Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Hiểu được nội dung bài chính tả: Dòng kinh quê hương.

 - Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.

 2. Kỹ năng:

 - Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .

- Tìm được vần thích hợp để điến vào cả 3 chỗ trống trong đạn thơ (BT2) ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3 .

3.Thái độ:

 *GDMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: MC BT2, phiếu to viết yêu cầu BT3

 - Học sinh: Bảng con

 

doc 34 trang loandominic179 4010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
	 Soạn : 19 / 10 / 2019
Giảng : Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
Tiết 1
HĐTT:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
_________________________________________________
Tiết 2:
Tập đọc.
 Tiết 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . 
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . 
- Bước đầu đọc diễn cảm bài văn. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
3. Thái độ: 
- HS thêm yêu quý và bảo vệ các loài vật.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Máy chiếu tranh.
2. HS: Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
3. Bài mới: 
3. 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm con người với thiên nhiên. MC, hỏi.
3.2. Luyện đọc:
- Gv tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung:
Đoạn 1: Đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.
Đoạn 2: Giọng sảng khoái, thán phục cá heo.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn.
+GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp HS giải nghĩa các từ mới và khó trong bài.
- Chiếu tranh.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu
3.3. Tìm hiểu bài: 
- Vì sao nghệ sĩ A - si - on phải nhảy xuống biển?
- Điều kỳ lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Tranh MC.
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào?
- Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những câu chuyện nào về cá heo?
- Tranh MC.
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
3.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, dấnh giá.
4. Củng cố: 
- GD HS thêm yêu quý và bảo vệ các loài vật.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Tiếng dàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- 2 HS
- Theo dõi, tả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi
- Nghe
- HS nối tiếp đọc đoạn.
- Quan sát và đọc từ chú giải.
- HS luyện đọc theo căp.
- Thi đọc đoạn.
- 1 HS đọc cả bài 
- Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
- Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu say sưa thưởng thức tiếng hát. Bầy cá heo đã cứu A - si - ôn và đưa ông trở về đất liền.
- Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp người nghệ sĩ, ... là người bạn tốt của người.
- Cá heo biểu diễn nhào lộn. Cá heo cứu người thoát khỏi đàn cá mập. Nó có thể lao nhanh 50 km / giờ. ....
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân đọc diễn cảm trước lớp.
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 3
 Chính tả (nghe - viết)
Tiết 7. DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức 
	- Hiểu được nội dung bài chính tả: Dòng kinh quê hương.
	- Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
	2. Kỹ năng:
	- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Tìm được vần thích hợp để điến vào cả 3 chỗ trống trong đạn thơ (BT2) ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3 .
3.Thái độ: 
	*GDMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.	
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: MC BT2, phiếu to viết yêu cầu BT3
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho 2 học sinh viết ở bảng lớp; Học sinh dưới lớp viết vào giấy các tiếng: lưa, thưa, tưởng, tưới; giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên đôi: ưa, ươ.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài. MC.
3.2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung đoạn văn .
* GDBVMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ khó viết: giọng hò, trẻ, reo, giã bàng
- Đọc cho học sinh viết chính tả.
- Đọc soát lỗi.
- Nhận xét, chữa một số bài chính tả,
3.3 Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả
 Bài tập 2: Tìm một vần có thể điền vào cả ba chỗ trống dưới dây.
- MC ghi nội dung BT 2
- Gọi học sinh nêu nội dung, yêu cầu BT2.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm 2, làm bài, nêu cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê. 
- Nhận xét, chốt lại BT2.
 Đáp án:
 Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
 Mải mê đuổi một con diều.
 Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài tập 3: Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các câu tục ngữ dưới đây
- Treo gắn phiếu ghi nội dung BT,
- Yêu cầu HS làm VBT.
- Nhận xét chốt đáp án đúng.
 a)Đông như kiến.
 b) Gan như cóc tía.
 c) Ngọt như mía lùi.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê và ia.
4. Củng cố
- GV củng cố bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò 
- Dặn học sinh nắm vững quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê và ia.
- Về viết lại những chữ viết sai lỗi chính tả.
- Hát.
- 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét.
- QS tranh.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm .
- 1 học sinh đọc mục: chú giải (SGK) 
- 1 học sinh nêu.
 Màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con từ khó.
- Viết chính tả.
- Soát lỗi.
- Đổi vở chữa lỗi .
- 1 học sinh nêu. 
- Thảo luận, làm bài theo nhóm 2. 
- HS trình bày, 
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài trong VBT, 1 HS làm trên phiếu to.
- Nhận xét.
- 2 học sinh nêu.
- Lắng nghe.
- Về học bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4
Toán
Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết:
- Mối quan hệ giữa 1 và; và; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
2. Kĩ năng:
- Áp dụng giải được Bt 1, 2, 3. HS làm nhanh làm thêm được BT4.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ cho HS làm nhanh làm BT4.
- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gv nêu BT
- GV cùng lớp nhận xét, chữa, ghi bảng.
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu lớp tự làm vào vở, cá nhân lên bảng chữa.
- Củng cố cách tìm: Số hạng, SBT, thừa số, SBC.
Bài 3: ( Hướng dẫn kèm Bt4)
GV hỏi phân tích bài toán. gợi ý cách giải.
- Củng cố cách tính trung bình cộng
Bài 4: ( HS học tốt làm vào bảng phụ trong lúc cả lớp làm vào Bt3)
- Hỏi phân tích bài tập.
- Yêu cầu.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại cách đổi các đơn vị đo, cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số và thương của chưa biết cảu biểu thức.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Thảo luận nhóm 2 vào nháp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a. 	 (lần)
Vậy 1gấp 10 lần 
b.	 (lần)
Vậy gấp 10 lần 
c.	 lần
Vậy gấp 10 lần 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
a.	
b.	
c.	
d.	
- HS đọc nội dung bài tập.
- Lớp tự tóm tắt và giải vào vở cá nhân lên bảng.
Tóm tắt:
	Giờ 1 chảy: bể
	Giờ 2 chảy: bể
	TB 1 giờ chảy ..... ? phần.
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là:
	 (bể)
	Đáp số: bể.
- HS đọc đề bài tập.
Tóm tắt:
	5 m: 60 000 đồng
	1 m giảm: 2 000 đồng
	60 000 . . . . . m?
Bài giải:
Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là:	
60 000 : 5 000 = 12 000 (đồng)
Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là:	
12 000 - 2 000 = 10 000 (đồng)
Số mét vải mua được theo giá mới là:
	60 000 : 10 000 = 6 (m)
	Đáp số: 6m.
Mĩ thuật 
GV chuyên dạy
 Soạn : 20 / 10 / 2019
Giảng : Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2019
Tiết 1
Thể dục
GV chuyên dạy
___________________________________________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
Tiết 13: TỪ NHIỀU NGHĨA.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nắm được kiến thức đơn giản về từ nhiều nghĩa.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT1, Mục III). Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật ( BT3).
3. Thái độ
 	- GD tính cẩn thận, hợp tác nhóm trong học tập. Biết vệ sinh cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học
 	- GV: MC BT 1 (phần nhận xét và LT)
 	 - HS: bảng nhóm, vở bài tập Tiếng Việt.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm BT2 tiết trước.
- Nêu ghi nhớ về từ đồng âm.
- GV nhận xét, đánh giá..
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.
3.2. Phần nhận xét
Bài tập1:Tổ chức cho HS dùng bút chì nối từ với nghĩa đúng.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chiếu MC ghi nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm bài trong VBT gọi một HS nêu.
- Nhận xét.
 Lời giải :Tai-nghĩa a; răng-nghĩa b; mũi- nghĩa c.
* Tai, răng, mũi là các bộ phận của con người chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Bài tập 2:Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi phát biểu.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm, giao việc.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 +Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người và động vật được.
+Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
+Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
Bài tập 3:Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi, giải thích.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT 2 giống nhau: đều chỉ vật nhọn, sắc, sặp đều nhau thành hàng.
+Nghĩa của từ mũi ở BT 1 và BT 2 giống nhau: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+Nghĩa của từ tai ở BT 1 và BT2 giống nhau: cùng chỉ bộ phận mọc ở 2 bên, 
chìa ra như cái tai.
3.3. Phần ghi nhớ
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk.
