Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Ôn lại cách viết những tiếng có phụ âm đầu l /n hoặc âm cuối n /ng

 2. Kỹ năng:

 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do .

 - Làm đúng được bài tập.

 3. Thái độ:

 - Yêu quý thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

 GV: Bảng nhóm, bút phoóc BT 2.

 HS: : VBT

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Viết những tiếng có vần iên, uyên

(khuyên bảo, tiền tuyến)

- Nhận xét, sửa lỗi

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu bài

 - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.

3.2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết chính tả

- Đọc lại bài viết chính tả.

- Gọi 1 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS đọc nhẩm lại bài. Nêu nội dung.

- Lưu ý học sinh cách trình bày các dòng thơ, khổ thơ; lưu ý những từ ngữ khó viết.

- Yêu cầu học sinh gấp SGK, nhớ - viết bài chính tả.

- Yêu cầu HS soat lỗi bài.

- Nhận xét, đánh giá một số bài chính tả của học sinh.

3.3 Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả

Bài tập 2 (a): Tìm các từ ngữ chứa tiếng có phụ âm đầu l /n ở bảng SGK.

- Gọi 1 học sinh đọc các cặp tiếng (SGK).

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm với 1 cặp tiếng. Phát bảng nhóm, bút, giao việc.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Kết luận :

 la hét - nết na; lẻ loi - nứt nẻ; lo lắng ăn no; đất lở - bột nở

Bài tập 3 (b) Thi tìm nhanh các từ láy có âm cuối ng

- Yêu cầu HS đọc đầu bài.

- Yêu cầu nhóm 2 thảo luận, thi tìm nhanh các từ theo yêu cầu.

- GV nhận xét chốt lời giải; lang thang, làng nhàng, loáng thoáng, chàng màng

4. Củng cố

- Giáo viên củng cố bài, giáo dục bảo vệ thiên nhiên.

- Nhận xét giờ học, khen những em viết sạch đẹp.

 

