Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

 (Theo Nguyễn Phan Hách)

A/ Mục tiêu:

 1)Đọc trôi chảy toàn bài

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

 2)Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

 -Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

 3)Giáo dục HS biết bảo vệ rừng.

B/ Đồ dùng dạy học:

 -Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng.

C- Các PP & KT dạy học:

 - Trao đổi, thảo luận.

 - Động não /Tự bộc lộ.

 - Đọc sáng tạo.

 

doc 36 trang loandominic179 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 08
	I./Mục tiêu:`
 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 07 và triển khai công tác của tuần 08.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cần làm trong tuần :
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 08
 - Lao động dọn vệ sinh khung viên sân trường. 
 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - Các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (chiều thứ năm).
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016
Tiết 3 : Tập đọc 
Kì diệu rừng xanh
 (Theo Nguyễn Phan Hách)
A/ Mục tiêu:	
 1)Đọc trôi chảy toàn bài
 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
 2)Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
 -Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
 3)Giáo dục HS biết bảo vệ rừng.
B/ Đồ dùng dạy học:
 -Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng.
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Trao đổi, thảo luận.
 - Động não /Tự bộc lộ.
 - Đọc sáng tạo.
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I - Ổn định tổ chức: 
 II - Kiểm tra bài cũ :
H: Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắng bó giữa con người với thiên nhiên.
H: Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào?
 -GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được theo chân nhà văn Nguyễn Phan Hách đi thăm rừng xanh. Trong rừng có những gì đẹp? Các con thú ra sao? Cây cối thế nào? Tất cả các câu hỏi đó sẽ được thể hiện qua bài “ kì diệu rừng xanh”.
 2) Luyện đọc:
HĐ1: Gọi một HS khá (giỏi) đọc bài.
HĐ2: GV chia đoạn: 3 đoạn.
 - HS đọc nối tiếp.
 - Luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, mải miết 
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
HĐ3: GV đọc diễn cảm toàn bài.
 3) Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1.
H: Những cây nấm rừng đã khiến cho tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào
-Cho HS đọc đoạn 2, 3.
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Hãy nói cảm nghỉ của em khi đọc đoạn văn trên?
(GV gợi ý để HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ rừng)
4) Luyện đọc diễn cảm:
- GVhướng dẫn HS đọc.
- GV viết đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và hướng dẫn HS cách đọc
- GV đọc mẫu đoạn văn 1 lần
IV- Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị trước bài: Trước cổng trời
1/
4/
1/
12/
11/
8/
3/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
Câu thơ: “Chỉ có tiếng đàn ngân nga sông Đà” thể hiện gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 
 -Nói lên sức mạnh “Dời non lấp biển” của con người có thể làm nên những điều bất ngờ, kì diệu.
-HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
 -Cả lớp đọc thầm.
 -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
 -HS đọc đoạn nối tiếp.
 -HS luyện đọc từ ngữ.
-Một HS đọc chú giải.
 -Cả lớp theo dõi.
 -Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Nhìn cây nấm rừng mọc suốt dọc lối đi, tác giả nghĩ đó như một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một toà kiến trúc. Tác giả nghĩ mình như người khổng lồ lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
 -Cảnh vật trong rừng trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp lảng mạn thần bí của truyện cổ tích.
-Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 -Những con thú được miêu tả: 
 *Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
 *Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng.
 -Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
 -Vì có sự hoà quyện của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn: Thảm lá vàng dưới gốc, lá vàng trên cây. Những con mang lẫn vào sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi.
 -HS phát biểu tự do.
- Chú ý lắng nghe để cảm thụ được nội dung từ đó có ý thức bảo vệ rừng
-HS đọc đoạn theo hướng dẫn.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016
Tiết 4 : Toán
Số thập phân bằng nhau
A/ Mục tiêu :
- Rèn HS viết số TP bằng nhau nhanh,thành thạo .
