Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

A - Mục tiêu:

 1) Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc rõ ràng mạch lạc.

 2) Hiểu được từ ngữ trong bài.

 - Hiểu được ý chính của bài : ca ngợi sự thông minh dũng cảm của cậu bé gác rừng tí hon trong việc bảo vệ rừng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 - Ứng phó với căng thẳng: linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ.

 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận nhóm nhỏ.

- Tự bộc lộ.

D- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK .

- Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 37 trang loandominic179 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 28/11/2016
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 13
 I/Mục tiêu:
 	- Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 12 và triển khai công tác của tuần 13.
 	- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 	- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cần làm trong tuần :
 	 - Nhắc nhở HS thực hiện chương trình của tuần 13
 	 - Lao động dọn vệ sinh khuôn viên sân trường. 
 - Dặn HS ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - Dặn dò các em cần đi học chuyên cần và đúng giờ
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 28/11/2016
Tiết 3 : Tập đọc 
Người gác rừng tí hon
 Nguyễn Thị Cẩm Châu
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
A - Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc rõ ràng mạch lạc.
 2) Hiểu được từ ngữ trong bài.
 - Hiểu được ý chính của bài : ca ngợi sự thông minh dũng cảm của cậu bé gác rừng tí hon trong việc bảo vệ rừng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- Ứng phó với căng thẳng: linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ.
	- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ.
- Tự bộc lộ.
D- Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK .
Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
E - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I – Ổn định tổ chức:
 II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
H; Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
H: Qua hai câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nóigì về công việc của loài ong ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
1/
4/
 - HS hát TT .
 - HS1: đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu & trả lời câu hỏi
 + Ong rong rủi trăm miền. Ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa 
 - HS2: đọc thuộc lòng + trả lời
 Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn 
 III- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng. Không chỉ những người lớn được giao trách nhiệm mới bảo vệ rừng. có những thiếu niên đã rất thông minh, rất dũng cảm trong việc bắt bọn trộm gỗ, góp phần bảo vệ thiên nhiên bảo vệ MT.
 2) Luyện đọc: 
 + HĐ1 : GV đọc
- GV đọc cả bài một lượt: đọc to, rõ. Đọc nhanh, mạnh ở đoạn bắt bọn trộm gỗ. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động: bành bạch, chộp, lao ra, hộc lên, văng ra, lao tới
 + HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
- Luyện đọc từ khó: lửa đốt, bành bạch, cuộn 
 + HĐ3: Cho HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 + HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
 3) Tìm hiểu bài:
 *Đoạn1: 1 HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Khi đi tuần rừng thay cha, bạn nhỏ đã phát hịên được điều gì ?
 *Đoạn2: 1 HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh.
H: Kể những việc làm cho thấy bạn là người dũng cảm,
(Dựa vào các hành động của bạn nhỏ trong bài GV liên hệ để hình thành cho HS kỉ năng Ứng phó với căng thẳng: linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ).
*Đoạn 3: (9 Phần còn lại ) Cho HS đọc
H: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?
(Qua đó GV hình thành cho HS kỉ năng đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng)
H: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
(HS trao đổi nhóm và tự bộc lộ)
 4) Đọc diễn cảm: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-GV đưa ra bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS cách đọc.
- Cho HS đọc cả bài.
1/
10/
12/
8/
- HS lắng nghe
- HS nghe .
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài
- 1 đến 2 HS đọc cả bài
- 1HS đọc chú giải
- 2HS giải nghĩa từ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Bạn nhỏ đã phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Em thấy hai gã trộm
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Những việc làm đó là: “chộp lấy cuộn dây thừng lao ra văng ra”
-Thấy Sáu Bơ lao ra khỏi buồng lái, bỏ chạy, em đã dồn hết sức xô ngã tên trộm.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS trao đổi nhóm, có thể trả lời :
+Vì bạn muốn góp phần vào việc bảo vệ rừng
- Thảo luận nhóm nhỏ để trả lời.
+ Bạn thấy tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người.
+ Học được sự thông minh, dũng cảm. yêu rừng, yêu thiên nhiên.
- Một vài HS đọc
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc cả bài.
 IV- Củng cố :
H: Em học được điều gì qua bài tập đọc này?
(GV đúc kết- dựa vào những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, GV tích hợp nâng cao ý thức BVMT trong HS)
3/
- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả cộng đồng
- Vài em nêu nội dung bài .
 V- Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn
1/
 - HS nghe & chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 28/11/2016
Tiết 4 : Toán
Luyện tập chung
A– Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân của các số thập phân.
 - Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Kẽ sẵn bảng bài 4a
 2 – HS : SGK .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu t/c kết hợp của phép cộng các số TP?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
-Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở .
-Nhận xét, sửa chữa .
-Nêu cách cộng, trừ, nhân số TP ?
Bài 2 :Tính nhẩm :
-Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng K. quả .-Nhận xét, sửa chữa .
Bài 4a) Treo bảng phụ kẽ sẵn bảng .
-Cho HS tính giá trị của (a+b)xc và axb+bxc rồi điền vào bảng .
-Rút ra nhận xét .
b) Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài, đại diện nhóm trình bày .
-Nhận xét, sửa chữa .
IV– Củng cố :
- Muốn nhân 1 tổng các số TP với 1số TP ta làm thế nào ?
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
4/
1/
12/
7/
12/
3/
1/
- HS lên bảng .
- HS nghe .
-HS làm bài .
-
x
+
a) 375,86 b) 80,475 c) 48,16
 29,05 26,827 3,4
 14448
- HS nêu .
- HS làm rồi nêu miệng K.quả .
- HS lần lượt tính rồi lên bảng điền
a
b
c
(a+b) x c
a x c+b x c
2,4
3,8
1,2
7,44
7,44
6,5
2,7
0,8
7,36
7,36
 (a + b) x c = a x c + b x c .
- HS làm bài :
+ 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7+3,3)
 = 9,3 x 10 = 93 
+ 7,8 x 0,35 + 0,35x 2,2 = 
 0,35 x(7,8 + 2,2 ) = 0,35 x 10 = 3,5
- HS nêu .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 28/11/2016
Tiết 5 : Đạo đức 
 Bài : Kính già, yêu trẻ ( Tiết 2 )
	Phần chuẩn bị ( Như ở tiết 1)
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
	- KN giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.
 * Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
	- Thảo luận nhóm ; Đóng vai.
	- Xử lí tình huống.
* Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV 
TL
Hoạt động của HS 
HĐ1: Đóng vai (Bài tập 2SGK).
*Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ . 
*Cách tiến hành :-GV chia học sinh thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
-Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống ; đóng vai .
-Cho ba nhóm đại diện lên thể hiện; lớp thảo luận, nhận xét.
 GV kết luận :
+Tình huống (a): Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhơ tìm gia đình của bé 
+ Tình huống (b): Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi .
+ Tình huống (c) : Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép .
HĐ2: Làm bài tập 3-4,SGK .
* Mục tiêu : HS biết được những tố chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ .
*Cách tiến hành:-GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS làm bài tập 3-4
- Cho đại diện các nhóm lên trình bày .
 GV kết luận :
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1tháng10 hằng năm .
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi .
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Sao Nhi đồng .
(Qua đó GV hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội)
HĐ3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương , của dân tộc ta .
*Mục tiêu : HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em .
*Cách tiến hành:- GVgiao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc VN .
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
 GV kết luận : 
a)Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương .
b) Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của dân tộc : 
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trân tọng .
+ Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
+Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
+Trẻ em thường được mừng tuổi, được tăng quà mỗi dịp lễ, Tết .
HĐ nối tiếp : Về nhà sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát , truyện nói về người phụ nữ VN . 
12/
12/
10/
02/
-HS đóng vai theo nhóm .
-3 nhóm đại diện thể hiện, lớp thảo luận nhận xét .
(Qua thể hiện các tình hống GV giúp HS tự hình thành KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em)
-HS lắng nghe .
- Từng nhóm làm bài tập 3-4.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe .
-HS làm việc theo nhóm .
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác bổ sung ý kiến .
-HS lắng nghe . 
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 29/11/2016
Tiết 1 : Toán
Luyện tập chung
A – Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân của các số thập phân.
 - Biết vận dụng T/c nhân 1 trổng các số TP với 1 số TP trong thực hành tính .
 - Củng cống về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK.
 2 – HS : VBT, SGK.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách nhân 1 tổng các số TP với 1 STP ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
Bài 1 : Gọi 2 HS lên bảng,cả lớp làm vào VBT .
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính .
- Nhận xét, sửa chữa .
Bài 2 : Tính bằng 2 cách :
- Nêu cách nhân 1 tổng các số TP với 1 STP 
- Gọi 2 Hs lên giải, cả lớp giải vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3 : a) Tính bằng cách thuận tiện nhất .
- Gọi 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV chấm 1 số bài .
- Nhận xét sửa chữa .
b) Tính nhẩm Kquả tìm x .
- Cho HS tự nhẩm rồi nêu miệng Kquả .
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 4: Cho HS đọc đề rồi tóm tắt bài toán 
- Muốn biết mua 6,8 mét vải cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền ta làm thế nào? 
- Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
- Nêu cách giải bài toán .
-Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
IV– Củng cố :
- Nêu cách giải bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ .
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau: Chia 1 số TP cho 1 số tự nhiên.
1/
5/
1/
7/
8/
5/
8/
3/
2/
- Hát 
- HS nêu .
- HS nghe .
- HS làm bài .
a)375,84–5,69+36,78= 280,15+36,78 = 316,93.
b) 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 
 = 61,72.
- HS nêu .
- Cách 1 : tính tổng trước rồi lấy tổng nhân với số .
- Cách 2: Lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với số rồi cộng lại .
- HS làm bài .
a)+ (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 
 = 42 .
+ (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6.75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 28,35 +13,65 = 42
b/+ (9,6 – 4,2) x 3,6=5,4x 3,6 =19,44+ (9,6–4,2) x 3,6 = 9,6 x 3,6 – 4,2 x 3,6 = 34,56 – 15,12 = 19,44 .
- HS làm bài .
- 1 số HS nộp bài .
+) x = 1 .
+) x = 6,2 .
- HS đọc đề rồi tóm tắt 
-Ta phải biết mua 6,8 mét vải cùng loại hết bao nhiêu tiền .
- Bài toán thuộc dạng liên qua đến đại lượng tỷ lệ .
- Có 2 cách giải : Rút về đơn vị hoặc tìm tỷ số .
- HS làm bài :
 ĐS: 42 000 đồng .
- HS nêu .
- HS nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 29/11/2016
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Bảo vệ môi trường
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
A - Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường. 
 - Luyện cách sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
B - Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ (hoặc 3 tờ phiếu) viết nội dung BT để HS làm bài.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
D - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I - Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2 HS .
-GV : em hãy tìm quan hệ từ trong câu và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ cùng giữ chức vụ gì trong câu:
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
4/
 - HS 1 trả lời câu 1
 - HS2 trả lời câu 2
 II- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường. Đồng thời các em cũng sẽ được luyện tập cách sử dụng một số từ ngữ về chủ điểm môi trường.
 2) Luyện tập: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập1.
-GV giao việc:
*Các em đọc đoạn văn.
*Trả lời câu hỏi: Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học?
- Cho HS làm bài +trình bày kết quả .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: 
+Đoạn văn nói về đặc điểm rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên- là khu bảo tồn đa dạng sinh học. Thể hiện:
*Rừng này có nhiều loài động vật: 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt.
*Rừng này có thảm thực vật rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp. Tóm lại: Do lưu giữ được nhiều loại động vật, thực vật, rừng Nam Cát Tiên được gọi là Khu bảo tồn đa dạng sinh học.
*Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật, thực vật. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV giao việc: 
*Mỗi em đọc thầm lại 4 dòng BT đã cho.
*Đánh dấu chéo vào ô ở dòng em cho là đúng.
-Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ đã viết sẵn 4 dòng lên bảng).
-GV nhận xét :dòng đúng là dòng 3: Rừng nguyên sinh là rừng có từ lâu đời với nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
-GV giao việc: 
*Mỗi em đọc lại yêu cầu của BT.
*Xếp các hành động nêu trong ngoặc đơn vào hai nhóm a,b sao cho đúng.
-Cho HS làm bài (GV dán 3 tờ phiếu đã chuẩn bị trước lên bảng).
-GV chốt lại lời giải đúng:
a/Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b/Hành động phá hoại môi trường: chặt cây, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
HĐ4: Cho HS làm BT4:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
-GV giao việc:
*Em chọn 1 từ trong BT3.
*Em đặt câu với từ đã chọn.
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
-GV nhận xét + khen những HS đặt câu hay.
1/
10/
8/
7/
8/
- HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS trao đổi nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi kết luận cuối cùng.
-1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-1HS lên làm trên bảng phụ.
-Lớp dùng viết chì đánh dấu vào SGK.
-Lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ.
-1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS còn lại làm vào nháp. (hoặc HS chơi trò tiếp sức)
-Lớp nhận xét.
-1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS đặt câu.
-Một số em đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét.
 III - Củng cố, dặn dò:
* Dựa vào nội dung các bài tập GV tích hợp giáo dục HS lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập về quan hệ từ
2/
* HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 29/11/2016
Tiết 3 : Chính tả (Nhớ – viết)
Hành trình của bầy ong
A / Mục đích yêu cầu :
 1/ Nhớ – viết đúng chính xác, trình bày 2 khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong 
 2 / Ôn lại cách viết các từ ngữ có âm cuối t / c .
B / Đồ dùng dạy học : 
 - Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng hoặc vần theo cột dọc BT 2b. 
 - Bảng phụ viết những dòng thơ có chữcần điền bài tập 3b .
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
 - Luyện tập/Thực hành.
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng viết : son sắt, sắc sảo, thắt chặt, mặc cả.
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : Hôm nay các em nhớ đúng chính tả 2 khổ thơ cuối của bài: Hành trình của bầy ong và ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm cuối t / c .
2 / Hướng dẫn HS nhớ- viết :
-GV cho HS đọc 2 khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong .
-Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
-Cho cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ (SGK ), ghi nhớ lại cách trình bày các câu thơ lục bát 
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: rong rủi, rù rì, nổi liền, lặng thầm.
- Cho HS gấp SGK lại và viết bài .
- GV hướng dẫn chấm chữa bài .
- GV đọc 2 khổ thơ 1 lượt, cho HS mở SGK, dùng bút chì soát lỗi .
- Chấm chữa bài :
+ GV chọn chấm 08 bài của HS.
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2b : 
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b. GV nhắc lại yêu cầu bài tập. 
- Gọi 05 em lên bốc thăm, mở và đọc cho cả lớp nghecặp tiếng (vần), ghi trên phiếu, tìm và viết thật nhanh lên bảng các từ ngữ có chứa các tiếng đó .
- GV Cho lớp bổ sung thêm các từ ngữ khác 
* Bài tập 3b : 
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3b .
-Cho HS làm bài tập vào vở .
-GV chữa bài tập . 
III/ Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Về nhà xem lại các lỗi viết sai và luyện viết kại các từ ngữ cần ghi nhớ .
-Chuẩn bị tiết sau nghe viết Chuỗi ngọc lam.
04/
01/
22/
10/
03/
- HS lên bảng viết : son sắt, sắc sảo, thắt chặt, mặc cả. (Cả lớp viết ra nháp).
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-2 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm, 2 khổ thơ (SGK), ghi nhớ lại cách trình bày các câu thơ lục bát .
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết giấy nháp các từ dễ sai .
- HS gấp SGK lại và viết bài
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b.
-05 HS lên bảng tham gia chơi . 
-HS bổ sung các từ khác .
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3b.
-HS làm bài tập vào vở .
-HS theo dõi .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/11/2016
Ngày dạy: 29/11/2016
Tiết 4 : Khoa học
Nhôm
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
 - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
 - Quan sát và phát hiên một vài tính chất của nhôm.
 - Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
 - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình. 
B – Đồ dùng dạy học:
 1 – GV :.- Hình và thông tin trang 52, 53 SGK.
 - Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm.
 - Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
 - Phiếu học tập.
 2 – HS : SGK.
C- Các PP & KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
	- Động não/ Tự bộc lộ.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I –Kiểm tra bài cũ :“Đồng và hợp kim của đồng”
+ Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đông/
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1 – Giới thiệu bài : “Nhôm”. 
2 – Hoạt động : 
a) HĐ 1 : Làm việc với thông các tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được. 
* Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV theo dõi và giúp đỡ HS.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Kết luận:
 Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ,...
b) HĐ 2 :.Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm . 
 GV đi đến các nhóm để giúp đỡ.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Kết luận:
 Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
c) HĐ 3 : Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS nêu được :
- Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm.
- Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
* Cách tiến hành:
+Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 53 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
+ Bước 2: Chữa bài tập .
 Gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
 GV theo dõivà kết luận.
 Kết luận:
- Nhôm là kim loại
-Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xit ăn mòn.
 III/ Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “ Đá vôi”.
4/
1/
10/
8/
9/
3/
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe và mở SGK
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về Nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm. Thư kí ghi lại .
- Đại diện từng nhóm giới thiệu các tranh ảnh hoặc các đồ vật làm bằng nhôm sưu tầm được.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát thìa bằng nhôm và miêu tả màu sắc độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bỗ sung.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 53 SGK.
- HS trình bày bài làm của mình.
- Các HS khác góp ý.
- HS nghe .
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
Ngày soạn: 28/11/2016
Ngày dạy: 30/11/2016
 Tiết 1 : Toán 
Chia một số thập phân 
cho một số tự nhiên
A– Mục tiêu :
Giúp HS biết cách thực hiện phép chia 1 số TP cho 1 số TN.
 - Bước đầu biết thực hành phép chia 1 số TP cho 1 số TN trong làm tính và giải bài toán
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng phụ.
 2 – HS : VBT .
C- Các PP & KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách giải dạng toán có liên quan đến đại lượng tỉ lệ
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
*HĐ 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1 số TP cho 1 số TN .
- Gọi 1 HS đọc Vdụ 1 SGK .
+ Muốn biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta làm thế nào ? 
+ GV viết phép tính chia lên bảng :
 8,4 : 3 = ? (m).
+ Làm thế nào để thực hiện được phép chia : 8,4 : 3 = ? (m) 
+ Cho HS chuyển đổi đơn vị rồi thực hiện phép tính.
+ Hướng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép chia 8,4 : 4 (Vừa thực hiện vừa giải thích cách làm)
+Nhận xét cách thực hiện phép chia ?
- Viết ví dụ 2 lên bảng : 72,58 : 19 = ?
+Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính ,cả lớp làm vào giấy nháp .(vừa thực hiện vừa nêu miệng kết quả )
- Nêu cách thực hiện phép chia .
+ Gọi vài HS nhắc lại .
*HĐ 2 : Thực hành 
Bài 1:Đặt tính rồi tính :
- Gọi 4 HS lên bảng ,cả lớp giải vào vở .
- Nhận xét, sửa chữa .
- Gọi vài HS nhắc lại cách chia 1 số TP cho 1 STN.
Bài 2: Tìm x :
- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm giải 1 bài, đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét, sửa chữa .
IV– Củng cố :
- Nêu Qtắc chia 1 số TP cho 1 số TN ?
V– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
1/
5/
1/
12/
16/
3/
2/
- Hát 
- HS nêu .
- HS nghe .
- HS nghe .
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm .
+ Để biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta làm phép chia : 8,4 : 3 .
+ HS theo dõi .
+ Bằng cách chuyển đổi đơn vị để đưa về dạng phép chia 2 số TN.
 + 8,4 m = 84 dm 
 84 4 
 04 21(dm)
 0
 21 dm = 2,1 m 
 8,4 4 
 04 2,1 (m)
 0
8 chia 4 được 2,viết 2;2 nhân 4 bằng 8;8 trừ 8 bằng 0 ,viết 0 .
Viết dấu phẩy vào bên phải 2 .
Hạ 4 ;4 chia 4 được 1 ,viết 1; 1nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0 ,viết 0 .
+Đặt tính .
+Tính :
Chia phần nguyên (8) của số bị chia cho số chia .
Viết dấu phẩy vào bên phải 2 ở thương
Tiếp tục lấy chữ số 4 ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia . 
 72,58 19
 15 5 3,82
 0 38
 0
- HS nêu qui tắc như SGK .
+Vài HS nhắc lại .
-HS làm bài .
a) 5,28 4 b) 95,2 68
 12 1,32 272 1,4
 0 8 0
 0
c) 0,36 9 c) 75,52 32
 036 0,04 115 2,36 
 0 192
- HS nhận xét .
- HS nêu .
a) X x 3 = 8,4 b) 5 x X = 0,25 
 X = 8,4 : 3 X = 0,25 : 5 
 X = 2,8. X = 0,05.
- HS nêu .
 - HS nghe .
Ngày soạn: 28/11/2016
Ngày dạy: 30/11/2016
Tiết 2 : Tập đọc
Trồng rừng ngập mặn
Theo Phan Nguyên Hồng
(Tích hợp GD-TNMT mức độ: Toàn phần)
A - Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học .
 2) Hiểu từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
 3) Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường biển)
B - Đồ dùng dạy học:
 - Bức tranh về những khu rừng ngập mặn 
C- Các PP & KT dạy học:
	 - Trao đổi, thảo luận.
 - Động não /Tự bộc lộ.
 - Đọc sáng tạo.
D - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I – Kiểm tra bài cũ :
H: Khi đi tuần rừng thay cha, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
H: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
4/
 - Bạn nhỏ đã phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Em thấy hai gã trộm.
 - Những việc làm đó là: “chộp lấy cuộn dây thừng lao ra văng ra”
 II – Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Qua bài học Người gác rừng tí hon, các em đã biết về người gác rừng tí hon thông minh và dũng cảm. Cậu bé đã giúp các chú công an tóm gọn bọn chặt trộm gỗ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tác dụng của rừng ngập mặn và trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ, khôi phục rừng như thế nào được thể hiện qua bài Trồng rừng ngập mặn sẽ rõ 
 2) Luyện đọc:
 HĐ1: Gọi 1 HS đọc cả bài
 HĐ2: GV chia đoạn: 3 Đoạn
 * Đoạn1:Từ đầu sóng lớn.
 * Đoạn2: Mấy năm qua Nam Định.
 * Đoạn3: Còn lại.
 - Cho HS đọc đoạn nối tiếp
 - Cho HS đọc các từ ngữ khó: ngập mặn, xói lở, vững chắc, 
 -Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
 HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
 3) Tìm hiểu bài:
 Đoạn1: HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
(GV tích hợp giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn. Qua đó GD các em ý thức bảo vệ TNMT biển đảo)
 Đoạn2: Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
 Đoạn3: Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? 
(GV tích hợp cho HS thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường biển. Qua đó GD các em ý thức bảo vệ TNMT biển đảo) 
 4) Đọc diễn cảm: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 
1/
12/
12/
8/
 - HS lắng nghe.
 - HS đọc - Cả lớp đọc thầm
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 
- HS luyện đọc từ.
- 1HS đọc chú giải
- Cả lớp theo dõi
 -1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Nguyên nhân: Chiến tranh, các quá trình quai đê, lấn biển làm đầm nuôi tôm.
- Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nên đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Rừng có tác dụng bảo vệ đê điều, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng thu hoạch hải sản tăng, các loài chim nước trở nên phong phú. 
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
 III – Củng cố :
H: Nguyên nhân nào ta phải bảo vệ rừng ngập mặn? 
 (Dựa vào các nguyên nhân khiến cho rừng ngập mặn bị tàn phá. HS thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi- GV tích hợp GD cho HS ý thức BV-TNMT rừng trên mọi miến đất nước)
3/
-Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
 IV – Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc nhiều lần.
 - Về nhà đọc trước bài Chuỗi ngọc lam
1/
 - HS nghe & chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 28/11/2016
Ngày dạy: 30/11/2016
Tiết 3 : Lịch sử
“Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước”
(Tích hợp GD-TNMT mức độ: Liên hệ)
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Ngày19-12-1946

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hon.doc