Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I/ MỤC TIÊU:

 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn”của đơn vị đo thể tích mét khối,

 -Biết mối quan hệ giữa mét khối; đề xi mét khối; xăng ti mét khối.

 -Biết giải một số bài tập có liên quan.Yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa đề xi mét khối; xăng ti mét khối.

- Chuẩn bị hình vẽ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định : (1P)

2. Bài cũ: (4P)

Gv gọi 4 hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi :

Dm3, cm3 là gì?

- 1 dm3 =? cm3

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

3. Bài mới : (26P)

 a) Giới thiệu bài mới: ( 1P)

- Gv ghi tựa bài lên bảng.

b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành được biểu tượng Mét khối – Bảng đơn vị đo thể tích. ( 15P)

-Giáo viên giới thiệu các mô hình: mét khối – dm3 – cm3

Giáo viên giới thiệu mét khối:

Ngoài hai đơn vị dm3 và cm3 khi đo thể tích người ta còn dùng đơn vị nào?

Mét khối là gì? Nêu cách viết tắt?

Giáo viên chốt lại 2 ý trên bằng hình vẽ trên bảng.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét rút ra mối quan hệ giữa mét khối – dm3 - cm3

Giáo viên chốt lại:

 1 m3 = 1 000 dm3

 1 m3 = 1 000 000 cm3

Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

d. Hoạt động 2:Thực hành ( 10P)

 Bài 1:

-Gv gọi 1 hs đọc đề bài.

+ Đề bài y/c gì?

-Giáo viên nhận xét.

 Bài 2:

- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.

+ Đề bài y/c gì?

 - Gv lần lượt đọc từng câu

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố(3P)

Nhắc lại các đơn vị đo trên

Nhận xét

 