- Giúp Hs biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số TP thì giá trị của số TP không thay đổi.
B/Đồ dùng dạy học :
 	1 – GV : Phấn màu .
 	2 – HS : VBT.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng chữ bài 4 .
 - Nhận xét, sửa chữa .
II – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
2– Hoạt động : 
 *HĐ 1 : Phát hiện đặt điểm của số TP khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải ở số TP đó .
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các Ví dụ để rút ra nhận xét .
- Cho HS nêu Ví dụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên .
- Cho HS nêu ví dụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên .
*Chú ý : Số tự nhiên được coi là số TP đặt biệt .
 *HĐ 2 : Thực hành : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2: Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra
III– Củng cố :
- Nêu cách viết số TP bằng nhau ? 
IV– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài sau: So sánh hai số TP .
4/
1/
15/
16/
3/
1/
- HS lên bảng .
- HS nghe .
- HS nghe và mở SGK
- 9dm = 90 cm .
 Mà 9dm = 0,9 m . 90cm = 0,90m .
Nên 0,9m = 0,90m .
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 .
* Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 số TP thì được 1 số TP bằng nó .
- Ví dụ: 8,75 = 8,750= 8,7500= 8,75000.
* Nếu 1 số TP có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được 1 số TP bằng nó .
- Ví dụ :12,000 =12,00 =12,0=12
- Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP để các số TP viết dưới dạng gọn hơn .
a) 7,800 = 7,8 ; b) 2001,300 = 2001,3
 64,9000 = 64,9 ; 35,020 = 35,02
 3,0400 = 3,04 ; 100,0100 = 100,01
- Nhận xét bài làm của các bạn
- HS nêu yêu cầu đề bài.
+ Thực hành làm bài tập 2 
- HS nêu 
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016
Tiết 5 : Đạo đức 
Bài : Nhớ ơn tổ tiên ( Tiết 2 )
 * Mục tiêu và sự chuẩn bị : (Như ở tiết 1)
Hoạt động của GV 
TL
Hoạt động của HS 
I/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu nội dung nghi nhớ ở tiết 1 
- Nhận xét.
II / Bài mới :
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
HĐ1:Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Bài tập 4 SGK) .
*Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức về cội nguồn. 
*Cách tiến hành : -Cho các đại diện nhóm lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu nhập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương . 
- Cho HS thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau: 
+Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên ?
+Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 hằng năm thể hiện điều gì ?
- GV kết luận về ý nghĩa cửa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương .
HĐ2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (Bài tập 2SGK) .
*Mục tiêu :HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó .
*Cách tiến hành : - GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
-GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm :
+Em có tự hào về các truyền thống đó không?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? 
-GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó .
HĐ3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên (Bài tập 3 SGK ).
*Mục tiêu :Giúp HS củng cố bài học .
*Cách tiến hành: - Mời một số HS trình bày.
- Cho cả lớp trao đổi, nhận xét .
-GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm 
-GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK .
III/ Củng cố - dặn dò:
 HĐ nối tiếp : Về nhà mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn SGK .
4/
1/
12/
12/
08/
03/
- HS nêu .
- HS nghe và mở SGK
- Đại diện nhóm lên giới thiệu các tranh 
- HS thảo luận cả lớp.
-Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp.
-HS trả lời câu hỏi. 
-HS lắng nghe.
-HS trình bày trước lớp .
-Lớp trao đổi, nhận xét .
-HS đọc phần ghi nhớ SGK .
-HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 25/10/2016
Tiết 1 : Toán
So sánh hai số thập phân
A/ Mục tiêu :
- Giúp HS biết cách so sánh hai số TP và biết sắp xếp các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
-Giúp HS so sánh 2 PS đúng, nhanh, thành thạo .
-Giáo dục HS
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :Bảng phụ .
 2 – HS : VBT .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu cách viết STP bằng nhau ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
 *HĐ 1 :HD HS tìm cách so sánh2 STP có phần nguyên khác nhau, chẳng hạn so sánh 8,1 và 7,9 .
-HD HS đưa về dạng 2 số tự nhiên để so sánh 
-Muốn so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ta so sánh như thế nào?
Ví dụ :214,036 > 212,63, cho HS giải thích ?