3.4. Phần luyện tập
Bài tập 1:Yêu cầu HS làm bài vào vở BT: Gạch 1 gạch dưới những từ mang nghĩa gốc, 2 gạch dưới những tữ mang nghĩa chuyển. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS làm trong VBT, một HS làm trên Mc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải. MC.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT.
- Chia 4 nhóm, giao việc, phát bảng nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
* GD lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng là các bộ phận của cơ thể con người chúng ta phải biết làm gì để giữ gìn ?
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.	
5. Dặn dò
- Dặn HSlàm lại BT 2 vào vở.
- Đọc trước tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
- Hát
2 HS lên bảng. Lớp nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lần lượt làm các bài tập nhận xét.
- HS làm vở BT, HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS trao đổi nhóm., phát biểu.
- Nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS trao đổi nhóm. 
- Một số HS giải thích. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng ghe.
- HS đọc trong SGK.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vở BT. Nêu, giả thích.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- Các nhóm thảo luận làm vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 3
Anh
GV chuyên
_________________________________________________________
Tiết 4
Toán
Tiết 32: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân.
2. Kĩ năng
	- Biết đọc,viết số thập phân dạng đơn giản. Làm được BT 1, 2.
3. Thái độ
	- GD tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II.Đồ dùng 
 	- GV: Phiếu to kẻ bảng như SGK bài mới.
 	 - HS: Bảng con BT 2.
 III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
a) x + = b) x x = 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.
3.2.Giới thiệu khái niệm về số thập phân:
- GV gắn phiếu kẻ bảng như sgk. Cho HS nhận xét từng hàng ở phần a. Giới thiệu cho HS :0m1dm là 1dm;1dm =m; 
 m còn được viết thành 0,1m
- Tương tự với các hàng còn lại cho HS nêu.
- Chốt nhận xét (sgk tr 33)
- Hướng dẫn tương tự với ý b.
- Chốt nhận xét (tr35 sgk)
- GV cho HS đọc lại các số thập phân vừa hình thành: 0,1; 0,01; 0,001; 0,5; 0,07; 0,009.
3.3. Bài tập:
 Bài 1: ( Miệng) Yêu cầu HS nhìn sgk đọc các số thập phân trên tia số trong nhóm đôi.
- GV vẽ các tia số lên bảng, chỉ tia số, gọi HS đọc trên bảng lớp.
 Bài 2: ( Bảng con) Hướng dẫn mẫu như sgk. tr 35.
- Cho HS làm 1 số vào bảng con, nhận xét. Các số còn lại cho HS làm vở.
- Gọi HS chữa bài trên bảng lớp
a. 5dm =m = 0,5m; 2mm = m =
 = 0,002m
4g =kg = 0,004kg; 
b) 3cm =m = = 0.03m; 
 8mm =m = 0,008m; 6g =kg= =0,006kg.
Bài 3. (HS làm thêm)
- Cho HS làm bài vào SGK.
- GV nhận xét.
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà làm bài 3 trong sgk vào vở. Hướng dẫn làm bài trong VBT.
-Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-2HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp.
 a) x = ; b) x = 
- HS theo dõi, nhắc lại.
- Nhắc lại phần nhận xét trong sgk.
- Đọc lại các số thập phân.
- HS đọc số thập phân trên tia số.
- HS làm bảng con, làm vở; Chữa bài.
-HS nhắc lại các nhận xét trong sgk.
- HS làm bài vào SGK, nêu miệng.
- 1 HS nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4
Âm nhạc
GV chuyên
________________________________________________________________
Tiết 5
Kĩ thuật
Tiết 7. NẤU CƠM (T1)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- Biết cách nấu cơm.
	2. Kỹ năng: 
	- Liên hệ nấu cơm chín, ngon ở nhà.
	3.Thái độ: 
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình
	- Giữ an toàn khi nấu cơm.
II. Chuẩn bị
	 Giáo viên: Tranh SGK
	 Học sinh: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách chuẩn bị nấu ăn?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm
ở gia đình.
- Yêu cầu học sinh nêu cách nấu cơm ở gia
Đình.
(Có hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu 
cơm bằng nồi trên bếp và nấu cơm bằng
nồi cơm điện)
3.3.Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm 
bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu. 
cơm bằng bếp đun)
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 về cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
* Chốt lại HĐ2.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2, 3 (sgk)
 và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình.