docx 36 trang loandominic179 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 23
(Từ 15/02 -> 19/02/2016)
THỨ
MÔNHỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ/ CHỈNH 
T/HỢP
HAI
15/2
Cho cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
23
45
111
23
23
Tuần 23
Phân xử tài tình.
Xăng-ti-mét khối, Đề - xi -mét khối
Nhà máy hiện đại đầu tiên ...ta
Em yêu tổ quốc Việt Nam
- Làm 1,2a (T)
- K làm bài 4
KNS
(Đ)
BA
16/2
LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật Thể dục
45
112
45
23
45
Mở rộng vốn từ: Trật tự, an ninh
Mét khối.
Sử dụng năng lượng điện.
Lắp xe cần cẩu (tiết 2) 
Nhảy dây - Trò chơi: Qua cầu tiếp 
Ko làm bài 2 a (Toán )
TKNL
(KH)
-TKNL
(KT)
TƯ
17/2
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý
Âm nhạc
46
23
113
23
23
Chú đi tuần.
N-V: Cao Bằng 
Luyện tập 
Một số nước Châu Âu
Ôn Tre...Bác. Ôn TĐN số 6
- K, hỏi câu 2 (TĐ)
- Bài tự chọn 
(ĐL)
NĂM
18/2
TLV
Toán
Khoa học 
Kể chuyện Thể dục
45
114
46
23
46
Lập chương trình hoạt động 
Thể tích hình hộp chữ nhật.
Lắp mạch điện đơn gian. 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Nhảy dây -Trò chơi: Qua cầu 
KNS
(TLV)
SÁU
19/2
TLV
Toán
LTVC
Mỹ thuật
SHTT
46
115
46
23
23
Kể chuyện (TB).
Thể tích hình lập phương.
Nối các vế câu ghép quan hệ từ
Vẽ tranh: Đề tài tự chọn.
Tuần 23
- Chỉ làm BTPLT
(LTVC) 
- ĐTtự chọn
(MT) 
 Kí duyệt của BGH (khối trưởng)
Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2016
Tiết 02
TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
 - Học tập trí thông minh, tài phân xử của quan án - vận dụng thực tế.
II/ CHUẨN BỊ: 
+ Tranh minh họa 
 Bảng phụ viết câu văn luyện đọc;
+ Xem trước bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định : (1P)
2. Bài cũ: (4P)
Cao Bằng.
Giáo viên gọi 2 hs lên bảng kiểm tra bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: (26P)
a. GTB: Phân Xử Tài Tình. ( 1P)
b. Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 8P)
- Gv sửa sai cho hs, giải thích từ khó
- Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ ngữ học sinh nêu.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện sự khâm phục trí thông minh tài xử kiện củ viên quan án, giọng phù hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, đối thoại).
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 11P)
Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1
Giáo viên nêu câu hỏi.
- Vị quan án được giới thiệu là người như thế nào?
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.
- Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải?
 Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ấy cắp tấm vải?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
 Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan cho gọi những ai đến?
 Vì sao quan lại cho gọi những người ấy đến?
 Quan án đã tìm kẻ trộm tiền nhà chùa bằng cách nào? Hãy gạch dưới những chi tiết ấy?
 Vì sao quan án lại dùng biện pháp ấy?
 Quan án phá được các vụ án nhờ vào đâu?
- Nêu nội dung chính
d. Hoạt động 3: (6’)
* Luyện đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3 của một bài văn.
- GV đọc mẫu
4. Củng cố: (3P)
Học sinh nhắc nội dung ý nghĩa của bài văn.
Giáo viên nhận xét 
- tuyên dương
5. Dặn dò: (1P’)
- Nhận xét tiết học 
Xem lại bài 
..Chuẩn bị: “Chú đi tuần”.Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị sách, vở 
- 2 Học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
 - Hs nhận xét 
- 1 học sinh khá đọc bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn 2 lượt.( 3 đoạn)
- HS đọc theo cặp
- Học sinh đọc từ ngữ chú giải.
- Học sinh luyện đọc các từ ngữ phát âm chưa tốt, dễ lẫn lộn.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
- Ông là người có tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và xét xử công bằng.
- Họ cùng bẩm báo với quan về việc mình bí mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. Họ nhờ quan phân xử.
- 1 học sinh đọc đoạn 2.
-Quan đã dùng những cách:
 Cho đòi người làm chứng nên không có người làm chứng.
 Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét cũng không tìm được chứng cứ.
 Quan sai xé tấm vải làm đôi chia cho hai người đàn bà mỗi người một mảnh.
Một trong hai người khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
-Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, hy vọng bán tấm vải kiếm được ít tiền nên đau xót khi tấm vải bị xé tan.
 Người dửng dưng trước tấm vải bị xé là người không đổ công sức dệt nên tấm vải.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
- Quan cho gọi tất cả sư sãi, kẻ ăn người ở để tìm ra kẻ trộm tiền.
 Vì quan phán đoán kẻ lấy trộm tiền nhà chùa chỉ có thể là người sống trong chùa chứ không phải là người lạ bên ngoài.
- “Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phất lập tức cho bắt và chỉ rõ kẻ có tật mới hay giật mình”.
- Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lý của những người ở chùa tín ngưỡng sự linh thiêng của Đức Phật.
 Quan hiểu rằng kẻ có tật hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng.
Nhờ ông thông minh quyết đoán.
 Nắm vững tâm lý đặc điểm củ kẻ phạm tội 
 Bình tĩnh, tự tin, sáng suốt 
 Nội dung: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện
Học sinh nêu các giọng đọc.
- Người dẫn chuyện rõ ràng, rành mạch.
- Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh các tổ nhóm, cá nhân đọc diễn cảm bài văn.
Các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Cá nhân
- Nhận xét tiết học
Tiết 03
TOÁN
XEN TI MET KHỐI – ĐỀ XI MET KHỐI 
I/ MỤC TIÊU:
 - HS có biểu tượng về xăng-ti-mết khối, đề-xi-mét khối. Biết tên gọi, kí hiệu “độ lớn”của đơn vị đo thể tích trên .Biết mối quan hệ giữa xăng ti mét và đề xi mét khối
 - Giải được một số bài toán liên quan đến xăng ti mét và đề xi mét khối.
II/ CHUẨN BỊ: 
+ Khối vuông 1 cm và 1 dm, hình vẽ 1 dm3 chứa 1000 cm3
+ Xem trước bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định : (1P)
2. Bài cũ: (3P)
Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới : (26P)
 a. Giới thiệu: ghi tựa bài lên bảng. ( 1P)
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành biểu tượng xentimet khối – đềximet khối. ( 10P)
Giáo viên giới thiệu cm3 và dm3.
Thế nào là cm3?
Thế nào là dm?
Giáo viên chốt.
Giáo viên ghi bảng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu mối quan hệ dm3 và cm3
Khối có thể tích là 1 dm3 chứa bao nhiêu khối có thể tích là 1 cm3?
Hình lập phương có cạnh 1 dm gồm bao nhiêu hình có cạnh 1 cm?
Giáo viên chốt lại: Hình lập phương có cạnh là 1dm gồm 1000 hình lập phương có cạnh là 1 cm 
* Vậy 1 dm3 = 1000 cm3
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ cm3 và dm3. Giải bài tập có liên quan đến cm3 và dm3 (15P)
 Bài 1:
-Gv gọi 1 hs đọc đề bài 
+ Đề bài y/c gì?
* Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài 2:
-Gv gọi 1 hs đọc đề bài 
+ Đề bài y/c gì?
Gv chia lớp là 4 nhóm làm bài.
* Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: (3P)
Trò chơi bằng hình thức trắc nghiệm đọc đề và các phương án 
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò; (1P )
- Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị: “Mét khối – Bảng đơn vị đo thể tích”. 
Chuẩn bị sách vở 
1 HS nhắc lại bài tập 1,2 tiết trước
- 1 hs nhắc lại.
Cho các bạn quan sát.
Khối có cạnh 1 cm ® Nêu thể tích của khối đó.
Khối có cạnh 1 dm ® Nêu thể tích của khối đó.
Nêu câu trả lời cho câu hỏi 1 và 2..
Lần lượt học sinh đọc.
Cm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 cm 
Dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm
- Học sinh chia nhóm.
Nhóm trưởng hướng dẫn cho các bạn quan sát và tính.
	10 ´ 10 ´ 10 = 1000 cm3
	1 dm3 = 1000 cm3
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.
Lần lượt học sinh đọc 1 dm3 = 1000 cm
- HS đọc rồi viết- cả lớp nhận xét
Học sinh đọc đề, cả lớp theo dõi.
Viết số vào chỗ thích hợp.
Hs làm bài
a) 1dm3 = 1000cm3 b) 2000cm3 =2 dm3
5,8 dm3=5800cm3 ; 490000 cm3 = 490 dm3 
375 dm3 = 375000 cm3 ;154000 cm3= 154 dm3
0,8 dm3 =800 cm3 5100 cm3 = 5,1 dm3 
Sửa bài, lớp nhận xét.
Học sinh lựa chọn đáp án đúng giơ bảng a, b, c, d.
Nhận xét tiết học
Tiết 04
LỊCH SỬ
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh biết sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội như là sự kiệntiêu biểu của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công việc XD đất nước và baỏo vệ đất nước.
- Yêu quê hương, có ý thức học tập tốt hơn.
II/ CHUẨN BỊ: 
+ Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. 
 - Phiếu học tập.
+ Xem trước bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định : (1P)
2. Bài cũ (4P)
 + Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
+ Thuật lại sự kiện ngày 17.1.1960 tại Mõ Cày, Bến Tre?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : ( 26P)
a) GTB: - GV cho HS quan sát ảnh chụp lễ khánh thành nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
- GV giới thiệu bài ( 1P)
- Gv ghi tựa bài lên bảng
b) Hoạt động 1 : Đàm thoại ( 12P)
- + Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
+ Tại sao Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy Cơ khí hiện đại?
+ Đó là nhà máy nào? 
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp 
- GV kết: Để Xd thành công CNXH, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền SX nước nhà. Việc XD các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. 
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13P)
- Lễ khỡi công của nhà máy cơ khỡi Hà Nội được tổ chức trong thời gian và khung cảnh như thế nào?
- Trình bày lễ khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội?
- Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau hiệp định Giơ – ne – vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
Hoạt động 3:
- Nêu một số sản phẩm do nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất?
- Nhà máy cơ khi Hà Nội đã đóng góp gì vào công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- GV cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên điều gì?
* Gv tóm ý ghi bảng.
4. Củng cố : (3P)
GV tổ chức cho HS giới thiệu những thông tin mình sưu tầm được về nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
- GV nhận xét tiết học tuyên dương, GDHS
5. Dặn dò: (1P)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Đường Trường Sơn 
- KTSS Hát 
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
- Mỹ-Diệm thi hành chính sách tố cộng, diệt cộng đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không còn con đường nào khác, nhân dân vùng lên phá tan ách kìm kẹp
 - Hs thuật lại
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại
- HS đọc thầm SGK và tìm câu trả lời
+ Nước ta bước vào thời kỳ XD CNXH làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
+ Vì:
* Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế công cụ thô sơ, giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
* Nhà máy làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, cả lớp bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh
- HS thảo luận nhóm, trao đổi rút ra ý chính, ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày-các nhóm khác bổ sung. 
- Tháng 12-1955 với1sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy Cơ khí Hà Nội được khỡi công xây dựng trên diện tích 10 vạn mét vuông ở phía tây nam thủ đô Hà Nội có quy mô lớn nhất Đông Nam Á
- Tháng 4- 1958, sau gần 1000 ngày đêm lao động kiên trì gian khổ, lễ khánh thành đã diễn ra trong niềm vui phấn khỡi của Đảng và nhà nước cùng với các chuyên gia Liên Xô đặc biệt là đồng bào thủ đô.
- Rất nghèo nàn, lại hận ta chưa từng được xậy dựng được nhà máy đại nào, các cơ sở Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá
Thảo lận cặp
- Máy phay, máy tiện, máy khoan và tiêu biểu là tên lửa A12
- Sản xuất máy công cụ các loại phục vụ cho nền kinh tế đất nước đặt biệt là tên lửa A 12 là một trong những sản phẩm phục vụ cho chiến trường
- Cho thấy Đảng, chính phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hoá SX của nước nhà, giúp cho công cuộc XD CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học 
Tiết 05
ĐẠO ĐỨC
Bài: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (t1)
I/ MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết tổ quốc của em là Việt Nam; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế Có 1 số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử , văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam .
 - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
 - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hóa lịch sử của dân tộc VN. Yêu Tổ quốc Việt Nam
KNS: 
 - Kĩ năng xác định giá trị (Yêu Tổ quốc Việt Nam).
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 - Kĩ năng hợp tác nhóm.
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. 
II- CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT:
 - Thảo luận.
 - Động não.
 - Trình bày 1 phút.
 - Đóng vai.
 - Dự án. 
III/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh ảnh về đất nước, con người VN
-Sưu tầm tranh ảnh, con người VN.
IV-/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định (1P)
2. Bài cũ (4P)
* Gv KT sự chuẩn bị của HS.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : (26P)
a. GTB: Gv ghi tựa bài lên bảng ( 1P)
b. Hoạt động 1: ( 6P)
 - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK. Mời 1 HS đọc to.
GV kết luận: VN có truyền thống văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đángtự hào, Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày
- Em còn biết những gì về Tổ quốc của chúng ta? Hãy kể:
1. Về diện tích, vị trí địa lý.
2. Kể tên các danh lam thắng cảnh.
3. Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp.
Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
c.Hoạt động 2: Nhóm ( 9P)
- GV treo bảng phụ ghi các thông tin và nêu tình huống cho HS cả lớp.
Em và một HS nước ngoài gặp một biển hiệu có ghi các thông tin sau, em sẽ nói gì với bạn
1. Ngày 2/9/1945.
2. Ngày 7/5/1954.
3. Ngày 30/4/1975.
4. Sông Bạch Đằng.
5. Bến Nhà Rồng.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: lần lượt từng HS giới thiệu về sự kiện, địa danh nêu trên.
d. Hoạt động 3: bài tập 2 ( 10P)
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV kết luận:
+ Quốc kì Việt Nam
+ Bác Hồ
+ Áo dài Việt Nam
+ Văn Miếu
- GV kết luận: xây dựng đất nước bằng cách nghe thầy, yêu bạn, học tập tốt để trở thành người tài giỏi, có khả năng laođộng đóng góp cho đất nước
4.Củng cố : (3P)
Hs nêu lại nd bài.
* Gv đánh giá nhận xét, chứng cứ cho cả lớp.
 5. - Dặn dò: (1P’)
Chuẩn bị tiết 2
- Gv nhận xét tiết học.
- Hát 
- Hs trình bày
- 1 hs nhắc lại.
- Một HS đọc 1 thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi SGK và lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Đất nước Việt Nam đang phát triển.
+ Đất nước Việt Nam có những truyền thống văn hoá quý báu.
+ Đất nước Việt Nam là 1 đất nước hiếu khách.
1. Về diện tích, vị trí địa lý: diện tích vùng đất liền là 330 nghìn km2, nằm ở bán đảo Đông Nam Á, giáp với biển Đông, thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lưu với nước ngoài.
2. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng (hầu như vùng nào cũng có thắng cảnh) như: Quảng Ninh có vịnh Hạ Long, Hà Nội: chùa Một Cột, Văn miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, Huế: Kinh đô Huế, TPHCM: Bến cảng Nhà Rồng, Đà Nẵng: bãi biển đẹp, Quảng Nam: Hội An ). Đặc biệtcó nhiều di sản thế giới.
3. Về phong tục ăn mặc: người Việt Nam có phong cách ăn mặc đa dạng: người miền Bắc thường mặc áo nâu, mặc váy, người Tây Nguyên đóng khố, người miền Nam mặc áo bà ba, các cô gái Việt Nam có tà áo dài truyền thống. Về phong tục ăn uống: Mỗi vùng lại có 1 sản vật ăn uống đặc trưng: Hà Nội: có phở, bánh cốm; Huế: có kẹo mè xửng 
-3 – 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- HS tự suy nghĩ về câu giới thiệu.
-Lần lượt từng HS nói cho nhau nghe. Có thể trao đổi với nhau để lời giới thiệu được hay.
- Mỗi cặp HS lên bảng giới thiệu về 2 thông tin do GV yêu cầu. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý. Có thể nêu các ý giới thiệu chính là:
1. Ngày 2/9/1945: là ngày Quốc khánh của đất nước Việt Nam.
2. Ngày 7/5/1954: là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp.
3. Ngày 30/4/1975: là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
4. Sông Bạch Đằng: nơi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.
5. Bến Nhà Rồng: nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 
+ Chọn ra các bức ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, áo dài Việt Nam, Văn miếu – Quốc tử giám.
- 2 hs
- Trình bày – cả lớp bổ sung
+ Viết lời giới thiệu:
* Lá cờ đỏ sao vàng: đây là quốc kì của Việt Nam, nền màu đỏ với ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
* Bác Hồ: Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, người có công đưa đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc ngoại xâm Pháp, Mĩ.
* Áo dài Việt Nam: là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, xuất hiện từ thế kỉ 18, bộ áo dài làm cho người phụ nữ Việt Nam thêm duyên dáng.
+ Văn miếu – Quốc tử giám: nằm ở thủ đô Hà Nội – là trường đại học đầu tiên của cả nước.
2 HS
- Nhận xét tiết học 
Thứ ba ngày 16 tháng 02 năm 2016
Tiết: 1
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: AN NINH TRẬT TỰ
I/ MỤC TIÊU:
 - Hiểu được các từ trật tự, an ninh.
 - Làm được các bài tập 1, 2, 3;
 - Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ.
II/ CHUẨN BỊ: 
 + Bảng phu, SGK, phiếu học tập.
 + Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định: (1P)
2. Bài cũ: (4P)
Nối các vế câu bằng quan hệ từ.
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại các bài tập 3, 4 và trả lời câu hỏi ghi nhớ?
Để thực hiện mối quan hệ tương phản trong câu ghép ta sử dụng những quan hệ từ nào? Đặt câu?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : (26P)
a. Giới thiệu: An ninh trật tự. ( 1P)
-Tiết học hôm nay các em sẽ được học và mở rộng vốn từ về trật tự, an ninh.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. (25’)
 * Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên lưu ý học sinh đọc kỹ đề bài 
 Bài 2:
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại lời giải đúng.
 - Lực lượng bảo vệ trật tự an toàn giao thông 
- Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông
- Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Bài 3:
- Gv gọi 1 hs đọc bài.
Từ ngữ chỉ người có liên quan đến tình hình trật tự, an ninh
Từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng liên quan đến trật tự an ninh:
Giáo viên nhận xét, chốt lại, giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của các từ các em vừa tìm.
4.Củng cố: (3P)
Thế nào là trật tự?
Liên hệ-GDHS
5. Dặn dò; ( 1p ) 
- Nhận xét tiết học 
-Ôn bài.Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
Hát , KTSS
- Hs nối tiếp nêu lại nd bài.
- VD: Tuy nhưng; 
 - Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan học rất giõi.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
1 học sinh đọc đề bài.Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh phát biểu ý kiến: đáp án (câu c)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh trao đổi theo nhóm, sử dụng từ điển rồi cử đại diện lên bảng thi đua tiếp sức.
- Cảnh sát giao thông
- Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông.
- Vi phạm quy định về tóc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài và truyện vui.Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm cá nhân rồi phát biểu ý kiến.
- Cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân
- Giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương
Cả lớp nhận xét.
- hs trả lời
- Nhận xét tiết học 
Tiết: 2
TOÁN
MÉT KHỐI
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn”của đơn vị đo thể tích mét khối, 
 -Biết mối quan hệ giữa mét khối; đề xi mét khối; xăng ti mét khối.
 -Biết giải một số bài tập có liên quan.Yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa đề xi mét khối; xăng ti mét khối.
- Chuẩn bị hình vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định : (1P)
2. Bài cũ: (4P)
Gv gọi 4 hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi :
Dm3, cm3 là gì?
- 1 dm3 =? cm3
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới : (26P)
 a) Giới thiệu bài mới: ( 1P)
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành được biểu tượng Mét khối – Bảng đơn vị đo thể tích. ( 15P)
-Giáo viên giới thiệu các mô hình: mét khối – dm3 – cm3
Giáo viên giới thiệu mét khối:
Ngoài hai đơn vị dm3 và cm3 khi đo thể tích người ta còn dùng đơn vị nào?
Mét khối là gì? Nêu cách viết tắt?
Giáo viên chốt lại 2 ý trên bằng hình vẽ trên bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét rút ra mối quan hệ giữa mét khối – dm3 - cm3 
Giáo viên chốt lại:
	1 m3 = 1 000 dm3
	1 m3 = 1 000 000 cm3
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
d. Hoạt động 2:Thực hành ( 10P)
 Bài 1:
-Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
-Giáo viên nhận xét.
 Bài 2:
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
 - Gv lần lượt đọc từng câu 
Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
4. Củng cố(3P)
Nhắc lại các đơn vị đo trên
Nhận xét 
5. dặn dò; (1P’)
Về nhà học bài chuẩn bị: “Luyện tập chung”.Nhận xét tiết học.
- Hát 
- Là thể tích của hình lập phương có cạnh là 1dm (1 cm).
- 1 dm3 = 1000 cm3
- 8,5 dm3 = 8500 cm3
-Lớp nhận xét.
- 1 hs nhắc lại
- Học sinh lần lượt nêu mô hình m3: nhà, căn phòng, xe ô tô, bể bơi 
Mô hình dm3, cm3: cái hộp, khúc gỗ, viên gạch 
 Mét khối.
-Học sinh trả lời minh hoạ bằng hình vẽ (hình lập phương cạnh 1m).
Viết vào bảng con.
1 mét khối 1m3
- Học sinh đọc đề – Chú ý các đơn vị đo.
Các nhóm thực hiện – Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh lần lượt ghi vào bảng con.
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
 1 m3 =? dm3
	1 dm3 = ? cm3 
	1 cm3 = phần mấy dm3
	1 dm3 = phần mấy m3
- Học sinh đọc đề, cả lớp theo dõi.
Đọc, viết các số đo thể tích. Học sinh nối tiếp đọc bài, 1 học sinh lên bảng viết.
b/ 7200m3 , 400m3, 1/ 8 m3, 0,75 m3
Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề. – Chú ý các đơn vị đo.
Viết các số đo dưới dạng dm3, cm3
1Học sinh làm vào bảng phụ – lớp làm vở.
a) 1cm3 =0,001 dm3; 5,216 m3 = 5216dm3
13,8m3 = 13800dm3 ; 0,22m3 = 220dm3
b) 1dm3 = 1000cm3; 1,969dm3= 1969 cm3
0,25m3=250000cm3;19,54m3=19540000cm3
 Lớp nhận xét.
2 HS
- Nhận xét tiết học 
Tiết: 3
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU:
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Biết rõ tác dụng sử dụng năng lượng điện phục vụ cuộc sống.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tiết kiệm an toàn trong sử dụng năng lượng điện.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Ổn định : (1P)
2. Bài cũ: (4P)
 Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc gì?
Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của nước chảy trong tự nhiên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới (26P)
a. GTB: “Sử dụng năng lượng điện”. (1P)
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b. Hoạt động 1: Thảo luận. ( 9P)
+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?
+ Tại sao ta nói “dòng điện” có mang năng lượng?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
Giáo viên chốt: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
Tìm thêm các nguồn điện khác?
c. Hoạt động 2:
 Quan sát và thảo luận. (10P)
Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ vật, máy móc dùng động cơ điện đã được sưu tầm đem đến lớp.
- Giáo viên chốt. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn phát sáng, bàn là bị đốt nóng, ti vi phát hình và âm thanh.
d. Hoạt động 3: ( 6P)
Trò chơi ai nhanh ai đúng.
- Trong các lĩnh vực sinh hoạt hằng ngày, học tập, thông tin, giải trí, nông nghiệp, thể thao
- Qua trò chơi trên, em hãy nêu vai trò của điện trong cuộc sống?
4.Củng cố : (3P)
Hs nêu lại nd bài.
+ Trong gia đình em sử dụng những nguồn điện nào?
GD: Sử dụng tiết kiệm, an toàn.
5. Dặn dò: (1P)
- Nhận xét tiết học 
Xem lại bài.Chuẩn bị: Lắp mạch điện đơn giản.
Hát. KTSS
3 hs
- Đẩy thuyền buồm, quạt thóc .
- Làm thủy điện, đẩy tre, nứa ... từ đầu nguồn về đồng bằng.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
HS thảo luận + trả lời
-Bóng đèn, ti vi, quạt, nồi cơm....
vì khi có dòng điện chạy qua, các vật bị biến đổi như nóng lên, phát sáng, phát ra âm thanh, chuyển động .
Do pin, do nhà máy điện cung cấp.
-Ắc quy, đi-na-mô, máy phát điện 
- Hs thảo luận nhóm.
- trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét
Kể tên của chúng.
Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Đại diện các nhóm giới thiệu với cả lớp.
-Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện, các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện.
- HS tìm những dụng cụ máy móc có sử dụng điện cho mỗi lĩnh vực đó.
- Điện để thắp sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin, phục vụ cho cuộc sống con người
- Hs nối tiếp nêu lại bài.
- Điện lưới, pin 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 4
KĨ THUẬT
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu 
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu, lắp xe tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
- Tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định(1P)
2. Bài cũ: (4P)
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới (26P)
a) GTB: - Trực tiếp. ( 1P) 
 - Gv ghi tựa bài lên bảng.
b/ Hoạt động 3: Hs Thực Hành Lắp Xe Cần Cẩu. (20P)
 - Gv yêu cầu Hs trình bày lại các thao tác lắp xe cần cẩu.
a/ Chọn chi tiết:
- GV yêu cầu HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra phần chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK, quan sát kỹ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV yêu cầu HS thực hành kết hợp uốn nắn.
c/ Lắp ráp xe cần cẩu( hình 1 SGK) 
- GV yêu cầu lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV quan sát, uốn nắn.
* Hoạt động 4: Đánh Giá Sản Phẩm (5P)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh gía theo mục 3 SGK.
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức.
4. Củng cố: (3P)
GV nhận xét ý thức và kỹ năng lắp ghép của HS
5. Dăn dò(1P)
- Nhận xét tiêt học 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài “Lắp xe ben”.
- Hát 
- Hs trình bày.
- 1 hs nhắc lại.
- HS trình bày miệng.
- HS thực hành chọn chi tiết.
- HS đọc và quan sát các hình trong SGK.
- HS thực hành.
- HS thực hành lắp ráp. Chú ý các mối ghép phải vặn chặt. 
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe 
- HS nêu ý kiến đánh giá.
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết, xếp vào hộp.
- HS thực hành tháo các chi tiết theo quy trình ngước với quy trình lắp ráp và cẩn thận xếp các chi tiết vào hộp theo nhóm!
- Nhận xét tiết học
Tiết: 5
THỂ DỤC
	GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY 
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 02 năm 2016
Tiết: 1
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.Học thuộc lòng những câu thơ yêu thích, trả lời được câu hỏi 1, 2, 3
 - Lòng kính trọng & biết ơn đối với các chú công an biên phòng.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ SGK. 
 - Bảng phụ ghi khổ thơ học sinh luyện đọc.
- SGK, xem trước bài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định : (1P)
2.Bài cũ: (4P)
- Ở tiết học trước chúng ta học bài gì?
HS1: Vị quan án được giới thiệu là một người như thế nào?
HS2: Đọc bài và nêu nội dung của bài?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới (27P)
 a. Giới thiệu bài: Chú đi tuần. ( 1P)
	Giáo viên khai thác tranh minh hoạ Đây là bức tranh nói về cảnh Các chiến sĩ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam.
 Bài thơ “Chú đi tuần” là bài thơ nói về tình cảm của các chiến sĩ công an với học sinh miền Nam (đang học trường nội trú miền Bắc). Để biết được các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Các chú có những tình cảm và mong ước gì đối với học sinh? Đọc bài thơ này, các em sẽ rõ những điều đấy.
b. Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 9P )
- Gọi một học sinh khá, giỏi đọc toàn bài 
Giáo viên nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (Tài liệu giảng dạy).
- Bài thơ được chia làm 4 khổ :
+ Khổ 1: sáu dòng đầu.
+ Khổ 2: sáu dòng tiếp theo.
+ Khổ 3: sáu dòng tiếp theo.
+ Khổ 4: 3 dòng cuối.
-Yêu cầu hs đọc bài nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ của bài (2- 3 lượt).
- Sửa lỗi khi hs đọc sai.
- Giáo viên rút ra từ khó.
Rèn đọc: Khuya; lạnh buốt; im lặng .
- Cho học sinh luyện đọc trong bàn.
- GV nhận xét đánh giá
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ, trầm lắng, thiết tha.
- Chuyển ý: .
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 11P)
CH1 : GV cho hs làm trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi :
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
A/ Đi tuần trong gió rét, đêm khuya phố vắng, mọi người yên giấc ngủ say. 
B/ Đi tuần trong đêm hè mát mẻ.
C/ Cả hai ý trên đều đúng. 
KL: Người chiến sĩ đi tuần trong gió rét, đêm khuya phố vắng, mọi người yên giấc ngủ say. 
Giảng: 
CH2: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của hs, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
A/ Làm nổi bật sự vất vả, khó khăn trong công việc của người chiến sĩ.
B/ Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ của người chiến sĩ.
C/ Nhấn mạnh sự bình yên của các cháu nhỏ.
KL: Đặt hai hình ảnh bên nhau , tác giả muốn ca ngợi những chiến sĩ tận tụy , đã quên mình cho hạnh phúc trẻ thơ 
Giảng: Các chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya qua trường. Học sinh miền Nam lúc mọi người đã yên giấc ngủ say tác giả đã đặt hai hình ảnh đối lập nhau để nhằm ngợi ca những tấm lòng tận tuỵ hy sinh quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ của các chiến sĩ an ninh.
CH3: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Giáo viên giảng: Các chiến sĩ an ninh yêu thương các cháu học sinh, quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giữ cho cuộc sống của các cháu bình yên, mong các cháu học hành giỏi gian

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.docx