*HĐ 2 : HD HS tìm cách so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau, chẳng hạn so sánh 35,7và 35,698 .
-Hai STP có phần nguyên bằng nhau, ta so sánh các phần thập phân 
-Cho HS so sánh các phần thập phân .
- Muốn so sánh 2 số TP có phần nguyên bằng nhau, phần TP khác nhau ta so sánh như thế nào ? 
*HĐ 3 : Qui tắc : 
- Nêu cách so sánh 2 số TP .
- Gọi vài HS nhắc lại .
* HHĐ 4 : Thực hành : 
Bài 1 : So sánh 2 số TP .
- Gọi 3 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập 
- Nhận xét ,sửa chữa (Cho HS giải thích Kquả làm bài ) .
Bài 2 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS thảo luận theo cặp .
- Vài HS lên trình bày Kquả (Giải thích cách làm ) 
- Nhận xét ,sửa chữa .
IV– Củng cố :
- Nêu cách so sánh 2 số TP ? Cho ví dụ minh hoạ .
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
1/
4/
1/
6/
6/
4/
15/
2/
1/
HS hát TT
- HS trả lời.
- HS nghe.
 8,1m = 81 dm 7,9m = 79 dm
Ta có 81dm>79dm ( 81>79)
Tức là :8,1m>7,9m .
Vậy :8,1>7,9 (phần nguyên có 8>7)
Trong hai STP có phần nguyên khác nhau, STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- 214,036 > 212,63 (214 > 212 vì ở hàng đơn vị 4 > 2) 
- HS nghe .
-Phần thập phân của 35,7m là:
m =7dm = 700mm.
-Phần thập phân của35,698m là m = 698 mm.
Mà 700mm > 698mm (700 > 698 vì ở hàng trăm có 7 > 6),
Nên : .
Do đó : 35,7m > 35,698m.
Vậy : 35,7 > 35,698 (Phần nguyên bằng nhau, hàng P. mười có 7 > 6 ) 
- Trong 2 số TP có phần nguyên bằng nhau,số TP nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Muốn so sánh 2 số TP ta làm như sau: 
+ So sánh các phần nguyên của 2 số đó thì 2 số đó bằng nhau .
- Vài HS nhắc lại .
- HS làm .
a) 48,97 < 51,52 (Vì 48 < 51).
b) 96,4 > 96,38 ( Vì phần nguyên bằng nhau, ở hàng phần mười có 4 > 3).
c) 0,7 > 0,65 (Vì phần nguyên bằng nhau, ở hàng phần mười 7 > 6) .
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS làm bài : 
 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01 
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 25/10/2016
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
 Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
A/ Mục tiêu:
 1-Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên.
 2-Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội.
 3-Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Từ điển HS hoặc vài trang phô-tô-cop-pi từ điển phục vụ bài học
- Bảng phụ ghi sẵn BT2.
- Một số tờ giấy khổ to để HS làm BT.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I) Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2 HS
GV: Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi.
GV: Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đứng.
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
4/
- HS1 đặt câu.
- HS2 đặt câu.
 III) Bài mới
 1) Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ thiên nhiên. Sau đó các em sẽ được mở rộng vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên và được biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề trong đời sống của con người.
2) Luyện tập: 
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1
-GV giao việc: Bài tập cho 3 dòng a, b, c. Các em phải chỉ rõ dòng trong 3 dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên.
-Cho HS làm bài, GV: Các em nhớ dùng bút chì đánh dấu vào dòng mình chọn.
-Cho HS trình bày kết quả làm bài.
-GV nhận xét và khẳng định dòng đúng nghĩa từ thiên nhiên là ý b: Tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.
(GV cung cấp thêm cho HS một số hiểu biết về MT thiên nhiên của Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với MT sống, nâng cao ý thức BVMT cho HS)
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
-Cho HS đọc yêu cầu BT
-GV giao việc: Bài tập cho 4 câu a, b, c, d. Nhiệm vụ của các em là tìm trong 4 câu a, b, c, d đó những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
-Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ đã viết bài tập 2 lên)
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
a) Lên thác xuống nghềnh.
b) Góp gió thành bão.
c) Qua sông phải lụy đò.
d) Khoai đất lạ mạ đất quen.
Nghĩa của các câu:
· lên thác xuống ghềnh chỉ người gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống.
· Góp gió thành bão® tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn, sức mạnh lớn.
· Qua sông phải lụy đò® muốn được việc phải nhờ vả người có khả năng giải quyết.
· Khoai đất lạ, mạ đất quen® khoai trồng ở đất mới, đất lạ thì tốt. Mạ trồng nơi đất quen thì tốt.
HĐ3: hướng dẫn HS làm BT3
 - Cho HS đọc yêu cầu BT3
 - GV giao việc:
