Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

- Kiến Thức:

 HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản.

 - Kĩ Năng:

 Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Làm bt1, 2, 3, 4 a,c.

- Thái Độ:

 Ý thức tự giác học tập, tính chính xác khi làm toán.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ, bảng con

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 Giáo viên Học sinh

1. Ổn định: (1’)

2. Bài cũ: (4’)

- Gọi HS lên bảng viết số thập phân vào chỗ chấm.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

3. Bài mới: (30’)

 a) GTB

- Trực tiếp

-Dẫn dắt ghi tên bài.

b)Luyện tập:

+Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

-Để thực hiện bài tập này em làm như thế nào?

- Gv nhắc hs bước đổi hổn số làm ra nháp

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

+ Bài 2:

-Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi.

+ Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài

- Gv hướng dẫn hs đổi các đv m về km

Bước trung gian làm ra nháp

Mẫu:

a) 3km245=3 km= 3,245km

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét ghi điểm.

+ Bài 4:

-Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.

*Theo em cách làm bài này thế nào?

- Gv chia lớp làm 4 nhóm

- Gdhs làm toán cẩn thận.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương

4. Củng cố; (5’)

- Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.

- Nhắc HS làm bài ở nhà.

- Gv nhận xét tiết học.

 

doc 40 trang loandominic179 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
(Từ 24/10/ -> 28/10/2016)
T/ngày
Tên môn
Tiết
Tên bài dạy
Đ/chỉnh
T/hợp
HAI
24/10
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử 
 Đạo đức
9
17
41
9
9
Tuần 9
Cái gì quý nhất 
Luyện tập
Cách mạng mùa thu 
Tình bạn (tiết 1)
Bỏ bt 4b,d (T)
KNS(Đ)
BA
25/10
Thể dục LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật 
17
17
42
17
9
ĐT chân, ôn - TC: “Dẫn bóng”
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Viết các số đo... số thập phân
Thái độ với người ...HIV/AIDS
Luộc rau
Bỏ bt2b(T)
BVMT
(LTVC)
KNS
(KH)
TƯ
26/10
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý
Âm nhạc
18
17
43
9
9
Đất Cà Mau
Tiếng đàn Ba –la-lai –ca Đà 
Viết các số đo... số thập phân
Các dân tộc và dân cư
Bài hát: “Những bông bài ca”
Bỏ bt3(T)
BVMT
(TĐ)
BVMT
(ĐL)
NĂM
27/10
Thể dục TLV
Toán
Khoa học 
K/chuyện 
18
 17
44
18
9
Ôn 3 đông tác - TC “Ai ...khéo.”
Luyện tập thuyết trình luận
Luyện tập chung 
Phòng tránh bị xâm hại 
Kể chuyện được ...tham gia 
Bỏ bt4(T)
Thay bài #
KNS(KH và TLV)
BVMT
(KC)
SÁU
28/10
TLV
Toán
LTVC
Mỹ thuật
Sinh hoạt
18
45
18
9
9
Luyện tập thuyết trình ...luận
Luyện tập chung
Đại từ
Thường thức mỹ thuật...
Tuần 9
Bỏ Bt 2
Kí duyệt của BGH (khối trưởng)
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
+ Kĩ Năng:
 - Hs đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm toàn bài;
 - Hs đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật;
 - Diễn tả sự tranh luận sôi sục của 3 bạn: Giọng giảng giải ôn tồn rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
+ Kiến Thức: 
 Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: Tranh luận, phân giải 
 - Nắm được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.
 Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3;
+ Thái Độ: 
 Yêu quý tất cả các sản phẩm từ lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổnđịnh: (1’)
2. Bàicũ: (4’)
- GV gọi3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ - đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài: Trước cổng trời vàg trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu 
+ Luyện đọc.
* Gv gọi hs đọc toàn bài.
* H: Bài này chia mấy đoạn?
** Gv gọi 3 hs đọc nối tiếp 
- Gv phát hiện sửa sai, ngắt câu của hs.
- Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sôi nổi, quý, hiếm .
** Gv gọi hs luyện đọc lần 2
- Hướng dẫn hs giải nghĩa từ (SHS )
+ Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
* Tổ chức thi luyện đọc theo cặp 
- Gv nhận xét, tuyên dương 
+ Gv đọc toàn bài :
- Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật 
C) Tìm hiểu bài.
+ Gv y/c hs đọc lướt đoạn 1,2 
** Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
* Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để baỏ vệ ý kiến của mình như thế nào?
