Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Phú Bài

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Phú Bài

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào

giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

 II.CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

 

docx 41 trang loandominic179 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Phú Bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ Hai
 Ngày dạy: Thứ Hai ngày 19/ 10/ 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng:
– Biết được nội dung phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt.
- Vui vẻ tham gia phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt 
II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
(2. Gợi ý cách tiến hành:
 Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phát động phong trào “Rèn nền nếp” trong học tập và sinh hoạt đối với HS trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học trên lớp. 
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học ở nhà. 
- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động giáo dục khác. 
- Hướng dẫn các lớp 1 triển khai rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt đối với HS lớp 1.)
Tiết 2: TOÁN
	 Bài 19: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O
 I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
 II.CHUẨN BỊ
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
- Quan sát bức tranh trong SGK.
- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:
+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.
+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.
- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1,Cho HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.
Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.
- HS thực hiện 
2.GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.
4.Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài.
- HS tự nêu tình huống tưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).
- Đối vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Bài 2
- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
Bài 3
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
- Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm. GV có thể đưa ra một vài ví dụ mẫu khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
D.Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
E.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 Tiết 3,4: Tiếng Việt 
Học vần: BÀI 34: v y (2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU
Nhận biết âm và chữ cái v, y; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có v, y.
Nối đúng từ ngữ (có âm v, âm y) với hình.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Dì Tư.
Viết đúng trên bảng con các chữ và tiếng: v, y, ve, y (tá).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-1 HS đọc bài Tập đọc Thỏ thua rùa (2) (bài 33).
-1 HS nói ý nghĩa của câu chuyện
- Hs đọc bài
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B.DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: âm và chữ cái v (vờ), y.
-GV chỉ từng chữ, phát âm, HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
-GV giới thiệu chữ V, Y in hoa.
- Hs nhắc lại bài(cá nhân, cả lớp)
2.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
A..Âm v, chữ v:
-Gv giới thiệu hình con ve.
-Yêu cầu HS phân tích, đánh vần và đọc tiếng ve
b. Âm y, chữ y: 
-Gv giới thiệu hình cô y tá.
-Yêu cầu HS phân tích, đánh vần và đọc tiếng tá
* Củng cố: HS nói 2 chữ vừa học: v, y; 2 tiếng mới: ve, y tá. Đánh vần, đọc trơn. HS gắn lên bảng cài: v, y.
-HS nói: Con ve. / Nhận biết: v, e; đọc: ve. / Phân tích tiếng ve. / Đánh vần và đọc tiếng: vờ - e - ve/ ve.
- HS nói: y tá. Tiếng y có âm y. / Đánh vần và đọc từ: y / tờ -a - ta - sắc - tá / y
- Hs thực hiện
3.Luyện tập
3.1.Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
-GV nêu yêu cầu BT
-Yêu cầu HS đọc từng từ ngữ. / HS nối từ ngữ với hình trong VBT.
-GV chỉ hình, cả lớp nhắc lại.
-Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài
3.2.Tập đọc (BT 3)
a.GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc kể về dì Tư của bạn Hà. Các em nghe bài để biết về dì Tư: Dì làm nghề gì, dì đến nhà Hà, chỉ cho Hà làm gì?
c..GV đọc mẫu.
d..HD HS Luyện đọc từ ngữ: dì Tư, y tá, trưa qua, y tế xã, khi về, ghé, vẽ lá, vẽ ve.
-1 HS nói kết quả: 1) ví, 2) vẽ,... 
-Cả lớp nhắc lại.
-HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm v (vé, vai, vải, voi, vui,...); có âm y (ý nghĩ, chú ý, cố ý, ý chí,...).
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
Tiết 2
g.Luyện đọc câu
-Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho).
-(Đọc vỡ từng câu): GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc 1.
h.Đọc tiếp nối từng câu (Thi đọc đoạn, bài. (Bài chia 2 đoạn - mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
j) Tìm hiểu bài đọc
GV gắn lên bảng nội dung BT; chỉ từng từ ngữ cho HS đọc.
HS làm bài, báo cáo kết quả, 
GV ghi lại kết quả nối ghép
Yêu cầu Cả lớp đọc: a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
3.3. Tập viết (bảng con)
HS nhìn bảng đọc các chữ, tiếng vừa học
.