· Các em tìm từ ngữ miêu tả chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu.
· Chọn một từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
-Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm)
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét và chốt lại những từ HS tìm đúng.
a)Từ ngữ tả chiều rộng bao la: mênh mông, bát ngát, vô tận, khôn cùng, 
b)Từ ngữ tả chiều dài (xa): xa tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm 
c)Từ ngữ tả chiều cao: cao vút, cao chót vót, cao ngất, cao chất ngất, cao vời vợi 
d)Từ ngữ tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm 
-GV chọn ra một số câu hay được đặt với các từ khác nhau để đọc cho HS nghe.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4
(Cách tiến hành như ở BT3)
GV chốt lại kết quả đúng:
a)Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì oạp, oàm oạp, 
b)Tả làm sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, trườn lên, bò lên, 
c)Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, điên cuồng, dữ dội, 
GV nhận xét, khen những HS đặt câu hay.
1/
6/
6/
10/
10/
- HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo cặp.
-Đại diện cặp nêu dòng cặp mình chọn.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-1 HS lên bảng làm bài. HS còn lại dùng viết chì gạch dưới các từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
-Lớp nhận xét
-Một số HS đọc lại các câu trên.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Các nhóm làm bài vào phiếu. Lần lượt ghi các từ tìm được theo thứ tự của câu a, b, c, d.
-Đại diện các nhóm lên dán phiếu bài làm của nhóm mình lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-Mỗi nhóm đặt câu với từ mình chọn.
-HS đặt câu với các từ mình chọn.
 III - Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, biêu dương những HS những nhóm làm việc tốt.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các BT3,4.
- Chuẩn bị tiết sau
2/
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 25/10/2016
Tiết 3 : Chính tả (Nghe – viết)
Kì diệu rừng xanh
A/ Mục đích yêu cầu :	
 - Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh . 
 - Nắm được quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi yê , ya .
B / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 , 3.
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
 - Luyện tập/Thực hành.
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 02 HS lên bảng viết: viếng, nghĩa, hiền, điều, liệu và giải thích nguyên tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê.
II / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ viết một đoạn bài Kì diệu rừng xanh và luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa ya, yê.
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả trong SGK .
Hỏi : Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: rọi xuống, trong xanh, rào rào, chuyển động .
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :
 + GV chọn chấm một số bài của HS.
 + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 : GV treo bảng phụ .
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2 .
-Cho HS hoạt động cá nhân .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng .
* Bài tập 3 : GV treo bảng phụ .
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3 .
-Cho HS xem tranh minh hoạ để làm bài tập.
-Cho HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên 
-GV chữa bài tập ,nhận xét và chốt lại.
Hỏi: Nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có ya , yê.
* Bài tập 4:
-Cho HS nêu tên các loài chim trong tranh .
IV / Củng cố dặn dò : 
-HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ya , yê .
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt 
-Xem trước bài : Kì diệu rừng xanh .
04/ 
01/ 
22/ 
10/ 
03/ 
-02 HS lên bảng viết viết :viếng, nghĩa, hiền, điều, liệu và giải thích nguyên tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo 
 -HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
-HS hoạt động cá nhân, lên bảng trình bày .
-HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
-HS xem tranh minh hoạ và làm bài tập .
-HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
-HS lắng nghe.
-HS nêu. 
-HS nêu tên các loài chim trong tranh và nhận xét
-HS nêu quy tắc .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 22/10/2016
Ngày dạy: 25/10/2016
Tiết 4 : Khoa học
Phòng bệnh viêm gan a.
A – Mục tiêu : 
Sau bài học, HS cần biết :
 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A .
 - Nêu cách phòng bệng viêm gan A .
 - Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A.
	- KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Hỏi–đáp với chuyên gia.