- Hướng dẫn học sinh về nhà giúp gia đình
đình nấu cơm.
4. Củng cố
- Giáo viên củng cố lại bài.
* GD: Giữ an toàn khi nấu cơm
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
 - Dặn học sinh tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Hát 
- 1hs nêu
- Một số học sinh nêu.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát, liên hệ.
- Lắng nghe, về thực hành
- Lắng nghe.
- Về làm theo yêu cầu. 
 Soạn : 21 / 10 / 2019
Giảng : Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019
Tiết 1
Tập đọc
$14. TIẾNG ĐÀN BA -LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và mơ ước về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.	
	2. Kỹ năng:
	- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí thể thơ tự do. Thuộc 2 khổ thơ. 
	3. Thái độ: 
	- Tôn trọng tình hữu nghị, hợp tác giữa hai dân tộc Việt – Xô. Tiết kiệm điện.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh bài đọc trong MC. Bảng phụ ghi ND.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc truyện Những người bạn tốt; trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh MC. Nêu nội dung tranh.
- GV giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Gọi học sinh đọc bài.
- Tóm tắt nội dung của bài.
- HD cách đọc chung.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp bài thơ
- Kết hợp sửa lỗi phát âm; hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải. MC chiếu hình.
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 học sinh thi đọc khổ 2.
- Đọc mẫu toàn bài.
3.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi.
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà? 
+ Giải nghĩa từ: trăng chơi vơi (ánh trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la)
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà. 
+ Những câu thơ nào trong bài thơ sử dụng biện pháp nhân hoá. 
- Giải nghĩa từ: cao nguyên (vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng hoặc lượn sóng)
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét, chốt lại:
Ý chính: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la - lai - ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 
* GD: Tôn trọng tình hữu nghị, hợp tác giữa hai dân tộc Việt – Xô. Tiết kiệm điện.
3.4. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
- Yêu cầu học sinh đọc bài. 
- HD hs đọc diễn cảm toàn bài.
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các khổ thơ.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc tốt
4. Củng cố
- Học sinh nêu lại ý chính của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò 
- Dặn học sinh tiếp tục HTL bài thơ.
- Đọc trước bài Kì diệu rừng xanh.
- Lớp trưởng báo cáo.
- 1 - 2 học sinh đọc.
- Quan sát tranh, nêu.
- 1hs đọc toàn bài, lớp theo dõi, kết hợp quan sát tranh bài đọc.
- Tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (4 lượt)
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm toàn bài. Suy nghĩ, trả lời.
+Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông /Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ /Những xe ủi, xe ben nằm nghỉ.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo cảm nhận riêng.
 Tiếng đàn của cô gái Nga vang lên trong đêm trăng / Dòng sông dưới ánh trăng lấp loáng.
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên ...
- Lắng nghe.
- Vài học sinh phát biểu.
- 2 hs đọc.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp đọc 4 khổ thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
-1HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả
 bài.
- 1 số HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
- 1 học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Về học thuộc bài.
Tiết 2
Toán
Tiết 33. KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
	- Biết cấu tạo phần nguyên và phần thập phân.
	2. Kỹ năng: 
	- Làm được Bt1, 2. HS năng khiếu làm thêm BT3.
	3. Thái độ: 
	- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng như SGK
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho học sinh cả lớp viết bảng con các số thập phân: 0,1; 0,01; 0,12.
- Nhận xét, chữa bài
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Tiếp tục giới thiệu khái niệm số thập phân
- GV treo bảng phụ kẻ bảng như SGK.
- Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra:
Chẳng hạn: 2m 7dm hay m được viết thành 2,7m. 2, 7m đọc là: hai phẩy bảy mét.
- Tương tự với 8,56m và 0,195m.
- Giới thiệu: Các số 2,7; 8,56; 0, 195 cũng là số thập phân.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cấu tạo của số thập phân (SGK).
- Viết ví dụ lên bảng, gọi học sinh chỉ vào phần nguyên, phần thập phân của VD rồi đọc số đó.
VD 1: 8, 56
phần nguyên phần thập phân
8, 56 đọc là: tám phẩy năm mươi sáu.