doc 34 trang loandominic179 5850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Soạn: 2 / 11 / 2019
Giảng : Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
HĐTT
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
Tiết 2
Tập đọc
 Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu vấn vấn đề tranh luận và ý khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý người lao động.
II. Đồ dùng dậy học
- Gv + HS: Tranh minh hoạ bài trong SGK
III. Các hoạt động dậy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn đinh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học thuộc lòng những câu thơ các em thích trong bài "Trước cổng trời" trả lời các câu hỏi về bài đọc
- Nêu ý nghĩa bài 
- Sĩ số + Hát
- 2,3 HS trả lời
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện đọc 
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung.
-1HS đọc
- Lớp đọc thầm theo
- Chia đoạn: 3 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu -> được không 
Đoạn 2: tiếp - > phân giải 
Đoạn 3: Còn lại 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: 
- Đọc nối tiếp 3 em lần 1
- Hướng dẫn đọc ngắt câu + Giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp 3 em lần 2
- Quản lý HS đọc bài
- Đọc theo cặp 2 em
- 1 học sinh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Theo dõi
3.3. Tìm hiểu bài 
- Đọc lướt toàn bài và trả lời 
- HS thực hiện 
- Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ? 
- Hùng: Lúa gạo 
- Quý: Vàng 
- Nam: Thì giờ 
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình. 
- Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người 
- Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được gạo 
+ Mươi bước: vài bước
+ Vàng: Thứ kim loại quý hiếm, được dùng làm đồ trang sức 
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc 
+ Thì giờ: Thời giờ, thời gian 
+ Vô vị: vô ích 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị 
- Chọn tên gọi khác cho bài văn, nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
- HS nêu ý hiểu 
Ví dụ: 
Cuộc tranh luận thú vị 
Ai có lý ?
Người lao động là quý nhất 
- Ý nghĩa bài
Ý nghĩa: Người lao động là quý nhất 
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Đọc toàn bài theo cách phân vai 
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Nhận xét giọng đọc ở mỗi vai
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo 
- Luyện đọc diễn cảm từ đầu lúa gạo, vàng bạc
- Gạch chân những từ cần nhấn mạnh 
+ GV đọc mẫu 
- HS nghe 
- Luyện đọc theo nhóm 5 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
- Các vai thể hiện theo nhóm 
- GV cùng học sinh nhận xét, cá nhân nhóm đọc truyện tuyên dương 
4. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung, giáo dục HS
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò
- Chuẩn bị cho tiết TĐ tới.
Tiết 3
 Chính tả: (Nhớ - viết)
Tiết 9. TIẾNG ĐÀN BA– LA LAI CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức:
	- Ôn lại cách viết những tiếng có phụ âm đầu l /n hoặc âm cuối n /ng
	2. Kỹ năng:
	- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do .
	- Làm đúng được bài tập.
	 3. Thái độ: 
	- Yêu quý thiên nhiên.
II. Chuẩn bị 
	GV: Bảng nhóm, bút phoóc BT 2.
 HS: : VBT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết những tiếng có vần iên, uyên
(khuyên bảo, tiền tuyến)
- Nhận xét, sửa lỗi
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
3.2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết chính tả
- Đọc lại bài viết chính tả.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc nhẩm lại bài. Nêu nội dung.
- Lưu ý học sinh cách trình bày các dòng thơ, khổ thơ; lưu ý những từ ngữ khó viết.
- Yêu cầu học sinh gấp SGK, nhớ - viết bài chính tả.
- Yêu cầu HS soat lỗi bài.
- Nhận xét, đánh giá một số bài chính tả của học sinh. 
3.3 Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả
Bài tập 2 (a): Tìm các từ ngữ chứa tiếng có phụ âm đầu l /n ở bảng SGK.
- Gọi 1 học sinh đọc các cặp tiếng (SGK).
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm với 1 cặp tiếng. Phát bảng nhóm, bút, giao việc.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Kết luận : 
 la hét - nết na; lẻ loi - nứt nẻ; lo lắng ăn no; đất lở - bột nở
Bài tập 3 (b) Thi tìm nhanh các từ láy có âm cuối ng
- Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu nhóm 2 thảo luận, thi tìm nhanh các từ theo yêu cầu.
- GV nhận xét chốt lời giải; lang thang, làng nhàng, loáng thoáng, chàng màng
4. Củng cố	 
- Giáo viên củng cố bài, giáo dục bảo vệ thiên nhiên.
- Nhận xét giờ học, khen những em viết sạch đẹp.