- Quan sát và thảo luận.
D – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Thông tin & hình trang 32, 33 SGK . 
 - Có thể sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền & cách phòng tránh bệnh viêm gan A . (Nếu có điều kiện)
 2 – HS: SGK.
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I–Kiểm tra bài cũ : “Phòng bệnh viêm não”
 + Nguyên nhân gây bệnh viêm não ?
 + Nêu cách đề phòng bệnh viêm não ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1–Giới thiệu bài: “Phòng bệnh viêm gan A”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Làm việc với SGK 
 @Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A .
 @Cách tiến hành:
 *Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
 +Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì 
 +Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
* Bước 2: Làm việc theo nhóm .
(Cho HS sử dụng KT KT Hỏi–đáp với chuyên gia)
 *Bước 3: Làm việc cả lớp.
 Kết luận: Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá.
 b) HĐ 2 :.Quan sát & thảo luận .
 @Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A 
 @Cách tiến hành:
*Bước1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 SGK và trả lời các câu hỏi:
 + Chỉ và nói nội dung của từng hình. 
*Bước 2: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
 +Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A. 
+ Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì.
(Ngoài những việc trên, để phòng bệnh, tốt nhất là giữ cho môi trường xung quanh ta luôn sạch sẽ – góp phần GD ý thức BVMT cho HS)
 Kết luận: 
- Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống chín; rửa sạch tay trước khi ăn & sau khi đại tiện .
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ ; không uống rượu .
 III/ Củng cố - dặn dò:
 - Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết.”
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau “Phòng tránh HIV/ AIDS”. 
4/
1/
12/
15/
3/
- HS trả lời.
HS nghe .
- HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV .
(Qua thảo luận HS tự hình thành cho mình KN phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A)
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nghe .
- HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 SGK và trả lời các câu hỏi. 
- H2 Uống nước đun sôi để nguội.
- H3 : An thức ăn đã nấu chín.
- H4 :Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
- H5 : Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
(HS sử dụng PP Quan sát và thảo luận)
-Muốn phòng bệnh : ăn chín, uống xôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
-Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm vita min; không ăn mỡ; không uống rượu.
(HS lắng nghe và tự hình thành cho mình KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A)
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước.
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 24/10/2016
Ngày dạy: 26/10/2016
 Tiết 1 : Toán 
Luyện tập
A/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : 	
- So sánh 2 số TP ; sắp xếp các số TP theo thứ tự xác định .
- Làm quen với 1 số đặc điểm về thứ tự của các số TP .
B/Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : phấn màu .
 2 – HS : VBT
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách so sánh 2 số TP cho ví dụ .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III– Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
Bài 1: Gọi 2 HS lên bảng cả lớp làm vào VBT .
- Nêu cách so sánh 2 PS .
- Nhận xét, sửa chữa .
Bài 2 : Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT .
- Nhận xét, sửa chữa .
Bài 3 : Cho HS thảo luận theo cặp, đại diện 1 số cặp trình bày Kquả .
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 4 : Chia lớp làm 2 nhóm hướng dẫn HS thảo luận mỗi nhóm 1 câu, đại diện nhóm trình bày Kquả .
- Nhận xét ,sửa chữa .
IV– Củng cố :
- Nêu cách so sánh 2 số TP .
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
1/
4/
1/
8/
7/
8/
8/
2/
1/
Lớp hát TT
- HS nêu .
- HS nghe .
- HS làm :
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500.
6,843 89,6 .
- HS làm bài .
4,23 ; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.
- Từng cặp thảo luận .
Kquả : 9,708 < 9,718 .
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày Kquả 
a) 0,9 < 1< 1,2 .
b) 64,97 < 65 < 65,14.
- Nêu .
- HS nghe .
Ngày soạn: 24/10/2016
Ngày dạy: 26/10/2016
Tiết 2 : Tập đọc
Trước cổng trời
 Nguyễn Đình Anh
A/ Mục tiêu:
 1) Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
 - Đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.
