Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015

A - MỤC TIÊU:

- Hiểu được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hoa lá.

- Biết các vẽ hoa lá.

 - Vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu.

B – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGV, SGK, mẫu vẽ hoa lá cây, minh hoạ cách vẽ.

2. Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, mầu vẽ, hoa, lá cây

C - PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập

D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

I/ Ổn định: 1’ - Hát, báo cáo sĩ số

II/ Kiểm tra ĐD HT: 4’ - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh - Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.

III/ Bài mới: 28’

* Giới thiệu bài + Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa lá cây có hình dáng, màu sắc đẹp. Quan sát tập vẽ hoa lá cây, giúp chúng ta có thể dùng làm các hoạ tiết trong những bài trang trí sau này - Chú ý quan sát, lắng nghe.

- Giở sách, quan sát, tìm hiểu NỘI DUNG bài.

1.H.động1: Quan sát, nhận xét. - Giới thiệu tranh ảnh hoa lá cây, và một số hoa lá cây đẹp đã chuẩn bị. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét :

+ Tên gọi của hoa lá cây ?

+ Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa lá ?

+ Màu sắc của mỗi loại hoa lá ?

+ Nêu sự giống và khác nhau về màu sắc, hình dáng, đặc điểm của các loại hoa lá khác nhau.

- Yêu cầu học sinh giới thiệu hoa lá cây mình mang. Kể tên một số loại hoa lá khác mà mình biết.

* Nhận xét chung về mẫu vẽ hoa lá cây. - Quan sát, nhận xét:

+ Hoa hồng dạng hình tròn, màu đỏ, vàng, hồng

+ Hoa cúc nhiều cánh nhỏ, dài, màu vàng, tím trắng.

+ Lá trầu hình tam giác, màu xanh lục.

+ Lá nhãn nhỏ, dài

+ Lá bàng to, màu đỏ.

+ Có lá đơn, lá kép.

+ Có lá có răng cưa ở mép lá.

- Một số học sinh nối tiếp nhận xét về hoa lá cây mình mang theo.

2. H.động 2: Cách vẽ hoa, lá - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình hoa lá.

- Quan sát hình 2, 3 – SGK, nêu cách vẽ hoa lá cây.

- Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục bài vẽ.

- Minh hoạ gợi ý cách vẽ.

* Nhấn mạnh lại các bước vẽ chính.

- Quan sát, tìm hiểu, nêu các bước vẽ :

+ Vẽ khung hình chung của hoa lá (hình tam giác, vuông, tròn), cân đối trên khổ giấy vẽ.

+ Ước lượng tỉ lệ, vẽ phác nét chính của hoa lá.

+ Chỉnh sửa hình cho giống mẫu, vẽ các chi tiết cho rõ đặc điểm.

+ Vẽ màu theo ý thích.

 

doc 98 trang loandominic179 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 10/9/2019	 	 Ngày giảng: Thư 6/ 13/ 9 / 2019
BÀI 1 - VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
MỤC TIÊU:
- Biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lá cây và tím.
- Nhận biết được các cặp màu bổ túc.
- Pha được các màu theo hướng dẫn, yêu thích màu sắc và vẽ màu.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, một số bài vẽ trang trí có mầu sắc đẹp, hộp màu, bảng pha màu, bảng màu nóng lạnh, màu bổ túc.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, mầu vẽ
 C - PHƯƠNG PHÁP:
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Ổn định: 1’
Hát, báo cáo sĩ số
II. Kiểm tra ĐD HT : 4’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập đầu năm học.
III, Bài mới : 28’
* Giới thiệu bài 
- Giới thiệu 2 bài trang trí có tô màu và chưa tô màu. Yêu cầu học sinh nhận xét. Giới thiệu bài.
- Ghi bảng: Bài 1 - Vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
- HS quan sát nhận xét bài:
+ Màu sắc làm cho bài vẽ trang trí đẹp hơn.
- Giở sách quan sát tìm hiểu NỘI DUNG bài.
1. Hoạt động1: Quan sát, nhận xét. 
* Giới thiệu cách pha màu.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 – SGK, nêu tên các mầu cơ bản.
- Giới thiệu hình 2, giải thích cách pha màu.
* Giới thiệu các cặp màu bổ túc.
- Giới thiệu về màu bổ túc. Cho học sinh quan sát các cặp màu bổ túc ở hình 3 - SGK.
+ Từ hai màu cơ bản pha với nhau tạo thêm màu mới đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc.
* Giới thiệu về màu nóng, lạnh.
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng màu nóng, lạnh hình 4, 5 – SGK
+ Thế nào là màu nóng, màu lạnh ?
- Cho học sinh quan sát minh hoạ bài vẽ về màu nóng, lạnh.
* Tóm tắt về màu sắc, cách pha màu, màu nóng lạnh, màu bổ túc.
- Quan sát, nhận xét màu sắc:
+ Ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam.
+ Màu đỏ pha vàng được màu da cam.
+ Màu xanh lam pha vàng được màu lục.
+ Đỏ pha lam được màu tím.
- Quan sát, nhận xét.
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại.
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại.
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.
+ Hai màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn.
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm nóng.
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát lạnh.
2. H. động 2: Cách pha màu 
- Hướng dẫn mẫu cách pha màu:
+ Với màu bột, màu nước.
+ Với màu chì, sáp màu, dạ màu.
+ Không pha chồng nhiều màu tạo ra màu xám xỉn.
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ màu :
+ Màu nước, màu bột pha bên ngoài với keo, nước rồi vẽ lên giấy.
+ Màu sáp, chì màu pha chồng lên nhau trực tiếp trên giấy.
3. H. động 3: Thực hành 
- Yêu cầu học sinh làm bài thực hành trong vở tập vẽ 4.
- Quan sát, gợi ý học sinh chọn vẽ màu đúng vào bài.
- Quan sát, chọn màu vẽ.
- Chép màu nóng hoặc lạnh hình a)
- Vẽ 3 màu nóng, hình b)
- Vẽ 3 màu lạnh, hình c)
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Chọn bài, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét theo yêu cầu của bài.
- Kết luận, đánh giá, xếp loại bài.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ màu.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại NỘI DUNG bài học.
- Quan sát, chuẩn bị lá cây.
- Bài vẽ Màu sắc và cách pha màu.
TUẦN 2
Ngày soạn: 17/9/2019	 Ngày giảng: Thứ 6/20/9/2019
BÀI 2 - VẼ THEO MẪU
VẼ HOA, LÁ
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hoa lá.
- Biết các vẽ hoa lá.
 - Vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu.
B – CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, mẫu vẽ hoa lá cây, minh hoạ cách vẽ.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, mầu vẽ, hoa, lá cây
C - PHƯƠNG PHÁP:
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Ổn định: 1’
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT: 4’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới: 28’
* Giới thiệu bài 
+ Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa lá cây có hình dáng, màu sắc đẹp. Quan sát tập vẽ hoa lá cây, giúp chúng ta có thể dùng làm các hoạ tiết trong những bài trang trí sau này
- Chú ý quan sát, lắng nghe.
- Giở sách, quan sát, tìm hiểu NỘI DUNG bài.
1.H.động1: Quan sát, nhận xét. 
- Giới thiệu tranh ảnh hoa lá cây, và một số hoa lá cây đẹp đã chuẩn bị. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét :
+ Tên gọi của hoa lá cây ?
+ Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa lá ?
+ Màu sắc của mỗi loại hoa lá ?
+ Nêu sự giống và khác nhau về màu sắc, hình dáng, đặc điểm của các loại hoa lá khác nhau.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu hoa lá cây mình mang. Kể tên một số loại hoa lá khác mà mình biết.
* Nhận xét chung về mẫu vẽ hoa lá cây.
- Quan sát, nhận xét:
+ Hoa hồng dạng hình tròn, màu đỏ, vàng, hồng
+ Hoa cúc nhiều cánh nhỏ, dài, màu vàng, tím trắng.
+ Lá trầu hình tam giác, màu xanh lục.
+ Lá nhãn nhỏ, dài
+ Lá bàng to, màu đỏ.
+ Có lá đơn, lá kép.
+ Có lá có răng cưa ở mép lá.
- Một số học sinh nối tiếp nhận xét về hoa lá cây mình mang theo.
2. H.động 2: Cách vẽ hoa, lá 
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình hoa lá.
- Quan sát hình 2, 3 – SGK, nêu cách vẽ hoa lá cây.
- Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục bài vẽ.
- Minh hoạ gợi ý cách vẽ.
* Nhấn mạnh lại các bước vẽ chính.
- Quan sát, tìm hiểu, nêu các bước vẽ :
+ Vẽ khung hình chung của hoa lá (hình tam giác, vuông, tròn), cân đối trên khổ giấy vẽ.
+ Ước lượng tỉ lệ, vẽ phác nét chính của hoa lá.
+ Chỉnh sửa hình cho giống mẫu, vẽ các chi tiết cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3. H. động 3: Thực hành
- Cho xem một số bài vẽ năm trước.
- Yêu cầu học sinh quan sát hoa lá cây mình mang và vẽ bài.
- Yêu cầu quan sát kĩ trước khi vẽ.
- Gợi ý để học sinh vẽ hình dáng lá cây cho đúng.
- Quan sát, tham khảo các bài vẽ.
- Quan sát mẫu, vẽ bài.
- Sắp xếp hình vẽ cân đối trong trang giấy.
- Vẽ theo trình tự các bước vẽ.
- Vẽ màu vào hoa lá theo ý thích.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Chọn một số bài vẽ, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
- Đánh giá xếp loại bài vẽ.
- Quan sát nhận xét bài:
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Hình dáng, đặc điểm hoa lá cây.
+ Cách vẽ màu vào hoa lá.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại NỘI DUNG bài học.
Để có những vườn hoa, lá đẹp các em cần có thái độ NTN đối với môi trường? 
- Quan sát các con vật quen thuộc.
- Bài vẽ theo mẫu – vẽ hoa lá.
- Cần phải bảo vệ môi trường
TUẦN 3
Ngày soạn: 24/9/2019	 Ngày giảng: thứ 6/27/9/2019
BÀI 3 - VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
( MT - BỘ PHẬN)
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc.
- Cách vẽ con vật
 - Vẽ được một vài con vật theo ý thích
* GDBVMT: Mức độ bộ phận – Phân HĐ1 và củng cố dặn dò
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, tranh ảnh về một số con vật nuôi, bài vẽ cuả học sinh.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ
C - PHƯƠNG PHÁP: 
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Ổn định:1’
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT: 4’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới: 28’
* Giới thiệu bài 
- Cho học sinh xem tranh vẽ con vật. Yêu cầu học sinh nêu NỘI DUNG của tranh. Dẫn dắt giới thiệu bài
+ Tranh vẽ về con vật.
- Chú ý lắng nghe.
- Giở sách, quan sát tìm hiểu NỘI DUNG bài.
1. H. động1: Tìm, chọn NỘI DUNG đề tài. 
- Cho học sinh xem tranh ảnh về các con vật, yêu cầu nhận xét :
+ Tên con vật ?
+ Hình dáng, đặc điểm của các con vật ?
+ Các bộ phận chính của con vật ?
- Yêu cầu học sinh kể, miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật mà các em thích vẽ.
* Nhận xét chung về các con vật.
- Quan sát, nhận xét:
+ Con mèo, chó, thỏ, gà, con trâu, lợn, con bò
+ Con gà đầu tròn nhỏ, thân tròn to, có đuôi, cánh.
+ Con mèo thân dài, đầu tròn, đuôi dài.
+ Con thỏ tai dài, đuôi ngắn.
+ Màu sắc phong phú.
+ Kể tên con vật.
2. H. động 2: Cách vẽ tranh 
- Minh hoạ cách vẽ, yêu cầu học sinh quan sát nêu các bước vẽ.
- Nhắc lại các bước vẽ chính và yêu cầu sắp xếp hình con vật cân đối trong trang giấy.
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ :
+ Phác bộ phận lớn, chính của con vật : đầu, mình, chân, đuôi.
+ Vẽ các bộ phận, chi tiết cho rõ đặc điểm của con vật : tai, mắt cánh của con vật 
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ chi tranh thêm sinh động : hoa, cây, ông mặt trời
+ Vẽ mầu vào tranh theo ý thích.
3. H. động 3: Thực hành 
- Cho học sinh tham khảo bài vẽ tranh về con vật đẹp để học hỏi, rút kinh nghiệm.
- Yêu cầu học sinh nhớ, vẽ lại con vật mình thích.
- Gợi ý học sinh cách vẽ hình, sắp xếp hình vẽ trong trang giấy.
- Gợi ý cảnh vật xung quanh.
- Gợi ý cách vẽ màu.
- Quan sát tranh.
- Vẽ tranh đề tài Con vật quen thuộc vào VTV.
- Vẽ con vật to, rõ ở giữa trang giấy. Vẽ 1 hoặc 2 con vật.
- Vẽ cảnh vật, vẽ màu phù hợp.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Thu bài và phân loại, yêu cầu nhận xét bài.
- Nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi học sinh đã thể hiện tình cảm của mình với các con vật.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ về:
+ Chọn hình ảnh con vật.
+ Sắp xếp các hình ảnh trên tranh.
+ Cách vẽ hình dáng, bộ phận của con vật.
+ Màu sắc trên tranh.
+ Bình chọn bức tranh đẹp.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại NỘI DUNG bài học.
- Em cần chăm sóc các con vật nuôi ntn để bảo đảm sức khoẻ cho người thân?
- Quan sát bài 4: Hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bài vẽ tranh đề tài Các con vật quen thuộc.
- Chăm sóc, giữ vệ sinh chuồng trại
TUẦN 4
Ngày soạn: 1/10/2019	 Ngày giảng: thứ 6 /4/10/2019
BÀI 4 - VẼ TRANG TRÍ
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
MT- Liên hệ
A - MỤC TIÊU:
- Tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bíêt cách chép hoạ tiết dân tộc
- Chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc
GDBVMT: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
B – CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, hình phóng to họa tiết trang trí dân tộc; hình gợi ý cách chép hoạ tiết; bài vẽ của học sinh.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 5; bút chì, tẩy, mầu vẽ, thước kẻ, 
C - PHƯƠNG PHÁP: 
Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập 
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.: 28’
* Giới thiệu bài 
+ Nghệ thuật trang trí có ở nhiều công trình mĩ thuật cổ và có giá trị. Chúng ta tìm hiểu và chép hoạ tiết.
- Ghi bảng: Bài 4 - Vẽ trang trí
Chép họa tiết trang trí dân tộc
- Quan sát nhận xét lắng nghe.
- Quan sát lắng nghe. Giở sách tìm hiểu NỘI DUNG bài học.
1. H. động1: Quan sát, nhận xét. 
- Giới thiệu về các hình ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc :
+ Các hoạ tiết là những hình gì ?
+ Các hình này có đặc điểm gì ?
+ Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết ?
+ Dùng để trang trí ở đâu ?
* Nhận xét chung, nêu vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc : là di sản văn hoá quý báu của cha ông ta để lại. chúng ta phải học tập, giữ gìn và bảo vệ.
- Quan sát, nhận xét hình minh hoạ các họa tiết ở SGK, VTV, trên bảng.
+ Là hình hoa, lá, hình con vật, hình người.
+ Đã được đơn giản và cách điệu hài hòa, cân đối và chặt chẽ.
+ Có trang trí ở đình chùa, đá gốm, trống đồng, ở bia đá, vải áo
2. H. động 2: Cách chép hoạ tiết 
- Chọn một hoạ tiết đơn giản, hướng dẫn cách vẽ.
- Nêu các bước vẽ hoạ tiết:
+ Vẽ khung hình.
+ Phác nét thẳng.
+ Vẽ nét cong.
+ Hoàn chỉnh và tô màu.
- Quan sát, nắm được các bước vẽ họa tiết :
+ Tìm và vẽ hình dáng chung của họa tiết.
+ Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ hình bằng nét thẳng.
+ Điều chỉnh, vẽ hình giống mẫu.
+ Hoàn chỉnh và vẽ màu.
3. H. động 3: Thực hành 
- Yêu cầu HS chọn 1 hoạ tiết ở trong SGK để chép lại.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình trước khi vẽ.
- Gợi ý học sinh sắp xếp hình vẽ.
- Yêu cầu học sinh quan sát vẽ màu vào hình vẽ trong VTV. 
- Quan sát chép họa tiết hoa sen.
- Vẽ theo các bước đã hướng dẫn, vẽ họa tiết cân đối.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Tô màu hình vẽ cò và hoa sen.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- GV thu bài và nhận xét các bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Hình vẽ đã chép giống mẫu.
+ Vẽ màu tươi sáng sinh động.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại NỘI DUNG bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát tranh phong cảnh.
- Bài vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc.
TUẦN 5
Ngày soạn: 8/10/2019	 Ngày giảng: Thứ 6/11/10/2019
BÀI 5 - THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH PHONG CẢNH
( MT – BỘ PHẬN)
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.
* GDBVMT: Mức độ liên hệ – HĐ 2 Xem tranh ( Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan, môi trường)
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, tranh ảnh phong cảnh, tranh các đề tài khác.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, VTV 4, sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
C - PHƯƠNG PHÁP: 
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Ổn định 1’
- Hát, báo cáo sĩ số.
II/ KT BC 4’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới : 28’
- Cho học sinh xem một số tranh ảnh phong cảnh, giới thiệu bài.
- Quan sát tranh, nhận xét:
+ Vẽ về các cảnh đẹp.
1. H. động1: Giới thiệu về tranh ảnh phong cảnh. 
- Giới thiệu về tranh ảnh phong cảnh và các tranh khác :
+ Tranh phong cảnh vẽ gì ?
+ Cái gì trong tranh là chính ?
- Giới thiệu các chất liệu vẽ tranh.
+ Vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
* Nhận xét chung về tranh phong cảnh : Là loại tranh vẽ cảnh vật, có thể vẽ người, con vật, nhưng cảnh đẹp là chủ yếu
- Quan sát tìm hiểu tranh:
+ Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật
+ Cảnh trong tranh là chính như: nhà, cây, sông, bản làng
+ Thường được treo ở phòng làm việc, nhà ở, giúp ta thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và trang trí nhà ở.
2. H. động 2: Xem tranh 
a) Tranh “Phong cảnh Sài Sơn” tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung.
- Treo giới thiệu tranh. Yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm:
+ Những hình ảnh có trong tranh?
+ Hình ảnh chính của tranh là gì? Được vẽ như thế nào ?
+ Còn có hình ảnh nào khác nữa?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
+ Em có thích bức tranh này không ? vì sao ?
- Quan sát tranh, thảo luận ND tranh theo nhóm 6. Mỗi nhóm trình bày 1 ND, các nhóm khác nhận xét bổ xung :
+ Người, cây, ao làng, nhà, đống rơm, đồi núi
+ Phong cảnh làng quê, nông thôn.
+ Cô gái bên ao.
+ Màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh, đỏ của mái ngói, xanh lam của dãy núi
+ Chất liệu tranh khắc gỗ in màu.
- Một số học sinh nêu ý kiến cá nhân cảm nhận riêng về bức tranh.
b) Tranh “Phố cổ” tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4:
+ Tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh chính, phụ của tranh ?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
+ Em có thích bức tranh này không ? vì sao ?
* GV Kết luận
- Quan sát tranh, thảo l ND tranh theo nhóm 4. Mỗi nhóm trình bày 1 ND, các nhóm khác nhận xét bổ xung :
+ Các ngôi nhà, đường phố, vỉa hè, người phụ nữ.
+ Các ngôi nhà nhấp nhô, cổ kính.
+ Màu trầm ấm, giản dị : mầu nâu, xám ở ngôi nhà, vàng cam ở đường
+ Chất liệu tranh sơn dầu.
- Một số học sinh nêu ý kiến cá nhân cảm nhận riêng về bức tranh.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
c) Tranh “Cầu Thê Húc” tranh bột màu của Tạ Kim Chi.
- Yêu cầu quan sát thảo luận:
+ Các hình ảnh có trong tranh ?
+ Hình ảnh chính, phụ của tranh ?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
+ Phong cảnh ở đâu, cách vẽ ?
* Kết luận: bức tranh tả cảnh đẹp của thiếu nhi vẽ về cầu Thê Húc.
* Kết luận về tranh phong cảnh: Vẽ về cảnh đẹp mọi miền quê Việt Nam do các hoạ sĩ và thiếu nhi vẽ bằng nhiều chất liệu với cách thể hiện khác nhau. chịu khó quan sát cảnh đẹp và giữ gìn cảnh đẹp
- Quan sát tranh, thảo theo nhóm :
+ Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, hồ Gươm, đàn cá
+ Cây cầu, đền Ngọc Sơn. Hình ảnh phụ : đàn cá, cây
+ Màu tươi sáng, rực rỡ.
+ Chất liệu tranh sơn dầu.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
* Tích hợp GDBVMT
+ Phong cảnh gắn với môi trường xanh – sạch - đẹp. Cần giữ gìn bảo vệ cảnh quan.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Nhận xét, đánh giá khen ngợi tinh thần học tập của học sinh và các nhóm.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại NỘI DUNG bài học.
- Quan sát chuẩn bị quả dạng cầu.
- Bài xem tranh Phong cảnh.
TUẦN 6
Ngày soạn: 15/10/2019	 Ngày giảng: thứ 6/18/10/2019
BÀI 6 - VẼ THEO MẪU
VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm màu sắc của quả hình cầu.
- Biết cách vẽ quả dạng hình cầu.
- Vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích.
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, quả làm mẫu vẽ, minh hoạ cách vẽ.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ, quả dạng cầu
C - PHƯƠNG PHÁP:
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ ổn định tổ chức lớp (1’)
Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới : 28’
* Giới thiệu bài
+ Xung quanh ta có nhiều loại quả khác nhau, trong đó có quả dạng hình cầu. Quan sát để vẽ quả đẹp.
- Chú ý quan sát, lắng nghe.
- Giở sách, quan sát, tìm hiểu ND bài.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét. 
- Giới thiệu quả, tranh ảnh về quả dạng hình tròn (hoặc SGK). Yêu cầu học sinh quan sát, NX
+ Đây là những quả gì ?
+ Hình dáng, đặc điểm và mầu sắc của mỗi loại quả như thế nào?
- Nhận xét về quả dạng hình cầu. Ngoài ra còn nhiều loại quả có hình dáng khác hình cầu : quả dưa chuột, quả đu đủ, quả chuối
* Nhận xét chung về mẫu quả dạng hình cầu và vẻ đẹp của quả.
- Quan sát, nhận xét:
+ Quả cam, quýt, táo, lê, hồng, cà chua, cà tím
+ Hình dáng, đặc điểm khác nhau. Màu sắc phong phú: quả cà chua tròn có múi, quả quýt hơi bẹt, quả na nhiều mắt nhỏ
- Một số học sinh nối tiếp nhận xét về hoa lá cây mình mang theo.
- Chú ý lắng nghe, tìm hiểu.
2. H. động 2: Cách vẽ quả 
- Gợi ý cách vẽ quả, yêu cầu học sinh quan sát nắm được cách vẽ quả.
- Hướng dẫn sắp xếp bố cục.
* Nhắc lại các bước vẽ chính.
- Quan sát, tìm hiểu, nêu các bước vẽ :
+ Quan sát chiều cao, ngang, vẽ khung hình chung của quả, phác trục quả.
+ Tìm các điểm chính, vẽ quả bằng nét thẳng.
+ Vẽ các chi tiết của quả cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu theo ý thích (có đậm nhạt, gợi khối của quả).
- Quan sát, tìm hiểu cách sắp xếp bố cục :
+ Hình vẽ cân đối ở giữa trang giấy, không quá to, nhỏ và lệch trong trang giấy.
3. H. động 3: Thực hành 
- Cho xem một số bài vẽ năm trước.
- Yêu cầu học sinh quan sát quả cây mình mang và vẽ bài.
- Yêu cầu quan sát kĩ trước khi vẽ.
- Gợi ý để học sinh vẽ hình dáng quả cho đúng. Sắp xếp bố cục.
- Quan sát, tham khảo các bài vẽ.
- Đặt mẫu quả, quan sát, vẽ bài theo nhóm bàn.
- Sắp xếp hình vẽ cân đối trong trang giấy.
- Vẽ theo trình tự các bước vẽ.
- Vẽ mầu vào hoa lá theo ý thích.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Chọn một số bài vẽ, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
- Đánh giá xếp loại bài vẽ.
- Quan sát nhận xét bài:
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Hình dáng, đặc điểm hoa lá cây.
+ Cách vẽ màu vào hoa lá.
IV/ Củng cố- Dặn dò 2’
- Yêu cầu học sinh nêu lại ND bài học.
- Nêu T/D của quả và trách nhiệm của mình với thiên nhiên.
- Quan sát phong cảnh quê hương.
- Bài vẽ theo mẫu – vẽ quả dạng hình cầu.
- HS nêu.
TUẦN 7
Ngày soạn: 22/10/2019	 	 Ngày giảng: thứ 6/25/10/2019
BÀI 7 - VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- Biết cách tập vẽ tranh phong cảnh
- Tập vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng
* HSKG: Sắp xếp hình cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, tranh ảnh về phong cảnh, minh hoạ cách vẽ tranh.
+ Một số bức tranh của học sinh lớp trước vẽ về đề tài phong cảnh quê hương.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ
C - PHƯƠNG PHÁP: 
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ổn định 1’
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới: 28’
* Giới thiệu bài 
+ Mọi miền quê đều có những cảnh đẹp gây cho chúng ta đầy cảm xúc. Dẫn dắt giới thiệu bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu NỘI DUNG bài.
1. H. động1: Tìm, chọn ND đề tài. 
- Sử dụng tranh ảnh phong cảnh giúp học sinh nhận biết:
+ Tranh phong cảnh vẽ gì ?
+ Vẽ gì là chủ yếu trong tranh ?
+ Cảnh vật trong tranh phong cảnh thường là gì ?
- Yêu cầu học sinh kể lại phong cảnh, cảnh đẹp mà mình biết, hoặc thích vẽ.
- Quan sát, nhận xét tranh ảnh:
+ Các tranh vẽ về phong cảnh.
+ Là tranh vẽ cảnh đẹp của quê hương đất nước.
+ Vẽ cảnh vật là chính.
+ Là nhà cửa, phố phường, cay cối, hàng rào, đồi núi, biển cả, sông hồ, mây trời.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của cá nhân:
+ Phong cảnh bản làng.
+ Phong cảnh đồng quê, đường phố, biển cả.
2. H. động 2: Cách tập vẽ tranh 
- Gợi ý HS có thể vẽ theo hai cách: Nhìn vẽ trực tiếp hoặc vẽ bằng trí nhớ, tưởng tượng lại:
+ Tập vẽ các hình ảnh chính trước.
+ Tập vẽ các hình ảnh phụ sau.
+ Sửa và điều chỉnh các hình ảnh cho cân đối và hợp lí.
+ Vẽ mầu vào tranh theo ý thích.
- Quan sát, tìm hiểu cách tập vẽ tranh phong cảnh.
- Nêu lại cách tập vẽ tranh phong cảnh:
+ Tập vẽ các hình ảnh chính trước (là hình ảnh tiêu biểu cuả cảnh đẹp).
+ Tập vẽ các hình ảnh phụ sau (là trời mây, người, con vật).
+ Sửa và điều chỉnh các hình ảnh cho cân đối và hợp lí.
+ Vẽ mầu vào tranh theo ý thích.
3. H. động 3: Thực hành 
- Cho học sinh quan sát, tham khảo bài tập vẽ tranh phong cảnh của học sinh các lớp trước.
- Yêu cầu học sinh nhớ và tập vẽ lại phong cảnh mình thích.
- Gợi ý học sinh chọn phong cảnh.
- Cách tập vẽ các hình ảnh chính, phụ. Cách sắp xếp hình vẽ cân đối trong trang giấy.
- Gợi ý học sinh tập vẽ thêm người và con vật vào tranh cho sinh động. 
- Học sinh quan sát tham khảo các bài vẽ tranh.
- Học sinh thực hành vẽ tranh theo các bước đã học. Chia thành các nhóm vẽ về các đề tài phong cảnh khác nhau theo gợi ý của giáo viên:
+ Tập vẽ phong cảnh về thành phố.
+ Tập vẽ phong cảnh về nông thôn.
+ Tập vẽ phong cảnh về bản làng miền núi.
+ Tập vẽ phong cảnh về miền biển.
+ Tập vẽ cảnh đẹp, danh lam
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Thu bài, phân loại bài tập và nhận xét những ưu khuyết điểm của từng bài, rút kinh nghiệm để bài vẽ tranh sau đẹp hơn.
- Đánh giá, xếp loại bài tập vẽ.
- Quan sát nhận xét bài vẽ:
+ Nội dung cảnh đẹp.
+ Các chọn cảnh, sắp xếp bố cục trong tranh.
+ Mầu sắc của bức tranh.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Để có những phong cảnh thiên nhiên đẹp chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Quan sát các con vật quen thuộc, chuẩn bị đất nặn.
- Bài tập vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương.
- HS liên hệ GDBVMT – trả lời.
TUẦN 8
Ngày soạn: 28/10/2019	 Ngày giảng:thứ 6/1/11/2019
BÀI 8 : TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN HOẶC XÉ DÁN CON VẬT QUEN THUỘC
MT – Bộ phận
A - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật.
- Biết cách nặn con vật.
- Nặn được con vật mình yêu thích.
* HSKG: Hình nặn cân đối gân giống con vật mẫu
* MT : Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, mỗi quan hệ và cách bảo vệ thiên nhiên 
- Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức bảo vệ cảnh quan. Phê phán những hành động phá hoạ thiên nhiên
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, tranh ảnh về các con vật, đất nặn, bài nặn của học sinh, minh hoạ cách nặn.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4, Đất nặn và các đồ dùng cần thiết để nặn và tạo dáng tuỳ theo điều kiện của địa phương như: Đá cuội, lá đa, là mít, giấy màu, giấy bìa
C - PHƯƠNG PHÁP: 
 Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ ổn định tổ chức lớp: 1’
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT: 4’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới: 28’
* Giới thiệu bài 
+ Các con vật quen thuộc quanh ta được các em vẽ nhiều. Ngoài ra chúng ta có thể tạo dáng các con vật bằng các chất liệu khác Bài 8 – Tập nặn tạo dáng
Nặn hoặc xé dán con vật quen thuộc
- Quan sát lắng nghe.
- Giở sách tìm hiểu ND bài học.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét. 
- Giới thiệu tranh ảnh các con vật, giúp học sinh tìm hiểu:
+ Đây là con vật gì ?
+ Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào ?
+ Đặc điểm nổi bật của con vật 
+ Hoạt động của các con vật đó ?
- Yêu cầu học sinh kể lại đặc điểm, hình dáng con vật mình thích.
* Nhận xét chung về đặc điểm hình dáng, các hoạt động của con vật quen thuộc.
- Quan sát nhận xét, tìm hiểu các con vật quen thuộc:
+ Con mèo, thỏ, gà, trâu, bò, chó, lợn
+ Cấu tạo: đầu thân, cổ, chân, đuôi, cánh
+ Màu sắc phong phú.
+ Có các dáng đi, đứng, chạy nhảy, rình mồi
- Một số học sinh kể về hình dáng, đặc điểm con vật mình thích.
- Chú ý lắng nghe.
2. H. động 2: Cách nặn con vật 
- Hướng dẫn học sinh nặn theo 2 cách:
a) Cách 1: nặn từng bộ phận rồi đính ghép lại.
- Nặn mẫu, yêu cầu học sinh nêu lại cách nặn.
b) Cách 2: Nặn từ một khối đất.
- Lấy lượng đất vừa với dáng con vật, gọt tỉa rồi nặn các chi tiết khác, đính vào cho sinh động.
- Quan sát, tìm hiểu cách nặn tạo dáng con vật.
- Nêu cách nặn.
+ Nặn các bộ phận chính.
+ Nặn các chi tiết, bộ phận khác của con vật.
+ Ghép, đính các bộ phận của con vật.
+ Tạo dáng chỉnh sửa cho sinh động.
3. H. động 3: Thực hành 
- Giới thiệu một số sản phẩm nặn năm trước cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm, các nhóm tự chọn đề tài.
- Gợi ý một số đề tài nặn: Nặn những con vật nuôi trong nhà; nặn những con vật trong vườn bách thú, nặn về đàn gà, đàn mèo nhà em
- Gợi ý tạo dáng hoạt động.
- Nặn các chi tiết khác phù hợp với đề tài nặn
- Quan sát các sản phẩm nặn về con vật.
- Chuẩn bị đất nặn, nhào luyện cho dẻo
- Nặn theo nhóm theo ý thích.
- Các nhóm nặn theo các đề tài:
+ Nặn những con vật nuôi trong nhà.
+ Nặn đàn gà, hoặc đàn mèo nhà em.
+ Nặn những con vật trong rạp xiếc; vườn thú
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- Yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hướng dẫn lớp đánh giá nhận xét.
- Đánh giá xếp loại sản phẩm.
- Các nhóm trình bày, giới thiệu sản phẩm nặn.
- Nhận xét sản phẩm:
+ Đề tài, hình dáng, hoạt động các con vật được nặn.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại ND bài học.
- Quan sát hoa, lá để đơn giản.
- Bài vẽ Tập nặn tạo dáng các con vật quen thuộc.
TUẦN 9
 Ngày soạn: 5/11/2019	 Ngày giảng: T6/8/11/2019
BÀI 9 - VẼ TRANG TRÍ
VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ (MT - BỘ PHẬN)
 A - MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản.
- Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa, chiếc lá.
- Vẽ đơn giản đựơc một số bông hoa, chiếc lá. Yêu thích hoa lá, thiên nhiên
* HSKG: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
* MT: Mức độ bộ phận – ND phần củng cố dặn dò ( Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường)
B - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGV, SGK, chuẩn bị hoa lá thật và hình hoa lá được đơn giản. Gợi ý cách vẽ.
Học sinh: SGK, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 4; bút chì, tẩy, mầu vẽ, thước kẻ
C - PHƯƠNG PHÁP: 
Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
D - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Ổn định:1’
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra 
ĐD HT (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng 
học tập của học sinh 
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng
 học tập.
III/Bài mới.(28’)
* Giới thiệu bài 
+ Hoa lá trong thiên nhiên phong phú và đẹp, là nguồn cảm hứng sáng tạo có nhiều trong nghệ thuật trang trí.
- Quan sát lắng nghe. Giở sácHS tìm hiểu ND bài học.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét. 
- Giới thiệu tranh, ảnh về hoa, lá thật, các bài trang trí có dùng hoạ tiết hoa, lá.
+ Hình dáng, màu sắc của chúng?
+ Được sử dùng như thế nào ?
- Cho học sinh quan sát hoa, lá đã được đơn giản hình 1 – SGK.
+ Tên gọi của hoa lá ?
+ Hình dáng, mầu sắc của hoa, lá?
+ So sánh với hoa lá thật ?
* Kết luận: Để hoa, lá cân đối và đẹp trong trang trí. Khi vẽ cần lược bớt chi tiết rườm rà gọi là vẽ đơn giản.
- Quan sát, nhận xét :
+ Hình dáng, màu sắc hoa lá phong phú và đẹp.
+ Có trong các bài trang trí hình tròn, đường diềm
+ Trang trí khăn, áo, đĩa, lọ hoa
- Quan sát, nhận xét:
+ Hoa rau muống, lá khoai, lá bàng, lá sắn.
+ Hình dáng, màu sắc phong phú.
+ Giống hình hoa lá thật nhưng đã được lược bớt chi tiết rườm rà, và vẽ đơn giản hơn.
2. H. động 2: Cách đơn giản hoa, lá 
- Chọn hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp, gợi ý cách vẽ đơn giản.
- Nhấn mạnh, nhắc lại các bước vẽ đơn giản hoa lá.
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ đơn giản hoa lá:
+ Vẽ hình dáng chung của hoa lá trước, phác trục.
+ Vẽ phác hình hoa, lá (vẽ các nét chính).
+ Lược bỏ các chi tiết, vẽ hoàn chỉnh hoa, lá cho cân đối.
+ Chỉnh sửa, tìm và vẽ mầu theo ý thích.
3. H. động 3: Thực hành 
- Cho lớp tham khảo bài vẽ học sinh lớp trước.
- Yêu cầu học sinh chọn hoa, lá, quan sát vẽ đơn giản.
- Lưu ý học sinh quan sát kĩ đặc điểm hoa lá trước khi vẽ.
- Gợi ý học sinh vẽ lược bỏ các chi tiết phức tạp, rườm rà.
- Quan sát các bài vẽ.
- Chọn hoa, lá vẽ đơn giản.
- Quan sát, tìm đặc điểm, vẽ đơn giản.
- Vẽ nét mềm mại.
- Vẽ màu vào hoa, lá theo ý thích.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét 
- GV thu bài và nhận xét.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét các bài vẽ:
+ Về hình dáng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2014_2015.doc