5. Dặn dò 
- Dặn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài.
- Hát
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi.
- 1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp theo dõi SGK.
- Nhẩm HTL lại 1 lượt bài thơ, nêu nội dung bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nhớ, viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT2(a)
- Học sinh đọc.
- Các nhóm thảo luận làm bài vào bảng
nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT(b)
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
Tiết 4
Toán
 Tiết 41: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Áp dụng làm được bài tập 1; 2; 3; 4(a,c).
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Đồ dung
- GV: Bảng nhóm cho HS làm BT.
- HS: 
III. Các hoạt động dậy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
8m5cm = ..m
- HS hát
- 2HS lên bảng làm
25m 3mm = m 
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng 
3. Bài mới:
31. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện tập 
a) Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài 
- 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp trao đổi. 
- GV cùng HS nhận xét chốt đúng 
a. 35m 23 cm = 35 m = 35,23m 
b. 51dm 3cm = 51dm = 51,3 hm 
c. 14m 7cm = 14m = 14,07m
- Nêu cách làm bài 
- HS nêu 
b) Bài 2: GV hướng dẫn HS làm mẫu 
315 cm = 300cm + 15 cm 
= 3m15cm = 3= 3,15m 
Vậy 315cm = 3,15 m 
- Dựa vào mẫu HS làm phần còn lại vào nháp, 2 HS làm trên bảng nhóm, gắn bảng nhóm lên bảng.
- Nhận xét, góp ý.
- GV cùng HS trao đổi, nhận xét, thống nhất 
234 cm =2,34m 
506 cm = 5,06 m 
34 dm = 3,4m 
c) Bài 3: 
- GV thu chấm 1 số bài chấm 
- HS đọc yêu cầu tự làm bài vào vở 
- 3HS lên bảng chữa 
a. 3km245m = 3 km = 3,245 km 
b. 5km34m = 5= 5,034 km
c. 307m = km = 0,307 km 
d) Bài 4: 
- 2HS đọc đầu bài 
- Tổ chức HS trao đổi cách làm bài 
- HS trao đổi và nêu cách làm bài
- Yêu cầu Hs làm bài vào nháp, chữa bài 
- Lớp làm nháp, 4 HS lên bảng chữa 
a. 12,44m = 12 m = 12m 44cm 
b. 7,4 dm = 7 dm = 7dm 4cm 
c. 3,45 km = 3 km = 3km 450 dm 
 = 3450 m 
d. 34,3 km = 34 km = 34km300m 
 = 34300 m
4. Củng cố 
* 432cm = ... 
a. 4,32m.
b. 43,2m.
c. 4320m
- Nhận xét tiết học 
- HS giơ tay chọn ý.
5. Dặn dò
- Về nhà xem trước bài tiếp theo
Mĩ thuật
GV chuyên dạy
 Soạn: 3 / 11 / 2019
Giảng : Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
Thể duc
GV chuyên
Tiết 2
Luyện từ và câu
Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
 	1. Kiến thức 
	- Củng cổ, hệ thống hóa vốn từ về thiên nhiên.
2. Kĩ năng
 - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu ( BT1, BT2).
- Viết đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
3. Thái độ
 *GDMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về MT thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng, nâng cao tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương.
II. Đồ dùng: 
	GV: Bảng nhóm BT2+3
 HS:Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi một số HS đặt câu theo yêu cầu BT 3 tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV chia 4 nhóm, giao việc, phát bảng nhóm.
- Dùng bút chì gạch chân dưới tữ ngữ chỉ bầu trời. Ghi lại những từ so sánh, những từ nhân hoá .
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
 + Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
 + Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/buồn bã/trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sn ca/ghé sát mặt đất/cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở rong bụi cây hay nơi nào đó/
-Những từ ngữ khác:rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn.
* GD : Các bạn nhỏ trong bài văn đã tìm được nhũng từ ngữ rất hay để tả bầu trời mùa thu vì các bạn rất yêu quê hương, yêu môi trường thiên nhiên.Vậy để viết thật hay đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương như yêu cầu bài tập3 chúng ta phải thật yêu quê mình, yêu môi trường thiên nhiên xung quanh.
Bài tập 3: 
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
+Viết 1 đoạn văn tả cảnh đẹp ở địa phương.
+Cảnh đẹp đó có thể là con suối, đồi cây, rẫy cà, rẫy tiêu, ngọn núi 
+ Trong đoạn văn sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở BT, một HS viết vào bảng nhóm.
- GV nhận xét, chữa bài trên bảng nhóm.
4. Củng cố
 - Nhắc lại nội dung bài.
* GDMT: GD tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Dặn HS làm lại BT 3,4 vào vở.
- Hát
- 2 HS nối tiếp đặt câu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
-HS tiếp nối đọc bài văn, lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc yêu cầu BT.
- Các nhóm thảo luận, làm việc theo nhóm vào bảng nhóm. Dùng bút chì gạch chân dưới tữ ngữ chỉ bầu trời. Ghi lại những từ so sánh, những từ nhân hoá vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở BT. 1 HS viết vào bảng nhóm, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại nội dung.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4
Toán
Tiết 42: VIẾT SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (tr. 45)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
	- Biết viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng
	- Vận dụng kiến thức làm các bài tập 1, 2 a, 3. HS năng khiếu làm thêm Bt 2b.
3. Thái độ
	- GD tính cẩn thận, trình bày khoa học. GD học sinh bảo vệ động vật hoang dã.
II.Đồ dùng 
 GV: Bảng phụ BT 3.
 HS: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2. KIểm tra bài cũ.
- Cho làm ý b và ý d bài tập 4 tiết trước.
7,4 dm = ....dm....cm; 34,3km= ...m
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
3.2. Hướng dẫn ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng
 1 tạ = .....tấn ; 1 kg= ....tạ; 1 kg = ...tạ
3.3. Ví dụ
- GV nêu ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5 tấn 132 kg = .... tấn.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
 - GV hướng dẫn cách thực hiện.
3.4. Thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- GV theo dõi giúp học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: (hs làm thêm b)
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu BT.
- Cho hs làm vào vở. Gọi 4 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV theo dõi, giúp HS.
- Nhận xét, chữa.
* GD học sinh bảo vệ động vật hoang dã.
4. Củng cố
- Hệ thống nội dung bài.
- Hướng dẫn làm bài trong VBT.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà làm bài 2 b trong sgk vào vở, và làm bài trong VBT.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS làm bảng con.
7,4 dm = 7dm4cm; 34,3km=34300m
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- 1 tạ = tấn = 0,1 tấn.
- 1 kg = tấn = 0,001 tấn.
- 1 tkg = tạ = 0,01 tạ.
- HS nêu cách làm.
5 tấn 132 kg = tấn = 5,13tấn.
Vậy: 5 tấn 132 kg = 5,13tấn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con.
a) 4 tấn 562kg = 4,562 tấn
b) 3tấn 14 kg = 3,014 kg
c) 12 tấn 6 kg = 12, 006 kg
d) 500 kg = 0, 5 tấn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
a)
2kg 50g=2,050kg; 45kg23g = 45,023kg
10kg 3g = 10,003kg; 500g = 0,5 kg.
b)2 tạ 50kg= 2,5 tạ; 3 tạ 3 kg = 3,03 tạ
 34kg = 0,34 tạ ; 450 kg = 4,5 tạ.
- HS đọc đề bài.
- Cùng tìm hiểu đề bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
 Bài giải
Khối lượng thịt 6 con sư tử ăn 1 ngày :
 9 x 6 = 54 (kg)
Khối lượng thịt 6 con sư tử ăn 30 ngày:
x 30 = 1620 (kg)
 1620 kg = 1,62 tấn.
 Đáp số: 1,62 tấn.
- 1 HS nhắc lại bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 6
Kĩ thuật
 Tiết 9: LUỘC RAU 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau 
 2. Kĩ năng
 - Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình.
 3. Thái độ
	 - Cã ý thøc vËn dông kiÕn thøc ®· häc ®Ó gióp ®ì gia ®×nh nÊu ¨n
II. Chuẩn bị
 GV: Hình trong SGK.
 HS: 
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y – häc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu những nguyên liệu và dụng cụ để nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau
- Yêu cầu học sinh quan sát H1(SGK), đặt câu hỏi để yêu cầu học sinh nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Yêu cầu học sinh quan sát H 2(SGK) và đọc mẫu nội dung mục 1b (SGK) để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2, quan sát H3 để nêu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau.
+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh .
+ Nên cho ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau có màu xanh đẹp .
+ Khi nước thấy sôi hãy cho rau vào.
+ Dùng đũa lật rau 2-3 lần để rau chín đều 
+ Đun lửa thật to và đậy nắp nồi
- Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Yêu cầu HS nêu cách luộc rau đạt yêu cầu :
+ Trước khi luộc rau cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ nào ?
+ Hãy cho biết đun lửa to khi luộc rau có tác dụng gì ?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
4. Củng cố
- Cho hs nhắc cách luộc rau.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Dặn học sinh thực hành luộc rau giúp gia đình và chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, đánh giá bạn.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 2, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện thao tác sơ chế rau.
- Quan sát, đọc thông tin, nêu câu trả lời
