. Do vậy, cần nói đến vai trò của người giáo viên hiệu quả, người GV có tri thức khoa học và nghiệp vụ sư phạm, biết quan tâm tới HS, chú trọng vào những HS cần giúp đỡ (HS khiếm khuyết, HS có nguy cơ bị ở lại lớp, có các kĩ năng không đạt chuẩn), biết phát hiện và phát triển năng khiếu của HS có khả năng nổi trội, có khuynh hướng sáng tạo, suy nghĩ độc lập và đa chiều.
Chuyên đề 8: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.
- Kiến thức: Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học; các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Kĩ năng: Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.
Chuyên đề 9: Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học.
- Kiến thức: Hiểu biết về vai trò và vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) ở trường tiểu học.
- Kỹ năng: Trình bày được những vấn đề chung về khoa học sư phạm ứng dụng; khái niệm, phương pháp, quy trình tiến hành và đánh giá, vận dụng kết quả NCKHSPƯD.
Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và liên kết hợp tác quốc tế.
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm văn hoá nhà trường và các thành tố cấu trúc của văn hoá nhà trường.
+ Trình bày được vai trò của văn hoá nhà trường với việc xây dựng thương hiệu trường tiểu học.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa xây dựng văn hoá nhà trường với vấn đề phát triển đạo đức nghề nghiệp.
+ Phân tích được những ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế với vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường.
- Kĩ năng:
+ Đánh giá được thực trạng văn hoá học đường ở một nhà trường cụ thể.
+ Xây dựng được kế hoạch phát triển văn hoá nhà trường.
+ Thiết lập được các bước xây dựng văn hoá nhà trường.
II. Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn công tác của bản thân:
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, qua 10 chuyên đề đã học, tôi nắm bắt được một số kiến thức, nắm bắt được xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp.
Ví dụ: Bản thân là tổ trưởng chuyên môn, là thành viên Hội đồng Tự đánh giá đồng thời là tổ thư kí. Được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng kế hoạch, bản thân xây dựng kế hoạch Kiểm định chất lượng như sau.
PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG
TRƯỜNG TH-THCS HÚC NGHÌ
Số: /KH-TH&THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Húc Nghì, ngày tháng năm 2021
KẾ HOẠCH 
Thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2020 - 2021
Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo và Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn tự đánh giá va đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học;
Căn cứ Công văn số 1496/SGDĐT-GDTrH-GDTX và Công văn 1499/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Sở GD&ĐT Quảng Trị về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực quản lí chất lượng, Công nghệ thông tin năm học 2019 - 2020;
Thực hiện Hướng dẫn số 291/PGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Phòng GD&ĐT Đakrông về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực Quản lí chất lượng, Công nghệ thông tin năm học 2019 – 2020, trường TH&THCS xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau: 
định chất lượng giáo dục năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau: 
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Thực hiện theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Yêu cầu:
a) Khách quan và trung thực;
b) Công khai và minh bạch;
c) Chính xác, đảm bảo thời gian;
d) Đầy đủ, khoa học về minh chứng, hồ sơ.
II. NỘI DUNG
1. Phân công hội đồng tự đánh giá:
a. Hội đồng tự đánh giá:
 	Hội đồng tự đánh giá lượng trường TH&THCS Húc Nghì được thành lập theo quyết định số /QĐ-TH&THCS ngày /..../2021 gồm có 12 thành viên:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Hoàng Văn Quỳnh
Hiệu trưởng
Chủ tịch HĐ
2
Nguyễn Thành Công
Phó hiệu trưởng
Phó chủ tịch HĐ
3
Nguyển Tuấn Thọ
Phó hiệu trưởng
Ủy viên HĐ
4
Nguyễn Ngọc Vinh
Văn Phòng
Thư ký HĐ
5
Nguyễn Minh Hải
Kế toán
Ủy viên HĐ
6
Nguyễn Thị Thu Thảo
Giáo viên
Ủy viên HĐ
7
Trần Thị Như Phố
Khối trường khối 1
Ủy viên HĐ
8
Nguyễn Thị Thuyết
Khối trường khối 2-3
Ủy viên HĐ
10
Phạm Văn Sanh
Khối trường khối 4-5
Ủy viên HĐ
11
Nguyễn Thị Quyên
Tổ trưởng tổ Xã hội
Ủy viên HĐ
12
Dương Văn Chí
Tổ trưởng tổ Tự nhiên
Ủy viên HĐ
b. Nhóm thư ký:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Ngọc Vinh
Tổ trưởng tổ Văn phòng
Nhóm trưởng
2
Nguyễn Thị Thu Thảo
Giáo viên
Thành viên
3
Phạm Văn Sanh
Khối trường khối 4-5
Thành viên
4
Võ Thị Hoàng Oanh
Giáo viên TPT Đội
Thành viên
5
Dương Văn Chí
Tổ trưởng tổ Tự nhiên
Thành viên
c. Các nhóm công tác:
Nhóm
Họ tên cán bộ GV
Chức vụ
Trách nhiệm
 1
Nguyễn Tuấn Thọ
PHT-Nhóm trưởng
- Thực hiện kiểm định tiêu chuẩn 1 (sắp xếp, xây dựng các minh chứng trong tiêu chuẩn 1, lập báo cáo đánh giá tiêu chuẩn 1
Võ Thị Hoàng Oanh
GV Thư kí
Nguyễn Minh Hải
KT- thành viên
Đoàn Thị Lý
TPT Đội- Thành viên
Hồ Văn Thái
YTHĐ- Thành viên
Hoàng Thị Huê
GV- Thành viên
Nguyễn Thị Thuyết
GV- Thành viên
Thiều Thị Ngân Hà
Hồ Thị Về
Nguyễn Thị Thu Thảo
GV- Thành viên
GV- Thành viên
GV- Thành viên
 2
Nguyễn Thị Quyên
Tổ TT XH- Nhóm trưởng
- Thực hiện kiểm định tiêu chuẩn 2 (sắp xếp, xây dựng các minh chứng trong tiêu chuẩn 2, lập báo cáo đánh giá tiêu chuẩn 2.
Trần Thị Thúy Kiều
GV- Thành viên
Lê Thị Thùy Trang
GV- Thành viên
Nguyễn Văn Huy
GV-Thư kí
Võ Thị Lệ Hà
GV- Thành viên
 3
Dương Văn Chí
Tổ trưởng tổ TN- 
Nhóm trưởng
- Thực hiện kiểm định tiêu chuẩn 3 (sắp xếp, xây dựng các minh chứng trong tiêu chuẩn 3, lập báo cáo đánh giá tiêu chuẩn 3
Lê Thoại Khanh
GV-Thư kí
Mai Thanh Hiếu
GV-Thành viên
Hồ Văn Hoàng
GV- Thành viên
Hồ Thị Thiên
GV- Thành viên
GV- Thành viên
 4
Phạm Văn Sanh
Tổ TT khối 5- Nhóm trưởng
- Thực hiện kiểm định tiêu chuẩn 4 (sắp xếp, xây dựng các minh chứng trong tiêu chuẩn 4, lập báo cáo đánh giá. 
Nguyễn Thị Nguyệt
GV-Thư kí
Trần Thị Lam
GV- Thành viên
Nguyễn Thị Ph Trang
GV- Thành viên
 5
Nguyễn Thành Công
PHT- Nhóm trưởng
- Thực hiện kiểm định tiêu chuẩn 5 (sắp xếp, xây dựng các minh chứng trong tiêu chuẩn 5, lập báo cáo đánh giá tiêu chuẩn 5.
Trần Thị Như Phố
GV- Thành viên
Nguyễn Thị Thu Hà
GV- Thành viên
Hồ Thị Kiềm
GV- Thành viên
Hồ Thị Vi
GV- Thành viên
2. Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá:
a) Thời gian: Ngày ... tháng .... năm 2021 - lúc 13h 30 tại văn phòng trường
b) Thành phần: Các thành viên trong quyết định và KH tự đánh giá
c) Nội dung: Nghiên cứu Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, công văn số: 46 /KTKĐCLGD-KĐPT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học; chia nhóm thực hành viết phiếu đánh giá tiêu chí; công văn 3881/BGDĐT-KHTC ngày 21/6/2012 về việc HD nội dung, mức chi đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.
- Quyết định và Kế hoạch Tự đánh giá
- Cách ghi phiếu đánh giá tiêu chí 
- Danh mục mã Minh chứng 
- Mẫu báo cáo Tự đánh giá
- Cách tìm và mã hóa minh chứng
3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động:
- Nguồn nhân lực: là cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường TH-THCS Húc Nghì.
- Từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của trường và thời gian cần được cung cấp:
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn,
Tiêu chí
Các hoạt động
Các nguồn lực cần được huy động/ cung cấp
Thời điểm huy động
1
TC1 đến TC10
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà trường
- Lớp học, số học sinh 
- Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TN
 - Cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn.
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường
- chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật.
- Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua
- Quản lý các hoạt động giáo dục, giáo viên, nhân viên..
- Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hs - cb -gv.
BGH nhà trường và các cơ quan cấp trên, Chủ tịch CĐ,Chi bộ, Bí thư Đoàn, Tổng PT Đội.
Ngày 25
hàng tháng
2
TC1 đến TC5
- Năng lực của HT, PHT trong quá trình triển khai hoạt động giáo dục.
- Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên
- Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
- Số lượng, chất lượng ....
- Học sinh của nhà trường...
Quản lý nhà trường, tổ chuyên mon, nhân viên, thanh tra nhân dân, cơ quan cấp trên.
Ngày 25 hàng tháng
3
TC1 đến TC6
- Khuôn viên, cổng trường, biển trường
- Phòng học, bàn ghế
- Khối phòng, trang thiết bị
- Công trình vệ sinh, nhà để xe...
- Thư viện, hệ thống thông tin
- Thiết bị dạy học tối thiểu..
Hiệu trưởng, Phó HT phụ trách CSVC, Kế toán, cán bộ phụ trách thư viện, thủ quỹ 
Ngày 25 hàng tháng
4
TC1 đến TC3
- Tổ chức và hiệu quả của hoạt động của ban đại diện CMHS
- Nhà trường chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương.
Hiệu trưởng, Hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ khối trưởng, GVCN lớp
Ngày 25 hàng tháng
5
TC1 đến TC12
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học...
- Đổi mới PPDH....
- Thực hiện PCGD....
- Thực hiện Bồi dưỡng HSG
- THực hiện giáo dục địa phương
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Giáo dục rèn luyện kĩ năng sống
- HS tham gia giữ gìn vệ sinh
- Kết quả học lực hàng năm
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng năm
- Kết quả hoạt động nghề phổ trông
- Hiệu quả hoạt động giáo dục hàng năm.
Văn phòng, nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên,
Ngày 25 hàng tháng
4. Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí:
(Có bảng minh chứng kèm theo)
5. Thời gian biểu:
Thời gian
Các hoạt động
Tháng 01/2021
- Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá (TĐG);
- Hiệu trưởng ra quyết định kiện toàn Hội đồng TĐG; công bố quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch TĐG. 
Tháng 01/2021
- Triển khai công tác TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường;
- Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG, giáo viên và nhân viên;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
Tháng 02/2021
- Đánh giá sơ bộ các tiêu chí
- Xác định thu thập hệ thống thông tin minh chứng
Tháng 01 và 02/2021 
- Thu thập thông tin và minh chứng;
- Thu thập, xử lý thông tin bổ sung (nếu cần thiết); 
- Xác định các vấn đề phát sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;
- Xác định nhu cầu thu thập thông tin bổ sung;
- Xây dựng đề cương tự đánh giá
Tháng 3/2021
- Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG 
- Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.
- Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;
- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
Tháng 4/2021
- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp. 
Công bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường) 
- Tập hợp các ý kiến đóng góp rút kinh nghiệm cho quy trình TĐG.
- Hoàn thiện báo cáo TĐG. Nộp PGD trước ./5/2021
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trên đây là kế hoạch tổ chức tự đánh giá thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; đây là việc làm mới và khá khó khăn. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đề nghị các thành viên cần hết sức cố gắng, sáng tạo để thu thập đầy đủ các thông tin minh chứng để kế hoạch tự đánh giá có thể thực hiện được, phản ánh được sự nỗ lực cố gắng chung của toàn thể CBGV-NV nhà trường.
Nơi nhận:
- Phòng GD-ĐT (để b/c);
- Hiệu trưởng (để b/c);
- Hội đồng TĐG (để th/h);
- Lưu: VP.
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
	Trên đây là bài thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. Nội dung còn chưa đầy đủ em rất mong được quý thầy cô trường ĐHSP bổ sung và góp ý cho em, em xin chân thành cảm ơn.
	Người viết thu hoạch
	 Phạm Văn Sanh
Tài liệu tham khảo
1/ Các tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II của trường ĐHSP Đà Nẵng.
2/ Nghị quyết 29 NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
3/ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
4/ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_tieu_chuan_chuc_danh_nghe_nghiep_gia.docx