Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 đến 9
lý tự trọng
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1 - 2 câu; kể lại đợc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, thể hiện lời kể tự nhiên; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt; biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nớc, có lí tởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trớc kẻ thù.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp đợc lời bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 bức tranh.
III. Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc lu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng vào các từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh, vật.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ có trong bài, phân biệt đợc sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Hiểu đợc nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh đẹp, sinh động và trù phú của làng quê giữa ngày mùa, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hơng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Su tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
- Chuẩn bị sẵn các thẻ từ ghi các sự vật có màu vàng và màu sắc của nó và nghĩa của các từ chỉ màu vàng để đính lên bảng.
Tuần 1 Ngày..........tháng.........năm 200... Tập đọc Thư gửi các học sinh I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. 2. Đọc hiểu - Hiểu nghĩa các từ ngữ có trong bài. - Hiểu được nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3. Học thuộc lòng một đoạn thư. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ chép sẵn một đoạn thư cần luyện đọc cho HS. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Dạy bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc - GV cho HS quan sát các ảnh minh họa cho chủ điểm và yêu cầu HS nói về những tấm ảnh đó. - HS: Tranh vẽ hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta. - GV: Qua các bức ảnh minh họa cho chủ điểm chúng ta thấy Tổ quốc chúng ta rất đẹp. Chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Các em đã biết: Ngay sau khi giành được độc lập, Bác Hồ đã có Thư gửi các học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Để biết trong thư Bác muốn nói với các em điều gì, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS mở SGK theo dõi bài đọc. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc đúng - GV gọi một HS đọc khá giỏi đọc trước lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS chia đoạn. - HS nhận biết các đoạn trong bài đọc: * Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? * Đoạn 2: Còn lại. - GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Hai HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. - GV ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho HS. - HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp. - Yêu cầu hai HS đọc lại toàn bài. - Hai HS đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải. - Một HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thân ái, trìu mến, thiết tha, thể hiện sự tin tưởng và hi vọng. - HS lắng nghe theo dõi giọng đọc của GV. b) Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo nhóm đôi hỏi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. Sau đó chỉ định một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung. - Hai HS đứng dậy trình bày: + HS 1 hỏi: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? + HS 2 trả lời: Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 làm nô lệ cho thực dân Pháp. Từ ngày khai trường này các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - GV: Em hiểu như thế nào là một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam? - Là một nền giáo dục tự do của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. - GV hỏi thêm: Trong thư Bác đã tưởng tượng thấy cảnh các bạn học sinh trong ngày khai trường lần đầu tiên khi nước nhà độc lập như thế nào? - Bác Hồ đã tưởng tượng thấy cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày khai trường. Các bạn học sinh ai ai cũng vui vẻ và rất sung sướng vì được hưởng một nền giáo dục mới. - Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?". - Bác muốn nhắc các HS phải biết ơn, ghi nhớ công lao chiến đấu, hi sinh quên mình của biết bao thế hệ cách mạng để có được như ngày hôm nay. - Yêu cầu HS tìm ý của đoạn 1, sau đó nhận xét chốt lại, ghi bảng. - HS nêu và nhận xét cho đến khi có ý đúng: Những ý nghĩ và tình cảm của Bác đối với học sinh. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? - HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? - Trong công cuộc kiến thiết đất nước, trách nhiệm của HS rất nặng nề và vẻ vang. HS phải thi đua học giỏi, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. - Qua những câu nói đó em hiểu được thái độ của Bác đối với các học sinh như thế nào? - Bác rất tin tưởng và hi vọng vào các học sinh - những người tạo nên tương lai, tiền đồ tươi sáng của dân tộc và đất nước. - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi tìm ý chính của đoạn 2. GV nhận xét chốt lại và ghi bảng. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Vai trò và trách nhiệm vẻ vang của người học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước. c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng * Luyện đọc diễn cảm - GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn. - GV chốt lại giọng đọc của đoạn 1: giọng nhẹ nhàng, thân ái, vui mừng, xúc động, thể hiện được tình cảm yêu quý của Bác; nhấn giọng vào những từ ngữ:ngày khai trường đầu tiên, tưởng tượng, nhộn nhịp tưng bừng, sung sướng hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh, biết bao đồng bào, nghĩ sao và đọc cao giọng ở cuối câu hỏi. - Một HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét giọng đọc của bạn. - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - HS luyện đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc. - Gọi HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn. - Một HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài. Cả lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của bạn. - GV chốt lại giọng đọc đoạn 2 và 3: giọng xúc động thể hiện tình cảm yêu quý, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh - những chủ nhân tương lai của nước nhà; biết nhấn giọng vào những từ ngữ: xây dựng, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, một phần lớn, học tập... - HS chú ý lắng nghe. - Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 2 và 3. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, cả lớp theo dõi nhận xét giọng đọc của các bạn. * Luyện đọc học thuộc lòng - GV yêu cầu HS đọc thầm học thuộc theo nhóm đoạn văn (từ Sau 80 năm giời nô lệ ... đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). - Thi các nhóm đọc thuộc đoạn văn trước lớp. - HS đọc thầm học thuộc đoạn văn theo nhóm. - Một nhóm cử đại diện đứng lên đọc trước câu đầu tiên của đoạn, sau đó có "xì điện" một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu nối tiếp. Bạn đó đọc xong lại "xì điện" một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu khác. Nếu bạn nào không đọc được thì nhóm đó bị trừ đi một điểm. 3. Củng cố, dặn dò - Câu văn nào trong thư Bác nói lên nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ trẻ Việt Nam và niềm tin tưởng, hi vọng to lớn của Bác vào các thế hệ đó. - "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không,... chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" - Ngày nay tuy Bác đã đi xa, các em thấy câu nói của Bác như thế nào? Các em phải làm gì để đáp lại lòng mong mỏi của Bác. - Nhiều HS trả lời, cho đến khi tìm được ý đúng: Câu nói của Bác vẫn còn sống mãi, chúng em cần phải chăm chỉ học tập để lớn lên xây dựng Tổ quốc ngày thêm giàu đẹp. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu; đọc trước bài Quang cảnh ngày mùa. - HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. Chính tả Nghe - viết: Việt Nam thân yêu ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh I. Mục tiêu 1. Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. 2. Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k. II. Đồ dùng dạy - học - Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở bài tập 2. - 3 đến 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung Bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Mở đầu - GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ Chính tả: + HS phải có đủ: bút, vở, thước kẻ, bút chì,... + Khi viết chính tả phải trật tự chú ý nghe GV đọc, không được hỏi lại. + Ngồi viết chính tả phải đúng tư thế: vở để ngay ngắn, mắt phải cách xa vở chừng 30 cm, lưng thẳng, không tì ngực xuống mép bàn. - HS chú ý lắng nghe. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết bài Chính tả Việt Nam thân yêu và làm các bài tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Yêu cầu HS đọc bài thơ. - Một HS đọc to bài thơ. - Bài thơ nói lên điều gì? - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam và truyền thống cần cù lao động và đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam. b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả - Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS nêu: Trường Sơn, Việt Nam, mênh mông, biển lúa, dập dờn,... - GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được. - Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Sau khi HS viết xong, GV hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - HS nhận xét theo yêu cầu của GV. - Khi viết cần lưu ý trình bày bài chính tả như thế nào? - Bài chính tả là một đoạn thơ lục bát. Khi viết cần lưu ý câu sáu viết cách lề bốn ô li. Câu tám viết cách lề hai ô li. Đầu câu viết hoa. c) Viết chính tả - GV nhắc sơ bộ HS những hiện tượng chính tả cần lưu ý khi viết, tư thế ngồi viết, yêu cầu HS chú ý lắng nghe không hỏi lại. - HS lắng nghe. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5 (6 chữ/1 phút). Mỗi dòng thơ đọc 2 lượt. - HS lắng nghe và viết bài. d) Soát lỗi và chấm bài - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em. - Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Một HS đọc to trước lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. - HS làm bài vào giấy nháp (hoặc vở bài tập), sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn. - Gọi HS trình bày. - GV theo dõi gọi HS nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS lần lượt trình bày kết quả. - Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ. - Bài văn cho ta biết điều gì? - Bài văn kể về buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945) ở quảng Trường Ba Đình. Bài tập 3 - Gọi HS đọc toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV dán ba tờ phiếu lên bảng, mời ba HS lên bảng thi làm bài nhanh. - HS làm bài vào vở. Ba HS làm bài vào phiếu trên bảng. - Gọi HS nhận xét, chữa lại bài của bạn trên bảng. - HS nhận xét, chữa lại bài trên bảng cho bạn (nếu sai). - Yêu cầu HS nhẩm thuộc quy tắc, mời một đến hai em nhắc lại quy tắc. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Âm đầu Đứng trước i, e, ê Đứng trước các âm còn lại Âm "cờ" Viết là k Viết là c Âm "gờ" Viết là gh Viết là g Âm "ngờ" Viết là ngh Viết là ng 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà học thuộc nội dung Bài tập 3. - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa I. Mục tiêu 1. Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở Bài tập 1a và 1b (phần Nhận xét): xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm. - Bút dạ và giấy khổ to đủ cho hai đến ba HS làm bài tập. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Từ vựng Tiếng Việt có hiện tượng các từ đồng nghĩa với nhau. Chính nhờ hiện tượng đồng nghĩa mà Tiếng Việt của chúng ta phong phú và giàu sắc thái biểu cảm. Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Phần Nhận xét Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau Bài tập 1 trong phần Nhận xét. - Một HS đọc bài . Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. - Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập 1 yêu cầu so sánh nghĩa của các từ xây dựng và kiến thiết với nhau, so sánh nghĩa của các từ vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm với nhau. - GV đưa ra các từ in đậm đã được viết sẵn trên bảng lớp: a) xây dựng - kiến thiết b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm - HS dựa vào đoạn văn trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để làm bài. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, cả lớp theo dõi nhận xét, đến khi có lời giải đúng: Nghĩa của những từ kiến thiết, xây dựng có nghĩa giống nhau cùng chỉ hoạt động. Nghĩa của những từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm có nghĩa giống nhau đều chỉ màu vàng. - GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. - HS lắng nghe. Bài tập 2 - GV yêu cầu HS đọc Bài tập 2 trong phần Nhận xét. - HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để làm bài. - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để làm bài. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp theo dõi, nhận xét cho đến khi có lời giải đúng. Đáp án: a) Các từ kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ này giống nhau hoàn toàn. b) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt tươi, ánh lên. Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. 3. Phần Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Hai đến ba HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa. - Một đến hai HS nhắc lại phần ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa. 4. Phần Luyện tập Bài tập 1 - Gọi một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa. - Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. - HS làm bài vào giấy nháp, sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn. - Gọi HS trình bày, GV theo dõi gọi HS nhận xét và cùng chốt lại ý kiến đúng. - HS lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại: Những từ đồng nghĩa với nhau là: * Nước nhà - nước - non sông. * Hoàn cầu - năm châu. Bài tập 2 - Gọi một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Hai HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - Nhận xét, chữa bài. Ví dụ: * Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, mĩ lệ... * To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng... * Học tập: học, học hành, học hỏi... Bài tập 3 - Gọi một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhắc HS chú ý: Mỗi em phải đặt hai câu, mỗi câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa (như mẫu trong SGK). Nếu em nào đặt một câu có chứa đồng thời cả hai đồng nghĩa thì càng đáng khen. (VD: Nhờ chịu khó học hỏi nên Nam học hành rất tiến bộ). - Hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp viết vào vở. - Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có) - Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình. - Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài của bạn trên bảng. - HS nhận xét, chữa bài cho bạn. 5. Củng cố, dặn dò - Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. - Hai đến ba HS nhắc lại. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học nội dung Ghi nhớ và làm lại Bài tập 3 vào vở. - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. Kể chuyện lý tự trọng I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1 - 2 câu; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, thể hiện lời kể tự nhiên; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt; biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nước, có lí tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Tập trung nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa truyện trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 bức tranh. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Anh Lý Tự Trọng ai? Vì sao anh lại trở thành tấm gương viết thành truyện để mọi người noi theo và học tập? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về con người này và chiến công của anh. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Giáo viên kể chuyện - GV kể lần 1: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ngợi ca tấm gương trẻ tuổi anh hùng Lý Tự Trọng. Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu của đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời Lý Tự Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng, tiếc thương. - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng, khi kể kết hợp với giải nghĩa các từ khó (có thể kể đến từ nào thì giải nghĩa từ đó hoặc sau khi kể xong toàn bộ câu chuyện mới giải nghĩa các từ). Nếu thấy HS lớp mình chưa nắm được nội dung câu chuyện, GV có thể kể lần 3 hoặc đặt câu hỏi giúp HS nhớ lại nội dung truyện để kể tiếp. Nội dung truyện như sau: Lý Tự Trọng 1. Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh gia nhập tổ chức cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo. 2. Mùa thu năm 1929, anh được về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện công việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại chực khám. Anh nhanh chân nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo công nhân và đồng bào. Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới, định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, anh bị giặc bắt. 3. Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhiều lần nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Trong nhà giam, anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là "Ông Nhỏ". Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh nói anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói: - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác... Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi. Theo báo Thiếu niên Tiền phong Sáng dạ: học đâu biết đấy, nhớ đấy. Mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng thường có nội dung chính trị và nhằm biểu thị một ý chí chung. Luật sư: người chuyên bào chữa, bênh vực cho những người phải ra trước tòa án hoặc làm công việc tư vấn về pháp luật. Thành niên: người được pháp luật coi là đã đến tuổi trưởng thành và phải chịu trách nhiệm về việc mình làm (thường là 18 tuổi). Anh Trọng mới 17 tuổi, chưa được coi là đã đến tuổi trưởng thành. Quốc tế ca: bài hát chính thức cho các đảng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Bài tập 1 - Gọi HS đọc to nội dung bài tập 1. - Một HS đọc to, cả lớp theo dõi, đọc thầm trong SGK. - Yêu cầu HS dựa lời kể của GV, quan sát tranh, trao đổi theo nhóm đôi thuyết minh cho mỗi bức tranh bằng một hai câu. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Gọi HS trình bày, GV và cả lớp theo dõi, nhận xét. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. Cả lớp theo dõi nhận xét. - GV kết luận ý kiến của các nhóm và đưa ra bảng phụ ghi sẵn lời thuyết minh cho nội dung từng bức tranh, yêu cầu HS đọc lại. - Một HS đọc, cả lớp theo dõi: + Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập. + Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. + Tranh 4: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. + Tranh 5: Trong một buổi mít tình, anh đã bắn chết tên mật thám và bị giặc bắt. + Tranh 5: Trước tòa án giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cánh mạng của mình. + Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Bài tập 2, 3 - Gọi một HS đọc yêu cầu của Bài tập 2, 3. - Một HS đọc to Bài tập 2, 3. Cả lớp theo dõi. - GV nhắc HS: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của (thầy) cô. + Kể xong, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS lắng nghe và thực hiện theo lời của GV. - Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. + GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi HS kể từ một đến hai tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. - HS kể chuyện theo nhóm. + HS dựa vào lời thuyết minh, tranh vẽ kể cho cả nhóm nghe. Mỗi em kể một đến hai tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Các em tự đặt các câu hỏi để hỏi nhau về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện trước lớp. Lưu ý: Tùy theo trình độ HS có thể yêu cầu HS kể lại câu chuyện bằng cách kể nhập vai nhân vật anh Trọng hoặc là người luật sư hoặc là người cai ngục. Khi kể nhập vai thì phải giới thiệu nhập vai nào ngay từ đầu câu chuyện; phải xưng tôi từ đầu đến cuối chuyện; tưởng tượng chính mình là nhân vật đó, hãy kể câu chuyện thật tự nhiên. Nếu đưa được ý nghĩ, cảm xúc riêng của nhân vật vào câu chuyện càng tốt. + HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS tự nêu câu hỏi để trao đổi với nhau hoặc trả lời câu hỏi của GV về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Ví dụ: + Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là "Ông Nhỏ"? (Vì họ rất khâm phục anh tuy tuổi nhỏ nhưng dũng cảm, chí lớn, có khí phách). + Anh Trọng đã gạt phắt lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. Bạn hãy nhắc lại lời nói của anh. + Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp đã xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi vị thành niên? (Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh, sợ phong trào cách mạng sẽ lan rộng). + Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? (Người cách mạng rất hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù./ Là thanh niên phải có lí tưởng. / Làm người, phải biết yêu đất nước). - GV và cả lớp nhận xét các bạn kể, sau đó bình chọn ra nhóm hoặc bạn kể chuyện hay, hấp dẫn nhất; bạn nêu câu hỏi thú vị nhất và bạn hiểu câu chuyện nhất. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt, dặn HS về nhà kể lại chuyện cho nhiều người cùng nghe. - Dặn các em tìm một câu chuyện (đoạn truyện) đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi những anh hùng, danh nhân của nước ta. Đọc kĩ để kể trước lớp. Có thể mang đến lớp chuyện các em tìm được. - HS lắng nghe về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng vào các từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh, vật. 2. Đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ có trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài. - Hiểu được nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh đẹp, sinh động và trù phú của làng quê giữa ngày mùa, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. - Chuẩn bị sẵn các thẻ từ ghi các sự vật có màu vàng và màu sắc của nó và nghĩa của các từ chỉ màu vàng để đính lên bảng. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thư trong bài Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ...đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em) và trả lời câu hỏi về nội dung. - Nhận xét và cho điểm HS. - HS thực hiện yêu cầu của GV. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV đưa tranh minh họa bài tập đọc (phóng to) cho HS quan sát và yêu cầu HS nói về nội dung tranh. - HS quan sát và phát biểu: Bức tranh vẽ quang cảnh ngày mùa ở nông thôn, mọi người đang thu hoạch lúa. - GV chốt lại và giới thiệu: Đây là bức tranh minh họa cho bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Đọc bài này các em sẽ thấy được vẻ đẹp của làng quê được vẽ bằng lời tả rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài - một nhà văn quen thuộc với các em. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS mở SGK theo dõi bài đọc. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc đúng - GV chỉ định một HS đọc khá giỏi đọc trước lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn chia đoạn cho HS luyện đọc. - HS nhận biết các đoạn trong bài văn: * Đoạn 1: Từ đầu... đến màu vàng rất khác nhau.. * Đoạn 2: Tiếp theo ... đến như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. * Đoạn 3: Tiếp theo ... đến ló ra mấy quả ớt đỏ chói. * Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý ngắt câu: Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại / mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối / đốm quả chín vàng. - HS đọc bài. Mỗi lượt đọc bốn HS, mỗi HS đọc một đoạn của bài. - GV ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho cả lớp. - HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp. - GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2. - HS đọc bài. Mỗi lượt đọc bốn HS, mỗi HS đọc một đoạn của bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghĩa của các từ được giới thiệu ở phần chú giải. GV có thể dùng tranh ảnh (nếu có) để giải nghĩa từ (cây) lụi, kéo đá. - Một HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp nghe bạn đọc và GV giải nghĩa. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn của bài theo nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau đọc bài trong nhóm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn của bài. - Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh và vật. - HS lắng nghe theo dõi giọng đọc của GV. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trao đổi theo nhóm đôi để tìm những sự vật có màu vàng và từ ngữ dùng để miêu tả màu vàng của sự vật đó. GV nghe HS trình bày, kết hợp đính (hoặc ghi nhanh) các từ chỉ sự vật và màu sắc của nó lên bảng theo cột dọc. Lúa - vàng xuộm Nắng - vàng hoe ..... - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày kết quả: Lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe, xoan - vàng lịm; lá mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; quả chuối - chín vàng; tàu lá chuối - vàng ối; bụi mía- vàng xọng; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới; tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm. - GV cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi 2 trong nhóm, sau đó gọi HS trình bày. - HS thảo luận trong nhóm, sau đó trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung: Gợi ý: + Lúa - vàng xuộm -> là màu vàng đậm có cảm giác nặng trĩu. Màu vàng của lúa chín trĩu bông. + Nắng - vàng hoe -> là màu vàng nhạt, tươi sáng. Nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp và ấm áp, không gay gắt, nóng bức. + Xoan - vàng lịm -> là màu vàng của quả đã chín hết mức, gợi cảm giác ngọt lịm. + Lá mít - vàng ối -> là màu vàng rất đậm và đều khắp trên mặt. + Tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi -> là màu vàng sáng + Quả chuối - chín vàng -> là màu vàng đẹp tự nhiên của quả chín. + Tàu lá chuối - vàng ối -> là màu vàng rất đậm, đều khắp mặt lá. + Bụi mía- vàng xọng -> là màu vàng chứa nước đầy ắp. Tả bụi mía như thế đủ thấy bụi mía rất tươi tốt. + Rơm, thóc - vàng giòn -> màu vàng của vật đem phơi được nắng sấy khô tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra. + Gà, chó - vàng mượt -> màu vàng của những con vật béo tốt có bộ lông vàng óng ả, mượt mà. + Mái nhà rơm vàng mới -> màu vàng còn rất mới. + Tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm-> màu vàng của giàu có ấm no. - GV nói thêm: Tác giả quan sát rất tinh, vốn từ ngữ rất giàu có, cách dùng từ rất gợi cảm, nên đã làm nổi bật sắc thái riêng của sự vật lúc miêu tả, làm cho ta thấy quang cảnh ngày mùa ở làng quê thật là đẹp. Một vẻ đẹp mới mẻ đến lạ lùng của một màu vàng giàu có, no ấm, khiến tác giả cũng phải ngỡ ngàng, say mê khám phá và thốt lên tất cả đượm một màu vàng
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_1_den_9.doc