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ.
Chữ y: cao 5 li (2 li trên ĐK 1, 3 li dưới ĐK 1); viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết ngược.
Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau, chú ý nối nét giữa v và e.
Từ y tá: viết y trước, tá sau.
HS viết: V, y (2 - 3 lần). Sau đó viết: ve, y (tá).
Báo cáo kết quả: HS giơ bảng
-GV cùng HS nhận xét
HS đếm: 6 câu
 Hs đọc( cá nhân, từng cặp).
- Hs đọc: a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. 
 b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
- HS đọc các chữ, tiếng vừa học: v,y,ve,y tá
- Hs theo dõi, quan sát
-HS viết ở bảng con
-HS nhận xét
4/Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương HS
-Tập viết chữ trên bảng con
-HS lắng nghe
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1,2: Tiếng Việt 
Học vần: BÀI 35: Chữ hoa ( 2 tiết)
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, học sinh có khả năng:
	- Nhận biết âm và chữ cái p, ph; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có p, ph. Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm p, âm ph. Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Nhà dì.
	- Biết viết đúng trên bảng con các chữ p, ph; các tiếng pi a nô, phố (cổ).
 	- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học 
vào thực tế
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV kiểm tra đọc. 
- 2 HS đọc bài Bi nghỉ hè (bài 22)
II. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
- Âm và chữ cái p, ph.
- GV chỉ chữ p, phát âm: p (pờ). / Làm tương tự với ph (phờ).
GV giới thiệu chữ P in hoa
HS nói: pờ.
2. Chia sẻ và khám phá
* Âm p và chữ p
- GV chỉ hình cây đàn pi a nô, hỏi: Đây là đàn gì? (Đàn pi a nô).
- GV chỉ tù’ pi a nô, 
* Trong từ pi a nô, tiếng nào có âm p? (Tiếng pi). / Phân tích tiếng pi. / 
- Âm ph và chừ ph: 
- GV: Phố cổ là phố có nhiều nhà cổ, xây từ thời xưa. / 
- HS nhận biết: p, i, a, n, ô. HS (cá nhân, cả lớp): pi a nô.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc tiếng, đọc từ: pi a nô.
- HS nói: phố cổ.
- Phân tích tiêng phố. / Đánh vân và đọc tiêng: phờ - ô - phô ....
3. Luyện tập
* Mở rộng vốn từ:
- Tiếng nào có âm p? 
- Tiếng nào có âm ph?
-. GV chỉ từng từ.
-.GV: Chữ và âm p rất ít gặp, chỉ xuất hiện trong một số từ như: pí po, pin.
* GV chỉ các âm, từ khoá vừa học.
HS đọc chữ dưới hình; làm bài trong VBT, nói kết quả. Cả lớp đồng thanh: Tiếng pa (nô) có âm p, tiếng phà có âm ph,...
- HS nói tiếng ngoài bài có âm ph (phà, phả, pháo, phóng, phông,...).
...
HS gắn lên bảng cài: p, ph...
Tiết 2
* Tập đọc:
- GV chí hình, giới thiệu bài đọc: Bi và gia đình đến chơi nhà dì ở phố.
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc từ ngữ: Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (6 câu).
- GV chỉ từng câu cho 
- Thi đọc tiếp nối 2, 4 câu; thi đọc cả bài.
- Tìm hiểu bài đọc
- GV gắn lên báng lớp 4 thẻ từ; chỉ từng cụm từ cho cả lớp đọc.
- GV hướng dẫn hs đọc: Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì.
- GV: Ở nhả dì Nga, gia đình Bi còn được thưởng thức đồ ăn, thức uống gì? (Bố mẹ uống cà phê. Bi ăn phở. Bé Li có na).
*. Tập viết: 
- GV viết trên bảng.
- Vừa viết mẫu trên bảng lớp vừa hd.
- Chữ p: cao 4 li; viết 1 nét hất, 1 nét .... Chữ ph: là chữ ghép từ hai ...
Viết pi a nô: ....
Viết phố (cổ): viết ph trước, ô sau. Chú ý nối nét ph và ô.
- Cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp).
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
- HS thực hiện. 
- HS nối ghép các từ ngữ trong VBT. / 1 HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhắc lại kết quả.
* Cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách của bài 23.
- HS đọc các chữ, tiếng vừa học được.
- Hs quan sát
- HS viết: p, ph 
- Sau đó viết: pi a nô, phố.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gv tổng kết bài . 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: TOÁN (TC)
ÔN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 
MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
*Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Tái hiện củng cố: 
1. KTBC.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1.
 - GV nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS quan sát hình
 - Tìm kết quả các phép cộng nêu trong mỗi hình, rồi viết kết quả vào vở.
- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 + 1; 1 + 4; 5 + 1; 1 + 5; ...
* Bài 2.
- HD HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét 
Bài 3.
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
- GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép cộng nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.
* Bài 4.
- Cá nhân HS tự làm bài 4: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài 
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
3. Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện 
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
- HS Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Bình thứ nhất có 3 con cá, bình thứ 2 có 1 con cá. Cả hai bình có tất cả bao nhiêu con cá? Chọn phép cộng 3 + 1 = 4 . Có tất cả 4 quả bóng.
 - HS thực hiện 
- HS có thể dùng thao tác đếm thêm để tìm kết quả phép tính
Thứ Ba
 Ngày dạy: Thứ Ba ngày 06/ 10/ 2020
 Tiết 1: Tập viết: 
 TẬP VIẾT SAU BÀI 34, 35 
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa.
Bảng chữ thường - chữ hoa phóng to (nếu có).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: 
GV kiểm tra 2 HS viết, đọc các chữ: ve, y tá.
- Gv nhận xét
- 2 Hs thực hiện
B/DẠY BÀI MỚI
1/ Giới thiệu bài: Kết thúc bài 34, các em đã học xong các âm và chữ tiếng Việt. Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa), nắm được quy tắc viết hoa.
- Hs lắng nghe
2/Chia sẻ và khám phá (BT 1: Tìm chữ hoa trong câu)
- GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”, cả lớp đọc. GV giải thích: Đây là 1 câu văn, cuối câu có dấu chấm.
- GV nêu YC: Phát hiện những chữ được viết hoa trong câu.
 - GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết hoa?
- GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết hoa?.
- GV mời 3 - 4 HS nói tên mình, đầy đủ họ, tên; nhắc HS: Khi viết tên riêng của mình, của mọi người, các em cần viết hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết sai chính tả.
* Ghi nhớ (BT 2):
 -GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học để viết hoa đúng chính tả.
- Hs chú ý theo dõi
- Hs đọc:Dì Tư là y tá
- Chữ D trong tiếng Dì viết hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa.
- Vì Dì đứng đầu câu. HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Vì Tư là tên riêng của dì. 
- Hs nói tên mình
-HS lắng nghe
-HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
- Hs đọc quy tắc
3. Luyện tập
3.1. Tập đọc (BT 3)
a/GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà; giới thiệu
b/GV đọc mẫu.
c/Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. 
d/Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? 
- Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
 - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 d/Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. 
 e/ Tìm hiểu bài đọc
GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã có quà quý. Quà quý đó là gì?
 GV: Hai đứa con là quà quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ.
-Hs lắng nghe
- Hs luyện đọc
-HS đếm: 8 câu
- Hs luyện đọc
- Hs thi đọc bài
- Quà quý đó là bé Lê và Hà.
Tiết 2
Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT 4)
Cho cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.
GV nêu YC; từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. 
4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
-Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu
--Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài
- Hs nhắc lại quy tắc
- Các cặp HS cùng-làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
-HS nói 
+ HS 1: Tên bài viết hoa chữ c trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS	3:	Câu	3	viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu.
+ HS	4:	Câu	4	viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu.
+ HS	5:	Câu	5	viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu,	cũng là tên	riêng.
+ HS	6:	Câu	6	viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu;	viết	hoa	chữ L	
trong tiếng Lê vì là tên riêng.
+ HS 7: Câu 7 viết hoa chừ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu.
+ HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.
Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa
GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa (trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc.
GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.
GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. 
GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. 
GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? 
GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường.
GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn
GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn?
-GV kết luận
-HS lắng nghe
- HS chỉ và đọc
D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thườn.