- HS nêu cách luộc rau đạt yêu cầu :
- Lắng nghe.
- HS nêu cách luộc rau đạt yêu cầu :
+ Rau luộc chín đều , mềm .
+ Giữ được màu rau 
- HS nhắc lại 
- Về thực hành
 Soạn: 4/ 11 / 2019
Giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
Tập đọc
 Tiết 18: ĐẤT CÀ MAU
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức:
	- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	3. Thái độ: 
	 *GDMT: GD HS hiểu biết về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau; về con người ở đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc. Từ đó thêm yêu quý con người ở mảnh đất này.
II. Chuẩn bị
 	GV: Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh trên MC .
	HS : Tranh bài học SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Cái gì quý nhất ?
+Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
 +Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài
- Treo bản đồ Việt Nam.
- Giới thiệu bài kết hợp chỉ bản đồ vị trí mũi Cà Mau.
3.2. Luyện đọc
- Cho học sinh đọc toàn bài.
- Tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn đọc .
- Cho học sinh chia đoạn và đọc nối tiếp đoạn
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục chú giải, ngắt nghỉ đúng.
- Cho HS đọc theo nhóm 3
- Đọc mẫu toàn bài.
3.3 Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi.
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? 
+Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? 
- Hướng dẫn HS nêu ý đoạn 1+2
 Chốt : Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Hướng dẫn HS nêu ý đoạn 3
 Chốt: Tính cách kiên cường của người Cà Mau
- Đặt tên cho từng đoạn trong bài
- Bài văn nói với chúng ta điều gì?
 Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
* GD thêm yêu quý con người ở mảnh đất này.
3.4. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc bài.
- HS đọc diễn cảm cả bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương những em đọc diễn cảm tốt.
4. Củng cố
- Cho học sinh nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị đọc trước bài tuần sau. 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- 2 HS lên bảng đọc, trả lời câu hỏi
+ Hùng: lúa gạo, Quý: vàng, Nam: thì giờ
+ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất. 
- Nhận xét bạn đọc
- Lắng nghe, quan sát
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Chia bài làm 3 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt)
- Đọc theo nhóm 3
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
trả lời câu hỏi.
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông, rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.
- HS đọc lướt đoạn 2 trả lời câu hỏi +Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. 
+ Nhà cửa dựng dọc các bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì.
- HS thảo luận, nêu
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
- HS thảo luận, nêu.
- Lắng nghe
- HS thảo luận đặt tên cho từng đoạn
(Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau.
 Đoạn 2: Đất, cây cối, nhà cửa ở Cà Mau
 Đoạn 3: Tính cách người Cà Mau)
- HS suy nghĩ nêu nội dung:
- 1 hs nhắc lại
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Nêu giọng đọc cả bài.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét bạn đọc.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 2
Toán
 Tiết 43. VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH 
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức:
	- Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	2. Kỹ năng:
	- Thực hành làm được các bài tập 1, 2. HS năng khiếu làm hết các BT.
	3. Thái độ: 
	- Tích cực, tự giác, hứng thú học tập
II. Chuẩn bị
	GV: 
 HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh làm bài 2b SGK.
2tạ 50kg = .....tạ ; 450kg = ... tạ
- Nhận xét, chữa.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học.
3.2.Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích
- Cho HS nêu lại lần lượt các đơn vị đo diện tích đã học.
km2; hm2 ; dam2 ; m2 ; dm2 ; cm2; mm2 
- Cho HS nêu mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. Gv ghi bảng.
1 km2 =100 hm2; 1hm2 =km2 =0,01km2
1 m2 = 100dm2; 1dm2= m2= 0,01m2
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích: km2, ha với m2 giữa km2 và ha.
1 km2 =1 000 000m2 ; 1ha = 10 000m2 
1 km2 = 100 ha; 1ha = km2 = 0,01km2
* Mỗi đơn vị đo độ dài diện tích gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 0,01 đơn vị liền trước nó.
3.3.Ví dụ
- Nêu VD1 (SGK): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 3m2 5dm2 = ...m2