(Khi HS phát biểu GV nhớ ghi tóm tắt ý các em đã phát biểu).
+ Gv y/c hs đọc lướt đoạn 3
** Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
* Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
* Nêu nội dung chính của bài?
- GV hướng dẫn thêm, rút ra nd bài
d) Đọc diễn cảm.
 - GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng 
- GV đọc mẫu đoạn văn một lần.
- Cho hs luyện đọc theo tổ 
- Thi đọc diễn cảm 
+ Gv cho hs phân vai đọc bài 
- GV nhận xét.
4. Củng cố: (5’)
*Gv gọi 2 hs đọc lại nd bài 
- Gdhs biết quý trọng hạt gạo, tránh lãng phí.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài: Đất Cà Mau 
Báo cáo, hát.
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
- 1 hs nối tiếp 
- 3 đoạn 
Đ1: Một hôm .sống được không?
Đ2: Quý & Nam Phân giải.
Đ3: Nghe xong .vô vị mà thôi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi em đọc một đoạn.
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi em đọc một đoạn 
-1 Hs đọc chú giải.
-2 HS giải nghĩa từ.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc bài 
- 6 cặp thi đua 
-HS bình bầu nhận xét
- HS nghe 
- Lớp đọc thầm, nêu:
- Hùng quý nhất là lúa gạo.
- Quý: Vàng quý nhất.
-Nam: Thì giờ là quý nhất.
-Hùng: Lúa gạo nuôi con người.
-Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua được lúa gạo.
-Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- Lớp đọc thầm.
-Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
-Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
- Khẳng định: người lao động là quý nhất 
-Hs nhắc lại nd bài
-HS đọc đoạn theo hướng dẫn.
* HS thi đọc
- Hs bình bầu
- Lớp đọc phân vai.
- Học sinh nêu.
- Nghe và làm theo.
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiến Thức: 
 HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản.
 - Kĩ Năng: 
 Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Làm bt1, 2, 3, 4 a,c.
- Thái Độ: 
 Ý thức tự giác học tập, tính chính xác khi làm toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng phụ, bảng con	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) 
- Gọi HS lên bảng viết số thập phân vào chỗ chấm.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
 a) GTB
- Trực tiếp 
-Dẫn dắt ghi tên bài.
b)Luyện tập:
+Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Để thực hiện bài tập này em làm như thế nào?
- Gv nhắc hs bước đổi hổn số làm ra nháp 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2:
-Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi.
+ Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Gv hướng dẫn hs đổi các đv m về km 
Bước trung gian làm ra nháp 
Mẫu:
a) 3km245=3km= 3,245km
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét ghi điểm.
+ Bài 4:
-Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.
*Theo em cách làm bài này thế nào?
- Gv chia lớp làm 4 nhóm 
- Gdhs làm toán cẩn thận.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố; (5’)
- Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.
- Nhắc HS làm bài ở nhà.
- Gv nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
 - Dặn về chuẩn bị bài sau: Viết các số ...
- Chuyển tiết.
**1HS lên bảng viết: 
6m5cm= 6,05m;
10dm2cm= 10,2 dm
5km 75m = 5,075 km
- Lớp làm vào nháp.
** Nhắc lại tên bài học.
*1HS đọc yêu cầu của bài tập
* Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng số thập phân.
** 3HS lên bảng làm, lớp nháp.
a) 35m3cm = 35,03.m
b)51m 3cm = 51,03 m
c) 14m 7cm =14,07 m
-Nhận xét, sửa bài.
-Làm việc theo nhóm đôi.
316 cm= 3,15m
234cm = 2,34m
506cm = 5,06m
34dm =3,4 m
* 1hs đọc bài
** 2 hs lên bảng , hs làm vở 
b) 5km 34m= 5,043 km 
c) 307m = 0,307 km
-Đổi vở kiểm tra cho nhau.
** Một số HS đọc kết quả.
- Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
- Đây là bài toán ngược lại của bài toán 1.
- Làm theo đúng thứ tự ngược lại.
- Đưa về hỗ số.
- Đưa về số đo có đơn vị phức hợp hoặc đơn vị đơn.
- Hs làm bài theo nhóm.
a) 12,44m = 12m 44cm
c) 3,45km =3450m
-Đại diện nêu, lớp nhận xét bổ sung.
* 3hs nối tiếp nêu lại các cách đổi đv đo từ số lớn sang số nhỏ & ngược lại.
- Nghe và làm theo lời dặn của giáo viên.
Tiết 4
LỊCH SỬ
 CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU:
- Kiến Thức: 
 Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuôc cách mang này được gọi là Cách mạng tháng tám.
 - Tiêu biểu cho Cách mang tháng tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19 - 8 trở thành ngày kỷ niệm của cách mạng tháng 8.
