Bài thi Cuối học kì I các môn Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ (Có đáp án)
1. Giữa nam và nữ khác nhau về cấu tạo cơ quan nào?
A- Cơ quan tiêu hóa.
B- Cơ quan thần kinh.
C- Cơ quan tuần hoàn.
D- Cơ quan sinh dục.
2-Tuổi dậy thì là gì?
A- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về thể chất.
B- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.
C- Là tuổi mà cơ thể thích ăn, ngủ.
D- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
3-Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?
A- Làm bếp giỏi .
B- Chăm sóc con cái.
C- Mang thai và cho con bú.
D- Thêu, may giỏi.
4- Cần đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
A- Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ.
B- Xa lánh, không tiếp xúc.
C- Tiếp xúc với họ nhưng phải đứng xa ra.
D - Phải thường xuyên cho tiền họ.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN KHOA HỌC CUỐI KÌ I LỚP 5 NĂM HỌC 2019- 2020 Mạch KT-KN Số câu và số điểm Mức 1 + 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL 1. Sự sinh sản và phát triển cơ thể người Câu số 1 3 2 Số câu 2 1 3 Số điểm 1,5 1 2,5 2. Vệ sinh phòng bệnh Câu số 4 5 6 Số câu 2 1 2 Số điểm 1 1 2,5 3. An toàn trong cuộc sống Câu số 8 11 12 Số câu 1 1 1 1 2 Số điểm 1 1 1 1 2 4. Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng Câu số 9 7 10 Số câu 2 1 2 Số điểm 1,5 1 2 Tổng Số câu 6 4 1 1 10 2 Số điểm 4 4 1 1 8 2 Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2019 - 2020 Họ và tên HS: MÔN: KHOA HỌC – LỚP 5 Lớp: 5/ Thời gian làm bài: 40 phút Ngày kiểm tra: 31/12/2019. Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Giữa nam và nữ khác nhau về cấu tạo cơ quan nào? A- Cơ quan tiêu hóa. B- Cơ quan thần kinh. C- Cơ quan tuần hoàn. D- Cơ quan sinh dục. 2-Tuổi dậy thì là gì? A- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về thể chất. B- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội. C- Là tuổi mà cơ thể thích ăn, ngủ. D- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. 3-Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được? A- Làm bếp giỏi . B- Chăm sóc con cái. C- Mang thai và cho con bú. D- Thêu, may giỏi. 4- Cần đối xử với người nhiễm HIV như thế nào? A- Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. B- Xa lánh, không tiếp xúc. C- Tiếp xúc với họ nhưng phải đứng xa ra. D - Phải thường xuyên cho tiền họ. 5-Trong các bệnh: sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu? A-Sốt xuất huyết. B- Viêm gan A . C- AIDS. D- Viêm não . 6-Tìm chữ cái cho các ô trống dưới đây để khi ghép lại được câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Bệnh nào do một loại vi rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn? 7-Khoanh vào câu trả lời đúng: Những đồ dùng làm bằng chất dẻo : A- Áo, khăn, giày da, mũ. B- Áo mưa, bàn gỗ, ghế nhựa. C- Li nhựa, bàn nhựa, dép nhựa. D- Li thuỷ tinh, rổ, thau, nồi. 8-Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Để phòng tránh bị xâm hại ta cần : Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Ai rủ đi đâu cũng được miễn là có tiền. Có thể đi nhờ xe của một người mới quen. 9-Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống: Mây, song thường dùng làm dây điện. Đồng, nhôm thường dùng làm dây điện. Đá vôi dùng để tạc tượng, làm xi măng. Đá cuội dùng để tạc tượng. 10-Điền các từ cho dưới vào chỗ chấm sao cho phù hợp: Cao su tự nhiên được chế biến từ .Cao su nhân tạo thường đựơc chế biến từ .Cao su có tính . Ít bị biến đổi khi gặp .,không tan trong . (nước; nhựa cây cao su ; đàn hồi ; nóng, lạnh ; than đá, dầu mỏ.) II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11 (1đ): Nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại. Câu 12 (1đ): Nêu những việc làm của em để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. ĐÁP ÁN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1(1đ) Cơ quan sinh dục. Câu 2(1đ) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Câu 3(0,5)Mang thai và cho con bú. Câu 4(0,5đ) Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Câu 5(0,5đ) AIDS. Câu 6(1đ) sốt xuất huyết Câu 7(0,5đ) Li nhựa, bàn nhựa, dép nhựa. Câu 8(1đ) Đ Đ S S Câu 9(1đ) S Đ Đ S Câu 10(1đ) nhựa cây cao su; than đá, dầu mỏ; đàn hồi ; nóng, lạnh; nước. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11(1đ) Phần bài học trang 39 SGK Câu 12(1đ) HS nêu được 4 việc làm của bản thân trở lên được điểm tối đa; dưới 4 việc được 0,5 điểm. MA TRẬN BÀI KIỂM TRA MÔN SỬ - ĐỊA CUỐI KÌ I - NĂM 2019-2020 LỚP 5 Mạch KT-KN Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Phong trào chống Pháp và XH Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến năm 1945 Câu số 1 2 4 3 Số câu 1 2 3 Số điểm 0,5 1,5 2 2. Chín năm kháng chiến chống TDP xâm lược 1945-1954 Câu số . 3 9 1 1 Số câu 1 1 1 1 Số điểm 1 2 1 2 3. Đặc điểm về tự nhiên của Việt Nam Câu số 5 6 10 2 1 Số câu 1 1 1 2 1 Số điểm 0,5 0,5 2 1 2 4. Đặc điểm về dân số, kinh tế Việt Nam. Câu số 7 8 2 Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 Tổng Số câu 2 3 3 1 1 8 2 Số điểm 1 2,5 2,5 2 2 6 4 Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2019 - 2020 Họ và tên HS: MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 5 Lớp: 5/ Thời gian làm bài: 40 phút Ngày kiểm tra: 30/12/2019 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất. 1-Cuộc phản công ở kinh thành Huế do ai lãnh đạo ? Trương Định. Nguyễn Trường Tộ. Tôn Thất Thuyết . Bác Hồ . 2-Vì sao phong trào Đông Du thất bại? Do điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn. Do không có người hưởng ứng phong trào. Do Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào. Do Nhật chống phá phong trào. 3-Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu-đông năm1950 là: Chiến dịch Việt Bắc do ta mở còn chiến dịch Biên giới do địch mở. Chiến dịch Việt Bắc do địch mở còn chiến dịch Biên giới do ta mở. Chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới đều do ta mở. Chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới đều do Pháp mở. 4-Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập nhằm: A- Tuyên bố tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. B- Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta. C- Kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. D- Tuyên bố rằng nước ta không còn bị Nhật xâm chiếm. 5- Đánh dấu x vào ô trước ý đúng nhất. Phần đất liền của nước ta giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia. Trung Quốc, Xinh-ga-po, Cam-pu-chia. 6-Vai trò của rừng đối với đời sống, sản xuất là: Che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột. Điều hoà khí hậu; để cho động vật sinh sống giúp con người săn bắn. Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ giúp con người khai thác để làm giàu. Điều hòa khí hậu, lũ lụt; che phủ đất; cho nhiều lâm sản, nhất là gỗ. 7-Điền vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nước ta. 8-Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống : Ngành công nghiệp nước ta đã có từ lâu đời. Nước ta có nhiều nghề thủ công và có từ lâu đời. Công nghiệp được phân bố khắp đất nước. Công nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và nơi có khoáng sản. II. PHẦN TỰ LUẬN 9. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? 10- Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”? Hãy nêu cách giải quyết các tình thế đó của Đảng và Bác Hồ. . ĐÁP ÁN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Câu 1(0,5đ) Tôn Thất Thuyết Câu 2(0,5đ) Do Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào. Câu 3(1đ)Chiến dịch Việt Bắc do địch mở còn chiến dịch Biên giới do ta mở. Câu 4(1đ) Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta. Câu 5(0,5đ) Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Câu 6(0,5đ) Điều hòa khí hậu, lũ lụt; che phủ đất; cho nhiều lâm sản, nhất là gỗ. Câu 7(1đ) Đ, S, Đ, S. Mỗi ô trống 0,25 điểm. Câu 8(1đ) S, Đ, S, Đ. Mỗi ô trống 0,25 điểm. Câu 9(2đ) HS nêu được các ý ở SGK: Khí hậu nước ta có sự khác biệt ...mát hơn. Trang 72. Câu 10(2đ) HS nêu được 3 loại giặc là: giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt.(1 điểm). Giặc ngoại xâm là ta giản hòa với Pháp và quân Tưởng; giặc đói, Bác Hồ kêu gọi lập hũ gạo tiết kiệm, thực hiện ngày "đồng tâm", lập "Quỹ cứu đói" .; giặc dốt ta mở các lớp bình dân học vụ . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TOÁN CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2019-2020 KHỐI LỚP 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Toán số học Số câu 1 2 1 1 1 6 Câu số 4 1;5 8 7 10 2 Đại lượng và đổi đơn vị đo đại lượng Số câu 2 2 Câu số 2;3 3 Yếu tố hình học; tỉ số phần trăm Số câu 1 1 2 Câu số 6 9 Tổng số câu 3 3 1 1 1 1 Tổng số 3 4 2 1 10 Trường T.H Phạm Phú Thứ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên: Năm học: 2019-2020 Lớp: 5/ MÔN: Toán Thời gian làm bài: 40 phút Ngày kiểm tra: 31/12/2019 Điểm Nhận xét của giáo viên: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Mỗi bài tập sau có các câu trả lời A; B; C; D. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1(1đ): Hỗn số 5 viết dưới dạng số thập phân là? A. 4,5 B. 5,4 C. 5,8 D. 5,45 Câu 2(0,5đ): 0,5ha= m2.. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 5 B. 50 C. 500 D. 5000 Câu 3(0,5đ): 500kg = tấn.. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. 5 B. 50 C. 500 D. 0,5 Câu 4(1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) 5,1 X 10 = 5,1 X 100 b) 1,25 X 8 = 2,5 X 4 c) 4 X 0,25 > 0,09 X 10 d) 0,5 X 4 > 10 : 4 Câu 5(1đ): Kết quả của phép cộng 27,5 + 36,75 + 14 là: A. 63,39 B. 68,25 C. 78,25 D. 78,5 Câu 6(1đ): Một đội bóng thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng là: A. 89% B. 95% C. 90% D. 19% Câu 7(1đ): Nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân thì thương và số dư của phép chia 6,25 : 7 là: A. Thương 0,89 dư 20 B. Thương 0,89 dư 2 C. Thương 0,89 dư 0,2 D. Thương 0,89 dư 0,02 Câu 8(1đ): Đặt tính và tính: a) 74,62 - 8,395 b) 8,216 : 5,2 Câu 9(2đ): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 67m và gấp 4 lần chiều rộng. Người ta sử dụng 60% diện tích mảnh đất để trồng rau. Tính diện tích đất trồng rau ? Câu 10(1đ): Tính bằng cách thuận tiện: 2,25 X 3,75 + 4,25 X 2,25 + 2,25 X 2 ĐÁP ÁN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 5 CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1(1đ) Khoanh câu C Câu 2(0,5đ) Khoanh câu D Câu 3(0,5) Khoanh câu D Câu 4(1đ) a - S; b - Đ; c - Đ; d - S. Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm. Câu 5(1đ) Khoanh câu C Câu 6(1đ) Khoanh câu B Câu 7(1đ) Khoanh câu D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 8(1đ) Đặt tính đúng và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 9(2đ) Tính được chiều rộng mảnh đất: 67: 4 = 16,75m. Được 0,5 điểm. Tính được diện tích mảnh đất: 67 x 16,75 = 1122,25m2. Được 0,75 điểm. Tính được diện tích đất trồng rau : 1122,25 x 60 : 100 = 673,35m2. Được 0,75 điểm. Đáp số sai trừ 0,25 điểm Đúng lời giải 0,25 điểm; đúng phép tính được 0,5 điểm. Câu 10(1đ) Yêu cầu phải tính bằng cách thuận tiện và đúng kết quả mới được 1 điểm. Nếu tính đúng kết quả mà không bằng cách thuận tiện thì được 0,5 điểm. 2,25 X 3,75 + 4,25 X 2,25 + 2,25 X 2 = 2,25 X ( 3,75 + 4,25 + 2) = 2,25 X 10 = 22,5 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 KHỐI LỚP 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6 Câu số 2;5 1;3 4 6 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 4 Câu số 7 8 9 10 Tổng số câu 3 3 1 1 1 1 10 Trường T.H Phạm Phú Thứ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên: Năm học: 2019-2020 Lớp: 5/ MÔN: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 85 phút (3 phần) Ngày kiểm tra: 30/12/2019 Điểm đọc: Điểm viết: TB: Nhận xét của giáo viên: I. Điểm đọc tiếng: II. Điểm đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: Đọc thầm bài "Rừng xuân" và trả lời các câu hỏi. RỪNG XUÂN Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ trên sường đồi. Rừng hôm nay như ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non tơ như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, . Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sòi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên bi hồng ngọc. Lác đác trên cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa. Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội ngộ của một số loài chim. (Ngô Quân Miện) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan? a. Trời xuân b. Rừng xuân c. Vệt sương d. Hơi lạnh. Câu 2: Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc? a. Cây quéo b. Cây dâu da c. Cây vải d. Cây sòi. Câu 3: Tác giả tả chiếc lá nào có đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím? a. Lá non b. Lá vàng c. Lá già d. Lá vải. Câu 4: Bài văn miêu tả cảnh gì? a. Cảnh ngày hội mùa xuân. b. Cảnh rừng xuân. c. Cảnh trời xuân. d. Cảnh ngày hội các loài chim. Câu 5: Sự vật nào được nắng chiếu vào tóe lên những tia ngũ sắc? a. Tầng lá b. Hạt sương c. Chùm hoa d. Ống kính Câu 6: Tìm hai hình ảnh miêu tả màu sắc khác nhau có trong bài. Câu 7: Đọc câu văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho câu hỏi bên dưới: Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao. Các từ đồng nghĩa được dùng trong câu trên là: a. Sắc xanh; tán lá. b. Xanh non; sẫm đặc. c. Xanh sẫm; xanh non. d. Cây dâu da; cây đa. Câu 8: Khoanh vào câu trả lời đúng cho bài tập sau: Chị (1) sẽ là chị(2) của em mãi mãi. a. Chị(1) là danh từ, chị(2) là đại từ. b. Chị(1) là đại từ, chị(2) là danh từ. c. Chị(1), chị(2) đều là đại từ. d. Chị(1), chị(2) đều là danh từ. Câu 9: Dùng cặp quan hệ từ thích hợp để ghép hai câu sau thành một câu và cho biết cặp quan hệ từ đó có ý nghĩa như thế nào? Mọi người tích cực trồng cây. Quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. Câu 10: Em hiểu thế nào là khu sản xuất? Thế nào là khu bảo tồn thiên nhiên? I. Chính tả (Nghe - viết) II. Tập làm văn: Đề: Hãy tả một người thân của em đang làm việc. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 I. Đọc tiếng (3điểm): 1. Thời gian kiểm tra: Kiểm tra trong khoảng thời gian 26-29/12/2019. 2. Nội dung kiểm tra: Giáo viên chọn 10 bài trong những bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17. Ghi tên bài vào phiếu sau đó cho học sinh bốc xăm để đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 3. Cách cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng từ, (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7điểm): Câu 1: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 2: Khoanh câu d - 0,5điểm Câu 3: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 4: Khoanh câu d - 1 điểm Câu 5: Khoanh câu c - 0,5 điểm Câu 6: 1điểm. Ví dụ: Những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên bi hồng ngọc. Lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch Câu 7: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 8: Khoanh câu b - 0,5điểm Câu 9: 1 điểm. HS có thể dùng các cặp QHT như: vì nên ; nếu thì ; nhờ .mà . vv. Ghép và viết đúng chính tả được 0,5 điểm. Nêu đúng ý nghĩa được 0,5 điểm. Câu 10: 1điểm. Nêu đúng mỗi ý được 0,5 điểm. III. Chính tả (2 điểm): Viết đoạn trong bài: Cô Chấm. Sách TV 5 Tập 1 trang 156. Viết đoạn: Đôi mắt ..bao giờ. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Từ lỗi thứ 6 trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. - Viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, sạch, đẹp : 1điểm. IV. Tập làm văn (8 điểm): TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài: 1 điểm 2 Thân bài: 4 điểm Đúng nội dung: 1,5 điểm Kĩ năng : 1,5 điểm Cảm xúc : 1 điểm 3 Kết bài: 1 điểm 4 Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm 5 Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm 6 Sáng tạo: 1 điểm
Tài liệu đính kèm:
- bai_thi_cuoi_hoc_ki_i_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2019_2020_truong.doc