- VD 2: 90,638 tương tự VD 1.
3.3 Thực hành
Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Lần lượt viết các số thập phân ở bảng, gọi học sinh đọc.
Bài 2 : Viết các hỗn số thành số thập phân rồi đọc số đó.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu học sinh đọc số thập phân đã viết được.
- Nhận xét, chữa.
Bài 3: ( HS làm thêm). Viết các phân số thập phân sau thành phân số thập phân
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Kết quả là:
0,1 = ; 0,02 = ; 
0,004 = ; 0,095 = 
4. Củng cố
 - GV củng cố bài .	 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài trong VBT.
Xem lại bài học. Xem trước bài học sau.
- Hát 
- HS viết bảng con.
 0,1 = ; 0,01= ; 0,12= 
- Quan sát.
- Nêu nhận xét
- Học sinh nhắc lại
- Hs nêu. 2m 56cm hay m được viết thành 8,56m; 8,56m đọc là: tám phẩy 56 mét.
*0m195mm hay 0m và m, được viết thành 0,195m; 0,195m đọc là: không phẩy một trăm chín mươi lăm mét.
- Lắng nghe.
- HS đọc trong SGK.
- Theo dõi, xác định, đọc số thập phân đó.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Theo dõi, đọc số.
- HS nêu, đọc.
- HS đọc.
- Học sinh nối tiếp đọc các số.
9,4: chín phẩy tư.
7,98: Bẩy phẩy chín mươi tám.
25,477: hai mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi bảy.
206,075; hai trăn linh sáu phẩy không trăm bảy mươi lam.
0,307 : không phẩy ba trăm linh bảy.
- HS đọc.
- Làm bài vào vở. HS lên bảng chưa.
- Đọc số.
- HS chữa bài.
 = 5,9 (năm phẩy chín)
= 82,45 (tám mươi hai phẩy bốn mươi lăm)
= 810,225 (tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm)
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS lắng nghe.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 3
Khoa học
Tiết 13. PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
	- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
2. Kỹ năng: 
	- Nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
	- Thực hiện cách diệt muỗi và tránh được muỗi đốt.
3.Thái độ: 
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II.Đồ dùng dạy học:
	- GV: Hình 28, 29 SGK. MC.
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
- Nêu phần Bạn cần biết bài 12.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài dạy
3.2.Hoạt động1: Thực hành làm bài tập trong SGK.
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- Mời một số HS nêu kết quả bài tập.
- Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
+ GV kết luận: SGV- Tr.62.
3.3.Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
-Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi: MC.
+Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ?
+ Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?
- GV kết luận SGV: Trang 63.
4. Củng cố
- Yêu cầu hs nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
* GDBVMT: Quan hệ con người với môi trường.
* GDKNS: Kỹ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò
 - Dặn HS về nhà học bài. CB bài sau: Phòng bệnh viêm não.
-Hát
- 2 học sinh nêu.
- HS đọc thông tin trong SGK.
- Nêu kết quả.
 Kết quả:
 1- b ; 2 - b ; 3 - a ; 4 - b ; 5 - b
- Trả lời
 - Lắng nghe
- Quan sát tranh.
+ Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi cống rãnh ( để ngăn không cho muỗi đẻ)
- THảo luận nhóm trả lời.
- Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt)
-HS nối tiếp đọc phần bạn cần biết.
- 1hs nêu . 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nghe , thực hiện
Tiết4
Tập làm văn
Tiết 13. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn
	2. Kỹ năng: 
	- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
 - Viết đoạn văn tả cảnh
	3. Thái độ:
	- GDMT:Cảm nhận vẻ đẹp của vịnh Hạ Long. GD bảo vệ môi trường sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng nhóm BT3, MC.
- Học sinh: VBT	
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh trình bày dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước (tiết TLV trước)
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu nêu yêu cầu tiết học.
3.2.Hướng dẫn HS làm Bài tập nhận xét.
Bà tập 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài văn, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
- GV nhận xét, chiếu MC ghi lời giải đúng.
* Lời giải:
a) Mở bài: Câu mở đầu
 Thân bài: gồm 3 đoạn tiếp theo ,mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
 Kết bài: Câu văn cuối.
b)Các đoạn trong phần thân bài:
+Đoạn 1:Tả sự kì vĩ của cảnh Hạ Long.