 2) Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiền thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
 - Học thuộc lòng một khổ thơ.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao.
 - Bảng phụ.
C/ Các PP & KT dạy học:
	 - Trao đổi, thảo luận.
 - Động não /Tự bộc lộ.
 - Đọc sáng tạo.
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I - Kiểm tra bài cũ:
 II - Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta được đi thăm một vùng núi cao, nơi thiên nhiên có vẻ đẹp hoang sơ trong lành, có mây trời bồng bềnh trên những đỉnh núi, có cảnh sắc như thực, như mơ qua bài tập đọc Trước cổng trời của nhà thơ Nguyễn Đình Ánh
 2) Luyện đọc:
 HĐ1: GV đọc bài thơ (cần đọc với giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện niềm xúc động trước vẻ đẹp )
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: cổng trời, ngút ngát, ngân nga, soi, ngút ngàn, 
 HĐ 2: Cho HS đọc khổ nối tiếp
- Cho HS luyện đọc từ khó : vách đá, khoảng trời, ngút ngát, suối, sương giá.
 HĐ 3: Cho HS đọc cả bài thơ
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 HĐ 4: GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lần.
 3) Tìm hiểu bài:
 + Khổ 1:
H : Vì sao người ta gọi là “cổng trời” ?
 + Khổ 2+3 :
H : Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ (có thể tả theo trình tự các khổ thơ, cũng có thể tả theo cảm nhận của em)
H : Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? vì sao ? (HS chọn )
H: Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên.
4) Luyện đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, khen ngợi.
IV- Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị trước bài: Cái gì quý nhất
4/
1/
12/
11/
8/
3/
-HS phát biểu tự do .
-HS lắng nghe .
-HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Mỗi em đọc 4 dòng .
-2HS đọc cả bài thơ .
-1HS đọc chú giải.
-2 HS giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm khổ 1.
-Vì đứng giữa 2 vách đá nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời .
1 HS đọc lthành tiếng, lớp đọc thầm khổ 2+3
-Nhìn ra xa ngút ngát 
- Bao sắc màu cỏ hoa 
-HS trả lời tự do.
-Cánh rừng ấm lên bởi có sự xuất hiện của con người. Ai nấy tất bật với công việc. Người Tàu đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm. Tiếng xe ngựa vang lên 
- HS đọc thầm khổ thơ theo đúng hướng dẫn của GV
- 1 số HS đọc diễn cảm khổ thơ.
- HS thi đọc 1 đến 2 khổ thơ.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/10/2016
Ngày dạy: 26/10/2016
Tiết 3 : Lịch sử
Xô viết Nghệ - Tĩnh
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 + Xô viết nghệ tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong nhữngnăm 1930-1931
 + Nhân dân một số địa phương ở Nghệ-Tĩnh đã đáu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : + Hình trong SGK phóng to
 + Phiếu học tập của HS
 2 – HS : SGK .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của HS
I- Ổn định lớp : 
II- Kiểm tra bài cũ : “ĐCS VN ra đời ”
 -Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
 -Nêu ý nghĩa của việc thành lập ĐCSVN.
III- Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : ‘Xô viết nghệ Tỉnh’
 2) Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 - GV kể kết hợp giảng từ khó.
 - Gọi 1 HS kể lại .
* HĐ 2 : Làm việc cả lớp
 -GV cho HS đọc SGK, sau đó GV tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 -9 -1930 .
 -GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
 * HĐ 3 : Làm việc cá nhân.
 -GV nêu câu hỏi: Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền xô viết đã diễn ra điều gì mới?.
* HĐ4 : Làm việc cả lớp .
 - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì? 
IV- Củng cố : Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
V- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau “Cách mạng mùa thu “
1/
4/
1/
6/
7/
6/
7/
2/
1/
- Lớp hát TT
- HS trả lời
- HS nghe .
 -1 HS kể lại .
 - HS đọc SGK.
- HS nghe
- HS đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập: Không hề xảy ra trộm cướp Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu mê tín dị đoan 
 -HS thảo luận và trả lời 
 +Chứng tỏ tinh thần dũng cảm khả năng cách mạng của nhân dân lao động
 +Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
 -2 HS đọc
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Ngày soạn: 24/10/2016
Ngày dạy: 26/10/2016
Tiết 4 : Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
(Tích hợp GD-BVMT-BĐ mức độ: Toàn phần)
A/ Mục đích yêu cầu :
 1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 cảnh đẹp ở địa phương.
- Gợi ý cho HS nhận thấy và tả cảnh biển 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hong.doc