HS thực hiện
- Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in hoa lớn hơn.
- Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa lớn hơn.
4/Củng cố, dặn dò: 
-1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho nguôi thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chừ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).
 Tiết 2: Tiếng Việt 
Học vần: BÀI 36: am ap ( tiết 1)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Ve và gà (1).
Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / giấy khổ to viết bài đọc.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Chia qụà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng.
- Hs đọc bài, trả lời câu hỏi
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap.
- Hs nhắc lại đề bài
Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) (dạy kĩ, chắc chắn)
Dạy vần am
Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? 
 Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam).
+ GV giới thiệu mô hình vần am. 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng cam..
Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am)
GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là cái gì? (Cái xe đạp). 
Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? (Tiếng đạp).
So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap).
 Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vần, tiếng..
HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
- Tiếng cam
-Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau.
- Đánh vần và đọc trơn.
 HS (cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am / am.
HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam / cam.
HS nhận biết a, p; đọc: a - pờ - ap.
- Cái xe đạp.
- Tiếng đạp
Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau.
Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đap - nặng - đạp / đạp.
- Hs so sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
- Vần am, vần ap
- Tiếng cam, tiếng đạp.
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn
3. Luyện tập.
Mở rộng vốn từ :
(BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?)
Xác định YC: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu YC của BT.
Đọc tên sự vật:
- GV chỉ từng từ theo số TT. 
- Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ).
Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
Báo cáo kết quả
Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.
GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap...
Tập viết (bảng con - BT 5).
HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học.
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m.
Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p.
quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam).
xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a).
HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). / Viết: (quả) cam, (xe) đạp.
GV cùng HS nhận xét
- Hs thực hiện.
- Cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khảm, Tháp Rùa, quả trám,...
- Hs thực hiện, 
-2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
- Hs thực hiện
- Hs đọc bài
- Hs theo dõi, quan sát.
- Hs viết bảng con
Tiết 3,4: TIẾNG VIỆT (TC)
 ÔN LUYỆN BÀI 34,35
I. MỤC TIÊU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; đọc đúng các vần đã học; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
- Đọc đúng tên địa danh. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
- Viết đúng các chữ v, y, vần am, ap, ăm, ăp, các từ chăm làm, múa sạp, viết chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
	- Tranh, ảnh, mẫu vật, vở luyện viết buổi 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra: 
- Em hãy kể tên những chữ cái, vần em đã được học trong tuần .
- Nhận xét, bổ sung
- HS kể: v, y am, ap, ăm , ăp. 
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn ôn tập:
a. Đố em.
-HS lắng nghe
- GV chiếu nội dung bài tập hoặc giới thiệu tranh trong vở BT PTNL
- Nêu yêu cầu của bài.
* HĐ cả lớp.
- HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại yêu cầu: Nói những điều em biết về nghề y, người làm việc trong ngành y.
- GV gợi ý cho HS có thể quan sát tranh, hoặc nói theo suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét và chốt.
- GV cho HS liên hệ: Uớc mơ của em làm nghề gì? Vì sao?
- HS thực hiện: khám bệnh, tiêm, ...
- HS nhắc lại
- HS nối tiếp thực hiện
b.Luyện đọc:
Bài 1 / 30 
- GV chiếu nội dung bài tập 2 .Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung bài.
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
+ Quan sát tranh và dựa vào nội dung bức tranh các em viết tên hoạt động của các bạn nhỏ đang làm hay đồ vật trong tranh có từ mở đầu bằng chữ v.
- GV cùng HS kiểm tra kết quả đúng và đọc lại
*HĐ cá nhân
- HS quan sát để nắm nội dung bài tập.
- HS nhớ và nhắc lại.
-HS lắng nghe và nhớ, nhắc lại nhiệm vụ.
+HS thực hiện: Võ, viết, ví
- Lớp đọc đồng thanh
Bài 2/31
-GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Đọc các chữ cái
-GV nêu cách thức hoàn thành bài tập: Chơi trò chơi
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
+Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 người nối tiếp nhau như đoàn tàu. Từng người chạy lên nối chữ in thường với chữ in hoa theo thứ tự của đoàn tàu rồi đọc to. 