- Kĩ Năng: 
 Nêu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8;
- Thái Độ: 
 GDHS có thái độ học tập tốt góp phần xây dựng đất nước,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Bản đồ hành chính VN.
 - Ảnh tư liệu về cách mạng tháng 8;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
 Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
- Trong những n ăm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ An diễn ra điều gì mới?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài mới (1’).
-GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
b) Tìm hiểu bài (29’).
* Hoạt động 1: (7’) Thời cơ cách mạng.
-GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu
- Tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945 quân phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng đồng minh 
- GV gơi ý: Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
* Hoạt động 2: (8’) 
 Khởi nghĩa giành chính quyền ở HN ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HS.
- GV nếu vấn đề: Nếu cuộc khởi nghĩa này không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác dụng như thế nào đến tinh thần cách mang của nhân dân cả nước?
- GV tóm tắt ý kiến của HS.
* Hoạt động 3: (8’) 
 Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
** Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
- GV yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
- GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương.
- Gv nhận xét tuỵên dương 
* Hoạt động 4: (6’) 
 Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng 8.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8. Các câu hỏi gợi ý:
+Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8?
+Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV kết luân về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng tám.
* Vì sao mùa thu 1945 được gọi là Mùa thu cách mạng?
** Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta?
4. Củng cố: (5’)
* Gv goị 2 hs đọc lại nd bài 
* Cách mạng tháng 8 thành công có ý nghĩa gì trong lịch sử cách mạng nước ta?
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học thuôc bài 
- Tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà 2-9-1945. 
5. Dặn dò; (1’)
- Chuẩn bị bài sau học.
- Chuyển tiết.
** 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Hs nêu...
- Nghe, nhắc lại.
* 1 HS đọc thành tiếng phần cuối năm 1940 , và nhất là Hà Nội.
-HS thảo luận tìm câu trả lời.
+ Đảng ta xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì: Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta, tháng 8 /1945 quân Nhật ở Châu Á thua trận 
-HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS nêu trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội, các HS cùng nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau.
* 1 HS trình bày trước lớp,
- HS cả lớp theo dõi và bổ sung 
* Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-HS trao đổi với bạn và nêu: 
+ Hà Nôi là nơi có cơ quan đầu não của giăc, nếu Hà Nội không dành được chính quyền thì việc dành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
** Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh dành chính quyền.
-Nghe.
- Đọc SGK và nêu: Tiếp sau HN lần lượt đến Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), Và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công.
-Một số HS nêu trước lớp.
- Hs lần lượt liên hệ 
-HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi gơi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8.
-Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mang và chớp được thời cơ ngàn năm có một.
-Cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.
-HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
+Vì mùa thu này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ nhân dân ta đã đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Từ mùa thu này, dân tộc ta từ một dân tộc nô lệ hơn 80 năm trở thành dân tộc độc lập tự do.
-Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- 2 hs nối tiếp đọc.
- Hs nêu...
- Nghe và làm theo.
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN ( T1)
I) MỤC TIÊU:
- Kiến Thức:
 Ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
 Bạn bè cần đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
 - Kĩ năng: 
 Cư xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
 - TĐ: 
 Gdhs tình thân ái , đoàn kết bạn bè.
- Biết được một số biểu hiện về tình bạn tốt.
- Nêu được sự cần thiết của tình bạn tót trong học tập và rèn luyện.
*. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: 
KN tư duy phê phán
KN ra quyết định phù hợp trong ác tình huống có liên quan tới bạn bè.
KN giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
KN thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
**. PP-KT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm.
Xử lí tình huống
Đóng vai.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân. Tranh trong skg.
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
GV
HS
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (4’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nêu những việc làm thể hiện việc biết giữ gìn các truyền thống về gia đình, dòng họ, tổ tiên.?
- GV nhận xét tuyên dương..
3. Bài mới: ( 25’)
a. GT bài : Cho hs quan sát tranh và giới thiệu bài, ghi tựa bài .
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
+ Cả lớp hát bài ; ‘‘Lớp chúng ta đoàn kết’’
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
+Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ?
- Lần lượt HS trả lời câu hỏi .
+ Nhận xét rút kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ND truyện đôi bạn.
* GV đọc 1 lần truyện đôi bạn.
- Mời 1 HS lên đóng vai theo truyện đôi bạn.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi ở tranh 17, SGK.
- Yêu cầu HS trả lời.
+ Nhận xét, rút kết luận: Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
+ Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Trao đôi những việc làm của mình với bạn bên cạnh.
-Mời HS trình cách ứng xử trong mọi tình huống và giải thích lí do.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét. Cho các em liên hệ với việc làm cụ thể.
+ Nhận xét rút kết luận:
- a: chúc mừng bạn; b: an ủi động viên giúp đỡ bạn; c: bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn giúp đỡ; d: khuyên ngăn bạn . 
* Hoạt động 4: Củng cố
+ Yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
-Ghi các ý kiến lên bảng.
- Cho HS nhận xét. 
- Tổng kết rút kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là : tôn trong, chân thật, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cung nhau, 
- Cho các liên hệ liên hệ ở trường lớp.
4. Củng cố: (5’)
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Liên hệ đối xử với bạn xung quanh.
 Chuẩn bị bài tiết sau học.
- Chuyển tiết.
**2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
+ Quan sát tranh nêu đầu bài.
* 1 hs nhắc lại 
+ Quản ca bắt nhịp cho lớp hát.
- Thảo luận trả lời cá nhân theo câu hỏi.
+ Tinh thần đoàn kết của các bạn thành viên trong lớp.
+ Nêu...
+ Mọi việc sẽ trở nên buồn chán vì không có ai trao đổi trò chuyện cùng ta.
- Có quyền, từ quyền của trẻ em.
- HS trả lời, nhận xét.
+ 3,4 HS nêu lại kết luận.
* HS lắng nghe.
- Nêu tên nhân vật có trong truyện và những việc làm của bạn.
- 1 HS đóng vai.
- Đọc câu hỏi SGK.
- Hs trả lời.
- Nhận xét rút kết luận.
* 3HS nêu lại kết luận.
+HS làm việc cá nhân.
-Trao đổi việc làm của mình cùng bạn.
- 4 HS nêu cách xư trong mọi tình huống.
- HS nhận xét.
* Nêu những việc làm cụ thể của bản thân em đối với các bạn trong lớp, trương, ở nơi em ở.
* 3 HS lần lượt lên bảng trình bày các tình bạn đẹp.
-3 HS nhắc lại những việc làm cụ thể.
-Liên hệ bằng việc làm cụ thể.
* 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- Sưu tầm thơ, chuyện kể cho bài học sau.
____________________________________________________
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
TIẾT 1
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC CHÂN, ÔN 
 TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG”
_________________________________________________
Tiết 2
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- KT: 
 HS mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm (Thiên nhiên); Biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (Bầu trời, dòng sông, ngọn núi ) Theo những cách khác nhau để diễn đạt cho ý sinh động;
- KN: 
 Biết viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.Tìm được các từ ngữ thể hiện so sánh, nhân hoá trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (bt1, 2)
 - TĐ:
 Gdhs tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -Bút dạ, giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ; (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Y/c hs đặt câu để phân biệt nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa mà em biết?
- Nhậ xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài (1’).
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Hoạt động 1: HD làm bài 1 và 2.
- Cho HS đọc bài 1.
- Cho HS nêu yêu cầu bài 2.
- Cho lớp thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
-Tìm những t/ngữ tả bầu trời trong bài vừa đọc?
- Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh?
- Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá?
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Những từ ngữ tả bầu trời: Bầu trời mùa hè” rất nóng...ngọn lửa”
- Còn buổi sáng tháng chín....tới phương Bắc...
+ Những từ thể hiện sự so sánh:
+Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá.
- Gdhs yêu cảnh đẹp đất nước, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
HĐ2: HDHS làm bài 3.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- GV giao việc: Các em cần dựa vào cách dùng từ ngữ trong mẩu chuyện trên để viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh ở quê em hoặc nơi em đang sống.
* Gv gọi 3-5 hs đứng tại chỗ đọc bài 
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn đúng, hay.
- Liên hệ, gdhs theo nội dung đoạn văn.
4. Củng cố; (5’)
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn nếu ở lớp viết chưa xong. 
5. Dặn dò: (1’)
 - Về nhà đọc bài làm bài
Chuẩn bị bài sau.
- Chuyển tiết.
** 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Nghe, nhắc lại tựa bài.
* 3 HS đọc bài Bầu trời mùa thu.
**1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Làm việc theo nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.
* Hs trình bày kết quả, lơp nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, nhắc lại.
- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
-Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
-Bầu trời dịu dàng.
-Bầu trời buồn bã.
-Bầu trời trầm ngâm.
- Bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca.
-Bầu trời cúi xuống lắng nghe .
- Nghe.
* 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân. 
- Một số em đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
-Lớp nhận xét.
Hs nghe.
* Nhắc lại nội dung bài vừa học.
- Làm theo lời dặn. 
Tiết 3
TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG 
DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
 Nắm được Bảng đơn vị đo khối lượng.
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị khối lượng.
2. Kĩ Năng: 
 Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Làm bt 1, 2a, 3.
 3. Thái Độ: 
 Áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày;
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng đơn vị đo khối lượng.
 - Bảng phụ viết sẵn: Điền vào chỗ trống.
 1 tạ = . tấn
 1kg = tấn
 1kg = tạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổnđịnh: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra một số bài về nhà của HS.
- Nêu cách đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bàimới: (30’)
GTB, ghi tên bài (1’).
b) Hướng dẫn tìm hiểu 
+ Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Gọi 1HS lên bảng phụ làm bài, lớp nháp.
-Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền kề nhau có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ Giới thiệu cách làm bài mẫu.
- Nêu ví dụ: SGK
-Viết bảng: 
5 tấn132kg = tấn
- Gv hướng dẫn hs dựa vào cách đổi đơn vị đo độ dài để thực hiện 
- Gv nhận xét sửa
Bài 1: Viết các số đo dưới dạng số thập phân
- Gọi HS lên bảng làm, lớp nháp.
- Gdhs làm toán cẩn thận.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập.
Nêu cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Dạng toán giải 
* Gv gọi 1 hs đọc bài 
** Bài cho biết gì? 
** Bài toán hỏi gì?
-Bài toán thuộc dạng toán nào?
-Tính chất quan hệ tỉ lệ ở trong bài toán?
-Có mấy cách trình bày bài giải?
-Gọi HS lên bảng làm.
- GDHS làm toán cẩn thận, chính xác.
- Nhận xét một số vở.
4. Củng cố; (5’)
- Gọi HS nêu những kiến thức đã học trong tiết học.
- Gv nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị bài : Viết các số đo diện tích 
- Chuyển tiết
- HS nộp vở chấm điểm, 1 em lên sửa bài về nhà.
** 3 hs nêu
- Nhắc lại tên bài học.
*1HS lên bảng làm vào bảng phụ, lớp nháp.
1 tấn = 10tạ 
1 tạ = 0,1 tấn ; 1kg = 0,001 tấn 
1kg = 0,001 tạ 
- Nhận xét sửa bài.
** Hơn kém nhau 10 lần.
- Qs 
-Nghe.
-HS tự làm bài, 1 hs lên bảng , lớp nháp 
-Thực hiện tương tự với 
5tấn 1 32kg = 5, 132 tấn
* 1HS đọc đề bài.
** 4HS lên bảng làm, lớp nháp.
a) 4 tấn562kg= 4,562 tấn
b) 3tấn 14 kg = 3,014 tấn 
c) 12 tấn 6 kg = 12,006 tấn 
d) 500 kg = 0,500 tấn 
-Nhận xét sửa bài.
* 1HS đọc yêu cầu.
* 2HS nêu: Đưa về dạng hỗ số theo đơn vị đã cho.
- Dựa vào khái niệm số thập phân để viết số đo dưới dạng số thập phân
** 4 HS lên bảng làm, lớp làm bài theo nhóm đôi.
a) Có đơn vị là kg.
2kg50g = 2,050 kg
45kg23g = 45,023 kg
10kg3g= 10,003kg
-Nhận xét bài làm của bạn.
-1HS đọc to.
- Có 6 con hổ 
- 1 con : 9 kg 
- 30 ngày: kg?
* Tỉ lệ thuận 
* Hs nêu...
* Có 2 cách 
* 1HS lên bảng giải.
-Lớp làm bài vào vở.
Giải :
6 con một ngày ăn hết số kg thịt là: 
6 x 9 = 54 ( kg)
30 ngày cần số thịt là:
54 x 30 = 1720 ( kg) = 1,720 tấn
 Đáp số : 1,720 tấn
- Nhận xét bài làm trên bảng.
* 3 hs nêu laị các đơn vị đo khối lượng đã học & mối liên hệ giữa chúng.
Nghe và làm theo.
Tiết 4 
KHOA HỌC
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV /AIDS
I. MỤC TIÊU:
- Kiến Thức:
 - Giúp hs biết:
 + Xác định các hành vy tiếp xúc thông thường không lây nhiễn HIV.
+ Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Kĩ Năng: 
 Hs hiểu bài và biết giúp đỡ những gia đình có người bị nhiễm HIV,
- Thái Độ: 
 Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình họ, 
*. Các KNS cơ bản được GD:
KN xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
KN thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt, kì thị với người nhiễm HIV. 
**. PP_KT tích cực có thể sử dụng
- Trò chơi, đóng vai, thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình 36, 37 SGK.
 - 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
 - Giấy và bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GV
HS
1. Ổn định: (1’)
2. Bàicũ: (4’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Bệnh HIV /AIDS là gì?
- Nêu cách phóng chống căn bệnh này?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: ( 30’)
a) Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu, ghi bảng. 
b) Hướng dẫn tìm hiểu :
* Hoạt động 1: (10’): 
 Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền ”
- Chia lớp thành 2 đội – nêu yêu cầu.
-Thi viết các hành vi có nguy cơ nhiễm HIV, và hành vi không có nguy cơ lây nhiễm.
-Trong thời gian 3 phút đội nào ghi được nhiều đội thắng
* Cho HS trình bày.
Nhận xét kết quả chung của hs trên bảng.
-KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ăn cơm cùng mâm ,
* Hoạt Động 2: (9’) 
 Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” 
- Mời 5HS tham gia đóng vai: 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4HS thể hiện hành vy ứng xử.
HS1: HS nhiễm HIV mới chuyển đến.
HS 2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.
HS 3: Đến gần người bạn mới đến học định làm quen. Sau khi biết bạn bị nhiễm lại thôi.
HS 4: Đóng vai giáo viên sau khi biết định chuyển em đi lớp khác.
HS 5: Thể hiên thái độ thông cảm, giúp đỡ.
-Tạo điều kiện cho hs sáng tạo trong đóng vai.
-Yêu câu HS đóng vai.
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận: 
+Các em nghĩ thế nào về cách ứng xử?
 + Các em thấy người bị nhiễm HIV cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống (Câu này nên hỏi người nhiễm HIV trước)
- Các nhóm ttrình bày trình bày ý kiến.
- GV nhận xét.
*Hoạt Động 3: (10’) Quan sát thảo luận
- Cho HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: 
 - Nội dung của từng hình?
 - Theo bạn các bạn trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ? 
 - Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ ntn? Tại sao?
-Nhận xét tổng kết chung.
- KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người bị nhiễm HIV có quyền được sống trong môi trường có sự hỗ trợ và thông cảm của mọi người. Không phân biệt đối xử với họ.
4. Củng cố: (5)
- Nêu lại nội dung bài .
- Cho hs liên hệ thực tế, gdhs biết cảm thông, chia sẽ với những người bị nhiễm HIV.
- Nhận xét tiết học,
5. Dặn dò: (1’)
 - Dặn về chuẩn bị bài sau học.
- Báo cáo, hát.
* 2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nêu...
- HS nêu...
-Nhận xét.
-1 hs nhắc lại 
- HS chơi trò chơi thành 2 nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc dưới sự HD của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày.
* 3 HS nêu lại kết luận.
- Các hs đóng vai thể hiện.
- Lần lượt các HS nêu hành vi ứng xử.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày trước lớp: về hành vi ứng xử
-Nhận xét hành vi ứng xử của các bạn.
- Thảo luận theo bàn.
- Quan sát các hình trang 36, 37 SGK trả lời câu hỏi.
-Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi.
- Thuyết trình và trả lời theo nội dung các bức tranh.
- Nêu các tình huống cư xử.
- Nêu ý kiến thái độ cần đối xử đúng với người bị nhiễm HIV.
- Nhận xét các nhóm trả lời.
Nhắc lại.
* 3 HS nêu lại ND.
- Liên hệ thực tế hành vi ứng xử người bị nhiễm HIV.
- Nghe và làm theo.
Tiết 5
KỸ THUẬT
LUỘC RAU
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
2. Kĩ Năng:
 - Biết liên hệ việc luộc rau ở gia đình.
3. Thái độ
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp mẹ nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một loại rau thông thường còn tươi, non.
 - Bếp, nồi, rá, chậu, đũa, đĩa để luộc rau
 - Phiếu học tập, hình trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
- Giới thiệu bài và mục đích bài học
 *Hoạt động 1(7’):
 TÌM HIỂU CÁCH THỰC HIỆN 
CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ LUỘC RAU
- GV yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị luộc rau.
- Đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách sơ chế rau ở bài 8.
- Gọi Hs lên bảng thực hiện thao tác cách sơ chế rau trước khi luộc.
- GV theo dõi và uốn nắn.
GV giảng thêm đối với những loại rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô - ve nên ngắt hoặc cắt, thái nhỏ sau khi đã rửa sạch rau để giữ gìn chất dinh dưỡng.
- GV nhận xét kết luận hoạt động 1
* Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu cách luộc rau
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3 SGK
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau.
Lưu ý:
+ Cho nhiều nước khi luộc rau.
+ Ch ít muối hoặc bột canh vào nuớc luộc.
+ Đun nước sôi mới cho rau vào.
+ Sau khi cho rau vào, cần lật 2, 3 lần.
+ Đun to đều lửa.
+ Nếu luộc rau muống có thể cho, sấu vào nước luộc tiếp sau khi vớt rau ra.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về những nội dung chuẩn bị cách luộc rau.
- Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3 (7’) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
GV dựa vào câu hỏi trang 39 để đánh giá kết quả học tập
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập
4. Củng cố: (5,)
 - GV nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
 - Chuẩn bị bài sau
Hs nghe 
** HS nêu những công việc đã tìm hiểu ở gia đình.
* HS kể tên những nguyên liệu chính và cách chuẩn bị ở gia đình.
- HS quan sát hình 2 và đọc nôi dung mục 1b SGK.
* HS thực hiện thao tác sơ chế rau. Chú ý những thao tác ngắt cuống rau muống; cắt rau cải thành những đoạn ngắn; tước sơ quả đậu cô - ve.
- Nghe.
- HS đọc SGK và nhớ lại cách luộc rau ở nhà
HS lắng nghe để thực hiện.
- HS chia nhóm và thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* 2 HS lên bảng thao tác.
- Theo dõi.
HS tự đánh giá kết quả 
- Nghe
Lớp nhận xét
____________________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
ĐẤT CÀ MAU
I. MụC TIÊU:
- Kĩ Năng: 
 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm xúc làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cương của người Cà Mau;
 + Đọc diễn cảm toàn bài;
- Kiến Thức: 
 Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phầnhun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau (Trả lời được các câu hỏi trong sgk).
- Thái Độ: 
 Gdhs hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau cũng như con người ở nơi đây. Giúp các em thêm yêu quý con người và vùng đất này;
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh họa sgk
 -Tranh ảnh vùng đất Cà Mau 
 - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (4’) 
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ
Y/c 3hs đọc nối tiếp từng đoạn trong và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài (1’).
- Gv sử dụng tranh minh họa 
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Phát triển bài 
+ Luyện đọc; (10’)
* Gv gọi 2 hs đọc toàn bài.
- Bài nà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van_h.doc