Bài tập cuối Tuần 31 Lớp 5

Bài tập cuối Tuần 31 Lớp 5

(M1)Câu 4. (1 điểm ) Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 10 giờ kém 10 phút là:

 A. 10 phút B. 45phút C. 30 phút D. 60 phút

 (M3)Câu 5. (1 điểm) Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất ?

A. 150% B. 60% C.6% D. 40%

 (M4) Câu 6. (1 điểm ) Người ta xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm thành một hình lập phương lớn có diện tích toàn phần 600cm2 . Sau đó người ta bỏ đi 4 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm ở bốn đỉnh phía trên của hình lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt bên ngoài. Hỏi có bao nhiêu hình lập phương nhỏ được sơn cả hai mặt?

A. 120 B. 88 C. 84 D. 96

 

doc 4 trang cuongth97 6160
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối Tuần 31 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
- Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
(M1)Câu 1(1 điểm) 
a. Số thập phân: 2 đơn vị; 4 phần mười, 6 phần trăm viết là:
	A. 0,642	B. 0,246	C. 24,6	 D. 2,46
b. Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. B. 	C. 50 	 	 D. 5
(M1)Câu 2. (1 điểm)	Hỗn số 2 được viết dưới dạng phân số là: 
A. 	B. 	C. 	 	 D. 
(M1)Câu 4. (1 điểm ) Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 10 giờ kém 10 phút là: 
	A. 10 phút	B. 45phút	C. 30 phút	D. 60 phút
 (M3)Câu 5. (1 điểm) Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất ?
A. 150% 	B. 60% 	C.6% 	D. 40%
 (M4) Câu 6. (1 điểm ) Người ta xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm thành một hình lập phương lớn có diện tích toàn phần 600cm2 . Sau đó người ta bỏ đi 4 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm ở bốn đỉnh phía trên của hình lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt bên ngoài. Hỏi có bao nhiêu hình lập phương nhỏ được sơn cả hai mặt? 
A. 120 	B. 88 	C. 84 	D. 96
II. TỰ LUẬN
1. Tính
326145 + 270469 534271 – 134583 2057 x 416 2704 : 32
5
+ 
3
7
14
11
- 
5
12
6
6 x 
5
18
4
: 
3
5
7
123,6 + 1,234 129,47 – 108,7 75,56 x 6,3 470,04 : 1,2
2. Tính giá trị của biểu thức
9,4 + a + ( 5,3 – 4,3 ) với a = 18,62
b + 42,74 – ( 39,82 + 2,74 ) với b = 3,72
3. Tính bằng cách thuận tiện nhất
 12371 – 5428 + 1429 36,4 x 99 + 36 + 0,4 
19
+ 
1 - 
19
37
37
9
- 
17
- 
3
+
7
8
7
7
8
1
+ 
3
+ 
1
2
4
2
 4. Diện tích một tấm bảng hình chữ nhật là 3,575m2 , chiều rộng của tấm bảng là 130cm. Người ta muốn nẹp xung quanh tấm bảng đó bằng khung nhôm. Hỏi khung nhôm đó dài bao nhiêu m?
5. ở chính giữa một mảnh đất hình vuông người ta đào một cái ao hình vuông. Phần đất còn lại rộng 2400m2 . Tổng chu vi của mảnh đất và chu vi của cái ao là 240m. Tính cạnh của mảnh đất và cạnh của cái ao?
TIẾNG VIỆT
5) Dựa vào dàn bài dưới đây, em hãy tả quang cảnh trường em trước buổi học.	
DÀN Ý CHI TIẾT
Mở bài :
- Cảnh trường em trước giờ vào học là đẹp nhất đối với em.
Thân bài :
a) Tả bao quát ngôi trường ( cổng chính , trong sân , các dãy phòng )
cũng như mọi ngày , em cùng các bạn đến trường. Ngôi trường hôm nay sao đẹp quá!Cảnh vật sang lên dưới ánh nắng ban mai.
Trên cổng chính , tấm biển trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật trên nền xanh đậm, cổng nhả màu xanh lam, tường sơn màu vàng sậm.
Đi vào bên trong,cảnh trường lại đẹp hơn.trên cao, lá cờ tung bay trong gió sớm .
Những hang cây trong trường tươi xanh, sương đêm còn sót lại trên đầu ngọn lá, long lanh như những viên ngọc.
b)Tả chi tiết :
Các phòng học lúc này thật sạch đẹp, bàn ghế thẳng tăm tắp , không một tí bụi.
Đâu đó , tiếng đọc bài vang vọng ra.
Từng cặp học sinh ở các lớp học hào hứng truy bài lẫn nhau, từng ánh mắt thăm dò, chờ đợi, từng nụ cười trìu mến , thân quen.
Truy bài xong, sân trường mỗi lúc một đông, tiếng cười nói , gọi nhau í ới.
Đứng trên hành nhìn xuống sân trường trước giờ vào học, học sinh chạy nhảy tung tăng dưới sân như đàn bướm trắng rập rờn , rập rờn trong vòm lá mới xanh non.
Khung cảnh thật sôi động, nhộn nhịp bởi những trò chơi thú vị.Nào là đá cầu , nhảy dây, đá bóng 
Học sinh đến trường mỗi lúc một đông và các trò chơi xuất hiện càng nhiều , âm thanh càng sôi động.
Tiếng chim non ríu rít trên cây bàng, cây sấu cao ờ sân trường, tiếng thì thầm to nhỏ của hang phượng ,sấu khi có làn gió thồi qua.
Nắng ban mai rải xuống sân trường , lọt qua từng cành cây, tán la để bầu bạn cùng chúng em.
Tiếng trống quen thuộc vang lên báo hiệu giờ vào lớp .Mọi trò chơi nhanh chóng khép lại . Trước các phòng học, chúng em chỉnh tề trang phục, xếp hàng ngay ngắn để vào lớp và bắt đầu tiết học đầu tiên.
Kết bài : 
Đối với em quang cảnh trường học trước giờ vào lớp thật sinh động và thật đẹp.
Mia đây, dù có học trường mới , học thầy cô giáo mới , có bạn bè mới nhưng ngôi trường than thương này vẫn mãi mãi trong em.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc bài văn dựa vào bài lập dàn ý tả một người đang làm việc.
Bài tham khảo
 Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học.
 Trời đêm lạnh, vậy mà mẹ vẫn cứ thức để làm cho xong chiếc áo trắng. Ngoài trời gió rít, sấm nổ ầm ầm, mưa càng nặng hạt. Mưa rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Phía sau nhà, gió thổi lũy tre chạm vào nhau cót két. Em đang thiu thiu ngủ, chợt nhớ đến mẹ. Vì khi trời sập tối, em trở bênh cúm nên vào ngủ trước. Lúc này trời tối đen như mực, không còn thấy vật gì nữa.
 Bên ngọn đèn dầu mờ ảo, mẹ đang chăm chú may. Mẹ ngồi trên giường cạnh nơi em đang nằm. Mẹ cầm chiếc áo trắng đặt trên đầu gối, xâu kim xong mẹ bắt đầu may. Tay phải mẹ cầm lấy kim, tay trái cầm múi vải. Đôi tay cứ đưa lên đưa xuống theo nhịp khâu. Thỉnh thoảng mẹ lại lấy tay vuốt phẳng vải để may. Chợt mẹ mỉn cười, em cứ tưởng rằng mẹ em biết em thức. Nhưng mẹ lại im lặng khiến em mỉn cười gọi thầm trong lòng: “Mẹ ơi, con gái mẹ đây!” .
 Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận giũ ra rồi đắp lại cho em. Lúc này em như được tiếp thêm hơi ấm của mẹ. Mái tóc của mẹ buông xõa xuống, trông mặt mẹ càng hiền từ biết bao. Ôi! Em muốn được ngồi dậy để cùng làm với mẹ. Em không sao chợp mắt được vì những câu hỏi dồn dập tới: “ Mẹ nghĩ gì thế nhỉ? Mẹ thức khuya thế có mệt không?”. Cây tre đầu hè sà vào bên của sổ như muốn trả lời: “ Mẹ nghĩ về em đó, nên mẹ chẳng mệt đâu”. Chiếc áo sắp được hoàn thành thì trời đã khuya.
 Sáng dậy, em mặc chiếc áo vào như mặc bao tình thương của mẹ. Mẹ đã thức gần trắng một đêm để làm xong chiếc áo cho em. Thế là em có áo đẹp đi học. Mẹ đã không quản ngại vất vả để chăm lo cho em trong mọi sinh hoạt, học tập cũng như nhu cầu cuộc sống. “ Mẹ làm gì nhiều cho vất vả ?”. Có một buổi tối em hỏi mẹ như thế, mẹ đáp: “ Hôm nay mẹ vất vả nhưng mai sau con được sung sướng”. Câu trả lơi của mẹ khiến em xúc động. Em tự hứa với lòng mình học tập thật giỏi, lao động thật tốt để không phụ công lao nuôi dạy của bố, mẹ và các thầy giáo, cô giáo.
Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng:
Bài làm:
1.Mở bài: Một ngày mới lại bắt đầu. Bình minh đang hiện ra trước mắt em. Một cảnh vật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới.
2.Thân bài: 
 a. Tả cảnh
- Không khí đã bắt đầu se lạnh nhưng lại mang theo hơi ấm của thiên nhiên như một lời chào chân thành.
- Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút.
- Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.
- Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.
- Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.
- Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp.
b. Tả hoạt động
- Mọi người cũng đã tỉnh giấc và bắt đầu với công việc của mình.
- Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vùa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.
- Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.
- Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp lánh như một chiếc gương không lồ.
3. Kết bài: Ngắm nhìn quê hương em, em vô cùng tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân thương này. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau lớn lên xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_31_lop_5.doc