+Đoạn 2:Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+Đoạn 3:Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c)Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn,nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
* GDMT:Hạ Long là một vùng thiên nhiên tuyệt đẹp chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc lướt các đoạn văn chọn câu thích hợp.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
* Lời giải: 
+Đoạn 1: điền câu b
+Đoạn 2: điền câu c
Bài tập 3: 
- Cho HS chọn viết câu mở đoạn vào vở BT, 2 HS viết vào bảng nhóm. 
- Gọi HS đọc
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, bài trên bảng nhóm.Tuyên dương những HS có câu hay và đúng.
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò
- Dặn HS viết lại đoạn văn vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 học sinh trình bày.
-HS theo dõi.
-HS đọc thầm bài văn,thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
-HS đoc nêu câu mở đoạn mình chọn.
- Nhận xét, bổ sung thống nhất ý đúng.
-HS viết câu văn vào vở BT. 2 HS viết vào trên bảng nhóm, trình bày.
- Vài HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét chữa bài.
- HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 5
Anh
( Đ/C Anh dạy)
Tiết 6
Đạo đức
Tiết 7: NHỚ ƠN TÔ TIÊN
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức:
- Biết đối với mỗi người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều nhớ ơn tổ tiên . 2. Kỹ năng:
	- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ 
	- Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạy học
	GV: MC.
 	HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 học sinh nêu mục ghi nhớ của bài học trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
3.1 Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện
 “ Thăm mộ ”. Tranh MC.
- GV mời HS đọc truyện “Thăm mộ”.
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nhân ngày tết cổ truyền, Bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
+ Theo em, Bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
+ Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp Mẹ?
 - GV kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể:
3.3. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK.
- Cho HS làm bài tập cá nhân. Sau đó trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Mời HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ( SGV- T27).
3.4. Hoạt động 3: Tự liên hệ 
 -Em hãy kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được?
- Cho HS làm việc cá nhân . 
- Mời 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét. 
- Mời HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố.
 -Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS :Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Hát.
- 1 học sinh đọc.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Thảo luận, trả lời.
+ Sửa sang và thắp hương trên mộ ông nội và các mộ xung quanh.
+ Phải giữ vững nề nếp gia đình, phải cố gắng học hành.
- Lắng nghe.
- HS làm bài trong VBT. Trao đôi nhóm đội.
- HS trình bày ý kiến và giải thích.
- Đáp án:
+Biết ơn tổ tiên: a, c, d, đ.
+Không biết ơn tổ tiên: b.
- Lắng nghe.
- HS trình bày những việc đã làm được và cả những việc chưa làm được.
- 2,3 hs đọc.
- HS thực hiện theo yờu cầu
- Thực hiện theo yêu cầu.
 Soạn : 22 / 10 / 2019
Giảng : Thứ năm ngày 24tháng 10 năm 2019
Tiết 1
Luyện từ và câu
Tiết 14. LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
	- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển
 trong các câu ở BT3.
	2. Kỹ năng: 
 	- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ BT4.
	3. Thái độ: 
 	- Có ý thức học bài, làm bài tập.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: MC ghi nội dung, yêu cầu BT 1.
- Học sinh: VBT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A
- GV chiếu MC ghi nội dung BT1
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Đáp án đúng: 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b.
Bài tập 2: Dòng nào nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy.
- Gọi học sinh nêu nội dung yêu cầu BT
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3, làm bài.
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 b. Sự vận động nhanh
Bài tập 3: Từ ăn trong câu văn nào được dùng với nghĩa gốc?
- Gọi học sinh nêu nội dung yêu cầu BT
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3, làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
 c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Bài tập 4: Chọn một trong hai từ đi, đứng và phân biệt nghĩa của các từ ấy bằng cách đặt câu.
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT 4.
- Yêu cầu học sinh đọc nghĩa của các từ ấy ở SGK.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài (đặt câu) nêu câu mình đặt được.
- Gọi HS đọc câu vừa đặt.
- Nhận xét, đánh giá.
* TH: Khi đặt cầu phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ, khi viết đầu câu phải viết hoa cuối câu dùng dấu chấm.
4. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
-Dặn học sinh xem lại các BT đã làm, chu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc