Giáo án Tin học Lớp 5 - Chương trình cả năm (Bản mới 2 cột)

Giáo án Tin học Lớp 5 - Chương trình cả năm (Bản mới 2 cột)

BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

(TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Về phẩm chất:

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.

- Về năng lực:

- Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.

- Học sinh hiểu thế nào là tệp, thế nào là thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.

 II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.

- Học sinh: tập, bút.

BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Về phẩm chất:

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.

- Về năng lực:

- HS mở được các tệp và thư mục.

- HS biết chọn thư mục thích hợp để lưu văn bản.

- Biết được các thiết bị lưu trữ phổ biến nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.

- Học sinh: tập, bút.

 

doc 95 trang cuongth97 08/06/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 5 - Chương trình cả năm (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết 1
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
HS yêu thích môn Tin học, thích khám phá máy tính.
Về năng lực: 
- Nhận diện được các bộ phận máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Nêu ra được vai trò của máy tính trong đời sống.
- Nhận biết được các thiết bị lưu trữ và sử dụng được chúng.
- Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản..
 	II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Khởi động.
2. Bài mới:
 Các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Vậy thì các em có nhớ cách khởi động và tắt máy, cách thực hiện những trò chơi không? Năm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em tiếp tục chương trình của bộ môn tin học. Để bắt đầu chương trình, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn lại những kiến thức mà ta đã được học ở năm qua.
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1:
 Đặt câu hỏi:
 - Thông tin là gì?
 - Em hãy nêu các loại thông tin?, mỗi loại hãy cho 1 ví dụ minh chứng.
 - Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?
 - Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
 - Nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính?
b. Hoạt động 2:
 - Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
 - Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì?
 - Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện. 
b. Hoạt động 3:
Điền Đ/S vào các câu sau:
- Máy tính tính toán chậm hơn con người?
- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.
- Có thể học tốt môn Toán nhờ máy tính?
- Em điều khiển máy tính bằng mắt?
- Âm thanh không phải là một dạng thông tin?
- Máy tính có thể bảo quản thông tin?
- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?
4. Hoạt động mở rộng
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học.
- Ổn định.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi:
- Thông tin là những lời nói giao tiếp hằng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hóa, xã hội...
- Thông tin dạng âm thanh, thông tin dạng văn bản, thông tin dạng hình ảnh. VD: tiếng chim hót, tiếng hát; các bài báo, sách SGK; các bức tranh vẽ, ảnh chụp,...
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (USB).
- 4 bộ phận chính: màn hình, phần thân máy, bàn phím, con chuột.
- Bàn phím, con chuột là thiết bị nhập thông tin; thân máy dùng để xử lý thông tin; màn hình dùng để hiện thị kết quả (thiết bị xuất).
- Nhanh, chính xác, liên tục...
- Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc
- Quạt, bóng đèn điện...
 + S.
 + Đ.
 + Đ.
 + S.
 + S.
 + Đ.
 + Đ.
- Lắng nghe.
Tuần: 01
Tiết 2
Ngày dạy: ..
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
- Về năng lực: 
- HS vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện bài tập cho tốt.
	II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động: 
 - Ổn định lớp.
 - Nêu các bộ phận của máy tính để bàn.
2. Bài mới:
 Ở tiết trước các em đã được thầy nhắc lại những bộ phận của chiếc máy tính để bàn. Đến tiết này các em sẽ ôn tập tiếp chương trình học của năm qua.
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1:
 Đặt câu hỏi:
 - Thông tin là gì?
 - Em hãy nêu các loại thông tin?, mỗi loại hãy cho 1 ví dụ minh chứng.
 - Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin?
 - Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
 - Nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính?
b. Hoạt động 2:
 - Hỏi: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?
 - Hỏi: Máy tính giúp con người làm những gì?
 - Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện. 
b. Hoạt động 3:
Điền Đ/S vào các câu sau:
- Máy tính tính toán chậm hơn con người?
- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.
- Có thể học tốt môn Toán nhờ máy tính?
- Em điều khiển máy tính bằng mắt?
- Âm thanh không phải là một dạng thông tin?
- Máy tính có thể bảo quản thông tin?
- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?
4. Hoạt động mở rộng
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học.
- Ổn định.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi:
- Thông tin là những lời nói giao tiếp hằng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hóa, xã hội...
- Thông tin dạng âm thanh, thông tin dạng văn bản, thông tin dạng hình ảnh. VD: tiếng chim hót, tiếng hát; các bài báo, sách SGK; các bức tranh vẽ, ảnh chụp,...
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (USB).
- 4 bộ phận chính: màn hình, phần thân máy, bàn phím, con chuột.
- Bàn phím, con chuột là thiết bị nhập thông tin; thân máy dùng để xử lý thông tin; màn hình dùng để hiện thị kết quả (thiết bị xuất).
- Nhanh, chính xác, liên tục...
- Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc
- Quạt, bóng đèn điện...
 + S.
 + Đ.
 + Đ.
 + S.
 + S.
 + Đ.
 + Đ.
- Lắng nghe.
	-------------------------------------------------------------------
TUẦN 2: 
TIẾT 1
BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
 (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
HS yêu thích môn Tin học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Học sinh biết cách xem nội dung các thư mục và tệp.
- Nhận biết và đọc được tên các ổ đĩa, các thiết bị lưu trữ.
- Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.
 3. Thái độ:
	II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Nêu các bộ phận của máy tính xách tay.
2. Bài mới:
 Trong năm qua, các em đã học cách lưu trữ các bài thực hành ở đâu? Vậy thì các em có còn nhớ cách lưu hay không? Khi lưu bài ta nên làm gì? ... Bài học hôm nay thầy sẽ cùng các em khám phá một trong các thiết bị lưu trữ của máy tính nhé..
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Tệp là gì?
 - Các chương trình, các kết quả của người dùng được lưu ở đâu?
- GV nhận xét và cho điểm.
- Vậy thì khi lưu một bài vẽ hay một bài thực hành thì ta nên làm gì?
- Vậy tên của một bài thực hành thì ta gọi là 1 tệp. Tệp hay còn gọi là “Tập tin”
b. Hoạt động 2: Tệp và thư mục:
- Hỏi: Để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin trong máy tính thì ta phải làm sao? 
- Thông tin trong máy tính được lưu trữ trong các tệp, mỗi tệp có một tên tệp để phân biệt và một biểu tượng.
- Các tệp được lưu trữ trong các thư mục, mỗi thư mục có một tên riêng và một biểu tượng. Một thư mục có thể chứa một hoặc nhiều thư mục con nữa.
- Biểu tượng của thư mục có hình dáng một kẹp giấy (thường có màu vàng, ta cũng có thể đổi biểu tượng này).
- Y/C HS cho ví dụ về tệp và thư mục.
VD: Tệp Thuc Hanh.doc, Bai Tap 1.doc, Bai Tap 2.doc, ; Thư mục BAI TAP, BAI THUC HANH, 
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại về thư mục và tệp.
- Về nhà nhớ xem lại bài vừa học chuẩn bị cho tiết tới thực hành thật tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa Flash (còn gọi là USB).
- Ta nên chọn nơi lưu và đặt tên cho bài thực hành.
- Ghi vở.
- Em hãy cho ví dụ về tệp
- Ta phải sắp xếp thông tin trong máy tính một cách có trật tự.
- Lắng nghe.
- Ghi vở.
- Lắng nghe.
- HS cho ví dụ.
- Lắng nghe.
Tuần: 02
Tiết 2
Ngày dạy: ..
BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO? 
(TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Học sinh biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.
- Học sinh hiểu thế nào là tệp, thế nào là thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.
	II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Tệp còn có tên khác là gì? Cho 1 ví dụ về Tệp?
 + Biểu tượng của thư mục thường thì có hình dạng ra sao? Và thường có màu gì?
 + Ta có thể thay đổi biểu tượng của thư mục không?
2. Bài mới:
 Trong tiết học trước, các em đã học về Tệp và Thư mục. Như vậy, bài học hôm nay thầy sẽ cùng các em khám phá về Tệp và Thư mục nhé.
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Nhắc lại Tệp và Thư mục:
- Tên của một bài thực hành thì ta gọi là gì?
- Biểu tượng của thư mục có hình dáng như thế nào?, thường có màu gì?, em có thể đổi tên một thư mục hay một tập tin được không?
- Nhận xét, ghi điểm.
b. Hoạt động 2: Xem các thư mục và tệp
- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy “nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer” trên màn hình máy tính, khi đó một cửa sổ hiện ra với nhiều biểu tượng như hình bên dưới (Hình 1).
- Chú ý: biểu tượng của thiết bị nhớ Flash chỉ xuất hiện khi nó được cắm vào máy tính.
- Sau đó, em nháy chuột trái vào nút Folder thì cửa sổ sẽ chuyển sang dạng tương tự như hình sau: 
- Cửa sổ này có hai ngăn, cả ngăn bên trái và ngăn bên phải đều cho ta thấy các đĩa và ổ đĩa có trên máy tính.
- Trong hình trên, em thấy tên My Computer ở ngăn bên trái được “bôi đen” tức là My Computer đang được chọn. Ngăn bên phải cho thấy những gì có bên trong đối tượng được chọn.
- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy nháy đúp chuột vào tệp hoặc thư mục ở ngăn bên phải (nếu ở ngăn bên trái thì em chỉ cần nhắp chuột 1 lần lên tên của thư mục).
- Cách khác để khám phá máy tính là: nháy chuột phải lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explore (khám phá) trên danh sách hiện ra sau đó.
 c. Hoạt động 3: Thực hành:
MT: HS tự tìm hiểu thư mục và tập tin đã có trong máy tính.
- Y/C HS khởi động và khám phá máy tính theo các bước đã được hướng dẫn bên trên để xem các thư mục và tập tin có trong máy tính.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại về thư mục và tệp.
-Về nhà nhớ xem lại bài vừa học chuẩn bị cho tiết tới thực hành thật tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
 + Tập tin. VD: Thuc Hanh.doc, Ve.doc,...
 + Có hình dáng một kẹp giấy, thường có màu vàng.
 + Có.
- Lắng nghe.
- Gọi là Tệp hay Tập tin.
- Có hình dáng một kẹp giấy, thường có màu vàng, em có thể thay đổi được tên của chúng..
- Ghi vở.
- Em hãy cho ví dụ về tệp
- Ta phải sắp xếp thông tin trong máy tính một cách có trật tự.
- Lắng nghe.
- Ghi vở.
- Lắng nghe.
- HS cho ví dụ.
Tuần: 03
Tiết 1
Ngày dạy: ..
BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- HS mở được các tệp và thư mục.
- HS biết chọn thư mục thích hợp để lưu văn bản.
- Biết được các thiết bị lưu trữ phổ biến nhất.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Tệp còn có tên khác là gì? Cho 1 ví dụ về Tệp?
 + Biểu tượng của thư mục thường thì có hình dạng ra sao? Và thường có màu gì?
 + Ta có thể thay đổi biểu tượng của thư mục không?
2. Bài mới:
 Trong tiết học trước, các em đã học về Tệp và Thư mục. Như vậy, bài học hôm nay thầy sẽ cùng các em khám phá về Tệp và Thư mục nhé.
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Mở tệp đã có trong máy tính:
MT: Giúp cho các em biết cách mở các tệp đã có trong máy tính.
- Tên của một bài thực hành thì ta gọi là gì?
- Để mở một tệp đã được lưu trên máy tính thì em cần nhớ tên thư mục chứa tệp đó.
- Muốn mở tệp đã có, ta tực hiện:
 + Nháy đúp vào Mycomputer rồi tìm đường dẫn đến tệp cần tìm.
 + Sau đó nháy đúp vào biểu tượng của tệp cần mở.
- Y/C 2 – 3 HS lên mở tệp cho lớp quan sát.
- Nhận xét, ghi điểm.
b. Hoạt động 2: Thực hành:
MT: HS tự mở thư mục sẵn có trong máy tính.
- Y/C HS mở thư mục và tệp sẵn có trong máy tính để quan sát.
 - Quan sát thao tác của HS, đi quanh hướng dẫn HS chưa thực hiện được.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại về cách mở thư mục và tệp.
-Về nhà nhớ xem lại bài vừa học chuẩn bị cho tiết tới thực hành thật tốt.
* Lưu ý HS: khi không cần làm việc với máy tính thì ta phải tắt máy để tiết kiệm điện?
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
 + Tập tin. VD: Thuc Hanh.doc, Ve.doc,...
 + Có hình dáng một kẹp giấy, thường có màu vàng.
 + Có.
- Lắng nghe.
- Gọi là Tệp hay Tập tin.
- Lắng nghe + quan sát.
- Ghi vở.
- Quan sát.
- Thực hành mở tệp sẵn có trên máy tính dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe.
Tuần: 03
Tiết 2
Ngày dạy: ..
BÀI 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục.
- Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính đồng thời tạo được thư mục riêng cho mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Y/C HS lên mở thư mục sẵn có trong máy tính.
 + Nhận xét – ghi đểm.
2. Bài mới:
 Trong tiết học trước, các em đã biết về Tệp và Thư mục. Như vậy, bài học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách tạo một Thư mục riêng cho mình để sau này các em sẽ lưu trữ những bài thực hành vào thư mục riêng nhé.
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách mở thư mục và tệp đã có trong máy tính:
MT: Nhắc lại cho các em biết cách mở thư mục và tệp đã có trong máy tính.
- Muốn mở thư mục và tệp đã có sẵn trên máy, ta tực hiện như sau:
 + Nháy đúp vào Mycomputer rồi tìm đường dẫn đến thư mục hay tệp cần tìm.
 + Sau đó nháy đúp vào biểu tượng của chúng để mở.
- Làm mẫu cho lớp quan sát lại thao tác.
b. Hoạt động 2: Lưu kết quả làm việc trên máy tính:
MT: HS biết cách lưu bài thực hành vào thư mục riêng của mình.
- Để lưu bài thực hành em thực hiện các bước sau:
 + Nháy nút trái chuột vào chữ File.
 + Chọn Save.
 + Nháy vào hình tam giác đen nhỏ trong ô Save in rồi chọn biểu tượng đĩa chứa thư mục mà em cần lưu kết quả.
 + Nháy đúp chuột lên biểu tượng của thư mục cần lưu (hoặc nhắp chuột trái vào tên thư mục sau đó chọn Open)
 + Gõ tên tệp vào ô File name và nháy chuột vào nút Save (hoặc nhấn phím Enter).
- Khi đó văn bản hoặc hình vẽ của em sẽ được lưu với tên em đã gõ vào bên trong thư mục mà em đã chọn.
* Lưu ý: khi đặt tên cho bài thực hành thì em không thể đặt kèm những ký hiệu sau: \, /
c. Hoạt động 3: Tạo thư mục riêng:
MT: HS biết cách tạo thư mục riêng.
- Các bước thực hiện tạo thư mục riêng:
 + Nháy nút phải chuột trong ngăn bên phải của cửa sổ.
 + Nháy chuột vào New.
 + Nháy Folder.
 + Gõ tên thư mục, sau đó nhấn phím Enter.
- Y/C HS tạo thư mục riêng trên màng hình, sau đó tạo thư mục riêng trong ổ đĩa D.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại về cách mở thư mục và tệp.
- Nhắc lại cách lưu bài thực hành.
- Nhắc lại cách tạo thư mục.
- HS lên thực hiện.
 - Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Lắng nghe + quan sát + thực hành.
- Lắng nghe + quan sát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
Tuần: 04
Tiết 1
Ngày dạy: ..
CHƯƠNG 2: EM TẬP VẼ
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- HS nhận biết được biểu tượng của chương trình vẽ trên màng hình..
- Nhớ lại cách khởi động một biểu tượng trên màng hình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Y/C HS lên mở thư mục sẵn có trong máy tính.
 + Nhận xét – ghi đểm.
2. Bài mới:
 3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Sao chép, di chuyển hình:
MT: Cho các em nhớ lại công cụ sao chép và di chuyển hình.
- Y/C HS tìm biểu tượng của chương trình vẽ trên màng hình.
- Cho một số công cụ, Y/C HS chỉ ra công cụ dùng để chọn vùng sao chép.
- Nhận xét.
- Trong 2 biểu tượng sau, biểu tượng nào được gọi là biểu tượng trong suốt?
- Nhận xét.
- Em Nêu sự khác nhau giữa việc sao chép hình có sử dụng biểu tượng trong suốt và sao chép hình không sử dụng biểu tượng trong suốt. 
b. Hoạt động 2: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
MT: HS nhận dạng được công cụ vẽ hình vuông, hình chữ nhật và nhớ lại cách vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
- Cho một số công cụ, Y/C HS chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhận xét.
- Cho một số công cụ, Y/C HS chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình chữ nhật tròn góc?
- Nhận xét.
c. Hoạt động 3: Thực hành:
MT: HS luyện tập kĩ năng sao chép, di chuyển hình và kĩ năng vẽ hình.
- TH1: Ráp hình theo mẫu.
 Y/C HS mở hình vẽ dongho.bmp ráp hình theo mẫu dựa vào công cụ sao chép và di chuyển.
Hình mẫu:
Hình hoàn chỉnh
- Y/C HS vẽ hình theo mẫu:
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại nội dung bài vừa học – nhận xét lớp.
- HS lên thực hiện.
 - Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS tìm và chỉ ra biểu tượng 
- Quan sát.
- HS chọn.
- HS chọn.
- Lắng nghe + quan sát + thực hành.
- Trả lời. 
- Lắng nghe + quan sát.
- HS trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe + quan sát + thực hành.
- Lắng nghe + quan sát + thực hành.
Tuần: 04
Tiết 2
Ngày dạy: ..
CHƯƠNG 2: EM TẬP VẼ
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- HS làm được các thao tác sử dụng các công cụ vẽ.
- Vận dụng các công cụ vẽ để vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, máy chiếu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Y/C HS nhận diện biểu tượng của chương trình Paint trên màn hình và khởi động lên.
 + Nhận xét – ghi đểm.
2. Bài mới:
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Nhắc lại công cụ sao chép, di chuyển và công cụ dùng để vẽ hình vuông – hình chữ nhật:
- Cho một số công cụ, Y/C HS chỉ ra công cụ dùng để chọn vùng sao chép.
- Nhận xét.
- Cho một số công cụ, Y/C HS chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
b. Hoạt động 2: Vẽ hình e-líp, hình tròn:
MT: HS nhận dạng được công cụ vẽ hình e-líp, hình tròn và nhớ lại cách vẽ được hình e-líp, hình tròn.
- Trong số các công cụ dưới đây, em hãy chỉ ra công cụ dùng để vẽ hình e-líp.
- Nhận xét.
- Khi sử dụng công cụ vẽ hình e-líp, em cần thêm thao tác nào để vẽ được hình tròn?
 HD: Em cần giữ phím Shift khi vẽ.
- Có những kiểu vẽ hình e-líp nào?
- Nhận xét – ghi điểm.
c. Hoạt động 3: Thực hành:
- TH: Trang trí đồng hồ.
 Y/C HS mở hình vẽ clock.bmp với hình chú gấu bông có sẵn, em hãy vẽ chiếc đồng hồ có hình nền là chú gấu bông (hoặc em cũng có thể vẽ một hình khác để làm hình nền).
Hình mẫu:
- Hướng dẫn: 
 + Mở tệp Clock.bmp
 + Chọn màu vẽ là màu vàng (em cũng có thể chọn màu khác), chọn công cụ hình e-líp và kiểu chỉ vẽ đường biên.
 + Nhấn giữ phím Shift trong lúc vẽ để vẽ được hình tròn (vẽ 2 hình tròn, 1 hình tròn lớn và 1 hình tròn nhỏ).
 + Dùng công cụ chọn cùng với biểu tượng trong suốt để di chuyển 2 hình tròn lồng vào nhau.
 + Dùng công cụ tô màu vàng cho vùng giữa 2 đường tròn.
 + Di chuyển chú gấu vào mặt đồng hồ.
 + Đánh dấu vị trí các con số lên mặt đồng hồ.
 + Chọn màu vẽ là màu đen và công cụ đường thẳng để vẽ kim đồng hồ.
- Quan sát HS thực hành + chú ý nhắc nhở các em thay phiên nhau thực hành.
 4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại nội dung bài vừa học – nhận xét lớp.
- HS lên thực hiện.
 - Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS chọn + nhận xét.
- HS chọn + nhận xét.
- HS trả lời.
- Trả lời. 
- HS trả lời. Có 3 kiểu vẽ.
 + Chỉ vẽ viền của hình bằng màu vẽ.
 + Vẽ viền bằng màu vẽ và tô màu nền bên trong hình.
 + Chỉ tô màu vẽ bên trong hình vừa vẽ.
- Lắng nghe + quan sát.
- HS trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe + quan sát.
Tuần: 05
Tiết 1
Ngày dạy: ..
BÀI 2: SỬ DỤNG BÌNH PHUN MÀU (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Biết sử dụng công cụ bình phun màu.
- Biết cách ứng dụng bình phun màu vào lúc nào, như thế nào cho đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, ảnh vẽ mẫu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Gọi 1 HS lên máy ráp hình vẽ đã bị chia nhỏ thành hình hoàn chỉnh. 
- Y/C tất cả HS còn lại mở tệp ráp hình và ráp hình theo mẫu.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
 3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng, vị trí, công dụng của công cụ bình phun màu.
- Công cụ bình phun màu có hình dạng giống như một bình xịt màu.
- Hỏi: công cụ này nằm ở đâu trong hộp công cụ?
- Với công cụ bình phun màu em có thể vẽ được hàng nghìn bông tuyết rơi, hàng vạn chiếc lá của cây cổ thụ hay cảnh đẹp của đêm pháo hoa. Em có thể dùng bình phun màu để phun các chấm màu lên hình vẽ đễ tạo cảnh lung linh cho bức tranh.
b. Hoạt động 2: Làm quen với công cụ bình phun màu:
* Các bước thực hiện:
 - Chọn công cụ bình phun màu trong hộp công cụ.
 - Chọn kích cỡ vùng phun dưới hộp công cụ.
 - Chọn màu phun.
 - Kéo thả chuột lên vùng muốn phun.
* Chú ý: tùy vào cách di chuyển chuột nhanh hay chậm mà em có thể tạo ra các vùng màu thưa hay dày, nhạt hay đậm trên bức tranh. 
- Vẽ mẫu cho HS xem ba kích thước của công cụ bình phun màu.
- Nháy chuột trái để phun bằng màu tô, nháy chuột phải để phun bằng màu nền.
c. Hoạt động 3: Thực hành:
* TH 1: Dùng các công cụ đã học để vẽ bông hoa như hình sau:
HD: 
- Dùng công cụ cọ vẽ chọn màu xanh vẽ phần thân cây và gân lá.
- Dùng công cụ bình phun màu chọn màu đỏ (hồng), sau đó giữ chuột trái để vẽ bông hoa.
- Vẫn công cụ bình phun màu, chọn màu xanh để vẽ lá.
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
- HS có thể vẽ thêm một bông hoa nữa trên cùng một trang vẽ.
- Y/C HS lưu hình vẽ đã hoàn tất vào máy.
* TH 2: Dùng công cụ đã học, hãy vẽ ảnh theo mẫu sau:
HD: 
- Dùng công cụ bút chì và cọ vẽ để vẽ thân cây và nhánh. Sau đó dùng công cụ tô màu tô màu cho phần thân cây.
- Dùng công cụ bình phun màu chọn màu xanh đậm để vẽ các lá già, sau đó chọn lại màu xanh nhạt để vẽ lá non.
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
- Y/C HS lưu hình vẽ đã hoàn tất vào máy.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại cách vẽ với công cụ bình phun màu.
- Ta cũng có thể dùng chuột phải để vẽ.
- Chuẩn bị cho tiết tới vẽ thuyền buồm.
- Nhận xét lớp – nhận xét tiết học.
- HS lên thực hiện.
- HS thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng gnhe.
- TL: dưới công cụ đường thẳng.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát.
- Quan sát hình.
- Lắng nghe + quan sát + thực hành.
- Quan sát ảnh.
- Lắng nghe + thực hành.
Tuần: 05
Tiết 2
Ngày dạy: 
BÀI 2: SỬ DỤNG BÌNH PHUN MÀU (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Biết cách ứng dụng bình phun màu vào lúc nào, như thế nào cho đẹp.
- Học sinh biết kết hợp các dụng cụ vẽ với nhau tạo nên bức tranh hoàn hảo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, ảnh vẽ mẫu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Gọi 1 HS lên máy dùng công cụ bình phun màu và các công cụ vẽ đã học hãy vẽ một bông hoa, các HS còn lại cũng vẽ tương tự.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
 3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc về công cụ bình phun màu.
- Y/C HS nhắc lại các bước thực hiện của công cụ bình phun màu.
- Nhắc lại.
* Chú ý: tùy vào cách di chuyển chuột nhanh hay chậm mà em có thể tạo ra các vùng màu thưa hay dày, nhạt hay đậm trên bức tranh. 
- Nháy chuột trái để phun bằng màu tô, nháy chuột phải để phun bằng màu nền.
b Hoạt động 2: Thực hành:
* TH 1: Dùng các công cụ đã học để vẽ thuyền buồm như hình sau:
HD: 
- Chọn công cụ với kiểu vẽ để vẽ hình ông Mặt Trời.
- Chọn công cụ và để vẽ con thuyền và cánh buồm.
- Chọn công cụ , dùng màu trắng và hai màu xanh (đậm nhạt khác nhau) có trong hộp màu để vẽ từng lớp sóng dưới đáy thuyền.
- Chọn màu vàng để tô màu ông Mặt Trời, màu nâu để tô màu mạn thuyền và các màu khác để tô màu cho cánh buồm.
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
- Y/C HS lưu hình vẽ đã hoàn tất vào máy.
(Nếu HS hoàn thành bài nhanh thì cho các em vẽ tự do.)
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại cách vẽ với công cụ bình phun màu.
- Ta cũng có thể dùng chuột phải để vẽ.
- Chuẩn bị cho tiết tới vẽ thuyền buồm.
- Nhận xét lớp – nhận xét tiết học.
- HS lên thực hiện.
- HS thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng gnhe.
- Chọn công cụ bình phun màu trong hộp công cụ.
 - Chọn kích cỡ vùng phun dưới hộp công cụ.
 - Chọn màu phun.
 - Kéo thả chuột lên vùng muốn phun.
- Nhận xét.
- TL: dưới công cụ đường thẳng.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát.
- Quan sát hình + lắng nghe.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
	-------------
TUẦN 6: 
TIẾT: 1
BÀI 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ (TIẾT 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- Biết được biểu tượng của công cụ viết chữ.
- HS sử dụng được công cụ viết chữ để viết chữ lên tranh.
- HS phân biết được biểu tượng trong suốt và biểu tượng không trong suốt
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, ảnh vẽ mẫu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Gọi 1 HS lên máy dùng công cụ bình phun màu và các công cụ vẽ đã học hãy vẽ một bông hoa, các HS còn lại cũng vẽ tương tự.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
 3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc về công cụ bình phun màu.
- Y/C HS nhắc lại các bước thực hiện của công cụ bình phun màu.
- Nhắc lại.
- Nháy chuột trái để phun bằng màu tô, nháy chuột phải để phun bằng màu nền.
b Hoạt động 2: Làm quen với công cụ viết chữ:
- Đôi khi em muốn viết thêm vào bức tranh một vài câu thơ, một dòng đề tặng, ghi lại ngày tháng vẽ tranh hoặc ghi tên tác giả... như bức tranh dưới đây. 
- Công cụ Viết chữ có trong hộp công cụ vẽ sẽ giúp em làm được điều đó.
- Y/C HS xác định công cụ viết chữ.
- Nhận xét.
* Các bước thực hiện: 
- Chọn công cụ Viết chữ trong hộp công cụ.
- Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ.
- Gõ chữ vào khung chữ.
- Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc.
- Làm mẫu.
c Hoạt động 3: Chọn chữ viết:
- Trước khi gõ chữ vào khung chữ, em có thể chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ trên thanh công cụ Fonts. 
- Thanh công cụ này sẽ được hiện ra khi em chọn công cụ và nháy chuột vào vùng vẽ.
* Chú ý: Nếu sau khi chọn công cụ và nháy chuột vào vùng vẽ mà thanh công cụ Fonts không xuất hiện thì em hãy vào mục View®Text Toolbar; hoặc nháy chuột phải vào khung chữ và chọn Text Toolbar.
- Sau khi gõ chữ xong và nháy chuột bên ngoài khung chữ thì em không thể sửa lại dòng chữ được nữa.
* Thực hành:
- Y/C HS thực hành viết chữ lên trang vẽ trắng.
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại cách viết chữ với công cụ viết chữ lên hình vẽ.
- Về xem lại bài chuẩn bị cho tiết tới thực hành tốt hơn.
- HS lên thực hiện.
- HS thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng gnhe.
- Chọn công cụ bình phun màu trong hộp công cụ.
 - Chọn kích cỡ vùng phun dưới hộp công cụ.
 - Chọn màu phun.
 - Kéo thả chuột lên vùng muốn phun.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát.
- HS xác định: công cụ viết chữ nằm dưới công cụ cọ vẽ.
- Quan sát hình + lắng nghe.
- Quan sát + ghi vở.
- Lắng nghe + quan sát.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- HS thực hành.
- Lắng nghe.
TUẦN 6: 
TIẾT: 2
BÀI 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.
Về năng lực: 
- HS phân biết được biểu tượng trong suốt và biểu tượng không trong suốt
- Học sinh biết kết hợp các dụng cụ vẽ với nhau tạo nên bức tranh hoàn hảo.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, ảnh vẽ mẫu.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Gọi 1 HS lên máy dùng công cụ viết chữ viết chữ lên hình vẽ, các HS còn lại thực hành viết chữ trên máy mình.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
 Ở tiết học trước, các em đã làm quen với công cụ viết chữ. Đến tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em làm quen với hai kiểu viết chữ lên hình vẽ qua bài học “viết chữ lên hình vẽ (tt)”.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc về công cụ viết chữ.
- Y/C HS nhắc lại các bước thực hiện của công cụ viết chữ.
- Nhắc lại + nhận xét.
b Hoạt động 2: Làm quen với hai kiểu viết chữ lên hình vẽ.
- Cũng giống như khi dùng công cụ chọn , khi em nháy chuột vào công cụ , bên dưới hộp công cụ sẽ xuất hiện hai biểu tượng "không trong suốt" và "trong suốt". Điều này có nghĩa là em có hai lựa chọn khi viết chữ lên tranh. 
 + Nếu chọn biểu tượng không trong suốt thì màu của khung chữ sẽ là màu nền. Khung chữ có màu nền sẽ che khuất phần tranh ở phía sau. 
 + Nếu chọn biểu tượng trong suốt thì khung chữ sẽ trở nên không màu và trong suốt. Khi khung chữ trong suốt thì em có thể nhìn thấy phần tranh ở phía sau. 
Em có thể nhận ra sự khác biệt đó nhờ quan sát dòng chữ Merry Christmas trong hai cách viết dưới đây.
c Hoạt động 3: Thực hành:
* Thực hành 1: Dùng công cụ để viết các dòng chữ như hình minh hoạ sau đây.
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
* Thực hành 2: Dùng các công cụ thích hợp để vẽ bức tranh "Giấc mơ của gấu con" như mẫu sau đây:
- Quan sát thao tác của HS + hướng dẫn.
4. Hoạt động mở rộng
- Nhắc lại cách viết chữ với công cụ viết chữ lên hình vẽ.
- Chú ý vào 2 công cụ trong suốt và không trong suốt.
- Nhận xét lớp – nhận xét tiết học.
- HS lên thực hiện.
- HS thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng gnhe.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát hình.
- Quan sát hình + lắng nghe + thực hành.
- Quan sát + thực hành
- Lắng nghe.
Tuần: 07
Tiết thứ: 01
Ngày dạy: 
TUẦN 7: 
TIẾT 1:
BÀI 4: TRAU CHUỐT HÌNH VẼ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Về phẩm chất:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_5_chuong_trinh_ca_nam_ban_moi_2_cot.doc