+ Luật chơi: Nhóm nào nhanh, đọc đúng sẽ thắng.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Kết luận và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
b, GV cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS thực hiện 
- GV cùng HS kiểm tra kết quả đúng và đọc lại
Bài 3/31
- GV nêu yêu cầu
- GV yêu cầu 2 bạn cùng bàn đọc tên các địa danh tương ứng với mỗi bức tranh cho nhau nghe.
- GV chỉ hình, cả lớp nhắc lại.
- Nhắc lại quy tắc viết hoa tên riêng
Bài 4/31
- GV nêu yêu cầu
- GV chỉ HS đọc to các vần
- Tìm tiếng, từ chứa vần am, ap, ăm, ăp
- Đặt 1 câu có tiếngm, từ chứa vần em vừa tìm được.
Bài 5/32
- GV nêu yêu câu
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi HS lên chữa bài. 
- Gọi HS đọc 
- GV nhắc lại luật chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng.
*HĐ nhóm 
- HS quan sát tranh.
- Lắng nghe nắm và nhắc lại yêu cầu của bài.
- GV nắm cách thức để hoàn thành nhiệm vụ.
-Các nhóm cử 5 bạn để thực hiện trò chơi.
- Nắm được cách chơi, luật chơi.
- HS chơi trò chơi. Nối tiếp nhau đọc các tiếng ghi trên toa tàu: a, d, đ, b, ...
- HS thực hiện yêu cầu của bài
- HS thực hiện cùng GV.
*HĐ nhóm 2
- HS ghi nhớ , nhắc lại
- Cả lớp nhắc lại.
- HS ghi nhớ
- HS ghi nhớ, nhắc lại
- HS đọc
- HS tìm và nêu cá nhân
- HS nêu
- HS ghi nhớ, nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
- Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-HS nêu lại.
-HS lắng nghe.
Thứ Tư
 Ngày dạy: Thứ Tư ngày 07/ 10/ 2020
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 – Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những việc cần làm để chăm sóc bản thân. 
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
– Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể.
Hoạt động 1. Liên hệ và chia sẻ.
*Mục tiêu: HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân
* Cách tiến hành :
- Chia lớp thành cặp đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân? 
+ Bạn làm những việc đó vào lúc nào? 
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó?
- Y/C HS cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét.
- Chia theo bàn
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
+ HS đưa ra các việc làm thể hiện sự chăm sóc bản thân: đánh răng, rửa mặt, ăn uống, ngủ nghỉ, .
+ HS đưa ra khung thời gian thực hiện việc chăm sóc bản thân của mình.
+ HS nêu cảm xúc của mình.
- 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn.
*GV kết luận:
- Hằng ngày, em cần tự mình làm những việc phù hợp để chăm sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện sức khoẻ..
- Theo dõi, lắng nghe.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc bản thân
* Mục tiêu: 
- HS thực hành tại chỗ một số kĩ năng chăm sóc, vệ sinh cơ thể gọn gàng.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Hoạt động chung cả lớp: 
- GV nêu yêu cầu: 
+ Quan sát lại trang phục của em. 
+ Chỉnh sửa lại đầu tóc, trang phục (quần áo, giày dép) gọn gàng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- HS thực hiện các Y/C của GV:
+ Tự quan sát quần áo.
+ Tự chỉnh trang quần áo, giày dép cho ngay ngắn
Bước 2. Hoạt động cặp đôi:
 - Từng cá nhân HS thực hành chỉnh sửa quần áo, giày dép, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Y/C HS trong nhóm quan sát, sửa trang phục đầu tóc cho nhau.
- HS thực hành
- HS trong nhóm quan sát, sửa và góp ý cho nhau.
Bước 3. Chia sẻ trước lớp: 
- GV mời số bạn chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân.
 - GV và HS cùng hỏi đáp về những lưu ý khi chuẩn bị trang phục và vệ sinh cá nhân.
- Lần lượt HS lên chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân.
- HS theo dõi
* Kết luận: 
Các em cần lựa chọn, chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với thời tiết. Tự chăm sóc bản thân giúp em tự tin và chủ động hơn.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm để chăm sóc bản thân.
- Lắng nghe
Tiết 2: 	 Toán: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các que tính, các chấm tròn.
Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu.docx