- Hướng dẫn học sinh phân tích và tự nêu cách giải (như SGK) để được kết quả cuối cùng là: 3m2 5dm2 = 3,05m2
- Tương tự với VD2: 42 dm2 =0,42 m2
3.4. Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm bài bảng con.
- Theo dõi, giúp HS.
- GV nhận xét, chữa.
Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm bài và vở.
- Theo dõi, giúp HS.
- GV nhận xét, chữa.
Bài 3. (HS làm thêm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm bài và vở.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương những hs làm bài nhanh, đúng
4. Củng cố
- Cho hs củng cố bài.
- Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò 	
- Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài trong VBT về nhà.
- Hát.
- HS làm bảng con. 
 2tạ 50kg =2,5tạ ; 450kg =4,5 tạ
- Nghe
- HS nêu lân lượt.
- HSNêu.
- Quan sát
- HS nêu lân lượt
- Thực hiện phân tích, nêu.
3m2 5dm2 = 3,05m2
- Thực hiện phân tích, nêu.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào bảng con.
a) 56dm2 = 0,56m2
b) 17dm2 23cm2 = 17,23dm2
c) 23cm2 = 0,23dm2
d) 2cm2 5mm2 = 2,05cm2
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT2
- Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa.
- Nhận xét bài trên bảng. 
a) 1654m2 = 0,1654 ha
b) 5000m2 = 0,5ha
c) 1 ha = 0,01km2
d) 15ha = 0,15km2
- HS làm xong bài 2 làm tiếp bài 3
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT
- Tự làm bài, nêu kết quả, nhận xét bổ sung
 a) 5,34 km2 = 534ha
b) 16,5m2 = 16m2 50dm2
c) 6,5km2 = 6km2 50ha = 650ha
d) 7,6256ha = 76256m2
- 2 hs nhắc lại cách đổi đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS về ôn lại bài
- Làm bài tập.
Tiết 3
Khoa học
Tiết 17: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
	- Biết cần đối xử như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS.
	2. Kĩ năng:	
 - Xác định được những hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
	3. Thái độ	
 	- Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
 * GDKNS: Kỹ năng thể hiện cảm thông chia sẻ, tránh phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV.
II. Đồ dùng
	GV: Hình trang 36,37sgk. Bộ thẻ hành vi.
 HS: 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
- Em biết gì về HIV/AIDS ?
- HIV lây truyền qua những đường nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.
3.2.Hoạt động 1: Xác định được những hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV bằng hình thức tổ chức trò chơi.
+GV chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử 10 HS xếp thành 2 hàng dọc. Cạnh mỗi đội là hộp đựng thẻ ghi cùng nội dung.
+ GV kẻ sẵn 2 bảng HVI lây truyền/
không lây truyền.
- Tổ chức cho các đội thi tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Kết Luận: HIV không lây qua những đường tiếp xúc thông thường như bắt tay,ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm 
3.3.Hoạt động 2: Giúp HS có thái độ đúng với nhiững người nhiễm HIV qua trò chơi đóng vai: 
- GV nêu luật chơi tình huống.
 Một HS đóng vai bị nhiễm HIV các HS khác sẽ thể hiện thái độ đối với bạn qua việc làm cụ thể.
- Yêu cầu HS thực hiện đóng vai.
- Nhận xét, đánh giá.
Kết Luận: Không phân biệt đối xử đối vơi người nhiễm HIV.
3.4. Hoạt động 3.
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK.
- GV nhận xét, giáo dục HS:* GD lòng nhân hậu, độ lượng, yêu thương giúp đỡ những nạn nhân nhiễm HIV.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong sgk.
4. Củng cố
- Hệ thống bài. 
* GDKNS:Kỹ năng thể hiện cảm thông chia sẻ, tránh phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV
5. Dặn dò
- Dăn HS học thuộc mục Bạn cần biết trong sgk.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS thi giữa 2 đội.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- HS đóng vai bày tỏ thái độ.
- Nhận xét, bổ sung bạn.
- Lắng nghe.
- Nói về nội dung từng hình, hình nào có cách đối xử đúng/ chưa đúng đối với người nhiễm HIV.
- HS báo cáo kết quả.
- HS đọc mục Bạn cần biết trong sgk.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4
Tập làm văn
Tiết 17. LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Biết cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó. 
	2. Kỹ năng:
	- Nêu được lí lẽ dẫn chứng, bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình tranh luận một vấn đề đơn giản.
	3.Thái độ: 
	*GDMT: Gv kết hợp liên hệ về sự ảnh hưởng của MT thiên nhiên đối với cuộc sống con người. (qua BT1)
	 *GDKNS: -Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. Chuẩn bị 
	Giáo viên: Bảng phụ ghi đáp án BT1.
	Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng ở BT 3(tiết TLV trước)
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1: Đọc lại bài Cái gì quý nhất? sau đó nêu nhận xét (SGK).
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3, nêu nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận, đưa ra đáp án ở bảng phụ.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đáp án.
*GDMT: Gv kết hợp liên hệ về sự ảnh hưởng của MT thiên nhiên đối với cuộc sống con người. (qua BT1)
Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn ở câu chuyện trên, nêu ý kiến tranh luận của mình.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3.
- Phân tích, giúp học sinh hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Lưu ý 1 số điểm khi tranh luận (bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận)
- Chia lớp thành các nhóm 3 để học sinh đóng vai.
- Gọi 1 số nhóm đóng vai trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm đóng vai tốt.	
*GDKNS: -Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
Bài tập 3: Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.
a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cần có những điều kiện gì ? Ghi lại câu trả lời đúng và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lí.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân ở VBT bằng cách lấy bút chì đánh số thứ tự các câu trả lời đúng.
- Gọi 1 số học sinh phát biểu.
- Chốt lại bài làm đúng.
ĐK1: Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
ĐK2: Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
ĐK3: Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng
b) Khi thuyết trình, tranh luận người nói phải có thái độ như thế nào? 
4. Củng cố 
- Giáo viên củng cố bài 
- Nhận xét giờ học.
5. D ặn dò
- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài.
- Hát
- 2 HS đọc - Lớp nhận xét bổ xung.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu BT1 và các yêu cầu nhận xét.
- Thảo luận nhóm 3, nêu nhận xét.
- Đại diện nhóm nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, quan sát.
- 1hs đọc lại đáp án.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT 2 và VD mẫu.
- HS thao luận heo nhóm 3.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Đóng vai trong nhóm.
- Đóng vai trước lớp.
- Nhận xét.
- 1 học sinh nêu yêu cầu, nội dung BT3 (a)
- Làm bài váo VBT
- Phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- (bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận)
- Lắng nghe 
- Ghi nhớ.
Tiết 6
Đạo đức
Tiết 9: TÌNH BẠN (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái,giúp đỡ lấn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Kỹ năng:
	- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
	3.Thái độ 
	- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 4.
- Nhận xét, đánh giá .
3. Bài mới 
3.1- Giới thiệu bài
3.2- Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
- Hướng dẫn cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- GV kết luận: Ai cũng có bạn bè.Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được kết giao bạn bè
3.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
- Mời HS đọc truyện.
- Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
+ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
* GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu ,giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
3.4.Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
Kết luận: Bạn bè tốt phải tôn trọng,yêu thương nhau,chia sẻ những vui buồn cùng nhau,Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
4. Củng cố
 - GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. GV ghi bảng. 
- Cho HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò.
- Dặn HS sưu tầm thơ ca,bài hát về tình bạn.Thực hành đối xử tốt với bạn bè.
- Hát
- 1em nêu.
- Lớp nhận xét bổ xung.
- HS thảo luận nhóm 2. nêu ý kiến.
- Nghe và nhắc lại.
- 1-2 em đọc, quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm 2.
- Lần lượt các nhóm nêu két quả thảo luận.
- Nghe và nhắc lại.
- HS trao đổi với bạn và giải thích tại sao.
-HS trình bày.
- Nghe.
- HS lần lượt nêu.
- Liên hệ.
- 2, 3 em đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Soạn : 5 / 11 / 2019
Giảng : Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
Luyện từ và câu
 Tiết 18. ĐẠI TỪ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danhbtừ, độngntừ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụng động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế, bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần.
3. Thái độ:
	*GDĐĐ HCM: GD tình cảm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc